intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng kỹ thuật PCR-RFLP (Restriction fragment length polymorphism) xác định đột biến gen SMN1 gây bệnh thoái hóa cơ tủy

Chia sẻ: Thần Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

232
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh thoái hóa cơ tủy là bệnh lý thần kinh cơ tự do di truyền, phần lớn bệnh nhân bị đột biến mất đoạn gen SMN1 ở trên 2 allele của nhiễm sắc thể số 5. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về loại bệnh này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết "Ứng dụng kỹ thuật PCR-RFLP (Restriction fragment length polymorphism) xác định đột biến gen SMN1 gây bệnh thoái hóa cơ tủy" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng kỹ thuật PCR-RFLP (Restriction fragment length polymorphism) xác định đột biến gen SMN1 gây bệnh thoái hóa cơ tủy

ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR- RFLP (RESTRICTION FRAGMENT LENGTH<br /> POLYMORPHISM) XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GEN SMN1<br /> GÂY BỆNH THOÁI HÓA CƠ TỦY<br /> Hoàng thị Huyền*, Đỗ Thị Thanh Thủy*, Nguyễn Thị Thu Tâm*, Nguyễn Kiến Minh**,<br /> Trần Diệp Tuấn***, Nguyễn Thị Băng Sương*<br /> <br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề: Bệnh thoái hóa cơ tủy là bệnh lý thần kinh cơ do di truyền. Phần lớn bệnh nhân bị đột biến<br /> mất đoạn gen SMN1 ở trên hai allele của nhiễm sắc thể số 5. Việc xác định đột biến gen SMN1 đóng vai<br /> trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh cũng như tư vấn di truyền. Kỹ thuật PCR-RFLP được nhiều tác<br /> giả sử dụng để chẩn đoán đột biến mất đoạn SMN1 vì dễ thực hiện, tính đặc hiệu cao và giá thành rẻ hơn<br /> so với các phương pháp khác. Đối tƣợng và phƣơng pháp: Tiến hành trên 22 bệnh nhân SMA được chẩn<br /> đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, tách chiết DNA của các bệnh nhân. Thực hiện phản ứng PCR khuếch<br /> đại exon 7 và 8 của gen SMN, sau đó dùng enzyme cắt giới hạn DraI (cắt exon 7) và DdeI (cắt exon 8).<br /> Điện di sản phẩm cắt trên gel agarose 3% và phân tích kết quả. Kết quả: Phát hiện được 14 bệnh nhân<br /> đột biến mất cả 2 exon 7 và 8 của gen SMN1, 1 bệnh nhân đột biến mất exon 7 nhưng không mất đoạn<br /> exon 8 và 7 bệnh nhân không bị đột biến mất exon 7 và exon 8. Kết luận: Nghiên cứu đã hoàn thiện quy<br /> trình và ứng dụng thành công kỹ thuật PCR-RFLP trong chẩn đoán đột biến mất đoạn gen SMN1 gây<br /> bệnh SMA.<br /> Từ khóa: Thoái hóa cơ tủy, gen SMN, SMA, RFLP.<br /> <br /> TECHNICAL APPLICATION OF PCR-RFLP (RESTRICTION FRAGMENT LENGTH<br /> POLYMORPHISM) FOR DIAGNOSIS OF MUTATION SMN1 GENE WHICH CAUSES<br /> SPINAL MUSCULAR ATROPHY<br /> Hoang Thi Huyen, Do Thi Thanh Thuy, Nguyen Thi Thu Tam, Nguyen Kien Minh,<br /> Tran Diep Tuan, Nguyen Thi Bang Suong<br /> ABSTRACT<br /> Introduction: Spinal muscular atrophy (SMA) is a genetic neuromuscular disease caused by<br /> homozygous deletion of the SMN1 gene in most of patients. Detection of the SMN1 deletion is important<br /> for diagnostic purposes and for genetic counseling. We present the PCR-RFLP technique to determine<br /> SMN1 deletion, this technique is simple, specific and efficient. Patients and methods: We tested 15<br /> patients who were diagnosed SMA by clinical symptoms. Genetic screening was performed to detect the<br /> homozygous deletion of exon 7 and exon 8 in SMN1 by PCR-RFLP using DraI and DdeI. Results: Ten<br /> patients showed deletion in SMN1 gene. Conclusions: We have successfully applied the technique of<br /> PCR-RFLP for the diagnosis of spinal muscular atrophy.<br /> Keywords: Spinal muscular atrophy, SMN gene, RFLP.<br /> -----------------------------------------<br /> <br /> * Trung tâm Y sinh học phân tử, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> ** Khoa thần kinh nội tiết, Bệnh viện nhi đồng 1 TP.HCM<br /> *** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM<br /> Tác giả liên lạc: Nguyễn Thị Băng Sương, ĐT: 0914007038, email: suongnguyenmd@gmail.com<br /> <br /> 1<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh Thoái hóa cơ tủy (Spinal muscular atrophy- SMA) là bệnh lý thần kinh cơ do di truyền. Tần<br /> suất mắc bệnh ước tính vào khoảng 1/10000 trẻ sinh sống và tần suất người lành mang gen đột biến chiếm<br /> 1/40-1/50[3]. Bệnh đặc trưng bởi sự thoái hóa của các tế bào sừng trước tủy sống, dẫn đến yếu cơ đối xứng<br /> gốc chi, trương lực cơ và phản xạ gân xương giảm hoặc mất, biến dạng lồng ngực và cứng khớp. Trường<br /> hợp nặng, bệnh nhi chết trong vòng năm đầu tiên của cuộc đời do biến chứng viêm phổi và suy hô hấp.<br /> Đây là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, cả cha và mẹ là người lành mang gen bệnh, khi đó<br /> khả năng mỗi lần sinh con mắc bệnh là 25%. Về phương diện lâm sàng, người ta chia SMA thành ba thể:<br /> I, II và III dựa trên tuổi khởi phát và mức độ nghiêm trọng của bệnh [4]. Thể I được gọi là bệnh Werdnig-<br /> Hoffmann, là thể nặng nhất. Bệnh nhân mắc thể I không thể ngồi hoặc nâng đầu được. Bệnh nhân thể II<br /> có thể ngồi, bệnh nhân thể III có thể tự đứng một mình hoặc đi lại nhưng đôi khi mất khả năng đi lại vào<br /> tuổi thiếu niên, hoặc thậm chí vào tuổi trưởng thành[4].<br /> Cơ chế gây bệnh SMA là do đột biến gen SMN (survival motor neuron), gen nằm trên nhánh dài<br /> của nhiễm sắc thể số 5 (5q13), vùng này chứa nhiều trình tự lặp lại và trình tự đảo ngược. Gen SMN gồm<br /> hai bản sao SMN1 và SMN2, hai gen này có trình tự gần như giống nhau, chỉ khác nhau ở 5 nucleotid<br /> (hình 1). SMN1 nằm ở vùng telomer, còn SMN2 nằm ở vùng centromer. Cả hai gen SMN1 và SMN2 đều<br /> tổng hợp ra protein tương ứng, tuy nhiên do sự khác nhau ở một vài nucleotid nên SMN1 tổng hợp được<br /> protein có chức năng, trong khi protein do gen SMN2 tổng hợp có chức năng rất hạn chế. Các tác giả<br /> khẳng định đột biến gen SMN1 là nguyên nhân chính gây nên bệnh SMA. Theo nhiều nghiên cứu 94-<br /> 99% bệnh nhân SMA là do đột biến mất đoạn exon 7; 8 của gen SMN1, 3-6% là do đột biến điểm[1].<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Vị trí các nucleotide khác nhau của gen SMN 1 (trên) và SMN 2 (dưới)<br /> Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh SMA, phần lớn chỉ điều trị triệu chứng,<br /> hầu hết bệnh nhân tử vong sớm. Do vậy cần phải chẩn đoán đột biến gen SMN1 ở bệnh nhân, từ đó tiến<br /> hành phát hiện người lành mang gen bệnh (bố, mẹ, anh chị em,…) để quản lý và hạn chế sự lan truyền<br /> gen bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cần tiến hành chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện các thai nhi<br /> mắc bệnh để có hướng xử trí kịp thời, hạn chế được tổn thương cho gia đình và xã hội.<br /> Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: Xác định đột biến mất đoạn exon<br /> 7 và exon 8 của gen SMN1 gây bệnh thoái hóa cơ tủy.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tƣợng nghiên cứu<br /> - Nhóm nghiên cứu: 15 bệnh nhi đã được chẩn đoán lâm sàng mắc bệnh thoái hóa cơ tủy.<br /> - Nhóm đối chứng: 20 người bình thường không mắc bệnh lý gì đặc biệt. Các mẫu đối chứng này<br /> được dùng để chuẩn kỹ thuật và chạy cùng với mẫu bệnh nhân.<br /> Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> Tách chiết DNA tổng số.<br /> - Bước 1: Thu 2 ml máu tĩnh mạch chống đông EDTA với bệnh nhi.<br /> - Bước 2: Sử dụng 200 µl máu tĩnh mạch chống đông EDTA để tách chiết DNA tổng số, sử dụng<br /> bộ QIAamp DNA Blood mini kit (Qiagen).<br /> <br /> 2<br /> - Bước 3: Hòa mẫu DNA trong 200 µl TE 1X, bảo quản -200C.<br /> Kiểm tra độ tinh sạch DNA bằng máy đo quang phổ<br /> Sử dụng 1-5 µl DNA sau khi tách chiết, kiểm tra bằng hệ thống máy định lượng quang phổ DNA<br /> Nanodrop 2000c. Độ tinh sạch nằm trong khoảng 1,8 đến 2,0 mới được sử dụng để tiến hành phản ứng<br /> tiếp theo<br /> Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction).<br /> Khuếch đại exon 7 và exon 8 của gen SMN bằng kỹ thuật PCR, sử dụng cặp mồi đặc hiệu cho từng<br /> exon, các hóa chất cung cấp bởi hãng Takara, phản ứng PCR được thực hiện trên máy khuyếch đại gen<br /> Eppendorft.<br /> Kỹ thuật điện di thường trên gel agarose.<br /> Kiểm tra sản phẩm PCR đặc hiệu exon 7 và 8 trên gel agarose 3%, đệm TBE 1X.<br /> Phản ứng cắt DNA sử dụng Enzyme giới hạn<br /> - Cắt sản phẩm PCR exon 7 bằng enzyme DraI<br /> - Cắt sản phẩm PCR exon 8 bằng enzyme DdeI<br /> - Ủ 370C trong 2-3 tiếng.<br /> Điện di sản phẩm PCR.<br /> Sản phẩm PCR sau khi cắt bằng enzyme giới hạn được điện di trên gel agarose nồng độ 3%, đọc kết<br /> quả trên máy geldoc. Mẫu bệnh nhân luôn được tiến hành cùng với mẫu người bình thường và mẫu chứng<br /> dương (người mắc bệnh SMA đã biết kết quả trước là bị đột biến mất đoạn exon 7 và 8 của gen SMN1).<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Kết quả bệnh nhân không bị đột biến mất đoạn exon 7,8<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Kết quả điện di sản phẩm cắt bằng DraI (exon 7) và DdeI (exon 8) của bệnh nhân S01<br /> <br /> Nhận xét:<br /> Hình ảnh điện di sản phẩm cắt của exon 7 cho thấy mẫu người bình thường và mẫu bệnh nhân S01<br /> xuất hiện 2 vạch có kích thước 190 bp (tương ứng với gen SMN1) và 170 bp (tương ứng với gen SMN2).<br /> Trong khi đó ở mẫu đối chứng dương (người bị mất đoạn exon 7 của SMN1) chỉ xuất hiện 1 vạch kích<br /> thước 170 bp (tương ứng với gen SMN2) mà không hiện diện vạch 190 bp. Điều này chứng tỏ bệnh nhân<br /> S01 không bị đột biến mất exon 7 của SMN1.<br /> Phân tích tương tự hình ảnh sau cắt của exon 8 ta thấy, mẫu người bình thường và bệnh nhân S01<br /> xuất hiện 3 vạch 190 bp (tương ứng với gen SMN1) và 2 vạch của gen SMN2 có kích thước 120 và 70 bp.<br /> Trong khi đó mẫu chứng dương (người bị mất đoạn exon 8 của gen SMN1) chỉ xuất hiện 2 vạch 120 và<br /> 70 bp của gen SMN2 mà không xuất hiện vạch 190 bp. Như vậy bệnh nhân S01 không bị đột biến mất<br /> đoạn exon 8 của gen SMN1.<br /> <br /> <br /> 3<br /> Kết quả bệnh nhân bị đột biến mất đoạn exon 7,8<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Kết quả điện di sản phẩm cắt bằng DraI (exon 7) và DdeI (exon 8) của bệnh nhân S04<br /> <br /> Nhận xét:<br /> Phân tích kết quả của exon 7 ta thấy ở mẫu người bình thường xuất hiện 2 vạch tương ứng với<br /> exon 7 của gen SMN1 (190 bp) và của gen SMN2 (170 bp). Trong khi đó ở mẫu chứng dương và bệnh<br /> nhân S04 chỉ xuất hiện vạch 170 bp. Như vậy bệnh nhân bị mất đoạn exon 7 của gen SMN1.<br /> Kết quả exon 8 cho thấy mẫu chứng dương và bệnh nhân có hình ảnh điện di như nhau, đều xuất<br /> hiện 2 vạch là sản phẩm cắt của exon 8 thuộc gen SMN2, trong khi đó không xuất hiện vạch 190 bp của<br /> SMN1. Như vậy bệnh nhân bị đột biến mất đoạn exon 8 của SMN1.<br /> Kết quả bệnh nhân bị đột biến mất đoạn exon 7 nhƣng không mất đoạn exon 8<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Kết quả điện di sản phẩm cắt bằng DraI (exon 7) và DdeI (exon 8) của bệnh nhân S10<br /> <br /> Nhận xét:<br /> Kết quả exon 7 của mẫu bệnh nhân S10 không xuất hiện vạch 190 bp mà chỉ xuất hiện vạch 170 bp,<br /> kết quả này tương tự như mẫu chứng dương. Như vậy bệnh nhân bị mất đoạn exon 7.<br /> Đối với exon 8, bệnh nhân S10 có xuất hiện đủ 3 vạch như mẫu người bình thường, trong đó có<br /> vạch 190 bp của gen SMN1. Như vậy chứng tỏ bệnh nhân không bị đột biến mất đoạn exon 8.<br /> Tỷ lệ bệnh nhân SMA bị đột biến mất đoạn<br /> Vị trí đột biến Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)<br /> Đột biến mất exon 7 và 8 14 63,6<br /> Đột biến mất exon 7, không mất 1 4,6<br /> exon 8<br /> Không đột biến mất exon 7 và 8 7 31,8<br /> Tổng 22 100<br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> BÀN LUẬN<br /> Khu vực gen SMN có tính không ổn định, do vậy thường xảy ra hiện tượng xóa đoạn và chuyển đổi<br /> gen. Số lượng các đơn vị lặp lại có thể thay đối từ 0 đến 4 bản sao trên một nhiễm sắc thể. Nguyên nhân<br /> chính của sự thay đổi này là do sự trao đổi chéo không tương ứng giữa các đơn vị lặp lại trong quá trình<br /> giảm phân, dẫn đến mất một đoạn gen nào đó hoặc chuyển từ gen này sang một bản sao tương đồng khác.<br /> Liên quan đến bệnh SMA, có hai gen quan trọng nằm trong vùng lặp lại này là gen SMN1 ở telomere và<br /> SMN2 ở centromer. Trong quá trình giảm phân, gen SMN1 có thể bị đột biến mất đi hoặc chuyển thành<br /> gen SMN2. Hiện nay toàn bộ chiều dài của phân tử cDNA của SMN1 và SMN2 đã được xác định và cho<br /> thấy chúng gần như giống nhau, ngoại trừ sự khác biệt quan trọng ở hai exon 7 và exon 8. Đối với exon 7,<br /> nucleotide của gen SMN2 là T, thay vì nucleotide C ở gen SMN1. Với exon 8, nucleotide ở SMN1 là G,<br /> trong khi ở SMN2 là A (hình 1). Sự chuyển đổi nucleotide C thành T tại vị trí exon 7 làm cản trở quá<br /> trình cắt intron và nối exon trong quá trình hoàn thiện phân tử mRNA, hậu quả là đa số phân tử mRNA<br /> của SMN2 không có exon 7, do vậy protein do gen SMN2 tổng hợp không được ổn định và bị thoái hóa<br /> nhanh chóng ở trong cơ thể. Trong khi đó mRNA của SMN1 chứa đầy đủ các exon được phiên mã từ gen<br /> SMN1 và tổng hợp được phân tử protein có chức năng[1][3][8].<br /> Các nhà khoa học khẳng định đột biến gen SMN1 là nguyên nhân chính gây nên bệnh SMA.<br /> Nghiên cứu của Wirth đưa ra kết luận đột biến mất đoạn SMN1 chiếm đa số ở bệnh nhân SMA, tác giả<br /> cũng cho rằng SMN2 không liên quan chặc chẽ đến bệnh SMA vì 26% người bình thường trong quần thể<br /> nghiên cứu thiếu cả hai bản sao của gen SMN2[9]. Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy đột biến mất<br /> đoạn exon 7 của SMN1 đóng vai trò chính trong cơ chế gây bệnh SMA trong khi vai trò của exon 8 là thứ<br /> yếu. Mất đoạn exon 7 luôn gây biểu hiện kiểu hình. Cobben (1995), Rodrigues (1995) cho thấy tất cả các<br /> bệnh nhân SMA thể I đều bị đột biến mất cả hai exon 7 và 8, trong khi đó có 5-6% bệnh nhân SMA thể II<br /> bị đột biến exon 7 nhưng không đột biến exon 8[2][7]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1/22 bệnh nhân<br /> bị đột biến mất exon 7 nhưng exon 8 hoàn toàn bình thường.<br /> Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán di truyền bệnh SMA nhưng phương pháp RFLP vẫn<br /> được nhiều tác giả sử dụng vì tính ổn định, dễ thực hiện và có giá thành phù hợp hơn so với các phương<br /> pháp khác. Tác dụng của enzyme cắt giới hạn rất đặc hiệu nên phương pháp này cho kết quả âm tính giả<br /> rất thấp. Để khảo sát exon 7 của gen SMN chúng tôi sử dụng enzyme DraI, có tác dụng cắt tại vị trí<br /> TTT^AAA. Trình tự này hiện diện ở gen SMN2, do vậy DraI cắt sản phẩm PCR của SMN2 (190 bp)<br /> thành 2 đoạn 170 bp và 20 bp. Trong khi đó ở SMN1 nucleotid T bị thay thế bằng C nên SMN1 không có<br /> trình tự TTTAAA như ở SMN2 mà thay bằng trình tự TTCAAA. Như vậy enzyme DraI không thể cắt<br /> sản phẩm PCR của SMN1 (hình 5). Kết quả khi điện di sản phẩm cắt của người bình thường ta sẽ thu<br /> được 3 vạch: 190 bp, 170 bp và 20 bp. Tuy nhiên vạch 20 bp có kích thước nhỏ sẽ không quan sát được<br /> khi điện di trên gel agarose 2%, do vậy hình ảnh điện di sẽ xuất hiện 2 vạch 190 (tương ứng với gen<br /> SMN1) và 170 (tương ứng với gen SMN2). Ở bệnh nhân bị đột biến mất đoạn exon 7 của gen SMN1 thì<br /> kết quả điện di chỉ xuất hiện 1 vạch của gen SMN2 có kích thước 170 bp (hình 3).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 5. Vị trí và sản phẩm cắt của enzyme DraI<br /> <br /> <br /> 5<br /> Để khảo sát exon 8 chúng tôi sử dụng enzyme DdeI. Enzym này sẽ cắt exon 8 của SMN2 thành 2<br /> đoạn 120 bp và 70 bp nhưng không cắt exon 8 của SMN1 do sự thay đổi nucleotide từ A (gen SMN2)<br /> thành G trên gen SMN1. Như vậy điện di sản phẩm cắt của người không mất đoạn exon 8 sẽ xuất hiện 3<br /> vạch: 190 bp, 120 bp và 70 bp. Trong khi đó kết quả của bệnh nhân bị mất đoạn exon 8 chỉ xuất hiện 2<br /> vạch 120 bp và 70 bp (hình 3). Quy trình xác định đột biến gen SMN1 của chúng tôi được tiến hành<br /> tương tự như nghiên cứu của Pieri và của Qu YJ [5][6].<br /> Trong 22 bệnh nhân SMA được phân tích gen chúng tôi phát hiện được 15 bệnh nhân bị đột biến<br /> mất đoạn SMN1 và 7 bệnh nhân không đột biến mất đoạn exon 7 và 8. Tỷ lệ 15/22 (68,2%) bệnh nhân<br /> SMA có đột biến mất đoạn SMN1 thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Pieri cho thấy 95% bệnh nhân<br /> SMA mang đột biến mất đoạn đồng hợp tử gen SMN1[5]. Zeng nghiên cứu trên 23 gia đình bệnh nhân<br /> SMA và phát hiện 21/23 bệnh nhân mang đột biến mất đoạn đồng hợp tử SMN1, chiếm tỷ lệ 91% [10]. Tỷ<br /> lệ phát hiện đột biến trong nghiên cứu chúng tôi thấp có thể do cỡ mẫu còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc<br /> chẩn đoán SMA ở Việt Nam chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng mà không có các xét nghiệm cận<br /> lâm sàng đặc hiệu như sinh thiết cơ, hóa mô miễn dịch,… do vậy sai sót trong chẩn đoán là điều khó tránh<br /> khỏi. Mặt khác bên cạnh đột biến mất đoạn, có 3-6% bệnh nhân bị đột biến điểm, có thể ở Việt Nam tỷ lệ<br /> bệnh nhân SMA mang đột biến điểm cao hơn các nước khác. Muốn xác định bản đồ đột biến gen SMN1<br /> ở người Việt Nam, cần phải tiến hành nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn. Chúng tôi vẫn tiếp tục tiến hành<br /> nghiên cứu này, bên cạnh kỹ thuật RFLP chúng tôi sẽ sử dụng một số kỹ thuật hiện đại để phát hiện các<br /> dạng đột biến khác của gen SMN1 cũng như phát hiện được người lành mang gen bệnh. Hy vọng trong<br /> thời gian tới chúng tôi sẽ đưa ra được các dạng đột biến gen SMN1 và tỷ lệ của chúng ở bệnh nhân SMA<br /> Việt Nam.<br /> KẾT LUẬN<br /> Nghiên cứu đã thành công trong việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật PCR-RFLP và ứng dụng thành<br /> công kỹ thuật này trong chẩn đoán bệnh thoái hóa cơ tủy ở bệnh nhân Việt Nam. Đây là kỹ thuật đơn<br /> giản, dễ thực hiện nhưng có thể phát hiện được đột biến gen SMN1 với độ chính xác cao.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> 1. Anhuf D, Eggermann T, Rudnik-Schoneborn S, Zerres K. Determination of SMN1 and SMN2 copy number using<br /> Taq Man technology. Hum Mut. 2003; 22:74-8.<br /> 2. Cobben JM, van der Steege G, Grootscholten P, de Visser M, Scheffer H, Buys CH. Deletions of the survival<br /> motor neuron gene in unaffected siblings of patients with spinal muscular atrophy. Am J Hum Genet. 1995;<br /> 57(4):805-8.<br /> 3. Kesari A, Idris MM, Chandak GR, Mittal B. Genotype-phenotype correlation of SMN locus genes in spinal<br /> muscular atrophy patients from India. Exp Mol Med. 2005; 37(3):147-54.<br /> 4. Munsat TL, Davies KE (1992) International SMA consortium meeting. Neuromuscul Disord. 1992; 2:423–428.<br /> 5. Pieri Pde C, Nogueira Jde A, Marques-Dias MJ, Resende B, Kim CA, Reed UC, Okay TS. A duplex allele-<br /> specific amplification PCR to detect SMN1 deletion. Genet Test Mol Biomarkers. 2009;13(2):205-8.<br /> 6. Qu YJ, Song F, Yang YL, Jin YW, Bai JL. Compound heterozygous mutation in two unrelated cases of Chinese<br /> spinal muscular atrophy patients. Chin Med J (Engl). 2011;124(3):385-9.<br /> 7. Rodrigues NR, Owen N, Talbot K, Patel S, Muntoni F, Ignatius J, Dubowitz V, Davies KE. Gene deletions in<br /> spinal muscular atrophy. J Med Genet. 1996; 33(2):93-6.<br /> 8. Wang CC, Chang JG, Jong YJ, Wu SM. Universal multiplex PCR and CE for quantification of SMN1/SMN2<br /> genes in spinal muscular atrophy. Electrophoresis. 2009;30(7):1102-10.<br /> 9. Wirth B. An update of the mutation spectrum of the survival motor neuron gene (SMN1) in autosomal recessive<br /> spinal muscular atrophy (SMA). Hum Mut. 2000;15:228-37.<br /> 10. Zeng J, Lin Y, Yan A, Ke L, Zhu Z, Lan F. Establishment of a molecular diagnostic system for spinal muscular<br /> atrophy experience from a clinical laboratory in china. J Mol Diagn. 2011;13(1):41-7.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 6<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0