intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tại tỉnh Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề xuất một số giải pháp như: áp dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, truyền thông xã hội và nền tảng trực tuyến đã mở ra một thế giới mới về cách tiếp cận, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá. Các công nghệ này không chỉ giúp tăng cường quy trình quản lý và truyền thông thông tin, mà còn mở ra cơ hội để phát triển sản phẩm du lịch và giáo dục liên quan đến văn hoá, cũng như tạo ra sự tương tác và tham gia của cộng đồng địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tại tỉnh Bình Dương

  1. ỨNG DỤNG NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ 4.0 NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thị Hiệp1 1. Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh; email: hiep.nt688@gmail.com TÓM TẮT Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đã và đang diễn ra nhanh chóng trên mọi mặt của kinh tế - xã hội. Tác động mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã giúp nền văn hoá – xã hội chuyển sang một kỉ nguyên mới, đó là kỉ nguyên vạn vật kết nối (Internet of Things - IoT). Từ những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ, việc ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tại tỉnh Bình Dương là tất yếu. Qua bài viết, tác giả đề xuất một số giải pháp như: áp dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, truyền thông xã hội và nền tảng trực tuyến đã mở ra một thế giới mới về cách tiếp cận, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá. Các công nghệ này không chỉ giúp tăng cường quy trình quản lý và truyền thông thông tin, mà còn mở ra cơ hội để phát triển sản phẩm du lịch và giáo dục liên quan đến văn hoá, cũng như tạo ra sự tương tác và tham gia của cộng đồng địa phương. Từ khoá: Bảo tồn và phát huy, nền công nghệ 4.0, giá trị văn hoá. Abstract APPLICATION OF THE 4.0 TECHNOLOGY PLATFORM FOR PRESERVING AND PROMOTING CULTURAL VALUES IN BINH DUONG PROVINCE The Fourth Industrial Revolution is rapidly taking place in all aspects of the economy and society. The powerful impact of science and technology has propelled the cultural and social spheres into a new era, known as the era of the Internet of Things (IoT). Given the significant advancements in science and technology, it is essential to apply the 4.0 technology platform for preserving and promoting cultural values in Binh Duong province. In this article, the author proposes several solutions, such as the application of information technology, artificial intelligence, social media, and online platforms, which have opened a new world of approaches to preserve and promote cultural values. These technologies not only enhance management processes and information communication but also provide opportunities for the development of cultural related tourism and educational products, fostering interaction and engagement within the local community. Keywords: Preserving and promoting, cultural values, 4.0 technology. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đòi hỏi chúng ta vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội cho phát triển nền kinh tế số, xã hội số, văn hóa số, sản xuất và dịch vụ thông minh... trên khắp cả nước. Trong bối cảnh đó, Bình Dương là một trong những tỉnh tiên phong về phát triển công nghệ và đồng thời cũng là một địa phương có nhiều giá trị văn hóa và lịch sử đáng tự hào. Tuy 249
  2. nhiên, hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tại Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức. Một số giá trị văn hóa đang dần bị lãng quên hoặc biến mất do tác động của sự phát triển kinh tế và xã hội. Đồng thời, việc giới thiệu giá trị văn hóa của Bình Dương với du khách và người dân trong nước và cả quốc tế cũng chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng nền tảng công nghệ 4.0 vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tại Bình Dương là một giải pháp có thể giúp tăng cường khả năng quản lý, bảo tồn, và phát huy giá trị văn hóa địa phương. Tuy nhiên, việc triển khai và ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực văn hoá đòi hỏi sự hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan chức năng và cộng đồng địa phương. Việc đưa ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả để ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tại Bình Dương là một vấn đề cấp bách và cần được nghiên cứu, đưa ra các giải pháp cụ thể và thực tiễn để đảm bảo sự phát triển bền vững của địa phương trong tương lai. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích được tác giả sử dụng để làm rõ những luận điểm, quan điểm của việc ứng dụng nền tảng công nghiệp 4.0 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá tại tỉnh Bình Dương. Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để làm rõ những luận điểm, quan điểm của việc ứng dụng nền tảng công nghiệp 4.0 nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá tại tỉnh Bình Dương. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nền tảng công nghệ 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) bắt đầu khoảng năm 1750 đến khoảng năm 1860 tại nước Anh. Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp này là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công qua đó tăng sản lượng. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) trong giai đoạn năm 1871-1914 với đặc điểm là cuộc cách mạng về động cơ điện. Lần này một số phát minh đáng kể tới như động cơ đốt trong, kỹ thuật in ấn bằng năng lượng hơi nước, xe ô tô,… Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (3.0) diễn ra từ khoảng năm 1970 cho đến tận ngày nay, cách mạng Công nghiệp lần thứ 3 diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hoá vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ XX, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công nghệ cao. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghệ 4.0 chính thức xuất hiện vào năm 2013 trong buổi báo cáo của chính phủ Đức. Hiện nay tất cả các nước, vùng lãnh thổ tại khắp các châu lục trên thế giới đều đang chuyển mình theo các bước tiến của công nghệ, đưa nhân loại lên một tầm cao mới. Cuộc cách mạng 250
  3. 4.0 được cho là bước chuyển mình khủng khiếp của thế giới. Đây được xem là thời đại của công nghệ, nơi mà tất cả các loại máy móc đều được tự động hóa và trao đổi thông tin qua dữ liệu. Các loại robot thông minh, trí tuệ nhân tạo mang đến các tính năng như quản lý, tính toán. Thậm chí là đưa ra những quyết định kịp thời, thay thế con người nhờ vào thiết bị cảm biến. Công nghệ 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất như công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, internet vạn vật và điện toán đám mây. Cuộc cách mạng này đã, đang và sẽ ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống, trong đó có văn hoá. 3.2. Giá trị văn hoá Trong lịch sử xã hội loài người, văn hoá chuyển biến không ngừng. “Văn hoá là một từ trường tạo nên những đường sức xã hội, tác động thường trực lên các chuẩn hệ tư duy, tình cảm, tâm lý, hành xử của con người trong xã hội đó. Nó là một sức mạnh tinh thần, một môi trường khí hậu tâm lý quần chúng. Sức mạnh đó thường ở dạng thế năng, tiềm ẩn. Nhưng một khi được chuyển hoá thành động năng, bản lĩnh và cường độ của nó là không thể tưởng tượng nổi.” 17 Một quốc gia dù lớn hay nhỏ đều muốn quảng bá các giá trị văn hoá của mình ra thế giới. Giá trị “value” là thuật ngữ phổ biến trong các lĩnh vực về khoa học. Còn “Giá trị văn hoá “cultural value” là yếu tố cốt lõi của văn hoá, được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội nhất định. Giá trị văn hoá hướng đến thoả mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về những điều tốt đẹp (chân, thiện, mỹ), từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất NGƯỜI. Giá trị văn hoá luôn ẩn tàng trong bản sắc văn hoá, biểu tượng, chuẩn mực văn hoá. Chính vì vậy mà văn hoá thông qua hệ giá trị của nó góp phần điều tiết sự phát triển của xã hội”.18 Vì vậy, chúnng ta có thể hiểu: Giá trị văn hoá chính là yếu tố cốt lõi của văn hoá được kết tinh trong quá trình lịch sử của các cộng đồng người. Ở nước ta, giá trị văn hoá rất đa dạng và phong phú như những giá trị văn hoá vật thể, các di tích lịch sử hay đến các giá trị văn hoá phi vật thể như: tín ngưỡng, phong tục tập quán… Với cách tiếp cận vùng, miền có thể thấy, chính từ những đặc điểm riêng có về tự nhiên, lịch sử, tộc người, quá trình chung sống lâu dài với nhau đã khiến mỗi vùng, miền có bản sắc riêng và từ đó hình thành những giá trị văn hoá khác nhau. Giá trị văn hoá ở tỉnh Bình Dương chính là những hệ thống di tích lịch sử, văn hóa rất phong phú và đa dạng, với nhiều loại hình, như lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ hay những lễ hội, phong tục và những làng nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. 3.3. Vai trò của giá trị văn hoá trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh bình Dương Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam bộ, là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, về khí hậu, thổ nhưỡng, giao thông, với một hệ sinh thái tự nhiên đa dạng tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh đẹp; vùng đất có bề dày lịch sử và văn hoá hơn 300 năm để lại nhiều giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng và phong phú. Mảnh đất này không chỉ là một trong những tỉnh công nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng sản phẩm trên địa bàn thuộc tốp 17 Nguyễn Thừa Hỷ (2020), Văn hoá & Hội nhập, Nxb Thông tin và truyền thông, tr. 280. 18 Ngô Đức Thịnh (2011), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, tr.22 – 23. 251
  4. đầu cả nước, Bình Dương còn là vùng đất có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa rất phong phú và đa dạng, với nhiều loại hình như lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ... Từ thời tiền – sơ sử Bình Dương nổi tiếng với các di chỉ khảo cổ học như: Dốc Chùa, Mỹ Lộc, Bến Đò, Cù Lao Rùa…trong đó, di chỉ khảo cổ học Dốc Chùa – tiêu biểu cho nền văn hóa đồng thau ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai. Di chỉ khảo cổ Dốc Chùa trở thành bộ sưu tập quan trọng tiêu biểu cho thời kỳ đỉnh cao của thời tiền sử vùng Đông Nam Bộ, chứng tỏ sự hội tụ kinh tế, kỹ thuật của xã hội phát triển trên vùng đất Bình Dương có niên đại từ 2500 năm đến 3000 năm cách ngày nay. Những di tích lịch sử văn hoá là dấu ấn minh chứng cho sự tồn tại của con người qua nhiều thế hệ, đồng thời còn thể hiện bản sắc và giá trị văn hoá của cộng đồng người của một vùng đất. 19 Những di tích lịch sử văn hoá của tỉnh Bình Dương ghi dấu những chiến công hiển hách, là bản sắc văn hoá của người Bình Dương trong những chặng đường đấu tranh dựng nước và giữ nước. Các di tích lịch sử văn hoá trên đã được đầu tư tôn tạo và từng bước phát huy giá trị và góp phần tích cực trong việc thu hút khách du lịch, các nhà nghiên cứu đến Bình Dương. Lịch sử tỉnh Bình Dương đã ghi dấu bao chiến công oai hùng cùng những hy sinh xương máu của các thế hệ cha ông cho công cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc. Trải qua 2 cuộc chiến tranh chống thực dân và đế quốc, trên địa bàn tỉnh có nhiều địa danh đã được công nhận, xếp hạng là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và trở thành nơi về nguồn ý nghĩa đối với thế hệ mai sau... Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, do tiếp giáp với Sài Gòn nên Bình Dương trở thành một trong những tỉnh có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Để hỗ trợ lực lượng cách mạng, ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã sớm hình thành các khu căn cứ, cơ sở cách mạng. Ở mỗi di tích, vẫn còn lưu dấu rõ nét tinh thần yêu nước nồng nàn, những trận đánh sáng tạo cùng những chiến thắng oanh liệt của lực lượng cách mạng trên đất Bình Dương. Sự định hình các tour du lịch trong tỉnh đã được ngành du lịch khởi xướng cũng bắt nguồn từ tiềm năng du lịch văn hoá; di tích lịch sử Nhà tù Phú Lợi - nơi ghi dấu tội ác chiến tranh xâm lược của giặc Mỹ tại Việt Nam đã trở thành điểm đến của du khách trong và ngoài nước khi đến du lịch tại Bình Dương. Và, tuyến du lịch về vườn cây ăn trái Lái Thiêu, với hệ thống di tích đình, miếu và giá trị văn hoá truyền thống lễ hội đã minh chứng cho tiềm năng phát triển kinh tế du lịch trên nền tài nguyên di sản văn hoá. Với nguồn lực văn hóa phong phú, độc đáo, Bình Dương luôn coi trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát huy nguồn lực văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh. 3.4. Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tại tỉnh hiện nay Hoạt động Bảo tồn và phát huy giá trị di tích của tỉnh luôn được sự quan tâm lãnh đạo của tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ các cấp, sở ngành triển khai thực hiện đề án. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất quán và toàn diện. Qua đó, thống nhất quan điểm, nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa trong nhân dân ngày càng được đi vào chiều sâu và nâng cao ý thức bảo tồn di tích trong cộng đồng. Bình Dương còn được mệnh danh là vùng đất của những làng nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Nghề làm gốm có lịch sử hình thành khoảng 200 năm, được 19 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, “Phát huy vai trò của di sản văn hoá trong việc phát triển du lịch của địa phương”, https://sovhttdl.binhduong.gov.vn/tin-tuc/phat-huy-vai-tro-cua-di-san-van-hoa-trong- viec-phat-trien-du-lich-cua-dia-phuong-2321.html, truy cập ngày 20.4.2023. 252
  5. lưu truyền qua nhiều thế hệ và trở thành một nghề thủ công truyền thống nổi tiếng, đóng góp lớn vào quá trình lập ấp, lập làng xưa kia và quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, trở thành những “đại sứ văn hóa”, lan tỏa vẻ đẹp của đất và người Bình Dương đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Ở địa danh này, còn có các làng nghề điêu khắc gỗ, làng nghề làm đồ gốm, làng nghề tranh sơn mài với nhiều sản phẩm đã tham gia các hội chợ quốc tế và xuất khẩu ra thị trường một số nước. Với nguồn lực văn hóa phong phú, độc đáo, Bình Dương luôn coi trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát huy nguồn lực văn hóa trong quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh. Thời gian qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành một số chủ trương, chính sách nhằm đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm văn hóa và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Công tác đầu tư tu bổ, phục hồi di tích được quan tâm của các cấp, ngành chú trọng đẩy mạnh hầu hết các di tích sau khi được xếp hạng đều được đầu tư bảo quản, sửa chữa kịp thời... góp phần chống xuống cấp, kéo dài tuổi thọ di tích và phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đặc biệt, di tích lịch sử cách mạng được ưu tiên quy hoạch quỹ đất và thực hiện nhiều dự án tu bổ với quy mô rất lớn, nâng tổng kinh phí đầu tư tăng 2.395% so với tổng dự toán kinh phí đề án ban đầu được phê duyệt (chủ yếu nguồn ngân sách của tỉnh). Đến nay, tỉnh đã cơ bản thực hiện đầu tư tu bổ, phục hồi đối với 12/13 di tích quốc gia, đạt 92.3% chỉ tiêu đề ra (di tích Cù Lao Rùa dự kiến có kế hoạch đầu tư giai đoạn đến 2025); có 26/27 di tích cấp tỉnh được đầu tư (đạt 96.3%). Các công trình tu bổ di tích đã trở thành thiết chế văn hóa truyền thống trọng điểm, khẳng định sự quan tâm của Nhà nước trong bảo tồn gìn giữ di sản văn hóa dân tộc và góp phần đa dạng các thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh. 20 Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, tỉnh đã thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa theo quy chế phân cấp rõ ràng, cụ thể, chủ động về quản lý, đầu tư, khai thác sử dụng di tích. Đặc biệt, tỉnh Bình Dương thực hiện thí điểm thành lập ban quản lý di tích cấp huyện bằng hình thức quản lý tự chủ và một số mô hình quản lý di tích trực thuộc phòng văn hóa và thông tin. Tất cả di tích xếp hạng cấp tỉnh đều được thành lập ban, tổ quản lý di tích phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, tạo mô hình quản lý di tích đặc thù và hiệu quả. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tại tỉnh hiện nay vẫn cần một số vấn đề cần quan tâm do: Thiếu nhân lực và năng lực kỹ thuật vì ứng dụng nền tảng công nghệ đòi hỏi sự hiểu biết và kỹ năng về công nghệ. Tuy nhiên, không phải lúc nào địa phương cũng có đủ nhân lực và năng lực kỹ thuật để triển khai và quản lý các giải pháp số hóa. Thiếu hụt nhân lực và kỹ thuật có thể gây cản trở và làm chậm quá trình chuyển đổi số. Việc truy cập vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số như mạng internet, điện thoại di động và máy tính là yếu tố quan trọng để triển khai các giải pháp số hóa. Sự chênh lệch này có thể làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ số. Nền tảng công nghệ 4.0 đòi hỏi đầu tư tài chính đáng kể trong việc phát triển và triển khai các giải pháp công nghệ. Thiếu tài chính có thể gây cản trở đối với việc mua sắm thiết bị và phần mềm, đào tạo nhân lực và duy trì hoạt động số hóa. Chuyển đổi số đồng nghĩa với việc tăng cường sự phụ thuộc vào các hệ thống mạng và dữ liệu. Điều này đặt ra các vấn đề về an ninh và bảo mật thông tin. Bảo vệ dữ liệu và thông tin 20 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, “Kết quả 15 năm thực hiện đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, https://sovhttdl.binhduong.gov.vn/tin-tuc/ket-qua-15-nam-thuc-hien-de-an-bao-ton-va-phat-huy-gia-tri-di-tich- lich-su-van-hoa-va-danh-lam-thang-canh-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-1942.html, truy cập ngày 20.4.2023. 253
  6. quan trọng, đảm bảo an toàn mạng và phòng chống các cuộc tấn công mạng là một thách thức trong quá trình chuyển đổi số. 3.5. Ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tại tỉnh Bình Dương Việt Nam là quốc gia có bề dày về truyền thống văn hoá, nền văn hóa của chúng ta có hệ giá trị và bản sắc riêng. Trong xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, bên cạnh việc phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia thì hệ giá trị văn hoá đã tạo nên sức mạnh mềm. Trong một thế giới đa dạng về văn hóa, bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc có vai trò quan trọng trong việc phát triển và xây dựng đất nước đó từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. Vì lẽ đó, Bình Dương nói riêng và như nhiều địa phương khác trên cả nước nói chung, đều nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá cho người dân trên địa bàn vì những lí do sau: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá là góp phần vào quá trình phát triển bền vững của Tỉnh. Bằng cách tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông, Tỉnh có thể xây dựng một hệ thống quản lý thông minh, hiệu quả để đạt được sự phát triển văn hoá bền vững, đồng thời đảm bảo sự bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cho tương lai. Cung cấp các kỹ thuật hiện đại để thu thập và bảo tồn di sản văn hoá. Bằng cách sử dụng công nghệ số, Bình Dương có thể tạo ra các cơ sở dữ liệu kỹ thuật số để lưu trữ thông tin về các di tích, danh lam thắng cảnh, truyền thống và nghệ thuật của vùng. Điều này giúp duy trì và phục hồi các giá trị văn hóa quan trọng. Quảng bá và phát huy giá trị văn hoá của địa phương: Các kênh truyền thông hiện đại như mạng xã hội, trang web và ứng dụng di động để quảng bá và chia sẻ giá trị văn hoá. Bình Dương có thể tận dụng các nền tảng trực tuyến này để giới thiệu, quảng bá và phát triển văn hóa địa phương. Điều này không chỉ giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về văn hóa mình mà còn thu hút du khách và khách du lịch đến thăm và trải nghiệm. Tạo điều kiện cho sự sáng tạo những giá trị văn hoá mới phù hợp với thời kỳ chuyển đổi số: Tỉnh có thể tận dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo và trực tuyến để phát triển các hình thức nghệ thuật, trò chơi và trải nghiệm văn hóa mới. Việc sử dụng công nghệ này cũng giúp tạo ra những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của người dân và khách du lịch, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và du lịch của địa phương. Tăng cường quản lý và giữ gìn văn hoá truyền thống: Công nghệ 4.0 cung cấp các công cụ và hệ thống quản lý thông minh, từ việc quản lý thông tin, quản lý lưu trữ đến giám sát và bảo vệ di sản văn hóa. Bằng cách áp dụng các giải pháp công nghệ như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT) và big data, Bình Dương có thể tăng cường khả năng giám sát, bảo vệ và phục hồi di sản văn hoá truyền thống, giúp bảo đảm rằng chúng được bảo tồn và truyền tải cho thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, Bình Dương có thể ứng dụng công nghệ số vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá. Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hoá Việt Nam, PGS Đặng Văn Bài khẳng định: “Nếu chúng ta biết vận dụng công nghệ số thì giáo dục di sản sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn. Công nghệ số tạo ra sản phẩm hiện thực ảo, cung cấp cho du khách nhiều cơ hội văn hóa, chủ động tìm hiểu cái mình cần, thu thập kiến thức. Để làm được điều này thì các cơ quan cần chủ động, sáng tạo xây dựng các sản phẩm ứng dụng công nghệ 4.0”.21 21 Báo Nhân dân, “Văn Miếu Quốc Tử Giám ứng dụng công nghệ 4.0 trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản”, https://nhandan.vn/van-mieu-quoc-tu-giam-ung-dung-cong-nghe-40-trong-bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san- post674037.html, truy cập ngày 20.4.2023. 254
  7. Với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá cũng có những thay đổi lớn so với giai đoạn trước. Khoa học công nghệ đã và đang giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. Nó là phương tiện, là công cụ, vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra thách thức cho quá trình bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống. Ngày nay, số hóa di sản đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử, góp phần lưu trữ, giữ gìn được tính nguyên gốc của di sản nhằm giới thiệu, quảng bá với cộng đồng trong và ngoài nước một cách thuận lợi. Công nghệ 4.0 giúp cho việc quảng bá các giá trị văn hóa trở nên phổ biến, sinh động và thu hút được nhiều người quan tâm hơn. Thông qua hình ảnh, video clip được cập nhật trên nền tảng số, các hình ảnh di tích, các nền văn hóa, các lễ hội truyền thống... có thể được người dùng mạng theo dõi, tìm hiểu từ xa. Qua đó, khơi gọi niềm yêu thích, tự hào đối với các nền văn hóa. Ứng dụng công nghệ số vào việc lưu trữ dữ liệu, quảng bá, hoạt động du lịch. Tại nhiều di tích, các ứng dụng công nghệ hiện đại đã được áp dụng như: Hệ thống thuyết minh tự động gồm 12 ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế; Ứng dụng tương tác thông tin di sản đa phương tiện trên điện thoại thông minh (tương tác mã QR); Hệ thống trợ lý du lịch ảo ứng dụng công nghệ thông minh nhân tạo AI... Bên cạnh đó, việc ứng dụng Công nghệ 3D Mapping đang ngày càng phổ biến. Công nghệ này cho phép dựng mô hình có tỷ lệ và kích thước tương đương với sản phẩm thật, sau đó thông qua trình chiếu dưới dạng 3D. Việc số hóa dữ liệu di sản không chỉ ở phần kiến trúc vật thể mà còn phải tích hợp các dữ liệu văn hóa khác. Ví dụ với một ngôi nhà cổ, khi tra thông tin sẽ được giới thiệu về lịch sử ngôi nhà, của chủ nhà, của các thế hệ, các đồ đạc, nội thất hay các diễn biến lịch sử của ngôi nhà, như vậy mới hấp dẫn khách đến thăm quan. Cho đến nay, các công nghệ này đã tạo nên các đột phá mới. Cụ thể, nó tạo lập không gian ảo phù hợp với nội dung trưng bày, tái hiện lại bối cảnh hoạt động xưa, làm rõ thêm ý nghĩa của hiện vật và tăng cảm xúc cho người thăm quan. Hoặc tạo lập không gian ảo của chính hiện vật hay không gian bảo tồn, người xem có thể đi thăm quan toàn bộ một khu trưng bày hoặc bảo tồn qua không gian ảo hay như các trò chơi, tương tác với không gian bảo tồn. 22 Phát triển các giá trị văn hoá và kết hợp với du lịch bằng việc sử dụng công nghệ thực tế ảo. Kết hợp giữa công nghệ và giá trị văn hoá để tạo ra các trải nghiệm mới cho du khách và xây dựng trải nghiệm du lịch văn hóa. Tạo ra các tour du lịch văn hóa tại Bình Dương, tập trung vào việc khám phá và trải nghiệm các điểm đến có giá trị văn hóa như di tích lịch sử, làng nghề truyền thống, các lễ hội đặc sắc. Sử dụng công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường để mang đến trải nghiệm sống động và tương interactives tiếp cận các khía cạnh văn hóa địa phương. Phát triển ứng dụng di động về văn hóa như xây dựng các ứng dụng di động cung cấp thông tin và hướng dẫn du lịch về các giá trị văn hóa tại Bình Dương. Ứng dụng có thể bao gồm hướng dẫn địa điểm, câu chuyện văn hóa, thông tin về lễ hội và nghệ thuật, cũng như tạo cơ hội cho người dùng chia sẻ trải nghiệm và nhận xét. Cung cấp hệ thống định vị và hướng dẫn dẫn đường thông qua ứng dụng, giúp du khách dễ dàng khám phá và tìm hiểu về các địa điểm văn hóa trong tỉnh. Thiết lập bản đồ GIS cho khách thăm quan, khách du lịch với các thông tin văn hóa, lịch sử về phố cổ đầy đủ. Có thể tái hiện, dựng lại cuộc sống tại phố cổ những năm thời phong kiến, 22 Báo Xây dựng, “Ứng dụng công nghệ 4.0 để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội”, https://baoxaydung.com.vn/ung-dung-cong-nghe-40-de-bao-ton-ton-tao-va-phat-huy-gia-tri-khu-pho-co-ha-noi- 290798.html, truy cập ngày 22.4.2023. 255
  8. thời thuộc Pháp, giai đoạn đầu giữa thế kỷ 20 của từng con phố bằng công nghệ 3D để cho du khách hiểu về không gian, cảnh quan, lối sống ở phố cổ qua các giai đoạn. Thông tin này được thông qua hệ thống 5G có thể cho du khách đọc, xem được tại từng đầu con phố thăm quan. Xây dựng nội dung giáo dục văn hóa, phát triển và cung cấp nội dung giáo dục về các giá trị văn hóa của Bình Dương cho học sinh, sinh viên và công chúng thông qua các tài liệu, sách giáo trình, bài giảng và tài nguyên trực tuyến. Tổ chức các chương trình giáo dục ngoại khóa và hoạt động tham quan văn hóa nhằm giúp học sinh và sinh viên hiểu và đánh giá cao giá trị văn hóa địa phương. Phát triển sản phẩm du lịch thông minh, hợp tác với các trường đại học và tổ chức nghiên cứu để phát triển các sản phẩm du lịch thông minh và sáng tạo, sử dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT) và phân tích dữ liệu. Các sản phẩm này có thể cung cấp trải nghiệm tương tác và thông tin văn hóa đa dạng cho du khách. Xây dựng chương trình đào tạo về quản lý du lịch và bảo tồn văn hóa. Các chương trình này có thể cung cấp kiến thức chuyên sâu về quản lý, bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa, đồng thời đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành du lịch và văn hóa. Tư vấn và hỗ trợ chính sách để cung cấp tư vấn và hỗ trợ trong việc định hình chính sách và chiến lược phát triển du lịch và văn hóa tại Bình Dương. Các tổ chức này có thể đưa ra các khuyến nghị, giải pháp và các gói biện pháp để tăng cường bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa hiệu quả. Xây dựng các nền tảng trực tuyến. Việt Nam có hơn 72 triệu người sử dụng internet, tương ứng với hơn 73% dân số. Nếu tận dụng tốt lợi thế này, chúng ta sẽ có cơ hội lớn trong việc xây dựng, phát triển và lan tỏa các giá trị văn hóa. Công nghệ số cho phép truyền tải nhanh chóng các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đến với cộng đồng, từ thành thị đến nông thôn, miền núi hay hải đảo, giúp người dân có cơ hội tiếp cận, thưởng thức và sáng tạo văn hóa nhiều hơn. Xây dựng mạng xã hội và cộng đồng trực tuyến để kết nối các đối tác, doanh nghiệp du lịch, nhà nghiên cứu, người địa phương và du khách quan tâm đến văn hóa của Bình Dương. Mạng xã hội này có thể dùng để chia sẻ thông tin, trải nghiệm, hình ảnh, video và cập nhật về các sự kiện văn hóa. Tạo ra một trang web và ứng dụng di động chính thức để cung cấp thông tin chi tiết về các giá trị văn hóa, điểm đến du lịch, lễ hội, sự kiện và hoạt động liên quan đến văn hóa tại tỉnh. Trang web và ứng dụng này nên được thiết kế dễ sử dụng, có giao diện hấp dẫn và cung cấp nhiều tài liệu, hình ảnh và video hấp dẫn. Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube để chia sẻ thông tin, hình ảnh và video về văn hóa, lễ hội, du lịch của Bình Dương. Tạo ra nội dung sáng tạo, thú vị và tương tác để thu hút sự quan tâm và tương tác của cộng đồng mạng. Tổ chức các cuộc thi ảnh, video hoặc viết văn trực tuyến liên quan đến văn hóa của Tỉnh để khuyến khích mọi người tham gia và chia sẻ trải nghiệm của họ. Hoặc có thể tổ chức các sự kiện trực tuyến như buổi trò chuyện, buổi thuyết trình hoặc chương trình truyền hình trực tuyến về văn hóa cũng giúp cho người dân thêm yêu các giá trị văn hoá của địa phương mình. Tất cả những giải pháp trên cần có chính sách hỗ trợ, đầu tư của Uỷ ban nhân dân Tỉnh nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa. Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vừa có tính định hướng, vừa gợi mở, tạo mọi điều kiện để người dân nâng cao nhận thức và chủ động tham gia. 256
  9. 4. KẾT LUẬN Sự phát triển và bảo tồn các giá trị văn hóa tại tỉnh Bình Dương thông qua ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 là một xu hướng quan trọng và cần thiết. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng, vừa thể hiện bản sắc tộc người, vừa góp phần làm phong phú, đa dạng cho nền văn hóa chung. Việc ứng dụng số hoá, phát triển sản phẩm du lịch, sử dụng truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến đã tạo ra những tiềm năng đáng kể. Qua việc xây dựng cơ sở số hoá, việc quản lý và truyền tải thông tin về các giá trị văn hóa trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn. Sản phẩm du lịch và giáo dục liên quan đến các giá trị văn hoá được phát triển sáng tạo và đáp ứng nhu cầu của du khách và cộng đồng. Đồng thời, hợp tác với trường đại học và tổ chức nghiên cứu đem lại nguồn kiến thức chuyên môn và sự đổi mới để phát triển và nâng cao chất lượng các sản phẩm. Sử dụng truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến tạo ra cơ hội kết nối và giao lưu, tăng cường sự tương tác và tham gia của cộng đồng. Nhờ đó, các giá trị văn hoá của Bình Dương được quảng bá rộng rãi, thu hút du khách và tạo ra sự quan tâm và nhận thức về văn hóa địa phương. Ứng dụng nền tảng công nghệ 4.0 trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tại tỉnh Bình Dương mang lại những cơ hội và lợi ích đáng kể. Qua việc ứng dụng trên, chúng ta có thể bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hoá cho thế hệ trẻ và tương lai, đồng thời thúc đẩy phát triển bền vững văn hoá – xã hội và kinh tế của tỉnh Bình Dương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo Nhân dân, “Văn Miếu Quốc Tử Giám ứng dụng công nghệ 4.0 trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản”, https://nhandan.vn/van-mieu-quoc-tu-giam-ung-dung-cong-nghe-40-trong-bao-ton-phat- huy-gia-tri-di-san-post674037.html, truy cập ngày 20.4.2023. 2. Báo Xây dựng, “Ứng dụng công nghệ 4.0 để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu phố cổ Hà Nội”, https://baoxaydung.com.vn/ung-dung-cong-nghe-40-de-bao-ton-ton-tao-va-phat-huy-gia-tri- khu-pho-co-ha-noi-290798.html, truy cập ngày 22.4.2023. 3. Ngô Đức Thịnh (2011), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, tr.22 – 23. 4. Nguyễn Thừa Hỷ (2020), Văn hoá & Hội nhập, Nxb Thông tin và truyền thông, tr. 280. 5. Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Lan Anh (2017), Việt Nam với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Phạm Ngọc Trung (2018), Bản sắc văn hoá Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị. 7. Phan Chí Thành (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 – xu thế phát triển của giáo dục trực tuyến, Tạp chí giáo dục, số 421, tr. 43 – 46. 8. Phan Huy Xu, Võ Văn Thành (2021), Bàn về văn hoá du lịch Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP. HCM. 9. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, “Kết quả 15 năm thực hiện đề án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương”, https://sovhttdl.binhduong.gov.vn/tin-tuc/ket-qua-15-nam-thuc-hien-de-an-bao-ton-va-phat-huy- gia-tri-di-tich-lich-su-van-hoa-va-danh-lam-thang-canh-tren-dia-ban-tinh-binh-duong-1942.html, truy cập ngày 20.4.2023. 10. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương, “Phát huy vai trò của di sản văn hoá trong việc phát triển du lịch của địa phương”, https://sovhttdl.binhduong.gov.vn/tin-tuc/phat-huy-vai-tro-cua- di-san-van-hoa-trong-viec-phat-trien-du-lich-cua-dia-phuong-2321.html, truy cập ngày 20.4.2023. 257
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0