intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng kỹ thuật PCR-SSP xác định các LOCI HLA-A, -B, -C, -DRB1, -DRB3/4/5 và –DQB1 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

97
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này được tiến hành nhằm xác định kháng nguyên HLA-A, -B, -C, -DRB1, -DRB3/4/5 và –DQB1 ở người cho và người nhận tế bào gốc tại Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Thành Phố Hồ Chí Minh, với phương pháp định type HLA ở 203 đối tượng nhờ kỹ thuật polymerase chain reaction-sequence specific primers (PCR-SSP).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng kỹ thuật PCR-SSP xác định các LOCI HLA-A, -B, -C, -DRB1, -DRB3/4/5 và –DQB1 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR-SSP XÁC ĐỊNH CÁC LOCI HLA-A, -B, -C, DRB1, -DRB3/4/5 VÀ –DQB1 TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC<br /> THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> Hoàng Thị Tuệ Ngọc*, Phan Nguyễn Thanh Vân*, Huỳnh Thị Thu Hương*, Phạm Thị Kim Ngân*,<br /> Lê Thanh Trúc*, Nguyễn Tấn Bỉnh**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Xác định kháng nguyên HLA-A, -B, -C, -DRB1, -DRB3/4/5 và –DQB1 ở người cho và người<br /> nhận tế bào gốc tại Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Thành Phố Hồ Chí Minh.<br /> Phương pháp: Định type HLA ở 203 đối tượng nhờ kỹ thuật polymerase chain reaction-sequence specific<br /> primers (PCR-SSP)<br /> Kết quả: Tổng cộng có 14 họ allele HLA-A, 25 HLA-B, 12 HLA-C, 13 HLA-DRB1, 3 HLA-DRB3, 1 HLADRB1, 2 HLA-DRB5 và 6 HLA-DQB1 được tìm thấy. Các họ alen HLA-A*11, A*02, A*24, B*15, B*46, B*07,<br /> Cw*07, Cw*08, Cw*01, DRB1*12, DRB1*09, DRB3*03, DRB3*02, DRB4*01, DRB5*01, DQB1*03 và<br /> DQB1*05 chiếm ưu thế trong nghiên cứu.<br /> Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng kỹ thuật PCR-SSP để định danh HLA đã đáp<br /> ứng được nhu cầu ghép tế bào gốc tạo máu tại BVTMHH.<br /> Từ khóa: PCR-SSP, hệ thống kháng nguyên bạch cầu người (HLA).<br /> <br /> ABSTRACT<br /> APPLICATION OF THE PCR-SSP FOR IDENTIFYING THE HLA-A, -B -C, -DRB1, -DRB3/4/5 AND –<br /> DQB1 LOCI AT THE BLOOD TRANSFUSION HEMATOLOGY HOSPITAL - HO CHI MINH CITY<br /> Hoang Thi Tue Ngoc, Phan Nguyen Thanh Van, Huynh Thi Thu Huong, Pham Thi Kim Ngan,<br /> Le Thanh Truc, Nguyen Tan Binh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 488 - 492<br /> Objective: To determine the HLA –A, -B, -C, -DRB1, -DRB3/4/5 and –DQB1 in the donors-recipients in<br /> the Blood Transfusion Hematology Hospital - Ho Chi Minh City.<br /> Methods: The HLA typing in 203 subjects was studied using the polymerase chain reaction-sequence<br /> specific primers (PCR-SSP).<br /> Results: A total of 14 HLA-A, 25 HLA-B, 12 HLA-C, 13 HLA-DRB1, 3 HLA-DRB3, 1 HLA-DRB1, 2<br /> HLA-DRB5 and 6 HLA-DQB1 alleles were found. HLA-A*11, A*02, A*24, B*15, B*46, B*07, Cw*07, Cw*08,<br /> Cw*01, DRB1*12, DRB1*09, DRB3*03, DRB3*02, DRB4*01, DRB5*01, DQB1*03 and DQB1*05 were<br /> predominant in this study.<br /> Conclusion:Our study showed the application of the PCR-SSP for identifying of the HLA alleles was<br /> responded to the hematopoietic stem cell transplatation at the Blood Transfusion Hematology Hospital - Ho Chi<br /> Minh City.<br /> Keywords: polymerase chain reaction-sequence specific primers (PCR-SSP), human leukocyte antigen<br /> system (HLA).<br /> * Bệnh Viện Truyền Máu Huyết Học Thành Phố Hồ Chí Minh<br /> ** Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br /> Tác giả liên lạc: ThS.BS. Phan Nguyễn Thanh Vân<br /> ĐT: 091.691.770<br /> <br /> 488<br /> <br /> Email: vanntp@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hệ thống kháng nguyên bạch cầu (HLA human leukocyte antigen system) là tên gọi của<br /> phức hợp hòa hợp mô chủ yếu (major<br /> histocompatibility complex - MHC) ở người. Hệ<br /> miễn dịch dùng các kháng nguyên HLA là yếu<br /> tố chính để xác định kháng nguyên phù hợp với<br /> cơ thể. Vì vậy hệ thống HLA là hàng rào chính<br /> của sự thải ghép, chỉ sau hệ kháng nguyên<br /> ABO(1,2). Các kháng nguyên HLA có vai trò quan<br /> trọng trong ghép cơ quan và được nhiều nghiên<br /> cứu quan tâm là các kháng nguyên HLA-A,<br /> HLA-B, HLA-C (HLA lớp I) và các kháng<br /> nguyên HLA-DR, HLA-DQ (HLA lớp II).<br /> HLA là một trong những hệ thống có kiểu<br /> gen phức tạp và đa dạng nhất. Kết quả của sự<br /> đa hình này là hai cá thể không có quan hệ<br /> huyết thống với nhau có tỷ lệ tương đồng trên<br /> tất cả các locus quy định HLA là rất thấp(1). Như<br /> vậy, việc xác định kiểu gen HLA là rất có ý<br /> nghĩa nhằm tìm ra người hiến tạng có tương<br /> đồng về HLA với người nhận, góp phần quan<br /> trọng vào sự thành công của các trường hợp<br /> ghép tạng. Do kháng nguyên HLA là những<br /> kháng nguyên đồng trội nên ở mỗi cá thể có sự<br /> biểu lộ cả 2 kháng nguyên tại mỗi locus (A, B,<br /> DR, …). Các kháng nguyên này có thể được<br /> định danh bằng các phương pháp định type và<br /> sự hiện diện của kháng nguyên này không ảnh<br /> hưởng gì đến việc định danh các kháng nguyên<br /> khác(2,6).<br /> Có rất nhiều phương pháp định danh HLA.<br /> Trước đây các tính đặc thù của HLA được xác<br /> định bằng huyết thanh học nhưng từ khi<br /> phương pháp PCR ra đời, các kỹ thuật định<br /> danh HLA đã có những tiến bộ đáng kể. Ngày<br /> nay, có rất nhiều kỹ thuật dựa trên PCR được<br /> phát triển cho mục đích định danh HLA, ví dụ<br /> như: PCR-SSO (polymerase chain reaction sequence specific oligonucleotides), PCR-SBT<br /> (polymerase chain reaction - sequence-based<br /> typing), PCR-SSP (polymerase chain reactionsequence specific primers)… Các phương pháp<br /> này có độ chính xác cao cũng như có tính khả<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> thi và dễ dàng chuẩn hóa quy trình hơn là<br /> phương pháp định type cổ điển bằng huyết<br /> thanh học nên ngày càng được ưu tiên lựa<br /> chọn(7).<br /> Để phục vụ cho công tác ghép tế bào gốc tạo<br /> máu tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Bệnh Viện<br /> Truyền Máu Huyết Học (BVTMHH) đã triển<br /> khai kỹ thuật PCR-SSP trong việc định danh<br /> HLA-A, -B, - DR từ năm 2004 và sau đó mở rộng<br /> thêm với việc định danh HLA-C, -DQB1 kể từ<br /> giữa năm 2010. Trong nghiên cứu này, chúng tôi<br /> trình bày kết quả của việc ứng dụng kỹ thuật<br /> PCR-SSP để xác định các loci HLA-A, -B, -C, DRB1, -DRB3/4/5 và –DQB1 tại BVTMHH trong<br /> khoảng thời gian từ tháng 06/2010 đến tháng<br /> 07/2011.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện<br /> từ tháng 06/2010 đến tháng 07/2011 tại<br /> BVTMHH trên mẫu máu ngoại vi của 203<br /> người, bao gồm các bệnh nhân có chỉ định<br /> ghép tế bào gốc tạo máu và thân nhân là<br /> người cho tế bào gốc dự kiến.<br /> Mẫu máu ngoại vi của các đối tượng nghiên<br /> cứu được thu thập trong ống chống đông bằng<br /> EDTA, sau đó được chuyển ngay đến bộ phận<br /> HLA, Khoa Miễn Dịch, BVTMHH để ly trích<br /> DNA trong ngày. DNA toàn phần được ly trích<br /> từ 200 L máu bằng QIAamp Blood Mini Kit của<br /> công ty Qiagen theo quy trình do công ty cung<br /> cấp. DNA sau khi ly trích có độ tinh sạch từ 1,6 1,9 OD, có thể được dùng để thực hiện PCR<br /> ngay hoặc được trữ ở -20oC cho đến khi sử<br /> dụng.<br /> Xác định HLA được thực hiện bằng kỹ thuật<br /> PCR-SSP với bộ xét nghiệm Micro SSPTM của<br /> công ty One Lamda. Tất cả các trường hợp đều<br /> bắt đầu bằng 3 xét nghiệm loại tổng quát<br /> (Generic) là (1) Micro SSP TM HLA Class I and II<br /> ABDR DNA Typing Tray; (2) Micro SSP TM HLA<br /> Class I C Locus Specific và (3) Micro SSP TM HLA<br /> Class II Typing Tray DQB1 only. Dựa vào kết<br /> quả phân tích các loci HLA-A, -B, -C, -DRB1, DRB3/4/5, -DQB1 từ các 3 xét nghiệm loại tổng<br /> <br /> 489<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> quát (Generic) trên, tùy từng trường hợp mà sử<br /> dụng thêm các xét nghiệm loại đặc hiệu cho<br /> từng gen (Allele Specific) phù hợp để xác định<br /> chính xác họ allele của đối tượng. Các bộ xét<br /> nghiệm gồm hai thành phần chính là các khay<br /> có sẵn primer đặc hiệu và D-mix với các thành<br /> phần có sẵn cho phản ứng PCR (Ngoại trừ Taq<br /> polymerase). Taq polymerase sử dụng trong phản<br /> ứng PCR là iTaq DNA polymerase của công ty<br /> BioRad. Dựa theo quy trình của nhà sản xuất, tất<br /> cả các phản ứng được thực hiện với thể tích tổng<br /> cộng 10 L. Phản ứng được cài đặt theo chu<br /> trình luân nhiệt như sau: 96oC trong 130 giây,<br /> tiếp theo là 63oC trong 60 giây, tiếp đó là 9 chu<br /> kỳ với bước 1 ở 96oC trong 10 giây và bước 2 là<br /> 63oC trong 60 giây, sau đó là 20 chu kỳ với bước<br /> 1 ở 96oC trong 10 giây, bước 2 là 59oC trong 50<br /> giây và bước 3 là 72oC trong 30 giây.<br /> Sản phẩm PCR được điện di trên thạch<br /> agarose 2% trong dung dịch đệm 0,5xTBE rồi<br /> được chụp hình. Kết quả được phân tích nhờ<br /> phần mềm HLA Fusion 2.0. Tần xuất các allele<br /> HLA-A, -B, -C, -DRB1, -DRB3/4/5 và –DQB1<br /> được ước tính bằng tính toán trực tiếp.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Do kháng nguyên HLA là những kháng<br /> nguyên đồng trội nên ở mỗi cá thể có sự biểu lộ<br /> cả 2 kháng nguyên tại mỗi locus. Trong nghiên<br /> cứu này, chúng tôi xác định kiểu gen HLA của<br /> 203 người, nghĩa là tại mỗi locus có tổng cộng<br /> 406 trường hợp phân tích.<br /> <br /> Phân bố các allele của HLA lớp I<br /> Sự phân bố các họ allele của HLA lớp I<br /> (HLA-A, -B và -C) trong nghiên cứu được<br /> trình bày ở Bảng 1. Nghiên cứu đã tìm thấy 14<br /> họ allele tại locus HLA-A. Trong dân số<br /> nghiên cứu, HLA-A*11 là họ allele HLA-A<br /> phổ biến nhất (chiếm 23,4%), theo sau là A*02<br /> (chiếm 22,6%) và A*24 (chiếm 19,7%). Ngoài<br /> ra, có 19 trường hợp không phân định được<br /> giữa A*02 với A*24, có 3 trường hợp không<br /> phân định được giữa A*02 với A*92. Các<br /> trường hợp này được xếp riêng vào nhóm<br /> HLA-A*02/24 và HLA-A*02/92, có tỉ lệ lần<br /> <br /> 490<br /> <br /> lượt là 4,7% và 0,7%. Như vậy trên thực tế, tỉ<br /> lệ A*02 và A*24 có thể còn cao hơn con số<br /> 22,6% và 19,7%.<br /> Tại locus HLA-B, nghiên cứu đã tìm thấy 25<br /> họ allele, trong đó phổ biến nhất là HLA-B*15<br /> (chiếm 19,2%), theo sau là B*46 (chiếm 12,8%) và<br /> B*07 (chiếm 12,5%). Có 31 trường hợp (trong<br /> tổng số 406) không phân định được chính xác<br /> họ allele, các trường hợp này chiếm 7,3% trong<br /> số HLA-B của nghiên cứu.<br /> Có 12 họ allele HLA-C được xác định qua<br /> nghiên cứu. Cw*07 là họ allele thường gặp nhất<br /> trong dân số nghiên cứu này, chiếm tỉ lệ 21,6%.<br /> Tiếp đó, các họ allele chiếm tỉ lệ cao là Cw*08<br /> (chiếm 17,5%) và Cw*01 (chiếm 16,7%). Ngoài<br /> ra, có 8 trường hợp không phân biệt được giữa<br /> Cw*08 với Cw*05 và 5 trường hợp không phân<br /> định được giữa Cw*01 với HLA-C khác. Như<br /> vậy, tỉ lệ Cw*08 và Cw*01 trên thực tế có thể còn<br /> cao hơn.<br /> Bảng 1: Phân bố tần xuất các allele HLA lớp I của<br /> 203 người<br /> HLA-A<br /> HLA-B<br /> HLA-C<br /> Họ allele Tỉ lệ% Họ allele Tỉ lệ%<br /> Họ allele Tỉ lệ%<br /> A*01<br /> 3,2<br /> B*07<br /> 12,5<br /> Cw*01<br /> 16,7<br /> A*02<br /> 22,6<br /> B*08<br /> 1,2<br /> Cw*02<br /> 0,2<br /> A*03<br /> 1,9<br /> B*13<br /> 6,6<br /> Cw*03<br /> 13,3<br /> A*11<br /> 23,4<br /> B*15<br /> 19,2<br /> Cw*04<br /> 8,6<br /> A*24<br /> 19,7<br /> B*18<br /> 3,2<br /> Cw*05<br /> 3.4<br /> A*26<br /> 2,9<br /> B*27<br /> 2,2<br /> Cw*06<br /> 3,9<br /> A*29<br /> 5,9<br /> B*35<br /> 3,9<br /> Cw*07<br /> 21,6<br /> A*30<br /> 2,9<br /> B*38<br /> 3,7<br /> Cw*08<br /> 17,5<br /> A*31<br /> 0,2<br /> B*39<br /> 1,5<br /> Cw*12<br /> 2,5<br /> A*33<br /> 8,6<br /> B*40<br /> 4,4<br /> Cw*14<br /> 0,7<br /> A*34<br /> 0,2<br /> B*44<br /> 1,5<br /> Cw*15<br /> 7,4<br /> A*68<br /> 2,9<br /> B*45<br /> 0,2<br /> Cw*16<br /> 0,2<br /> A*74<br /> 0,2<br /> B*46<br /> 12,8<br /> Cw*01/12<br /> 0,2<br /> A*02/24<br /> 4,7<br /> B*48<br /> 1,2<br /> Cw*01/14<br /> 0,7<br /> A*02/92<br /> 0,7<br /> B*51<br /> 3,9 Cw*01/03/04 0,2<br /> B*52<br /> 1,2<br /> Cw*03/05<br /> 0,7<br /> B*53<br /> 0,2<br /> Cw*06/12<br /> 0,5<br /> B*54<br /> 3,7<br /> Cw*08/05<br /> 1,5<br /> B*55<br /> 1,2<br /> Cw*12/14<br /> 0,2<br /> B*56<br /> 0,5<br /> B*57<br /> 2,5<br /> B*58<br /> 4,9<br /> B*95<br /> 0,5<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> HLA-A<br /> HLA-B<br /> Họ allele Tỉ lệ% Họ allele Tỉ lệ%<br /> B*13/44<br /> 0,2<br /> B*15/45<br /> 4,7<br /> B*15/46<br /> 0,2<br /> B*27/47<br /> 0,2<br /> B*38/39<br /> 0,5<br /> B*38/44<br /> 0,2<br /> B*39/67<br /> 0,2<br /> B*40/45<br /> 0,2<br /> B*44/51<br /> 0,2<br /> B*46/95<br /> 0,5<br /> B*54/55<br /> 0,2<br /> <br /> HLA-C<br /> Họ allele Tỉ lệ%<br /> <br /> Phân bố các allele của HLA lớp II<br /> Sự phân bố các allele HLA lớp II (HLADRB1, -DRB3/4/5 và -DQB1) được trình bày<br /> trong Bảng 2. Trong số 13 họ allele HLA-DRB1<br /> được xác định, allele DRB1*12 chiếm tỉ lệ vượt<br /> trội trong nghiên cứu, với 29,8% các trường hợp.<br /> Họ allele có tần xuất cao tiếp theo là DRB1*09<br /> (chiếm 19,4%). Tiếp theo là hai họ allele<br /> DRB1*15 và DRB1*10, với tỉ lệ lần lượt là 9,8%<br /> và 9,3%. Tất cả các trường hợp xác định HLADRB1 trong nghiên cứu đều được định rõ họ<br /> allele.<br /> Bảng 2: Phân bố tần xuất các allele HLA lớp II của<br /> 203 người<br /> HLA-DRB1<br /> HLA-DRB3/4/5<br /> HLA-DQB1<br /> Tỉ<br /> Họ allele<br /> Tỉ<br /> Họ allele<br /> Họ allele<br /> Tỉ lệ%<br /> lệ%<br /> lệ%<br /> DRB1*01 0,7<br /> DRB3*01<br /> 4,2<br /> DQB1*01 0,2<br /> DRB1*03 3,2<br /> DRB3*02<br /> 19,5 DQB1*02 4,9<br /> DRB1*04 5,4<br /> DRB3*03<br /> 26,4 DQB1*03 40,3<br /> DRB1*07 5,9 DRB3*02/03<br /> 0,5<br /> DQB1*04 3,7<br /> DRB1*08 3,6 DRB3*01/02<br /> 0,2<br /> DQB1*05 28,3<br /> DRB1*09 19,4 DRB3*01/02/03 1,9<br /> DQB1*06 11,8<br /> DRB1*10 9,3<br /> DRB4*01<br /> 32,3 DQB1*01/06 0,2<br /> DRB1*11 2,9<br /> DRB5*01<br /> 14,5 DQB1*03/04 10,1<br /> DRB1*12 29,8 DRB5*01/02<br /> 0,5 DQB1*03/06 0,5<br /> DRB1*13 4,2<br /> DRB1*14 4,6<br /> DRB1*15 9,8<br /> DRB1*16 1,2<br /> <br /> Trong dân số nghiên cứu, có 52,7% các<br /> trường hợp biểu hiện DRB3; 32,3% các trường<br /> hợp biểu hiện DRB4 và 15% các trường hợp biểu<br /> hiện DRB5. Trong các trường hợp biểu hiện<br /> DRB3, có 3 họ allele được tìm thấy trong nghiên<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> cứu là HLA-DRB3*01, DRB3*02 và DRB3*03,<br /> trong đó họ allele DRB3*03 thường gặp nhất<br /> (chiếm 26,4% trong tổng số 406 trường hợp). Tất<br /> cả các trường hợp biểu hiện DRB4 đều là<br /> DRB4*01 (chiếm 32,3%).<br /> Trong số 6 họ allele HLA-DQB1 tìm thấy<br /> trong nghiên cứu, các họ allele HLA-DQB1*03<br /> và DQB1*05 là phổ biến nhất (chiếm tỉ lệ lần<br /> lượt là 40,3% và 28,3%).<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Nghiên cứu này dựa trên phân tích các<br /> kháng nguyên HLA của bệnh nhân có chỉ định<br /> ghép tế bào gốc tạo máu tại BVTMHH và người<br /> cho tế bào gốc dự kiến là anh chị em ruột, bà con<br /> có liên hệ huyết thống của bệnh nhân nên tần<br /> suất các allele không thể đại diện cho dân số<br /> chung. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu cũng<br /> có thể đưa ra một số ước tính về các allele<br /> thường gặp ở người Việt Nam.<br /> Trong nghiên cứu này, phân tích sự phân<br /> bố các allele tại locus HLA-A cho thấy có sự<br /> tương đồng với các nghiên cứu ở các nước<br /> châu Á, trong đó các họ allele chiếm ưu thế là<br /> A*11, A*02 và A*24(3,5,7). Ở hầu hết các nghiên<br /> cứu trong dân số châu Á đều ghi nhận nhóm<br /> allele A*02 chiếm tỉ lệ cao nhất, trong khi<br /> nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ A*11 cao hơn<br /> A*02 (23,4% so với 22,6%). Tuy nhiên, có 21<br /> trường hợp (5,4%) trong nghiên cứu không<br /> phân định được A*02 với A*24 và A*92 nên có<br /> thể thực tế tỉ lệ A*02 sẽ cao hơn A*11.<br /> Khi so sánh sự phân bố của các kháng<br /> nguyên HLA-B trong nghiên cứu này với<br /> nghiên cứu của Hoa B.K. và cộng sự trên 170<br /> người Việt Nam dân tộc Kinh, chúng tôi nhận<br /> thấy có điểm chung là các allele HLA-B*15, B*46<br /> và B*07 chiếm ưu thế(3). Tuy nhiên, kết quả này<br /> có khác biệt so với các nghiên cứu khác trong<br /> quần thể dân châu Á như nghiên cứu của<br /> Chunmei Shen và cộng sự trên 516 người Trung<br /> Quốc khỏe mạnh tìm thấy các allele hay gặp<br /> nhất là HLA-B*13, B*15 và B*51 với tỉ lệ lần lượt<br /> là 11%; 9,3% và 8,5%(5). Họ allele B*40 không<br /> chiếm ưu thế trong nghiên cứu này (4,4%)<br /> <br /> 491<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br /> <br /> nhưng theo một số nghiên cứu khác thì rất<br /> thường gặp ở châu Á(4).<br /> Khi so sánh sự phân bố các allele HLA-C, DRB1, -DQB1 của nghiên cứu này với nghiên<br /> cứu của Hoa B.K. trên 170 người Việt Nam<br /> dân tộc Kinh, chúng tôi nhận thấy có một số<br /> tính chất chung là các allele Cw*01, Cw*07,<br /> Cw*08, DRB1*12, DQB1*03, và DQB1*05<br /> thường gặp nhất(3). Như vậy, cho dù dân số<br /> của nghiên cứu này là những người cho và<br /> người nhận có quan hệ huyết thống nhưng<br /> kết quả vẫn thể hiện hình ảnh đặc trưng cho<br /> dân số chung là người Việt Nam.<br /> Về mặt kỹ thuật định danh HLA dùng trong<br /> nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có một số<br /> trường hợp không phân định được rõ họ allele<br /> (5,4% các trường hợp HLA-A; 7.3% HLA-B; 3,6%<br /> HLA-C; 3,1% HLA-DRB3/4/5 và 10,8% HLADQB1). Vấn đề này là do trong giai đoạn đầu<br /> của nghiên cứu không có nhiều thông tin về các<br /> allele thường gặp, các mẫu được thực hiện với<br /> các xét nghiệm loại tổng quát (Generic) nên có<br /> nhiều trường hợp không phân định được. Dần<br /> dần, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi triển<br /> khai thêm các xét nghiệm loại đặc hiệu cho từng<br /> gen (Allele Specific) nên các trường hợp về sau<br /> đều phân định được rõ họ allele. Về mặt dịch tễ,<br /> đây là một điểm hạn chế của nghiên cứu nhưng<br /> xét về mặt thực tế lâm sàng thì vẫn chấp nhận<br /> được vì các trường hợp ghép ở BVTMHH là<br /> <br /> 492<br /> <br /> giữa các anh chị em ruột nên có thể dựa thêm<br /> vào sự tương hợp của các locus khác để tìm<br /> người cho phù hợp.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc ứng<br /> dụng kỹ thuật PCR-SSP để xác định các loci<br /> HLA-A, -B, -C, -DRB1, -DRB3/4/5 và –DQB1 đã<br /> đáp ứng được nhu cầu ghép tế bào gốc tạo máu<br /> tại BVTMHH. Đây còn là cơ sở cho việc định<br /> danh HLA cho các mẫu máu cuống rốn nhằm<br /> phục vụ việc phát triển ngân hàng máu cuống<br /> rốn tại bệnh viện.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> Choo SY. (2007). The HLA system: genetics, immunology,<br /> clinical testing, and clinical implications. Yonsei Medical Journal,<br /> 48: 11-23.<br /> Ferrer A. et al. (2005). Overview on HLA and DNA typing<br /> methods. Biotechnologia Aplicada, 22: 91-101.<br /> Hoa BK. (2008). HLA-A, -B, -C, -DRB1 and -DQB1 alleles and<br /> haplotypes in the Kinh population in Vietnam. Tissue Antigens,<br /> 71(2): 127-134.<br /> Shankarkumar U. (2010) Complexities and similarities of HLA<br /> antigen distribution in Asian subcontinent. Indian J Hum Genet,<br /> 16(3): 108-110.<br /> Shen C. (2008). Genetic polymorphisms at HLA-A, -B, and –<br /> DRB1 loci in Han population of Xi’an city in China. Croat Med J.,<br /> 49: 476-482.<br /> Sullivan KA. KIPPS TJ. (2010). Human leukocyte and platelet<br /> antigens. In: Williams Hematology, 8ed. MacGraw-Hill, Inc.<br /> International edition, New York.<br /> Zhu B. et al. (2010). Distribution of HLA-A and –B alleles and<br /> haplotypes in the Yi ethnic minority of Yunnan, China:<br /> relationship to other populations. Journal of Zhejiang<br /> University-Science, 11(2): 127-135.<br /> <br /> Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0