Một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học môn Ngữ văn trong nhà trường
lượt xem 3
download
Bài viết phân tích sự cần thiết và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học bộ môn Ngữ văn trong nhà trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học môn Ngữ văn trong nhà trường
- - Văn phòng Đảng ủy, Đại học Vinh; MỘT SỐ HÌNH Điện thoại: 0915099255; THỨC ỨNG Email: DỤNG CÔNG tuandhv@gmail.com NGHỆ THÔNG - Khoa Giáo dục tiểu học, TIN VÀO DẠY - Cao đẳng Sƣ phạm Nghệ HỌC MÔN ThS. ĐÀM THỊ An NGỮ VĂN NGỌC NGÀ TRONG NHÀ Điện thoại: 0912297773; ThS. NGUYỄN TRƢỜNG QUANG TUẤN Email: ngacdspna@gmail.com TÓM TẮT Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy - học trong nhà trƣờng luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo. Hiện nay, công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích sự cần thiết và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy - học bộ môn Ngữ văn trong nhà trƣờng. Từ khóa: công nghệ thông tin, internet, điện tử ABSTRACT Some Ways of Applying Information and Communication Technology in Teaching and Learning Language Arts and Literature In recent years, the innovation in teaching and learning has been concerned and conducted by The Communist Party and The Government of Vietnam. Nowadays, information and communication technology (ICT) is primary equipment for the education revolution which contributes to improving academic quality. Through the reality analysis, this paper suggests several resolutions for applying of ICT in teaching language arts and literature. Key words: information and communication technology, internet, electronic 729
- Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy – học trong nhà trƣờng luôn đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm chỉ đạo. Tại Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hợp tác quốc tế, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) đã đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp để đổi mới nền giáo dục Việt Nam, trong đó yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để ngƣời học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [1, tr. 128-129]. Hiện nay, công nghệ thông tin chính là công cụ đắc lực hỗ trợ việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích sự cần thiết và thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng. 1. Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Ngữ văn trong Nhà trƣờng Trong cuốn sách Con đƣờng phía trƣớc, Bill Gates, Chủ tịch tập đoàn Microsoft, đã cho rằng siêu xa lộ thông tin sẽ biến đổi nền giáo dục trong phần tƣ đầu tiên của thế kỷ 21. Với tác động của công nghệ thông tin, môi trƣờng dạy học cũng thay đổi, tác động mạnh mẽ tới quá trình quản lý, giảng dạy và học tập dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng công nghệ thông tin đi kèm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học bộ môn Ngữ văn sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng bài giảng, tạo ra môi trƣờng giáo dục mang tính tƣơng tác cao chứ không chỉ đơn thuần là thầy giảng, trò nghe, thầy đọc, trò chép nhƣ hiện nay, ngƣời học đƣợc khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp quá trình tự học, tự nghiên cứu một cách phù hợp. Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn xác định ứng dụng công nghệ thông tin là công tác thƣờng xuyên và lâu dài của ngành giáo dục. Tại Công văn số 6072/BGDĐT-CNTT ngày 04/9/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục và đào tạo trong toàn quốc tích cực chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và giảng dạy theo hƣớng ngƣời học có thể học qua nhiều nguồn học liệu; hƣớng dẫn cho ngƣời học biết tự khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập 730
- của bản thân, thay vì chỉ tập trung vào việc chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong tiết giảng. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu “giáo viên các môn học tự triển khai việc tích hợp, lồng ghép việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin vào quá trình dạy học các môn học của mình nhằm tăng cƣờng hiệu quả dạy học qua các phƣơng tiện nghe nhìn, kích thích sự sáng tạo và độc lập suy nghĩ, tăng cƣờng khả năng tự học, tự tìm tòi của ngƣời học” [3, tr. 5]. Điều này cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy – học nói chung và dạy học môn Ngữ văn nói riêng là yêu cầu cấp thiết, đang đƣợc các cơ sở giáo dục và đào tạo tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện. Vì vậy, Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ đã đề ra nhiệm vụ và giải pháp: “Tiếp tục đổi mới phƣơng pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của ngƣời học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến năm 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học” [5, tr. 12]. Theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng thì mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu chú trọng truyền thụ kiến thức sang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Nội dung giáo dục đổi mới theo hƣớng tinh giản, cơ bản, hiện đại, giảm tính hàn lâm, tăng tính thực hành và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn. Phƣơng pháp dạy và học đƣợc đổi mới theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngƣời học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phƣơng châm “giảng ít, học nhiều”. Với mục tiêu đó, công nghệ thông tin sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phƣơng pháp dạy – học cho các môn học trong nhà trƣờng nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Giáo viên có thể thực hiện việc giảng dạy ở bất cứ không gian, thời gian nào. Ngƣời học có thể tự làm việc với máy tính, tự tiếp cận, khai thác và xử lý thông tin trên mạng Internet. Ngƣời học có thể làm việc độc lập hay kết hợp với nhiều thành viên trong và ngoài lớp, ở một hay nhiều quốc gia để thực hiện việc học tập của mình. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin mà ngƣời dạy và ngƣời học có thể tự sử dụng các phần mềm phục vụ cho quá trình giảng dạy và học tập. Việc tổ chức lƣu trữ, đánh giá kết quả học tập của ngƣời học khách quan, chính xác và thuận lợi hơn. Nhờ có máy tính mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy của giáo viên trở nên sinh động hơn, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phƣơng pháp truyền thống. Các kỹ thuật thao tác sử dụng công nghệ khá dễ dàng. Việc sử dụng bài giảng điện tử với những văn bản, đồ họa, hình ảnh, âm thanh trực quan, sinh động phù hợp với tâm lý của học sinh, làm cho ngƣời học dễ dàng tiếp thu, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của ngƣời học. 731
- Thông qua bài giảng điện tử, giáo viên có thể cho ngƣời học hoạt động nhiều hơn trong giờ học và sử dụng đƣợc nhiều phƣơng pháp dạy học nhƣ: dạy học nêu vấn đề, dạy học tình huống, phát vấn… 2. Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng hiện nay Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo từ lâu không còn là công việc mới mẻ. Nhƣng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng cho học sinh chƣa đồng đều, hiệu quả chƣa cao. Tại Thông báo số 43/TB-BGDĐT ngày 14/1/2013 về kết quả hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá: “Nhiều giáo viên Ngữ văn đã bước đầu áp dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học mới và công nghệ thông tin, truyền thông vào quá trình dạy học” [2, tr. 1-2]. Hiện nay, phƣơng tiện dạy học đối với giáo viên hầu hết là giáo án, chiếc micro và viên phấn trắng. Phần lớn giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học (các bức tranh minh họa cho các tác phẩm, ảnh chân dung nhà văn, bút tích các tác phẩm văn học của một số nhà văn…) nhƣng cũng chủ yếu là ở những tiết dạy đánh giá hay thao giảng. Việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhƣ một công cụ dạy học, hỗ trợ quá trình dạy và học đang ở mức sử dụng các phƣơng tiện nghe, nhìn nhƣ xem đĩa VCD, DVD các tiết dạy minh họa hoặc tƣ liệu hình ảnh. Một số giáo viên, chủ yếu là giáo viên trẻ, sử dụng giáo án điện tử nhƣng quá đơn giản, chỉ thay thế hình thức viết bảng bằng cách trình chiếu giáo án bằng máy tính. Nhiều giáo viên còn nhầm lẫn khái niệm về giáo án điện tử với bài trình chiếu, bài giảng điện tử, giữa thiết bị dạy học và phần mềm. Bên cạnh đó, tỷ lệ giáo viên và học sinh dùng máy tính truy cập mạng Internet để tìm kiếm thông tin phục vụ quá trình dạy học chƣa nhiều. Theo kết quả khảo sát của Cục ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Thông tin – Truyền thông thì mục đích sử dụng internet của ngƣời dân Việt Nam phục vụ nghiên cứu – học tập đã giảm nhiều so với những năm trƣớc đây. Tỷ lệ ngƣời sử dụng internet theo từng mục đích nhƣ sau: tìm kiếm thông tin (23%); nghiên cứu – học tập (21%); phục vụ công việc – kinh doanh (19%); giải trí (21%); kết nối, liên lạc với bạn bè (22%); xem quảng cáo hoặc thanh toán trực tuyến (16%) [4, tr 135-136]. Thực trạng trên cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng còn có những hạn chế nhất định, chƣa đáp ứng yêu cầu đổi mới phƣơng pháp dạy học. Sở dĩ những thành tựu về công nghệ thông tin chƣa đƣợc ứng dụng nhiều trong quá trình dạy – học môn Ngữ văn cho học sinh là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây. Trƣớc hết, đa số giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều; chƣa quan tâm, đầu tƣ đến việc ứng dụng công nghệ thông tin; chƣa có nhiều cách thức sử dụng phƣơng tiện dạy học; chƣa chịu khó sƣu tầm và tự tạo ra các thiết bị 732
- dạy học phù hợp. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã đƣợc đƣa vào quá trình dạy học vẫn chƣa phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. Về phía ngƣời học, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng, chỉ biết những kiến thức mà giáo viên đã cung cấp. Đa phần ngƣời học chƣa có thói quen chủ động tra cứu, khai thác thông tin trên mạng internet. Điều này đã làm mất tính chủ động, sáng tạo của ngƣời học. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt các thiết bị nghe, nhìn phục vụ cho quá trình dạy học ở nhiều trƣờng còn hạn chế. Các trƣờng học có rất ít phòng học đa phƣơng tiện, máy tính, máy chiếu… để giáo viên có thể sử dụng bài giảng điện tử. Do sự hạn chế về trang thiết bị đã khiến cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay. Qua phân tích ở trên, chúng ta đã phần nào có đƣợc một cái nhìn tổng quát về thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng hiện nay. Từ đó tìm ra những hình thức ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp trong quá trình dạy – học môn Ngữ văn góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy, học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học. 3. Một số hình thức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng 3.1. Giảng dạy bằng bài giảng điện tử Bài giảng điện tử đƣợc soạn từ các phần mềm e-Learning, để ngƣời học có thể tự học, có đầy đủ cả kiểm tra, đánh giá, trao đổi với giáo viên qua mạng. Giảng dạy bằng bài giảng điện tử có ƣu điểm là tạo hứng thú cho cả thầy và trò trong buổi học nhờ có sự truyền đạt và tiếp nhận bài giảng thông qua những hình thức phong phú, đa dạng nhƣ hình ảnh, âm thanh, sơ đồ, bảng biểu, kiểu chữ, hình nền… giúp cho ngƣời học tiếp nhận bài giảng dễ hiểu hơn. Giáo viên không lo “cháy” giáo án vì thời gian đƣợc kiểm soát bằng máy. Giáo viên đƣợc giảm bớt việc thuyết giảng; hệ thống, khái quát bài giảng tốt hơn; có điều kiện trao đổi, thảo luận với ngƣời học về những vấn đề mới. Qua đó, ngƣời học đƣợc kích thích khám phá tri thức qua thông tin thu nhận đƣợc, có thể nêu câu hỏi với giáo viên, giúp cho giờ học thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn. Giáo viên không phải soạn giáo án nhiều lần mà chỉ cần đầu tƣ cho lần soạn đầu tiên và cập nhật, chỉnh sửa cho bài giảng tốt hơn vào những lần sau. Tuy nhiên, việc dạy và học bằng giáo án điện tử cũng có những hạn chế nhất định. Nếu tập trung vào thảo luận các vấn đề liên quan đến bài học, học sinh sẽ không có nhiều thời gian cho việc thực hành, vì vậy đòi hỏi giáo viên phải phân bố thời gian hợp lý. Muốn có một tiết dạy với giáo án điện tử có hiệu quả, ngƣời dạy phải dành nhiều thời gian cho việc sƣu tầm, chuẩn bị chu đáo về tài liệu, kiến thức để có đƣợc những hình ảnh, âm thanh minh họa phục vụ cho bài giảng. Giáo viên phải biết sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm hỗ trợ 733
- cho việc soạn giáo án điện tử nhƣ PowerPoint, Adobe Presenter, Adobe Captivate, V- iSpring Presenter, Lecture Maker, Violet… Chẳng hạn phần mềm Adobe Presenter có thể giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tƣơng tác multimedia, có lời thuyết minh, các câu hỏi tƣơng tác và khảo sát, tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chƣơng trình, tạo mô phỏng một cách chuyên nghiệp. Nếu kết hợp với phần mềm Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, chúng ta có thể tạo ra môi trƣờng học tập mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị, miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm flash player. Giáo viên có thể tham khảo cách soạn giáo án điện tử trên một số trang web nhƣ: http://edu.net.vn; http://bachkim.vn; http://www.techsmith.com... 3.2. Tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin trên mạng Internet Ngày nay, giáo viên và học sinh phải có thói quen và khả năng tự học, tự nghiên cứu để bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích luỹ kiến thức. Tuy nhiên, ngƣời dạy và ngƣời học thƣờng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, tra cứu thông tin do các thƣ viên truyền thống chƣa đáp ứng đủ nhu cầu học hỏi, tìm hiểu và nghiên cứu. Vì vậy, internet và máy tính chính là một phƣơng tiện giúp mỗi ngƣời tự học, tự nghiên cứu tốt nhất. Nhờ internet, giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm, tra cứu tri thức về mọi lĩnh vực, trong đó có văn học. Các website tìm kiếm hữu hiệu nhất hiện nay là các trang: http://www.google.com.vn; http://www.yahoo.com; http://www.vinaseek.vn; http://bing.com; http://ask.com; http://youtube.com; http://vi.wikipedia.org... Từ cửa sổ của các trang web này, ngƣời truy cập chỉ cần gõ trực tiếp những từ hoặc cụm từ cần tìm, các trang chủ sẽ kết nối đến các địa chỉ chứa những từ hoặc cụm từ đó. Giáo viên và sinh viên có thể đọc, in trực tiếp hoặc lƣu trữ các bài viết, bài giảng, giáo trình, công trình nghiên cứu khoa học, sách điện tử… bằng cách download. Đặc biệt trên Internet còn có một số trang web dành riêng cho một nhà văn, nhà thơ (Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tƣ…). Tại các trang web này đã đăng tải phần lớn các sáng tác của các tác giả và những bài nghiên cứu, phê bình về phong cách nhà văn và bình luận, đánh giá các tác phẩm văn học. Điều đó sẽ giúp giáo viên và ngƣời học tránh khỏi tình trạng dạy chay, học chay và làm các bài tập, tiểu luận, khóa luận, luận văn, luận án hoặc các công trình nghiên cứu khoa học một cách thuận lợi. Giáo viên có thể hƣớng dẫn cho học sinh truy cập các website về văn học để tìm kiếm tài liệu tham khảo, tra cứu thông tin nhƣ: http://evan.com.vn; http://vnthuquan.net; http://www.gio-o.com; http://www.vienvanhoc.org,vn; http://vannghesongcuulong.org.vn; http://nhanvan.com; http://vhvn.com; http://ngonngu.net; http://www.e-cadao.com; http://www.vanhoanghethuat.org.vn; http://thuykhue.free.fr...; http://phongdiep.net; http://www.vanchuongviet.org; http://phebinhvanhoc.com.vn; http://www.thotre.com; http://www.thotanhinhthuc.org; http://namkyluctinh.org... 734
- 3.3. Tham khảo sách điện tử, giáo trình điện tử Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy theo hƣớng tăng cƣờng tính chất nghiên cứu, chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của học sinh, ngƣời dạy, với tƣ cách là ngƣời hƣớng dẫn quá trình cần phải chỉ ra cho ngƣời học cách tìm kiếm, khai thác những nguồn học liệu mở trên mạng công nghệ thông tin toàn cầu. Hiện nay, phần lớn các thƣ viện, nhà xuất bản, viện nghiên cứu, trƣờng học trong nƣớc và nƣớc ngoài đều có trang web riêng. Trên các trang web đó có đăng tải các công trình nghiên cứu khoa học, các cuốn sách và giáo trình điện tử. Một số địa chỉ thông dụng để giáo viên và học sinh có thể truy cập tìm sách và giáo trình phục vụ việc dạy – học môn Ngữ văn là: http://www.nlv.gov.vn (trang web của Thƣ viện Quốc gia); http://www.thuvien.net (mạng thƣ viện Việt Nam); http://www.saharavn.com (siêu thị sách trực tuyến lớn nhất Việt Nam); http://www.docsach.dec.vn (thƣ viện trực tuyến để đọc và dowload hàng ngàn đầu sách miễn phí); http://worldebookfair.com (một trong những thƣ viện điện tử lớn nhất thế giới với trên 330.000 đầu sách, 100 ngôn ngữ); http://tulieu.edu.vn (website chia sẻ tƣ liệu dạy học với hơn 60.000 mục tƣ liệu); http://www.thuvien-ebook.com; http://www.vietnamwebsite.net/ebook; http://www.ebook.moet.gov.vn; (Thƣ viện giáo trình điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo), http://www.giaovien.net; http://www.teachers.net; http://ctu.edu.vn (website của Trƣờng Đại học Cần Thơ) http://www.agu.edu.vn (website Trƣờng Đại học An Giang); http://www.vnuhcm.edu.vn (website của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; http://www.vnu.edu.vn (website của Đại học Quốc gia Hà Nội), http://www.hcmup.edu.vn (website của Khoa Ngữ văn Trƣờng Đại học Sƣ phạm thành phố Hồ Chí Minh)… 3.4. Sử dụng các thiết bị điện tử vào quá trình dạy học Quá trình dạy – học môn Ngữ văn cho học sinh cần tăng cƣờng sử dụng các thiết bị nghe nhìn để nâng cao hiệu quả tiếp thu, ghi nhớ bài giảng của ngƣời học, giảm bớt việc ghi, đọc, chép của giáo viên và học sinh. Các nghiên cứu giáo dục cho thấy ngƣời học chỉ nhớ đƣợc 10% những gì đã đọc, 20% những gì đã nghe và khoảng 50% những gì họ nghe và thấy. Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể cho học sinh xem những trích đoạn phim, các vở chèo, tuồng, nghe các bài thơ, bài hát phổ thơ… do các nghệ sĩ nổi tiếng trình bày để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Ngoài ra, giáo viên nên hƣớng dẫn cho sinh viên tìm xem bộ phim phóng tác từ các tác phẩm văn học đƣợc giảng dạy trong nhà trƣờng nhƣ: Tắt đèn, Chí Phèo, Số đỏ, Những ngƣời khốn khổ, Chiến tranh và hoà bình, Sông Đông êm đềm, Hamlet, Ông già và biển cả, Tam quốc diễn nghĩa… Học sinh đƣợc học tập thƣờng xuyên trong môi trƣờng có các thiết bị điện tử sẽ luôn tăng cảm giác hứng thú học tập, phát huy khả năng tƣ duy sáng tạo. Phƣơng pháp dạy và học có sự tham gia nhiều hơn của ngƣời học bằng thảo luận nhóm, nêu ý kiến sẽ phát huy 735
- nhiều hơn tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức. Cùng một thời lƣợng nhƣ nhau, nhƣng số lƣợng kiến thức và kỹ năng ngƣời học thu nhận lại nhiều hơn, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn. Số lƣợng bài tập thực hành của học sinh cũng đƣợc rèn luyện nhiều hơn. Từ đó, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sẽ phát huy có hiệu quả cao hơn. 3.5. Gửi nhận văn bản bằng thư điện tử Thƣ điện tử hay email (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận thƣ từ qua các mạng máy tính. Một email có thể đƣợc gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thƣờng và đƣợc chuyển qua các mạng máy tính, đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin (bằng chữ, hình ảnh, âm thanh, video…) từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng một thời điểm. Điều này rất cần thiết trong việc trao đổi, liên lạc giữa ngƣời dạy và ngƣời học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Thông tƣ số 53/2012/TT-BGDĐT ngày 20/12/2012 quy định về tổ chức hoạt động, sử dụng thƣ điện tử và cổng thông tin điển tử tại sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thƣờng xuyên. Khi sử dụng thƣ điện tử giáo viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi cho học sinh, đồng nghiệp những tài liệu mà mình có. Ngƣợc lại, đồng nghiệp, học sinh nếu tìm đƣợc những tài liệu có giá trị thì cũng có thể trao đổi lại. Mỗi khi ngƣời học làm một bài tiểu luận, viết một bài báo… thì có thể gửi qua email để giáo viên góp ý, sửa chữa trực tiếp trên máy tính. Một ƣu điểm nữa là học sinh có thể viết thƣ điện tử xin phép các nhà văn, nhà báo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà giáo… trong và ngƣời nƣớc để download các bài báo, các cuốn sách phục vụ cho việc học tập của bản thân. Thông thƣờng tác giả rất sẵn lòng chia sẻ các tác phẩm, công trình của mình. Nói tóm lại, hiện nay việc tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy – học môn Ngữ văn trong nhà trƣờng là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết. Đây chính là một trong những hoạt động cụ thể để đổi mới phƣơng pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Dƣới tác động của công nghệ thông tin, quá trình kỹ thuật hoá hoạt động giảng dạy môn Ngữ văn trong nhà trƣờng đã diễn ra và có những kết quả đáng chú ý. Tuy nhiên, với đặc trƣng của mình, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Ngữ văn có khác biệt so với những môn học khác, đòi hỏi mỗi giáo viên phải vận dụng một cách phù hợp để vừa đảm bảo cung cấp kiến thức cho học sinh, vừa bồi dƣỡng năng lực sử dụng tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ, phƣơng pháp tƣ duy, biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. TÀI LIỆU THAM KHẢO 736
- 1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (2013), Văn kiện hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XI, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Thông báo số 43/TB-BGDĐT ngày 14/1/2013 về kết quả hội thảo khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trƣờng phổ thông Việt Nam, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Công văn số 6072/BGDĐT-CNTT ngày 04/9/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin năm học 2013-2014, Hà Nội. 4. Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), Báo cáo ứng dụng công nghệ thông tin 2012, Hà Nội. 5. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 71/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020, Hà Nội. 737
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy một số nội dung trong học phần “Tin học ứng dụng” tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
6 p | 77 | 11
-
Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học giải toán hình học 9 góp phần rèn luyện cho học sinh một số hoạt động trí tuệ
6 p | 110 | 10
-
Ứng dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ở lớp 10
3 p | 14 | 6
-
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ
2 p | 107 | 5
-
Cơ hội và thách thức khi chuyển đổi từ trường cao đẳng nghề chất lượng cao sang mô hình đại học ứng dụng thông minh
6 p | 9 | 5
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Toán qua dạy học chủ đề phép biến hình ở trường trung học phổ thông
14 p | 24 | 5
-
Xây dựng mô hình đại học ứng dụng thông minh trên cơ sở trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 9 | 4
-
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc chia sẻ nguồn lực Thông tin -Thư viện
6 p | 73 | 4
-
Ứng dụng Flash trong E-learning
13 p | 8 | 3
-
Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng dạy học dựa trên dự án trong dạy học ngữ văn
12 p | 105 | 3
-
Một số giải pháp tăng cường hợp tác giữa giảng viên và hướng dẫn viên tại doanh nghiệp nhằm phát triển khoa kinh tế theo hướng đại học ứng dụng
5 p | 9 | 3
-
Thói quen tư duy hữu hình và một vài ứng dụng trong lớp học tiếng Anh
8 p | 7 | 2
-
Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng hứng thú trong giờ học tiếng Anh
8 p | 69 | 2
-
Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Đại học ở Việt Nam
7 p | 4 | 2
-
Xây dựng mô hình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng thực hành trên cơ sở gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2030
8 p | 6 | 2
-
Đa dạng hóa các hình thức đánh giá quá trình ở bậc đại học
10 p | 4 | 2
-
Một số giải pháp xây dựng hình mẫu thanh niên quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ Quốc trong tình hình mới
3 p | 13 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn