intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng enzyme α-amylase để nâng cao hiệu quả thu hồi chất khô trong dịch sữa điều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu trình bày hiệu quả quá trình thuỷ phân đạt cao nhất ở 0,2%w/w tỷ lệ enzyme và thời gian 60 phút. Ở điều kiện này khối lượng chất khô đạt được cao nhất 14,01% (w/w). Phương pháp thủy phân với α-amylase giúp nâng cao lượng chất khô thu hồi được lên 2,6 lần so với phương pháp không sử dụng enzyme (đối chứng).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng enzyme α-amylase để nâng cao hiệu quả thu hồi chất khô trong dịch sữa điều

  1. Kỷ yếu hội thảo khoa học – Phân ban Công nghệ Thực phẩm ỨNG DỤNG ENZYME α - AMYLASE ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HỒI CHẤT KHÔ TRONG DỊCH SỮA ĐIỀU Huỳnh Trần Thảo Hiền1, Huỳnh Thị Mộng Hằng1, Nguyễn Thị Hải Hòa1, Nguyễn Thị Thảo Minh1 1 Khoa Công Nghệ Thực Phẩm, Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. HCM Email: thaohien0304@gmail.com Ngày nhận bài: 15/6/2017; Ngày chấp nhận đăng: 2/7/2017 TÓM TẮT Sản phẩm sữa điều được thử nghiệm sản xuất ở quy mô phòng thí nghiệm. Ảnh hưởng của quá trình thủy phân bằng α-amylase lên hiệu suấtthu hồi chất khô từ hạt điều được nghiên cứu. Hai thông số của quá trình được khảo sát là nồng độ enzyme (0,1 – 0,3% w/w) và thời gian thủy phân (30 – 70 phút); hiệu quả của quá trình được đánh giá thông qua khối lượng chất khô tổng thu được trong dịch sữa hạt điều sau lọc. Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả quá trình thuỷ phân đạt cao nhất ở 0,2%w/w tỷ lệ enzyme và thời gian 60 phút. Ở điều kiện này khối lượng chất khô đạt được cao nhất 14,01% (w/w). Phương pháp thủy phân với α-amylase giúp nâng cao lượng chất khô thu hồi được lên 2,6 lần so với phương pháp không sử dụng enzyme (đối chứng). Từ khóa: Sữa điều, thủy phân, α – amylase. 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, cùng với lối sống ngày càng cao của con người thì mối quan tâm về sức khỏe và sự thay đổi về những lựa chọn nước uống dinh dưỡng ngày càng cao. Các loại thức uống không còn đơn thuần để giải khát và ngon miệng mà còn phải đáp ứng giá trị dinh dưỡng cao, giảm bệnh tật và đáp ứng cả nhu cầu thị hiếu. Xu hướng sử dụng sữa thực vật một phương án thay thế sữa bò đang là một phân khúc phát triển nhanh trong thị trường các loại nước giải khát dinh dưỡng trên toàn cầu. Do sữa thực vật có một số ưu điểm thay thế sữa bò dành cho người bị dị ứng casein, không dung nạp lactose, tăng lượng calorie và mắc bệnh cholesterol trong máu. Sự ưa chuộng chế độ ăn chay đã ảnh hưởng đến người tiêu dùng hướng tới việc lựa chọn sữa từ thực vật thay thế sữa bò [1]. Sữa từ hạt điều, một loại sữa thực vật có tiềm năng phát triển mang lại giá trị dinh dưỡng cao.Hạt điều (Anacardium occidentale L.) có thành phần dinh dưỡng tốt và chứng minh lợi ích sức khỏe. Hạt điều chứa 47% chất béo, nhưng 82% trong số này là acid béo chưa bão hòa, và tỷ lệ các acid béo chưa bão hòa đơn và acid béo chưa bão hòa đa là 4:1 rất có lợi [2]. Các chất béo chưa bão hòa không làm tăng Cholesterol mà còn có tác động điều hòa và làm giảm lượng Cholesterol trong máu giúp tránh được các bệnh về tim mạch. Một số nghiên cứu 258
  2. Huỳnh Trần Thảo Hiền, Huỳnh Thị Mộng Hằng, Nguyễn Thị Hải Hòa, Nguyễn Thị Thảo Minh cho thấy rằng các chất chống oxi hóa có trong hạt cũng có hiệu ứng sinh học tốt liên quan đến bệnh tim mạch [3, 4]. Hydrat carbon trong nhân điều chiếm tỷ lệ thấp khoảng 20% trong đó đường hòa tan chỉ chiếm 1% để tạo ra mùi vị, vị ngọt thanh dễ chịu hấp dẫn của nhân điều mà không bị béo phì. Nhân điều chứa trên 20% các chất đạm thực vật. Về số lượng tương đương với đậu nành và đậu phộng nhưng về chất thì tương đương với sữa, trứng và thịt. Protein của nhân điều hầu như có đầy đủ các acid amin cần thiết, tuy số lượng không nhiều, nhưng nhờ có mặt cùng lúc, cân đối nên có đủ hiệu quả cho dinh dưỡng [2]. Ngoài ra trong hạt điều còn có các sterol giúp chống viêm, có lợi cho tim mạch như Campesterol - Các phân tử campesterol cạnh tranh với cholesterol, do đó làm giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột của người [5], stigmasterol có thể hữu ích trong việc phòng ngừa một số bệnh ung thư, bao gồm: buồng trứng, tuyến tiền liệt, vú và ung thư ruột kết. Là nguồn giàu các chất khoáng như: Calcium, Selenium, Magnesium, kẽm, phospho, đồng, sắt dưới dạng hữu cơ có tác dụng bảo vệ sức khỏe và hệ thống thần kinh của con người. Hạt điều chứa proanthocyanidins - được chứng minh là loại flavanol có thể ngăn chặn các tế bào ung thư tái sản xuất và tiêu diệt tế bào ung thư. Trong thực tế, các nghiên cứu cho thấy hàm lượng đồng cao trong hạt điều cũng giúp tránh khỏi các gốc tự do cũng như cung cấp nguồn phytochemical và chất chống oxi hóa có lợi cho cơ thể. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng phong phú, hạt điều còn là nguồn nguyên liệu Việt Nam xuất khẩu đứng nhất nhì thế giới, trong quá trình hạt chế biến xuất khẩu sẽ có nhiều kích thước bể của hạt như bể tư, bể tám nếu được tận dụng làm thức uống mang lại giá trị kinh tế cao. Mục tiêu nghiên cứu sản xuất sữa hạt điều nhằm phát triển sản phẩm mới giá trị dinh dưỡng cao, tận dụng nguồn hạt điều vỡ trong quá trình sản xuất, phương án thay thế sữa bò hạn chế nguy cơ có thể mắc bệnh từ động vật sang người. Trong quá trình sản xuất sữa từ thực vật, quá trình trích ly dịch sữa có tính quyết định đến hiệu quả kinh tế và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Tuy nhiên, nếu như chỉ trích ly thông thường bằng việc nấu để hòa tan các chất thì không thu hồi được hết hàm lượng chất khô có trong nhân điều, mặc khác tinh bột bị hồ hóa làm tăng độ nhớt ảnh hưởng đến hiệu suất lọc. Mục tiêu phương án sử dụng enzyme α – amylase hỗ trợ quá trình thu hồi chất khô, tinh bộtsẽ không bị hồ hóa ở nhiệt độ cao, làm giảm độ nhớt và tăng sản lượng sữa điều bằng cách tạo điều kiện cho quá trình lọc [6]. Mục tiêu của nghiên cứu này khảo sát thành phần hóa học trong hạt điều vỡ tư (LWP) có đáp ứng thành phần dinh dưỡng để đưa vào sản xuất sữa điều, khảo sát hiệu quả của quá trình thủy phân bằng enzyme α - amylase lên tinh bột để hiệu suất thu hồi chất khô là tốt nhất. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Hạt điều được sử dụng cho nghiên cứu là loại hạt điều vỡ tư LWP (Large White Pieces) được cung cấp từ cơ sở chế biến nông sản Thành Công ở xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Hạt điều được làm sạch bằng cách ngâm nước muối 25 phút để rửa sạch nhựa điều nếu như còn sót trong quá trình tách bỏ vỏ lụa. 259
  3. Ứng dụng enzyme -amylast để nâng cao hiệu quả thu hồi chất khô trong dịch sữa điều Enzyme α – amylase có tên thương mại Termamyl SC sử dụng được cung cấp từ công ty Boenntag địa chỉ 202B Hoàng Văn Thụ, TP. Hồ Chí Minh, có hoạt tính tối ưu: pH 5,5 – 5,7; nhiệt độ: 90 – 95oC, bất hoạt ở nhiệt độ 100oC/30 phút. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp sản xuất sữa điều Nhân điều Nước, muối Ngâm Rang Nghiền Gia nhiệt Enzyme α -amylase Thủy phân Lọc Sữa điều Hình 1. Quy trình sản xuất sữa điều bán thành phẩm Hạt điều nhân được xử lý để loại bỏ nhựa điều bằng cách ngâm trong dịch nước muối 5% trong thời gian 25 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi đem rang ở nhiệt độ 120oC ở 20 phút bằng chảo để cấu trúc hạt giòn dễ dàng cho quá trình nghiền. Nghiền khô bằng máy xay Philips, Indonesia, công suất tối đa 600W trong 2 phút nhằm giảm kích thước hạt tạo thuận lợi cho quá trình nghiền ướt. Quá trình nghiền ướt được thực hiện với lượng nước được bổ sung theo tỷ lệ điều/nước là 1/7 để thu huyền phù. Huyền phù tiếp theo được hồ hóa ở nhiệt độ 100oC trong 10 phút. Sau khi gia nhiệt tiến hành phân phối 100g hỗn hợp nước điều vào cốc thủy tinh để tiến hành thủy phân theo kế hoạch thực nghiệm (Bảng 1). Sau thủy phân hỗn hợp được lọc qua qua rây 0,1mm để thu dịch sữa (mỗi mẫu sẽ được lọc với thời gian 5 phút). Dịch sữa sau lọc được đem đi kiểm tra hàm lượng chất khô tổng để đánh giá hiệu quả của quá trình thủy phân. 260
  4. Huỳnh Trần Thảo Hiền, Huỳnh Thị Mộng Hằng, Nguyễn Thị Hải Hòa, Nguyễn Thị Thảo Minh 2.2.2. Phương pháp phân tích 2.2.2.1. Thành phần hóa học của hạt điều  Xác định protein tổng bằng cách xác định Nito tổng theo phương pháp Kjeldahl theo TCVN 10034:2013.  Xác định hàm lượng chất béo bằng phương pháp chiết Sohxlettheo TCVN 3703 - 90.  Xác định hàm lượng glucide theo TCVN 4074:2009.  Xác định hàm lượng Afatoxin B1 theo Rè.AOAC 991:31 (LCMS) LOD 1 g/kg. 2.2.2.2 Hàm lượng chất khô trong sữa điều sau lọc Phương pháp xác định hàm lượng chất khô dựa theo TCVN 8082:2013, theo đó dịch sữa sau lọc được sấy đến khối lượng không đổi bằng thiết bị sấy Ecocell, USA. Hàm lượng chất khô được tính theo công thức: Khối lượng chất khô tổng được tính thông qua hàm lượng chất khô Trong đó: m: hàm lượng chất khô tính % (g). : khối lượng chất khô (g). : khối lượng dung dịch sau thủy phân (g) : khối lượng mẫu sữa còn lại sau khi phân bố mẫu vào giấy lọc, pipet, giá pipet (g) : khối lượng mẫu sữa, pipet, giá pipet (g) : khối lượng giấy nhôm có giấy lọc sau sấy (g) : khối lượng giấy nhôm có giấy lọc, mẫu sữa sau sấy (g) 2.2.3. Nghiên cứu ứng dụng enzyme α- amylase để nâng cao hiệu quả thu hồi chất khô Mục đích của thí nghiệm này là xác định điều kiện của quá trình thủy phân để khối lượng chất khô của dịch sữa sau lọc đạt cao nhất. Theo đó, phân phối 100 g dịch điều sau khi gia nhiệt vào cốc thủy tinh 250ml với các tỷ lệ enzyme sử dụng (0,1; 0,15; 0,2; 0,25; 0,3 %w/w), ứng với mỗi nồng độ enzyme là khoảng thời gian thủy phân (30, 40, 50, 60, 70 phút) được thực hiện cố định ở nhiệt độ 90oC là nhiệt độ tối ưu của enzyme. Thí nghiệm được xây dựng theo phương pháp thực nghiệm yếu tố toàn phần (Full Factorial Design), mỗi tổ hợp được lặp lại 3 lần. Theo đó, có 25 tổ hợp (công thức thí nghiệm) và 25 x 3 = 75 thí nghiệm. 261
  5. Ứng dụng enzyme -amylast để nâng cao hiệu quả thu hồi chất khô trong dịch sữa điều Hiệu quả quá trình thủy phân được đánh giá dựa trên hiệu suất thu hồi chất khô (%,w/w); trong đó hiệu suất thu hồi chất khô bằng tỷ số giữa khối lượng chất khô so với so với khối lượng huyền phù trước thủy phân. Thiết kế thí nghiệm được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Thiết kế thí nghiệm khảo sát hiệu suất thu hồi chất khô Tỷ lệ enzyme Thời gian (phút) (%w/w) 30 40 50 60 70 0,1 (1) (2) (3) (4) (5) 0,15 (6) (7) (8) (9) (10) 0,2 (11) (12) (13) (14) (15) 0,25 (16) (17) (18) (19) (20) 0,3 (21) (22) (23) (24) (25) (1) ÷ (25) là tổ hợp các công thức thí nghiệm Song song với mỗi công thức thí nghiệm ở trên; một mẫu đối (không dùng enzyme thủy phân) được thực hiện để đánh giá tính hiệu quả của quá trình thủy phân. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Sự khác biệt về hiệu suất thu hồi chất khô được kiểm định bằng phương pháp phân tích phương sai (AVOVA) và kiểm định LSD. Phần mềm quy hoạch thực nghiệm và phân tích thống kê được sử dụng là JMP 10. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khảo sát thành phần hóa học của hạt điều Bảng 2. Bảng thành phần hóa học nhân điều Chỉ tiêu Trung bình Độ lệch chuẩn (SD) Độ ẩm 5,25 0,02 Glucide tổng (g/100g) 22,37 0,34 Đạm tổng (g/100g) 18,14 0,56 Chất béo (g/100g) 47,90 0,04 Có sự tương đồng giữa kết quả của nghiên cứu này với các tài liệu nghiên cứu trước đó của Gobert được Tkatchenko trích dẫn (1949) về thành phần hóa học của hạt điều. Cụ thể, độ ẩm trung bình của hạt điều qua quá trình khảo sát là 5,25%, chênh lệch cao hơn với độ ẩm của hạt điều theo tài liệu của Globert là 4,4%. Tuy vậy độ ẩm của hạt vẫn nằm trong giới hạn 5 – 6% có sự tương đồng với một số nghiên cứu trước cụ thể là của Woodroof (1970) độ ẩm 5,9%, hạn chế phát triển của các loại nấm mốc. Hàm lượng protein và glucide lần lượt là 18,14; 47,9% thấp 262
  6. Huỳnh Trần Thảo Hiền, Huỳnh Thị Mộng Hằng, Nguyễn Thị Hải Hòa, Nguyễn Thị Thảo Minh hơn so với tài liệu Globert về protein và glucide là: 18,45 và 47,98%. Như vậy, có thể thấy rằng chất lượng của điều trong nghiên cứu này thấp hơn một chút so với các tài liệu của các nghiên cứu trước đó. Nguyên nhân ở đây có thể là do loại điều sử dụng trong đề tài là loại bể tư (LWP) là thứ phẩm trong quá trình sản xuất hạt điều nguyên xuất khẩu nên chất lượng sẽ không bằng được loại hạt nguyên. Tuy vậy, hàm lượng các chỉ tiêu chất lượng của loại điều trong nghiên cứu không quá chênh lệch so với các loại điều trong các nghiên cứu khác, cho thấy giá trị tiềm năng về mặt phát triển một sản phẩm sữa từ hạt điều bể tư vẫn đáp ứng được về mặt giá trị dinh dưỡng. Kết quả Aflatoxin B1 không phát hiện, đạt TCVN 4850:2010 hạt điều an toàn về chỉ tiêu độc tố nên có thể đưa vào nghiên cứu sản xuất. 3.2. Hiệu quả của quá trình thủy phân bằng enzyme α- amylase Kết quả thí nghiệm này nhằm để nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ và thời gian lên hiệu quả thủy phân của enzyme. Bảng 3. Kết quả phân tích phương sai 2 nhân tố về ảnh hưởng của tỷ lệ và thời gian lên khối lượng chất khô thu được sau thủy phân Nguồn DF Tổng bình phương F p Tỷ lệ 4 102,87383 2250,740
  7. Ứng dụng enzyme -amylast để nâng cao hiệu quả thu hồi chất khô trong dịch sữa điều càng tăng. Cụ thể ở 30 phút, tỷ lệ enzyme ở các mức 0,1 và 0,15% (w/w) có sự khác biệt ý nghĩa (p
  8. Huỳnh Trần Thảo Hiền, Huỳnh Thị Mộng Hằng, Nguyễn Thị Hải Hòa, Nguyễn Thị Thảo Minh Có đủ bằng chứng để kết luận rằng ở thời gian 60 phút, hiệu suất thu hồi chất khô là cao nhất. 3.2.3. Tương tác giữa tỷ lệ enzyme và thời gian thủy phân Hình 2. Tương tác giữa tỷ lệ enzyme và thời gian thủy phân Có sự tương tác giữa tỷ lệ enzyme và thời gian thủy phân trong quá trình sử dụng enzyme α –amylase để nâng cao hiệu suất thu hồi chất khô. Trong đó, hiệu suất thu hồi chất khô ở các tỷ lệ enzyme khác nhau ứng với mức thời gian khác nhau là không giống nhau. Cụ thể, hiệu suất thu hồi chất khô cao nhất ở tỷ lệ enzyme 0,2% (w/w) ứng với thời gian 60 phút và thấp nhất ở tỷ lệ enzyme 0,1% (w/w) thời gian 30 phút. Tóm lại, hiệu suất thu hồi chất khô là tốt nhất ở tỷ lệ 0,2% (w/w) thời gian 60 phút. Khi đó, hiệu suất thu hồi chất khô là 14,01% (w/w). 3.3. So sánh hiệu quả thủy phân bằng enzyme với mẫu đối chứng. So sánh khối lượng chất khô thu được ở mẫu có xử lý enzyme tỷ lệ tốt nhất được chọn 0,2% (w/w) và mẫu đối chứng (mẫu không dùng enzyme thủy phân) cả hai đều được thực hiện ở thời gian 60 phút. Bảng 5. Kết quả phân tích phương sai hai nhân tố về khác nhau có nghĩa giữa mẫu có sử dụng enzyme và mẫu đối chứng (không dùng enzyme thủy phân) Nguồn DF Tổng bình phương F p Phương pháp 1 112.8401 423150.3
  9. Ứng dụng enzyme -amylast để nâng cao hiệu quả thu hồi chất khô trong dịch sữa điều Hình 3. So sánh hiệu quả thủy phân bằng enzyme với mẫu đối chứng Thủy phân có enzyme cho thấy hiệu quả thu hồi chất khô cao hơn so với không có enzyme (14,01% (w/w) > 5,34 % (w/w), sự khác biệt có nghĩa (α=0,05). Phương pháp thủy phân với α-amylase giúp nâng cao lượng chất khô thu hồi được lên 2,6 lần so với phương pháp không sử dụng enzyme (đối chứng). 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thấy rằng trong quá trình trích ly dịch sữa, việc sử dụng enzyme α-amylase để thủy phân tinh bột làm tăng khối lượng chất khô thu được trong dịch sữa trích ly. Quá trình thủy phân được thực hiện ở 90oC (nhiệt độ hoạt động tối ưu của enzyme), tỷ lệ enzyme α- amylase 0,2% trong thời gian thủy phân 60 phút, khối lượng chất khô thu được là cao nhất 14,01% (w/w). Tuy nhiên tỷ lệ enzyme và thời gian tác dụng lên cơ chất là có giới hạn, đến mức hạn định của enzyme thì khối lượng chất khô không tăng nữa. Kết quả của nghiên cứu này có thể được ứng dụng nâng cao hiệu quả thu hồi chất khô trong quá trình thủy phân dịch sữa điều. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Deswal, Aastha, Deora and Navneet Singh - Optimization of enzymatic production process of oat milk using response surface methodology, Food and Bioprocess Technology, 7 (2014) 610-618. 2. Phạm Đình Thanh - Hạt điều sản xuất và chế biến, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, (2003), tr.139. 3. Yochum, Laura A., Folsom, Aaron R., Kushi and Lawrence H.- Intake of antioxidant vitamins and risk ofdeath from stroke in postmenopausal women, The American Journal of Clinical Nutrition 72 (2000) 476-483. 266
  10. Huỳnh Trần Thảo Hiền, Huỳnh Thị Mộng Hằng, Nguyễn Thị Hải Hòa, Nguyễn Thị Thảo Minh 4. Tsai, J.C.,Leitzman F. M.,Hu B. F., Willett W. C. and Giovannuci L. E. - Frequent nut consumption and decreased risk of cholecystectomy in women, The American journal of clinical nutrition, 80 (2004) 76-81. 5. Choudhary S.P and Trần L.S – Hóa học dược hiện đại 18 (2011) 11. 6. Aiyer, Prasanna V. - Amylases and their applications, African Journal of Biotechnology, 3 (2005) 1525-1529. 7. N. T. Cẩn, Công nghệ enzyme. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh (1998). 8. Choi, Seung P., Nguyen, Minh Thu, Sim, and Sang Jun - Enzymatic pretreatment of Chlamydomonas reinhardtii biomass for ethanol production, Bioresource Technology, 101 (2010) 5330-5336. 9. N. Đ. Lượng, "Công nghệ enzyme," Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2004). ABSTRACT APPLICATION OF ENZYMES α- AMYLASE TO INCREASE DRY MATTER RECORVERY IN PRODUCTION OF CASHEW MILK Huynh Tran Thao Hien*, Huynh Thi Mong Hang, Nguyen Thi Hai Hoa, Nguyen Thi Thao Minh 1 Food technology Faculty, Ho Chi Minh City University of Food Industry * Email: thaohien0304@gmail.com In this study, the effects enzyme concentration (%w/w) and hydrolyzing time (minutes) on hydrolysis efficiency of extracting liquid milk from cashew nutwere investigated. Two parameters of the process studied were enzyme concentration (0.1 - 0.3 %w/w) and hydrolysis time (30 - 70 minutes), the efficiency of the process was determined by the efficiency filter, the dry matter content in cashew milk. Experimental results showed that the extraction efficiency was highest at 0.2% and 60 minutes.In this conditions the maximum dry matter content is 14.01% (w/w). Results of data processing are supported by GMP software influenced by independent and dependent variables. Key words: Cashew milk, hydrolysis, α- amylase. 267
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2