intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: ViUzumaki2711 ViUzumaki2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

90
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu một số ứng dụng lược đồ tư duy vào một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án trong giảng dạy hóa học ở trường Trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT) trong giai đoạn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 39-49<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0005<br /> <br /> ỨNG DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ<br /> CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC HOÁ<br /> HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> <br /> Nguyễn Thị Thân1 , Phạm Hồng Bắc2<br /> 1 Trường<br /> 2 Nhà<br /> <br /> Trung học phổ thông Chuyên Hà Giang, Hà Giang<br /> xuất bản Đại học Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> <br /> Tóm tắt. Lược đồ tư duy (còn gọi là sơ đồ tư duy, bản đồ tư duy, LĐTD) là một kĩ thuật<br /> dạy học đã được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt được áp dụng<br /> nhiều ở các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực phát huy khả năng tích cực, chủ động,<br /> sáng tạo của học sinh (HS). Bài báo này giới thiệu một số ứng dụng lược đồ tư duy vào<br /> một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo hợp đồng, dạy học<br /> theo góc, dạy học theo dự án trong giảng dạy hoá học ở trường Trung học phổ thông nhằm<br /> nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường Trung học phổ thông (THPT) trong<br /> giai đoạn mới.<br /> Từ khóa: Lược đồ tư duy, dạy học hoá học, trung học phổ thông, dạy học tích cực.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Trong mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới theo nghị quyết hội nghị Trung<br /> ương 8 khoá XI, đổi mới PPDH được coi là một trong những giải pháp then chốt về đổi mới căn<br /> bản toàn diện giáo dục Việt Nam. Qua thực tế áp dụng trong giảng dạy các PPDH tích cực đang<br /> triển khai hiện nay, chúng tôi nhận thấy các PPDH theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo<br /> dự án là các phương pháp dạy học phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo, phát triển kĩ năng mềm<br /> cho HS thực hiện đúng mục tiêu đổi mới giáo dục [1], [2]. Các phương pháp này đều có đặc điểm<br /> chung là chuyển nội dung bài học thành các nhiệm vụ học tập, mà khi thực hiện xong các nhiệm<br /> vụ này, HS sẽ lĩnh hội được nội dung bài học. Tuy nhiên các nhiệm vụ này thường được thực hiện<br /> một các riêng lẻ chưa có sự gắn kết với nhau. Khi sử dụng kĩ thuật LĐTD [3] bằng cách hệ thống<br /> hoá các nội dung bài học thành LĐTD sẽ giúp HS hiểu kiến thức một cách sâu sắc trong mối quan<br /> hệ qua lại với nhau, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả của các PPDH này. Trong bài báo này, chúng<br /> tôi giới thiệu về các PPDH theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án và gợi ý về cách<br /> sử dụng LĐTD trong các phương pháp dạy học này trong giảng dạy hoá học ở trường THPT.<br /> Ngày nhận bài: 15/7/2015. Ngày nhận đăng: 10/2/2016.<br /> Liên hệ: Phạm Hồng Bắc, e-mail: bacph@hnue.edu.vn<br /> <br /> 39<br /> <br /> Nguyễn Thị Thân, Phạm Hồng Bắc<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Một số phương pháp dạy học tích cực<br /> <br /> 2.1.1. Dạy học theo hợp đồng<br /> a. Khái niệm<br /> Học theo hợp đồng là một hoạt động học tập trong đó mỗi HS được một hợp đồng trọn<br /> gói bao gồm các nhiệm vụ/bài tập bắt buộc khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. HS<br /> chủ động và độc lập quyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ/bài tập và thứ tự thực hiện các bài<br /> tập/nhiệm vụ đó theo khả năng của mình.<br /> Học theo hợp đồng là một hình thức tổ chức dạy học cho phép giáo viên (GV) quản lí, kiểm<br /> soát và đánh giá được năng lực học tập của từng HS, nghĩa là tạo cơ hội học tập cho tất cả HS<br /> trong lớp theo trình độ, nhịp độ và theo năng lực [1, 2].<br /> b. Quy trình tổ chức dạy học theo hợp đồng [1, 2]:<br /> GIAI ĐOẠN 1: CHUẨN BỊ<br /> Bước 1: Chọn nội dung và thời gian phù hợp:<br /> + Nội dung: GV chọn nội dung tổ chức dạy học; HS tự quyết định thứ tự thực hiện các<br /> nhiệm vụ được giao<br /> + Thời gian: Tùy theo nội dung học tập. Những HS có nhịp độ chậm thì hoàn thành nhiệm<br /> vụ bắt buộc trên lớp trong giờ học; nhiệm vụ tự chọn có thể thực hiện ngoài giờ học hoặc ở nhà.<br /> theo hợp đồng<br /> Bước 2: Thiết kế bản hợp đồng tập học tập<br /> Căn cứ vào nội dung, thời gian và điều kiện cụ thể, GV có thể lựa chọn và thiết kế bản hợp<br /> đồng phù hợp. Bản hợp đồng phải đủ chi tiết để HS có thể tìm hiểu dễ dàng, kí hợp đồng và thực<br /> hiện nhiệm vụ một cách độc lập và hợp tác, bao gồm các nhiệm vụ bắt buộc (được xây dựng dựa<br /> trên chuẩn kiến thức – kĩ năng của môn học) và nhiệm vụ tự chọn (mang tính củng cố, mở rộng,<br /> nâng cao hoặc liên hệ thực tế).<br /> GIAI ĐOẠN II: TỔ CHỨC DẠY HỌC<br /> Bước 1: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và hợp đồng học tập, thời gian tối đa để thực<br /> hiện các nhiệm vụ.<br /> Bước 2: Tổ chức cho HS nghiên cứu và kí hợp đồng. GV kí xác nhận và bản hợp đồng. Tổ<br /> chức và hỗ trợ HS cho có hiệu quả.<br /> Bước 3: GV tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện hợp đồng. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, HS<br /> có thể tự sửa lỗi, tự đánh giá qua việc đối chiếu kết quả với đáp án của GV, hoặc chấm chéo bài<br /> hoặc sửa lỗi cho nhau trong nhóm.<br /> Bước 4. Tổ chức nghiệm thu, thanh lí hợp đồng<br /> – Nếu giao nhiệm vụ HS hoàn thành ở nhà, GV nghiệm thu hợp đồng tại lớp học.<br /> – GV nghiệm thu hợp đồng dựa trên cơ sở tự đánh giá (hệ thống sửa lỗi hoặc đáp án) và<br /> đánh giá đồng đẳng (đánh giá giữa các HS với nhau).<br /> <br /> 2.1.2. Dạy học theo góc<br /> a. Khái niệm: Dạy học theo góc là một PPDH theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác<br /> nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung<br /> học tập theo các phong cách học khác nhau [1].<br /> b. Quy trình thực hiện học theo góc<br /> 40<br /> <br /> Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học...<br /> <br /> * Giai đoạn 1: Chuẩn bị<br /> Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để học theo góc đạt hiệu quả về nội dung bài học, địa<br /> điểm, đối tượng HS (khả năng tự định hướng, mức độ làm việc chủ động, tích cực).<br /> Bước 2: Thiết kế kế hoạch bài học dựa vào mục tiêu bài học, các PPDH cần phối hợp với<br /> PPDH theo góc; chuẩn bị cụ thể về thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, nhiệm vụ cụ thể và kết<br /> quả cần đạt được ở mỗi góc.<br /> * Giai đoạn 2: Tổ chức dạy học theo góc<br /> Bước 1: Bố trí không gian lớp học/góc phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập (đảm bảo<br /> đủ tài liệu phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc).<br /> Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập<br /> Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc theo cặp, cá nhân hay nhóm nhỏ tại mỗi góc<br /> (theo yêu cầu của hoạt động).<br /> Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập.<br /> <br /> 2.1.3. Dạy học theo dự án<br /> a. Khái niệm: Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện<br /> một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm<br /> có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này có thể được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ<br /> quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều<br /> chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện [1, 2, 4].<br /> b. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án [1, 2, 4]<br /> Bước 1: HS quyết định chủ đề và xác định mục tiêu dự án<br /> Bước 2: HS xây dựng kế hoạch thực hiện bao gồm những công việc cần làm, thời gian dự<br /> kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.<br /> Bước 3: Thực hiện dự án học tập theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân.<br /> Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm<br /> Kết quả thực hiện dự án học tập có thể được công bố dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo bằng<br /> văn bản, bài trình diễn PowerPoint, poster, mô hình, lập trang web, tạo mô hình hay vật thật,...<br /> Hoặc những hành động phi vật chất, như biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một buổi tuyên truyền<br /> nhằm tạo ra các tác động xã hội, phòng triển lãm trưng bày tranh ảnh, quay video clip,. . .<br /> Bước 5: Đánh giá dự án học tập, do GV và HS đánh giá cả quá trình thực hiện và kết quả<br /> đạt được. Việc đánh giá có thể tiến hành trước, trong và sau khi kết thúc dự án, bằng cả các phương<br /> pháp quan sát, vấn đáp và viết. Hoạt động xem xét lại dự án để rút ra những kinh nghiệm cho việc<br /> phát triển dự án hoặc thực hiện các dự án tiếp theo.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học hoá học sử dụng các phương pháp<br /> dạy học tích cực<br /> <br /> 2.2.1. Sử dụng lược đồ tư duy trong dạy học theo hợp đồng<br /> Trong dạy học theo hợp đồng, HS tự tìm hiểu, khám phá nội dung kiến thức bài học thông<br /> qua việc thực hiện các nhiệm vụ trong hợp đồng. GV có thể sử dụng LĐTD trong dạy học theo<br /> hợp đồng bằng cách thêm nhiệm vụ hoàn thành nội dung kiến thức toàn bài hay một phần của bài<br /> học thông qua LĐTD, các nhiệm vụ khác HS vẫn tiến hành bình thường. Khi báo cáo kết quả thực<br /> hiện nhiệm vụ, HS báo cáo sản phẩm là các nội dung trong phiếu học tập GV giao và LĐTD của<br /> mình. Như vậy, bên cạnh việc lĩnh hội được kiến thức bài học, HS có thể hệ thống lại nội dung bài<br /> học thông qua LĐTD. Điều này sẽ giúp HS liên hệ được các nhiệm vụ học tập của mình với nội<br /> 41<br /> <br /> Nguyễn Thị Thân, Phạm Hồng Bắc<br /> <br /> dung bài học, đồng thời giúp các em hiểu rõ hơn nhiệm vụ của mình cũng như nội dung bài học.<br /> Việc áp dụng PPDH theo hợp đồng đạt hiệu quả tốt nhất khi thực hiện các nội dung ôn tập, luyện<br /> tập [5, 6, 7].<br /> Ví dụ bài: Luyện tập Hiđrocacbon không no (Hoá học lớp 11).<br /> Đặc điểm của bài luyện tập có 2 phần:<br /> Phần kiến thức cần nhớ: Tổng hợp những nội dung, kiến thức trọng tâm. LĐTD hiệu quả<br /> để HS khái quát và liên kết các kiến thức. Nhiệm vụ lập LĐTD này nên là nhiệm vụ bắt buộc, giao<br /> cho HS thực hiện ở nhà và làm việc theo tổ để HS có thời gian tự ôn tập, trao đổi và trình bày sản<br /> phẩm của nhóm. Việc giao nhiệm vụ này có thể chia thành các mức:<br /> + Mức 1: LĐTD có câu hỏi GV xác định các kiến thức trọng tâm, và đưa ra LĐTD dưới<br /> dạng hệ thống các câu hỏi cụ thể, rõ ràng. HS không phải tự xác định những kiến thức trọng tâm,<br /> mà chỉ cần tìm các thông tin trả lời các câu hỏi của GV và ôn tập theo hệ thống nội dung đó.<br /> <br /> Hình 1.<br /> Mức 2: LĐTD câm (Hình 2).<br /> GV sẽ nêu những nội dung chính cần ôn tập dưới dạng các từ khoá. HS tự tổng kết các kiến<br /> thức của các nội dung đó. Ở mức độ này, HS cần tư duy và tìm tòi nhiều hơn.<br /> Mức 3: HS tự xây dựng LĐTD.<br /> Ở mức độ này, GV chỉ nêu lên yêu cầu lập LĐTD tổng kết nội dung kiến thức của bài, hoặc<br /> của chương. HS sẽ tự xác định các nội dung chính và các nội dung trọng tâm. Đây là mức độ khó,<br /> HS có cơ hội thể hiện những sáng tạo, phong cách riêng của mình. Tuy nhiên, cũng có những hạn<br /> chế nhất định khi HS không nhấn mạnh được những nội dung chính, tổng hợp một cách lan man.<br /> 42<br /> <br /> Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học...<br /> <br /> Hình 2.<br /> – Phần luyện tập: GV cho HS làm các bài tập định lượng và định tính để HS nắm vững các<br /> kiến thức cần nhớ. Với phần này, GV có thể đưa ra một PHT có hệ thống các bài tập tăng dần mức<br /> độ từ dễ đến khó. Khi áp dụng PPDH theo hợp đồng, GV cần đưa ra bản hợp đồng có các nhiệm<br /> vụ yêu cầu hoàn thành các bài tập đó.<br /> <br /> 43<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2