ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC<br />
VÀO ĐÀO TẠO TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG<br />
THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG<br />
"Nghiên cứu trường hợp điển hình về hoạt động môi trường<br />
của sinh viên Đại học Quảng Nam cùng cộng đồng ở Hội An".<br />
Chu Mạnh Trinh 1<br />
Tóm tắt: Ứng dụng luận điểm 4 trụ cột của giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo<br />
dục cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường thông qua hoạt động quản lý rác thải sinh<br />
hoạt theo phương thức phân loại rác tại nguồn ở Hội An đã và đang đáp ứng được mục<br />
đích nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, nếp sống văn minh đô<br />
thị, bảo vệ môi trường và trách nhiệm với cuộc sống, vì lợi ích mọi người, lợi ích thiên<br />
nhiên, hướng đến phát triển bền vững. Bài viết với mục tiêu mô tả sự lồng ghép luận điểm<br />
trên vào công tác truyền thông giáo dục cộng đồng bảo vệ môi trường thông qua trường<br />
hợp nghiên cứu điển hình về hoạt động môi trường của sinh viên Đại học Quảng Nam<br />
cùng cộng đồng ở Hội An. Dữ liệu được thu thập trên 15 thôn/khối của 2 xã, phường đại<br />
diện qua đo đạc thực nghiệm tại hộ gia đình, và của toàn thành phố qua đánh giá có sự<br />
tham gia, phỏng vấn nhóm dựa trên khung cấp độ đồng quản lý và phương pháp nghiên<br />
cứu hành động cùng tham gia.<br />
Keywords: 4 trụ cột giáo dục; Cộng đồng tham gia; Phân loại rác tại nguồn; Thay<br />
đổi hành vi.<br />
1. Mở đầu<br />
<br />
4 trụ cột giáo dục theo quan điểm UNESCO “học để biết, học để làm, học để cùng<br />
chung sống, học để làm người” [7] ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Học để biết. Học<br />
để có được kiến thức. Học để lĩnh hội được thông tin. Tuy nhiên, ngày nay với sự bùng nỗ<br />
của công nghệ, người học như được tắm mình trong biển cả của thông tin của tri thức. Vì<br />
vậy biết cái gì? vì sao cần phải biết? và làm thế nào để biết? là vấn đề quan trọng. Học để<br />
làm. Học để biết được cách làm. Học để làm được việc là nhu cầu của người đi học. Tuy<br />
nhiên, làm cái gì? làm cho ai? hoặc là vì sao phải làm? có làm được không? vẫn thường là<br />
các câu hỏi lớn trong xã hội. Vì vậy, học như thế nào để làm được? và làm ở đâu? cũng<br />
cần được quan tâm. Học để cùng chung sống. Đã từ lâu con người không thể tách rời khỏi<br />
gia đình, khỏi xã hội và đặc biệt trong thời đại ngày nay, con người càng không thể tách<br />
rời khỏi cộng đồng. Tuy nhiên, chung sống với ai? vì sao phải chung sống? và làm thế nào<br />
để được mọi người chấp nhận? là những câu hỏi lớn khi tiếp cận vấn đề này. Học để làm<br />
người. Học để có điều kiện khẳng định lấy mình là nhu cầu lớn đối với mỗi con người.<br />
Con người được thể hiện qua nhân cách? đạo đức?<br />
Quá trình sư phạm toàn diện bao gồm 2 quá trình bộ phận là quá trình dạy học và<br />
1<br />
<br />
TS, BQL Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm<br />
<br />
119<br />
<br />
CHU MẠNH TRINH<br />
quá trình giáo dục [2]. Quá trình dạy học cơ bản là trang bị tri thức khoa học cho người<br />
được giáo dục, trong khi quá trình giáo dục là hình thành nhân cách, hay nói cách khác là<br />
quá trình hình thành đức và tài cho người học. Giáo dục cộng đồng cũng là một quá trình<br />
giáo dục toàn diện hiện nay trong xã hội nhằm hình thành tính cách xã hội, phẩm chất tốt<br />
đẹp của mọi thành viên trong cộng đồng ấy [7]. Đối với tài nguyên và môi trường, đối<br />
tượng của giáo dục cộng đồng về lĩnh vực này được mở rộng với mọi tầng lớp trong xã<br />
hội [5]. Tuy nhiên, trong một không gian nghiên cứu nhất định, các đối tượng giáo dục<br />
gắn liền với nhà trường thường theo các trang lứa đều nhau, còn trong cộng đồng thì tính<br />
phức tạp cao hơn về các khía cạnh như tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần. Vai trò của cộng<br />
đồng, xã hội trong liên kết giáo dục với nhà trường nhằm đáp ứng được tính phức tạp của<br />
quá trình giáo dục [2]. Điều kiện làm việc của lao động sư phạm bao gồm không gian và<br />
thời gian [2], vì vậy tăng cường giáo dục cộng đồng càng tạo điều kiện thuận lợi cho lao<br />
động sư phạm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học và giáo dục.<br />
Người sinh viên được tào tạo về quản lý môi trường hôm nay sẽ là người cán bộ<br />
cộng đồng ngày mai đòi hỏi không những vững kiến thức đã học, mà còn phải biết thực<br />
hành, biết làm, biết vận động cộng đồng tham gia vào bảo vệ môi trường. Muốn vậy người<br />
cán bộ cộng đồng phải biết tập hợp được lực lượng, phải thành thạo các kỹ năng hỗ trợ<br />
cộng đồng xây dựng được tầm nhìn, triển vọng tương lai của phát triển bền vững tại địa<br />
phương, phân tích được các tình huống và giải quyết được các vấn đề theo khả năng của<br />
nội lực địa phương. Đồng thời người cán bộ cộng đồng phải hết sức mẫu mực, là tấm<br />
gương trong thực hành các nỗ lực bảo vệ môi trường [3]. Như vậy, nhu cầu của người học,<br />
người được giáo dục không chỉ là học để biết, mà học còn để làm, để cùng mọi người làm,<br />
để chung sống với cộng đồng và để có thể khẳng định lấy mình với chia sẻ trách nhiệm và<br />
lợi ích chung của mọi người của xã hội.<br />
Thông qua nghiên cứu khả thi về quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An,<br />
người sinh viên thực tập có được cơ hội lĩnh hội thông tin khoa học, tri thức xã hội, cộng<br />
đồng về tài nguyên, môi trường và rác thải chuyển đến người dân thông qua mục đích, nội<br />
dung, hình thức truyền thông và giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hành vi, hình thành<br />
thói quen, nếp sống hài hòa với thiên nhiên. Ở đây, người sinh viên được hướng dẫn thực<br />
hiện các điều tra khảo sát trực tiếp trong cộng đồng để phát hiện các quy luật phát sinh,<br />
vận hành và đến điểm cuối cùng của rác thải. Người sinh viên một lần nữa được kiểm<br />
nghiệm thực tế và đối chiếu với những kiến thức hàn lâm mà mình đã được học ở trường<br />
và từ đó hình thành nên kiến thức cho riêng mình [6]. Sinh viên được tiếp cận thiết kế bài<br />
giảng truyền thông về rác thải và quản lý rác thải cho cộng đồng. Sinh viên sẽ phải làm<br />
việc với các bên liên quan cơ bản trong cộng đồng như nhà quản lý, nhà khoa học, đồng<br />
doanh nghiệp và người dân để thuyết phục sự đồng thuận từ mọi người ở đây. Người sinh<br />
viên sẽ không thể thực hiện được nhiệm vụ này nếu như chỉ có một mình, mà phải cùng<br />
làm nhóm, có sự tổ chức và phân công một cách phù hợp. Đồng thời từ đó người sinh viên<br />
nhận ra được rằng quá trình giáo dục cộng đồng một cách toàn diện phải thực hiện bao<br />
gồm hai quá trình thành phần là quá trình truyền thông, truyền đạt, tổ chức hoạt động và<br />
quá trình giáo dục thường xuyên, liên tục thì mới chuyển đổi được hành vi, xây dựng thói<br />
quen và hình thành nhân cách [2,6]. Từ tinh thần được đào tạo và giáo dục, tham gia<br />
nghiên cứu khả thi này người sinh viên được chủ động chuyển sang vai trò là người ứng<br />
dụng luận điểm 4 trụ cột giáo dục truyền thông và giáo dục cộng đồng thông qua sản<br />
120<br />
<br />
ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC…<br />
phẩm là người dân cần được biết, hiểu, làm, hợp tác, tổ chức thực hiện, chuyển đổi hành<br />
vi, thực hiện nếp sống văn minh, tích cực bảo vệ môi trường tại địa phương.<br />
Với mô hình thí điểm về đồng quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An [3],<br />
người sinh viên vừa tác nghiệp là người thực hiện nghiên cứu vừa với vai trò là nhà khoa<br />
học, bảo tồn, giáo dục cộng đồng. Hòa nhập thành phần này, người sinh viên là người giáo<br />
dục, truyền thông và sẽ thực hiện quá trình sư phạm bao gồm 2 quá trình thành phần là<br />
truyền thông, và giáo dục. Để làm tốt công việc này người sinh viên phải thực hiện đồng<br />
thời 3 chức năng lớn là nghiên cứu, giảng dạy và giáo dục đối với nhà quản lý, doanh<br />
nghiệp và người dân, cũng như tác động đến vai trò của 4 nhà trong quá trình thực hiện<br />
mô hình [2,6].<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Đây là một nghiên cứu hành động (Participatory Action Research, PAR) của nhóm<br />
nghiên cứu và tham gia của cộng đồng dân cư địa phương từ việc phát hiện các vấn đề bất<br />
ổn trong quản lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An đến việc tìm ra và thực hiện<br />
phương cách giải quyết để tăng cường hiệu quả những nỗ lực bảo vệ môi trường thông qua<br />
ứng dụng luận điểm 4 trụ cột giáo dục vào đào tạo truyền thông giáo dục cộng đồng.<br />
2.1.1. Dữ liệu định tính<br />
Nghiên cứu đã vận dụng một số công cụ đồng tham gia để khai thác thông tin định<br />
tính từ cộng đồng. Khung phân tích DPSIR (dẫn lực, áp lực, hiện trạng, tác động, đáp ứng)<br />
hướng dẫn cộng đồng nhận định các mâu thuẫn tồn tại trong hiện trạng quản lý rác thải địa<br />
phương để đưa ra các giải pháp cần thực hiện trong quá trình đồng quản lý (ĐQL). Khung<br />
phân tích này được sử dụng định kỳ trong khoảng thời gian 2012, 2013, 2014 để xác định<br />
các mâu thuẫn, cũng như các giải pháp bổ sung thực hiện. Nguyên tắc SMART (cụ thể,<br />
lượng hóa, thực thi, hợp lý, thời gian) hướng dẫn cộng đồng chọn lựa theo thứ tự ưu tiên<br />
các hoạt động thực tiễn để thảo luận trên cơ sở cụ thể, khả thi, thiết thực và mốc thời gian<br />
của quản lý rác thải; thường đi kèm hỗ trợ cho khung phân tích DPSIR. Ma trận SWOT<br />
(điểm mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức) hướng dẫn cộng đồng nhận định về thế mạnh,<br />
điểm yếu của địa phương, cũng như phân tích các cơ hội và thách thức trong quản lý rác<br />
thải; thường đi kèm hỗ trợ cho khung phân tích DPSIR [1].<br />
2.1.2. Dữ liệu định lượng<br />
Hướng tiếp cập “Khung cấp độ đồng quản lý” theo [4], giới thiệu từ năm 2011 được<br />
vận dụng để khảo sát và thu thập thông tin về hiện trạng đồng quản lý tại địa phương.<br />
Điểm chính yếu của khung cấp độ đồng quản lý là sự kết hợp 3 thước đo mức độ hành<br />
động của cộng đồng, cấp độ đồng quản lý và cấp độ tham gia theo các bước thông tin<br />
tương ứng từ thấp đến cao (Hình 1).<br />
Nghiên cứu đã khảo sát 300 mẫu điều tra xác định theo 4 nhóm đối tượng bao gồm<br />
nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, người dân, nhà khoa học, truyền thông và khách du lịch để<br />
thu thập thông tin về quản lý rác thải sinh hoạt bao gồm phân loại, quy định, cơ sở hạ tầng<br />
thu gom, xử lý, công nghệ và đầu tư, về trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng dựa theo<br />
khung cấp độ đồng quản lý để đánh giá hiện trạng đồng quản lý theo thời gian.<br />
121<br />
<br />
CHU MẠNH TRINH<br />
<br />
Cấp độ tham<br />
gia ĐQL rác<br />
thải Hội An<br />
vào năm<br />
2014<br />
<br />
Quyết định<br />
<br />
Tự quản<br />
<br />
Thông tin<br />
<br />
Kiểm tra<br />
<br />
Tâm huyết<br />
<br />
Tư vấn<br />
<br />
Làm<br />
<br />
Hợp tác<br />
<br />
Bàn<br />
<br />
Thực thi, tuân thủ<br />
<br />
Chủ động<br />
<br />
Cố vấn<br />
Biết<br />
<br />
Thụ động<br />
Hướng dẫn<br />
<br />
Cấp độ đồng quản lý<br />
<br />
Hành động của cộng đồng<br />
<br />
Cấp độ tham gia<br />
<br />
Thời gian bắt đầu tháng 11/2012<br />
<br />
Hình 1: Khung cấp độ đồng quản lý [4]<br />
<br />
2.1.3. Hướng phân tích<br />
Dữ liệu định tính được phân tích dựa trên một số công cụ đánh giá có sự tham gia<br />
của cộng đồng. Dữ liệu định lượng được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả. Các<br />
thùng rác được đánh dấu theo thùng dễ phân hủy, thùng khó phân hủy và thùng rác tái chế<br />
hay rác ve chai. Tại mỗi thùng, rác được phân theo các nhóm dễ phân hủy, khó phân hủy<br />
và tái chế theo hướng dẫn chung của thành phố Hội An. Các nhóm rác phân loại được cân<br />
tổng khối lượng và được ghi chép theo dõi sự diễn biến của chúng theo thời gian.<br />
2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
<br />
2.2.1. Thiết kế mô hình đồng quản lý (ĐQL) rác thải sinh hoạt<br />
Sinh viên thực tập được tham gia thiết kế mô hình đồng quản lý (ĐQL) rác thải sinh<br />
hoạt theo phương thức phân loại rác tại nguồn (PLRTN) trên cơ sở khoa học về đồng quản<br />
ý, con đường đi của rác thải và định hướng chiến lược quản lý rác thải tại thành phố Hội<br />
An. Một giả định khoa học đặt ra là định hướng đó chỉ rõ rác thải được phân thành 3 nhóm<br />
riêng biệt bao gồm rác thải dễ phân hủy, rác thải khó phân hủy và rác thải tái chế hay còn<br />
gọi là rác thải ve chai ngay sau khi nó được hình thành. Hành động phân loại rác thải sinh<br />
hoạt một cách song hành tại thời điểm rác thải được hình thành gọi là phân loại rác tại<br />
nguồn. Sau đó 3 loại rác thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến các điểm cuối cùng<br />
theo đúng quy định. Rác thải tái chế sẽ được chuyển đến các cơ sở thu mua phế liệu. Rác<br />
122<br />
<br />
ỨNG DỤNG LUẬN ĐIỂM 4 TRỤ CỘT GIÁO DỤC…<br />
thải dễ phân hủy sẽ được chuyển đến nhà máy làm phân compost, hoặc các nơi làm<br />
compost hộ gia đình. Rác thải khó phân hủy sẽ được chuyển đến bãi rác Cẩm Hà. Mô hình<br />
được thực hiện mang nội dung và hình thức phát triển cộng đồng vì vậy để thuận lợi triển<br />
khai các hoạt động của mô hình ĐQL rác thải theo phương thức PLRTN cần phải xúc tiến<br />
công tác truyền thông nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng tiếp cận và tham gia<br />
các hoạt động của mô hình. Sự tham gia rộng rãi và tích cực của người dân, doanh nghiệp,<br />
nhà khoa học vào mô hình bao giờ cũng tỷ lệ thuận với hiệu quả triển khai hoạt động.<br />
Đồng thời mô hình sẽ tạo điều kiện kế thừa một cách có hệ thống và phối kết hợp với các<br />
chương trình, dự án có liên quan tại địa phương một cách phù hợp. Sinh viên được hướng<br />
dẫn xây dựng tài liệu truyền thông bao gồm tờ rơi, tài liệu hướng dẫn tập huấn kỹ thuật<br />
TOT, số tay PLRTN, hướng dẫn xây dựng kế hoạch quản lý rác thải địa phương là những<br />
phương tiện quan trọng giúp cho mô hình ĐQL PLRTN được triển khai hiệu quả. Tài liệu<br />
truyền thông dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp cận, sinh động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình<br />
chuyển hóa thông tin vào “nhận thức” của cộng đồng và từ đó phát triển thành ý thức.<br />
1.000 tờ rơi PLRTN được thiết kế và in ấn để phục vụ cho hoạt động truyền thông, tập<br />
huấn kỹ thuật trong suốt thời gian đề tài được thực hiện. Nội dung tờ rơi phản ảnh quy<br />
định của Hội An về 3 nhóm rác thải cơ bản bao gồm rác thải dễ phân hủy, khó phân hủy<br />
và tái chế hay còn gọi là rác thải ve chai [8].<br />
<br />
Hình 2: Tờ rơi PLRTN [3]<br />
<br />
123<br />
<br />