Ứng dụng khoa học, công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng
lượt xem 4
download
Bài viết Ứng dụng khoa học, công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng khái quát được thực trạng và đề xuất một số giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng khoa học, công nghệ trong đào tạo nguồn nhân lực điều dưỡng
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |331 ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐIỀU DƢỠNG CN. Niên Thị Thiện Mỹ, ThS. Chu Quỳnh Mai, ThS. Tống Văn Trƣờng, CN. Lê Mỹ Duyên Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt: Bằng phƣơng pháp nghiên cứu tổng quan hệ thống từ nguồn cơ sở dữ liệu điện tử: bài báo trên các tạp chí khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh, internet ... Bài viết này khái quát đƣợc thực trạng và đề xuất một số giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc liên quan đến đào tạo và phát triển nguồn nhân lực điều dƣỡng đã đƣợc xem xét ở các góc độ và phạm vi khác nhau. Đối với đào tạo nhân lực điều dƣỡng, việc vận dụng khoa học, công nghệ là khác nhau trong hai loại hình đào tạo chuyên ngành: thực hành lâm sàng và lý thuyết. Để ứng dụng khoa học, công nghệ trong đào tạo điều dƣỡng cần có tác động nhất định vào ba yếu tố: Ngƣời dạy, ngƣời học và môi trƣờng dạy - học. Từ khóa: Đào tạo Điều dƣỡng; chất lƣợng đào tạo; ứng dụng khoa học, công nghệ; đào tạo nhân lực ngành y tế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học, công nghệ (KHCN) đang diễn ra rất nhanh chóng. Xã hội tin học hóa cao nhờ tiến bộ KHCN tạo nên những chuyển biến về cả chất và lƣợng của toàn bộ nền kinh tế và xã hội thế giới [1‟]. Trong quá trình đẩy mạnh hiện đại hóa đất nƣớc, hội nhập kinh tế thế giới cần kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động KHCN với giáo dục đào tạo để phát huy vai trò động lực phát triển nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức [2‟]. Càng ngày, KHCN càng trở nên phổ biến trong các hộ gia đình và các công ty công nghệ tập trung vào internet nhƣ Alphabet, Amazon, Apple và Microsoft đều tiếp tục đẩy mạnh cung cấp các thiết bị và dịch vụ ứng dụng KHCN. Trong tƣơng lai gần, KHCN sẽ gắn liền với cuộc sống của chúng ta [3‟]. Do đó, các quốc gia trên thế giới ý thức đƣợc rằng giáo dục, trong đó giáo dục đại học thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển về kinh tế xã hội. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, cạnh tranh và hƣớng tới nền kinh tế tri thức, các quốc gia đều chú trọng đầu tƣ đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Với Việt Nam, để không tụt hậu xa so với trình độ chung của các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, cần quan tâm và có các chính sách đổi mới công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực [4‟]. Ngày 31 tháng 12 năm 2015 đã thành lập Cộng đồng kinh tế các nƣớc khu vực Đông Nam Á hình thành thị trƣờng lao động tự do đối với một số ngành, trong đó có ngành điều dƣỡng. Nghề điều dƣỡng tại Việt Nam đã có bề dày thành tích trong công cuộc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân [5‟]. Công tác điều dƣỡng có vai trò quan trọng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, đội ngũ điều dƣỡng viên, hộ sinh viên là lực lƣợng trực tiếp chăm sóc ngƣời dân ở cộng đồng và các cơ sở
- 332| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác y tế, đóng góp tích cực cho việc phòng và kiểm soát bệnh tật thông qua truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe, … [6‟]. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng cũng nhƣ đào tạo nguồn nhân lực y tế ở nƣớc ta đã có nhiều phát triển vƣợt bậc trong khoảng 10 năm qua. Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực y tế [7‟]. Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại một số bất cập do thiếu chính sách đồng bộ về đào tạo, quản lý. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát động Chiến dịch “Nursing Now” giai đoạn 2020 - 2023 để vận động các nƣớc đầu tƣ về đào tạo, sử dụng và tăng cƣờng vai trò của điều dƣỡng, hộ sinh vào việc hoạch định chính sách y tế cho lực lƣợng điều dƣỡng và hộ sinh [5‟]. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng KHCN trong giáo dục và đào tạo điều dƣỡng đã đạt đƣợc tiến bộ lớn trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu chuyên biệt về sử dụng KHCN trong giáo dục điều dƣỡng, chủ yếu dựa vào cơ sở dữ liệu là các nghiên cứu, đánh giá trong ngành y tế nói chung [7‟]. Mục đích của bài đánh giá này là khái quát đƣợc thực trạng và đề xuất một số giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng. 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Các bài báo khoa học liên quan đến ứng dụng KHCN đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng. Thực tế lựa chọn đƣợc 25 bài viết, bài báo khoa học, trong đó: 14 bài bằng tiếng Anh và 11 bài bằng tiếng Việt. 2.2. Nội dun và p ƣơn p pn iên cứu Việc tìm kiếm sử dụng nguồn cơ sở dữ liệu điện tử: bài báo trên các tạp chí khoa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh, internet. Dựa trên các từ khóa: Đào tạo Điều dƣỡng (Nursing training); chất lƣợng đào tạo (quality of training); ứng dụng khoa học, công nghệ (application of science and technology); đào tạo nhân lực ngành y tế (training human resources in the health sector). Các tiêu chí lựa chọn bài báo nhƣ sau: - Các bài báo khoa học liên quan đến ứng dụng KHCN trong đào tạo điều dƣỡng; - Các bài báo trong danh mục (ISI, Scopus….); - Bài báo đăng trên một tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học có phản biện, có mã số ISSN, chỉ số digital object identifier (DOI) đã đƣợc phê duyệt; - Xuất bản trƣớc ngày 14 tháng 2 năm 2022. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng các nghiên cứu về nguồn nhân lực điều dƣỡng Từ năm 2005, Bộ Chính trị đã khẳng định rằng: Nghề y là một nghề đặc biệt, cần đƣợc đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nhƣ vậy, nguồn nhân lực điều dƣỡng có những đặc điểm riêng: (i) ngƣời điều dƣỡng phải giỏi chuyên môn và luôn đề cao đạo đức nghề nghiệp vì quá trình hành nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con ngƣời; (ii) hoạt động chăm sóc y tế đòi hỏi nhiều đối tƣợng tham gia, làm việc theo nhóm, đồng bộ và cần kiến thức, kỹ năng cao; (iii) Nguồn nhân lực điều dƣỡng đòi hỏi tính ổn định về cơ cấu với nhiều trình độ đào
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |333 tạo, với những vị trí việc làm, điều kiện và môi trƣờng làm việc khác nhau và có tính tổ chức cao, đào tạo điều dƣỡng cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng và cơ sở y tế [8‟]. Trong bài tổng hợp nghiên cứu của Lyn N. Henderson và Jim Tulloch (Australia) đã nói lên rằng cần có sự cam kết chính trị lâu dài và phải đƣợc duy trì ở tất cả các cấp, cần sự hiểu biết sâu sắc sắc và toàn diện về văn hóa, xã hội, chính trị và kinh tế để các chƣơng trình ƣu đãi nhân viên y tế đƣợc thành công [9‟]. Tác giả Churnrurtai Kanchanachitra đánh giá: tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á đều tồn tại vấn đề phân bổ nhân viên y tế không hợp lý và đặc biệt các khu vực nông thôn thƣờng thiếu nhân lực. Mặc dù có cả cơ sở đào tào công lập và cơ sở tƣ nhân, năng lực đào tạo nhân lực y tế và điều dƣỡng cao, nhƣng sự phối hợp giữa đào tạo và năng lực sử dụng nguồn nhân lực còn yếu. Tại Việt Nam, đã có nhiều điều dƣỡng viên có trình độ thạc sĩ và bắt đầu có tiến sĩ điều dƣỡng đƣợc đào tạo, làm việc ở nƣớc ngoài. Tỷ lệ điều dƣỡng trên 10.000 ngƣời cũng tăng lên (8,82 năm 2009 so với 9,35 năm 2010) [10‟]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định rõ vai trò của điều dƣỡng viên trong cơ cấu nhân lực y tế và hệ thống y tế, giúp cho ngƣời dân tiếp cận với các dịch vụ y tế, đảm bảo tính phổ cập, công bằng và hiệu quả. Cần chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực điều dƣỡng và hộ sinh nhạy bén vè văn hóa, nhận định và đƣa ra kế hoạch chăm sóc dựa vào bằng chứng để cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng [11‟, 12‟]. Bộ Y tế phối hợp với Hội điều dƣỡng Việt Nam đã xây dựng bộ “Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dƣỡng Việt Nam” với sự hỗ trợ của Hội Điều dƣỡng Canada và chuyên gia điều dƣỡng của trƣờng Đại học Kỹ thuật Queensland - Úc. Tài liệu này đã đƣợc các chuyên gia điều dƣỡng trong nƣớc, các nhà quản lý y tế và giáo dục điều dƣỡng tham gia biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn năng lực điều dƣỡng chung của khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng và ASEAN để đáp ứng yêu cầu của khu vực, và dễ so sánh với chuẩn năng lực điều dƣỡng các nƣớc. Tài liệu Chuẩn năng lực cơ bản Điều dƣỡng Việt Nam đƣợc cấu trúc thành 03 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí. [13‟] Ngay từ năm 2013, Bộ Y tế đã nhận định trong tƣơng lai gần, nhu cầu chăm sóc y tế sẽ cân bằng hơn giữa khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc. Đòi hỏi cần có định hƣớng phát triển nguồn nhân lực điều dƣỡng, hộ sinh phù hợp hơn về số lƣợng và cơ cấu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng tăng của ngƣời dân. Đồng thời, hội nhập khu vực và quốc tế vừa là cơ hội vừa là thách thức để phát triển nguồn nhân lực điều dƣỡng [6‟]. Đông Nam Á là một mô hình thu nhỏ của sức khỏe toàn cầu. Sự phát triển hệ thống y tế trong khu vực vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các nƣớc thành viên. Ban đầu, Philippines và Indonesia có chính sách tích cực xuất khẩu nhân viên y tế, đặc biệt là điều dƣỡng, để tạo ra ngoại hối. Việt Nam cũng có nhiều chính sách đổi mới để tăng cƣờng chất lƣợng nguồn nhân lực y tế. Những xu hƣớng này có thể sẽ tăng cƣờng ở tất cả các nƣớc trong khu vực khi Hiệp định các quốc gia Đông Nam Á về dịch vụ đi vào hành động thực sự. Không thể phủ nhận rằng sự hợp tác khu vực lớn hơn nhiều sẽ tăng cƣờng chất lƣợng chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân trong khu vực, thông qua việc chia sẻ các nguồn lực y tế, xúc tác cho sự đoàn kết khu vực lớn hơn về sức khỏe [14‟]. Ngày 27 tháng 5 năm 2020, tại Hà Nội, Hội Điều dƣỡng Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam, Hội Nữ hộ sinh Việt Nam phối hợp với Văn phòng WHO tại Việt Nam đã tổ chức Hội
- 334| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác thảo truyền thông “Năm quốc tế về iều ưỡng và hộ sinh” (Year of the Nurse and the Midwife 2020) và hƣởng ứng Chiến dịch “Điều ưỡng ngày nay” (Nursing Now), thế giới đang cần thêm 9.000.000 (9 triệu) điều dƣỡng và hộ sinh nếu muốn đạt đƣợc độ bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn cầu vào năm 2030. Tại hội nghị, Thạc sĩ Phạm Đức Mục- Chủ tích Hội Điều dƣỡng Việt Nam cho biết tính đến năm 2020 trên thế giới hiện có 28 triệu điều dƣỡng viên, trong đó Việt Nam đóng góp 140.000 điều dƣỡng [5‟]. 3.2. T ực trạn n iên cứu về đào tạo n uồn n ân lực điều dƣỡn Đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng là quá trình trang bị có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ theo một chƣơng trình có mục tiêu nhất định để mỗi cá nhân sau khi đƣợc đào tạo hình thành và phát triển năng lực theo những chuẩn năng lực chuyên môn nghề nghiệp điều dƣỡng, có thể chủ động thực hiện đƣợc đầy đủ chức năng, vai trò và nhiệm vụ của ngƣời điều dƣỡng trong hoạt động chuyên môn y tế. [3] WHO đã đề cập: “mục tiêu đào tạo điều dƣỡng ở khu vực Đông Nam Á và thế giới là đào tạo ra những điều dƣỡng viên chuyên nghiệp có khả năng thực hành nghề nghiệp dựa trên bằng chứng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngƣời dân, có khả năng làm việc nhóm và có khả năng học tập suốt đời.” [12‟] Bộ Y tế nhận định và đƣa ra các giải pháp để tăng cƣờng mạng lƣới y tế cơ sở hƣớng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nhân lực y tế trong đó có điều dƣỡng, làm công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt ở khu vực khó khăn, ƣu tiên ngƣời địa phƣơng [15‟]. WHO nhận định đƣợc sự cần thiết phải cải thiện trong đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng và hộ sinh. Công nhận sự tham gia tích cực của điều dƣỡng và nữ hộ sinh trong việc lập kế hoạch, phát triển, thực hiện và đánh giá chính sách và chƣơng trình hệ thống y tế. WHO tăng cƣờng đổi mới các chính sách để tăng cƣờng số lƣợng đào tạo và sự kết hợp các kỹ năng điều dƣỡng đáp ứng nhu cầu y tế của đất nƣớc và phù hợp với bối cảnh hệ thống y tế. Thực hiện các chiến lƣợc để tăng cƣờng đào tạo chuyên nghiệp và thực hành lâm sàng điều dƣỡng cộng đồng lấy con ngƣời làm trung tâm [12‟]. Từ năm 2010, cùng với xu hƣớng đổi mới đào tạo, các nhà giáo dục điều dƣỡng đã thay đổi tƣ duy từ thiết kế các chƣơng trình lấy giảng viên làm trung tâm chuyển sang hệ tƣ tƣởng mới là lấy ngƣời học làm trung tâm. Mô hình giáo dục điều dƣỡng này đã cung cấp phƣơng pháp học tập tích cực nhằm thúc đẩy tƣ duy phản biện và các kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề cho điều dƣỡng [16‟]. Christine Tanner xác định sự cần thiết phải thay đổi trong chƣơng trình giáo dục điều dƣỡng, những thay đổi sẽ ảnh hƣởng đến cấu trúc, quy trình và kết quả của đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng. Victoria Niederhauser và cộng sự khuyến nghị nên thay đổi mô hình giáo dục điều dƣỡng truyền thống. Phù hợp với các khuyến nghị của Tanner, khuyến nghị khai thác giáo dục công lập và tƣ nhân, mở rộng thực hành lâm sàng, các mô hình liên kết đào tạo. Khuyến khích đánh giá dựa trên năng lực ngƣời học [17‟]. Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu lực lƣợng điều dƣỡng Texas (2005) xác định hai xu hƣớng làm thiếu hụt điều dƣỡng là độ tuổi trung bình của điều dƣỡng ngày càng tăng và 50% giảng viên điều dƣỡng từ 60 tuổi trở lên, 70% đủ điều kiện nghỉ hƣu trong vòng năm năm tới.
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |335 Ngoài ra, còn thiếu các không gian thực hành lâm sàng cho sinh viên điều dƣỡng, các bệnh viện và cơ sở y tế quá bận để có thể dành thời gian hƣớng dẫn cho sinh viên về tất cả các lĩnh vực của ngành y tế. Từ đó ảnh hƣởng đến khả năng đào tạo điều dƣỡng [18‟]. Về hệ thống đào tạo nhân lực y tế, nƣớc ta có ba loại trƣờng đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học. Ngoài ra các trƣờng, các viện nghiên cứu có thể đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Trong hơn hai thập kỷ qua, nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách trong giáo dục và tạo ra sự phát triển đáng kể cho hệ thống y học Việt Nam. Bên cạnh đó có các dự án nâng cao năng lực giảng dạy, các cơ sở đào tạo đều đƣợc tiếp cận với cá phƣơng pháp giảng dạy mới trong đào tạo về khối ngành sức khỏe, nâng cao năng lực đánh giá sinh viên và đổi mới chƣơng trình đào tạo. [19‟] Chƣơng trình đào tạo chuyên ngành điều dƣỡng gồm 2 hình thức: lý thuyết và thực hành lâm sàng [20‟]. Đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng cần có những mô hình giảng dạy sáng tạo và hiệu quả, dễ chuyển tải và tiết kiệm. Mô hình tƣ duy của Dweck (2006) khai thác sức mạnh định hƣớng của các yếu tố phi nhận thức nhƣ động lực, nỗ lực và tính kiên trì trong học tập để hình thành nhận thức của ngƣời học về trí thông minh để phát triển năng lực cá nhân. Mọi cá nhân đều sở hữu nhận thức về trí thông minh nền tảng học tập lâu bền này kích thích tinh thần trách nhiệm và quyền tự quyết sẽ dẫn đến thành công trong đào tạo nhân lực điều dƣỡng [21‟]. 3.3. Thực trạng nghiên cứu về ứng dụn KHCN tron đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng Các giảng viên điều dƣỡng ngày một tăng cƣờng việc thực hiện các hoạt động học tập lấy ngƣời học làm trung tâm nên sẽ có nhiều hơn việc sử dụng các công nghệ đổi mới để giúp họ đạt đƣợc mục tiêu này. Có một số nghiên cứu hạn chế về kinh nghiệm của giảng viên trong việc áp dụng các công nghệ đổi mới. Để áp dụng hiệu quả các đổi mới về KHCN trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng cần ba yếu tố: Thứ nhất, lợi ích đổi mới KHCN với quá trình đào tạo. Các giảng viên ủng hộ việc đổi mới vì nó tạo điều kiện và nâng cao kinh nghiệm giảng dạy của họ, đồng thời tiết kiệm thời gian cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Sinh viên sử dụng hiệu quả hơn thời gian học tập trên lớp. Thứ hai,các nhà lãnh đạo hành chính có sự cam kết đổi mới, sự đổi mới phải đƣợc giới thiệu ngay từ học kỳ đầu tiên và duy trì trong suốt qua trình đào tạo. Thứ ba, chi phí đổi mới, bởi vì ngƣời học dƣợc cho là đóng góp một khoản chi phí bổ sung cho việc đổi mới, học quan tâm đến các học bổng, các chế độ giảm học phí và ngƣời học có khả năng tiếp cận sự đổi mới thuận lợi hơn nếu chi phí học tập giảm thiểu [22‟]. Mary Ellen Smith Glasgow và cộng sự nhấn mạnh sự cần thiết của các phƣơng pháp thực hành điều dƣỡng và hợp tác để phát triển chƣơng trình giảng dạy. Họ xác định cụ thể sự cần thiết của giáo dục sử dụng KHCN, các phƣơng pháp tiếp cận liên ngành để nâng cao hiệu quả đào tạo và cần có chính sách hỗ trợ kinh tế trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng. [17‟]. Tác giả Kikuchi R. tổng hợp rằng: Việc áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo khoa học điều dƣỡng đã tăng lên trong những năm gần đây. Trong hầu hết các nghiên cứu, công nghệ trí tuệ nhân tạo đã giúp đạt đƣợc nhiều mục đích đề ra. Để mở rộng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo cho khoa học điều dƣỡng, cần phải có một phƣơng pháp tiếp cận liên ngành, liên quan đến bộ phận khoa học dữ liệu và tin học, xây dựng một bộ dữ liệu mạnh mẽ với lƣợng thông tin
- 336| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác lớn. Công nghệ trí tuệ nhân tạo có thẻ áp dụng ở nhiều khía cạnh khác nhau trong khoa học điều dƣỡng, từ khâu đào tạo, đến chăm sóc và quản lý sức khỏe [23‟]. Voutilainen, A. và cộng sự đã đề xuất: nếu phƣơng pháp e-learning đƣợc thử nghiệm chứng minh hiệu quả hơn phƣơng pháp thông thƣờng, nó có khả năng cải thiện đáng kể kết quả học tập. Qua phân tích, nhóm tác giả kết luận tƣơng tự nhƣ các phân tích tổng hợp gần đây nhất về các nghiên cứu liên quan đến e-learning, mô phỏng và học tập dựa trên vấn đề trong giáo dục điều dƣỡng. Dựa trên những phát hiện hiện tại cũng nhƣ các phân tích tổng hợp trƣớc đây liên quan đến e-learning trong giáo dục điều dƣỡng hiệu quả của e-learning khác nhau giữa hai mục tiêu đào tạo cải thiện kiến thức điều dƣỡng và cải thiện kỹ năng điều dƣỡng [24‟]. Nghiên cứu của tác giả Roney Linda N. cùng cộng sự đã cho thấy việc giảng dạy nội dung sách giáo khoa có mức độ sử dụng công nghệ vừa phải còn trong quá trình đào tạo điều dƣỡng trên lâm sàng hoặc ở phòng phòng thí nghiệm có mức độ sử dụng KHCN cao hơn. Gần nhƣ có sự thống nhất chung rằng việc tích hợp KHCN trong việc giảng dạy sinh viên điều dƣỡng là điều cần thiết để trang bị cho các điều dƣỡng tƣơng lai, nhƣng hiện tại vẫn chƣa có sự nhất trí cao về cách thức để đạt đƣợc mục tiêu này. Cần có những nỗ lực đáng kể để sử dụng các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng trực tuyến nhƣ một nguồn tài nguyên tuyệt vời dành cho các giảng viên điều dƣỡng [25‟]. 4. KẾT LUẬN Đối với đào tạo nhân lực điều dƣỡng, việc vận dụng KHCN là khác nhau trong hai loại hình đào tạo chuyên ngành: thực hành lâm sàng và lý thuyết. Khi học lý thuyết, cũng tƣơng tự nhƣ trong đào tạo lý thuyết của đa số các ngành đào tạo khác. Ngƣời học đƣợc tiếp cận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau: giáo viên, sách, báo, bảo tàng, các học liệu mở, học qua internet. Việc khai thác tìm hiểu những thông tin nào là hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu, kinh nghiệm của ngƣời học. Ngƣời học có thể theo dõi bài giảng trực tuyến hoặc có thể học tập bất cứ lúc nào, nộp bài tập cho giáo viên, thảo luận trong forum, thực hiện các bài kiểm tra. Đồng thời việc mô phỏng các cấu trúc giải phẫu cũng sẽ linh hoạt và trực quan hơn thông qua hệ thống các phần mềm giải phẫu, hoặc các video trong hệ thống dữ liệu toàn cầu. Học thực hành lâm sàng để đào tạo các kỹ năng và thái độ trong thực hành nghề nghiệp điều dƣỡng. Chính vì vậy việc học tập trực tiếp trên ngƣời bệnh cần tạo ra ƣu thế lớn hơn so với việc học tập trực tuyến. Ví dụ trong các kỹ năng giao tiếp ngƣời bệnh, việc thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dƣỡng phải thành thạo, kỹ năng tƣ vấn- giáo dục sức khỏe và nhận định ngƣời bệnh thực tế trên lâm sàng. Để tạo nên những kỹ năng thuần thục, những thái độ tiêu chuẩn trong hành nghề, hoàn toàn có thể ứng dụng KHCN. Ví dụ: Sử dụng các mô hình tiện ích để học tiền lâm sàng sẽ rất trực quan đẻ chuyển giao cho ngƣời học từ kiến thức lý thuyết sang kỹ năng thực hành lâm sàng. Các nhà sản xuất ngày càng tạo ra đƣợc nhiều mô hình giống với ngƣời bệnh thực tế. Sự phát triển của KHCN đã tạo nên thị trƣờng rộng lớn các trang thiết bị y tế, từ đó, các cơ sở đào tạo có thể mua sắm để trang bị cho công tác đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng ở giai đoạn tiền lâm sàng. Nhƣ vậy, khi thực hành lâm sàng tại các cơ sở y tế, các kỹ năng thao tác trên máy móc, thiết bị y tế của ngƣời học đƣợc chính xác và linh hoạt. Từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực điều dƣỡng. Để ứng dụng hiệu quả KHCN trong đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng cần tác động vào ba yếu tố: Ngƣời dạy, ngƣời học và môi trƣờng giảng dạy. Trƣớc nhu cầu tăng về số lƣợng và chất lƣợng sinh viên điều dƣỡng đòi hỏi cần có đội ngũ giảng viên điều dƣỡng mạnh cả về thể
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |337 chất và tinh thần. Cần tăng cƣờng các chính sách thu hút, đầu tƣ và mở rộng các chƣơng trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cả các giảng viên chính và giảng viên thỉnh giảng trên lâm sàng. Ngoài chuyên môn sƣ phạm còn cần phát triển kỹ năng chuyên môn điều dƣỡng không loại trừ việc liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng về sử dụng các tiến bộ KHCN trong y tế và trong sƣ phạm. Đánh giá nhu cầu đào tạo của chính ngƣời học kết hợp với cơ cấu nhu cầu nhân lực để cung cấp các chƣơng trình đào tạo phù hợp với thị trƣờng. Duy trì lấy ngƣời học làm trung tâm để đánh giá và cải thiện chƣơng trình đào tạo. Đầu tƣ hơn nữa vào môi trƣờng đào tạo, từ phƣơng tiện giảng dạy nhƣ hệ thống các phòng thực hành tiền lâm sàng, phòng thí nghiệm khoa học cơ sở tiện nghi, cập nhật kịp thời các ứng dụng KHCN để sinh viên có điều kiện thực hành thuần thục trƣớc khi thực hành trên lâm sàng các bệnh viện, cơ sở y tế, tạo tiền đề cho nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ chăm sóc y tế trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế. Đề xuất một số giải pháp cải thiện đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng: Thứ nhất, mở rộng năng lực đào, kêu gọi các nguồn đầu tƣ cả công lập và tƣ nhân để củng cố, xây dựng các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực điều dƣỡng. Đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực tại địa phƣơng cả về nguồn giảng viên và ngƣời học, hỗ trợ các nỗ lực đào tạo điều dƣỡng đại học tại địa phƣơng. Thứ hai, tuyển dụng nhân lực cho giảng dạy điều dƣỡng, phân bổ các quỹ đầu tƣ cho mở rộng các chƣơng trình Thạc sĩ và Tiến sĩ điều dƣỡng trong và ngoài nƣớc để chuẩn bị nguồn lực cho công táo đào tạo. Miễn học phí cho các sinh viên điều dƣỡng có tiềm năng và cam kết giảng dạy tại trƣờng. Thứ ba, phát triển các con đƣờng mới cho nghề điều dƣỡng, đẩy mạnh truyền thông phát triển kế hoạch mở rộng hƣớng nghiệp Điều dƣỡng ở các trƣờng trung học, chƣơng trình giảng dạy sẽ tập trung vào toán học và khoa học, hỗ trợ tìm việc làm và tƣ vấn nghề nghiệp. Thứ tư, tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung, nhiều dự án đang đƣợc thực hiện đƣợc tài trợ một cách sáng tạo thông qua quan hệ đối tác công lập và tƣ nhân, các nhà lãnh đạo hành chính nỗ lực tìm kiếm thêm nguồn vốn cho giáo dục điều dƣỡng từ chính phủ và các cơ sở tƣ nhân. Thứ năm, tăng cƣờng kiến thức về thông tin cho cả giảng viên và sinh viên điều dƣỡng: sự hiểu biết và tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân nhận ra khi nào cần thông tin và có khả năng xác định, đánh giá và sử dụng hiệu quả thông tin cần thiết, một y tá có tay nghề cao cần đƣợc có khả năng sử dụng và quản lý hiệu quả công nghệ trong việc tăng cƣờng thực hành lâm sàng. Thứ sáu, tăng cƣờng sự cộng tác liên ngành, Bằng cách học trong các nhóm liên ngành, sinh viên sẽ đƣợc tiếp xúc với các kỹ năng cụ thể cần thiết trong chƣơng trình giảng dạy độc đáo của ngành học, chƣơng trình giảng dạy điều dƣỡng không chỉ bao gồm tin học dành riêng cho điều dƣỡng mà còn phải mở học tin học các ngành y tế khác nhƣ nhau để trở thành chuyên gia của hệ thống E-Health hợp tác trong tƣơng lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Thị Bích Nguyệt (2021), “Vai trò của việc ứng dụng công nghệ trong dạy và học đại học hiện nay”, Tạp chí công thương, 12. [2]. Mai Trọng Nhuận cùng cộng sự (2019), “Một số giải pháp đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học, công
- 338| Phần III. Ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong giáo dục và các lĩnh vực khác nghệ Trái Đất - Mỏ - Môi trƣờng”, Tạp chí Khí tượng Thủy văn Số phục vụ Hội thảo chuyên đề, 13-25. [3]. Ruifang Zhu, Yanbing Su, Chichen Zhang, Qi Yu. (2019), “The application of big data and the development of nursing science: A discussion paper”, International Journal of Nursing Sciences, 229-234. [4]. Lê Thị Thu (2019), “Về công tác đào tạo nguồn nhân lực ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý Nhà nư c. [5]. Công oàn Y tế Việt Nam hưởng ứng Năm quốc tế về Điều ưỡng và Hộ sinh 2020, http://congdoanytevn.org.vn/pages/news/18066/Cong-doan-Y-te-Viet-Nam-huong-ung-Nam-quoc- te-ve-Dieu-duong-va-Ho-sinh-2020.html , xem 15/2/2022. [6]. Quyết ịnh số 1215/QĐ-BYT ngày 12/4/2013 của Bộ Y tế về việc Ban hành “Chương trình Hành ộng quốc gia về tăng cường công t c iều ưỡng, hộ sinh giai oạn từ nay ến 2020”. [7]. Tạ Thành Văn, Kim Bảo Giang (2020), Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế chất ượng cao, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Đổi mới Giáo dục và Đào tạo vì mục tiêu phát triển bền vững: Hà Nội 2020, Trang 81-86. [8]. Nghị quyết của Bộ chính trị số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình m i. [9]. Henderson. LN, Tulloch. J. (2008), “Incentives for retaining and motivating health workers in Pacific and Asian countries”, Hum Resources for Health, 6, 18. [10]. Churnrurtai Kanchanachitra, Magnus Lindelow, Timothy Johnston et-al (2011), “Human resources for health in southeast Asia: shortages, distributional challenges, and international trade in health services”, The Lancet, 377(9767), 769-781. [11]. Yan Jean et-al (2010), Nursing and midwifery services: Strategic directions 2011-2015, World Health Organization, Geneva. [12]. WHO (2011), Strengthening nursing and midwifery, Sixty-fourth World health assembly - Resolutions and decisions Annexes, Geneva, 16–24 May 2011, World Health Organization, 13-16. [13]. Quyết ịnh số 1352/QĐ-BYT ngày 24/4/2012 của Bộ Y tế về việc Ban hành “Chuẩn năng ực cơ bản của Điều ưỡng Việt Nam”. [14]. Acuin, J., Firestone, R., Htay et-al (2011). “Southeast Asia: an emerging focus for global health”, The Lancet, 377(9765), 534–535. [15]. Nhóm Đối tác y tế (2016), Báo cáo chung t ng quan Ngành Y tế năm 2015 Tăng cường y tế cơ sở hư ng t i bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tháng 6 năm 2016. [16]. Stanley, Mary Jo C.; Dougherty, Jacalyn P. (2010), “A Paradigm Shift in Nursing Education: A new model”, Nursing Education Perspective, 31(6), 378-380. [17]. Fitzpatrick, Joyce J. (2010), “The Future of Nursing (Our future): Leading Change, Advancing Health”, Nursing Education Perspective, 31(6), 346. [18]. Nguyễn Minh Lợi (2017), Quản ý nhà nư c về ào tạo nguồn nhân lực iều ưỡng ở việt nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính quốc gia. [19]. Pelayo, Lula W. (2013), “Responding to the Nursing Shortage: Collaborations in an Innovative Paradigm for Nursing Education”, Nursing Education Perspective, 34(5), 351-352. [20]. Thông tƣ Số: 33/2014/TT-BGDĐT ngày 02/10/2014 Thông tư an hành quy ịnh về tiêu chuẩn nh gi chất ượng chương trình ào tạo iều ưỡng trình ộ ại học, cao ẳng.
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |339 [21]. Williams, Cheryl A. (2018), “Mindsets May Matter in Nursing Education”, Nursing Education Perspectives, 39(6), 373-374. [22]. Fiedler Ruth, Giddens Jean, North Sarah (2014), “Faculty Experience of a Technological Innovation in Nursing Education”, Nursing Education Perspectives, 35(6), 387-391. [23]. Kikuchi, R. (2020), Application of artificial intelligence technology in nursing studies: A systematic review, On - Line Journal of Nursing Informatics, Vol.24, 1. [24]. Voutilainen, A., Saaranen, T., & Sormunen, M. (2017), “Conventional vs. e-learning in nursing education: A systematic review and meta-analysis”, Nurse Education Today, 50, 97–103 [25]. Roney Linda N., Westrick Susan J., Acri Mary C. et-al (2017), “Technology Use and Technological Self-Efficacy Among Undergraduate Nursing Facult”, Nursing Education Perspectives, 38(3), 113-118.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chuyên đề Quản lý bệnh viện: Phần 2
234 p | 467 | 97
-
Ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán viêm gan virus C
5 p | 223 | 50
-
Công nghệ thuộc da (TS. Nguyễn Quang Khuyến) - Chương 4 (tt)
26 p | 195 | 45
-
Những vấn đề khoa học và ứng dụng của dấu vân tay ít được biết đến
8 p | 87 | 12
-
Công dụng của cây hoàn ngọc với bệnh ung thư
4 p | 157 | 10
-
Xây dựng quy trình ứng dụng phần mềm công nghệ 3D để chẩn đoán và điều trị phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mặt
7 p | 107 | 10
-
Giáo trình hướng dẫn ứng dụng lý luận nền kinh tế thị trường phát triển khoa học công nghệ p5
9 p | 80 | 4
-
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hạt nhân: Số 61/2019
45 p | 48 | 4
-
Xây dựng bản đồ công nghệ ngành sản xuất vắcxin Việt Nam
4 p | 79 | 4
-
Thực trạng ứng dụng bức xạ ion hóa trong điều trị ung thư và một số bệnh lý khác
22 p | 61 | 3
-
Phân loại hành vi nhìn của mắt theo tín hiệu điện nhãn đồ ứng dụng công cụ Labview
6 p | 51 | 3
-
Đánh giá việc ứng dụng công nghệ trong khai báo, lưu trữ và cảnh báo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang từ 2019-2020
9 p | 12 | 3
-
Các tiến bộ và ứng dụng PET/MRI trong lâm sàng
4 p | 50 | 2
-
Phỏng sinh học trong công nghệ mô và y học tái tạo
6 p | 92 | 2
-
Kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn 2016 - 2021
8 p | 7 | 1
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ CAD/CAE và công nghệ in 3D kim loại trong sản xuất răng giả
8 p | 4 | 1
-
Công nghệ nano và ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn