intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng mô hình đại học ứng dụng thông minh trên cơ sở trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đề xuất một mô hình đại học ứng dụng thông minh trên cơ sở từ trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh để Nhà trường có chiến lược chuyển đổi sang mô hình đại học ứng dụng thông minh trong tương lai phù hợp với điều kiện ở Việt Nam để góp phần vào phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng mô hình đại học ứng dụng thông minh trên cơ sở trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh

  1. International Conference on Smart Schools 2022 XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐẠI HỌC ỨNG DỤNG THÔNG MINH TRÊN CƠ SỞ TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BUILDING THE INTELLIGENT APPLIED UNIVERSITY MODEL ON THE BASIS OF LY TU TRONG COLLEGES OF HO CHI MINH CITY TS. Châu Văn Bảo Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP. HCM; Email: chauvanbao@lttc.edu.vn Từ khóa: TÓM TẮT: Đại học thông minh, Trường Đại học ứng dụng thông minh có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thông minh, đại học đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng thời kỳ chuyển ứng dụng, mô hình đại học đổi số và hội nhập quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật nhất thông minh. là công nghệ số hóa đã tạo nên sự biến đổi to lớn và nhanh chóng đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội và mọi mặt của đời sống con người. Đại học ứng dụng thông minh đang được quan tâm và trở thành một xu thế phát triển giáo dục Key words: đại học ứng dụng thông minh tại các nước có trình độ phát triển cao trên thế Smart University, smart giới. Trong bài viết này đề xuất một mô hình đại học ứng dụng thông minh education, university of trên cơ sở từ trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh để Nhà application, smart university trường có chiến lược chuyển đổi sang mô hình đại học ứng dụng thông minh model. trong tương lai phù hợp với điều kiện ở Việt Nam để góp phần vào phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. ABSTRACT: The smart applied university plays a vital role in training to provide high- quality human resources to meet the era of digital transformation and international integration. The thriving of science and technology, especially digital technology has created great and rapid changes in economic, social, and all aspects of human life. The smart applied university is attracting attention and becoming a thriving trend of smart applied education in highly developed countries around the world. In this article, a smart applied university model is proposed on the basis in Ly Tu Trong College of Ho Chi Minh City so that it has a strategy to transition to a smart applied university model in the future suitable to the conditions in Vietnam to contribute to the development of the knowledge economy and the digital economy in the context of the Fourth Industrial Revolution and international integration. 1. Giới thiệu Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đang mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành giáo dục. Xu hướng giáo dục đang dần thay đổi: thông minh hơn, nhanh nhạy hơn và tốn ít chi phí hơn từ việc ứng dụng chuyển đổi số vào giáo dục. Đại học ứng dụng thông minh (ĐHUDTM) đang là xu hướng phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới, đó không chỉ đơn thuần là quá trình tối ưu hóa và tự động hóa quy trình dạy và học mà còn làm thay đổi phương thức làm việc, tư duy, cách tiếp cận trong tổ chức và quản lý đào tạo khi chuyển sang mô hình ĐHUDTM với hình thức cung cấp dịch vụ thông minh, tạo ra những giá trị mới, kiến thức và kỹ năng mới đáp ứng được các yêu cầu của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời đại số và hội nhập quốc tế. ĐHUDTM đang nổi lên và phát triển rất nhanh trên thế giới, ĐHUDTM thể hiện sự tích hợp sáng tạo và thông minh các đối tượng, hệ thống thông minh dựa trên các công nghệ mới như nhận dạng tần số vô tuyến RFID, ảnh ba chiều, Internet vạn vật, điện toán đám mây, Bigdata, trực quan hóa dữ liệu thông minh, thực tế ảo, tương tác tử thông minh, truyền thông cộng tác và thông minh, v.v, cho phép giảng viên (GV) phát triển các chiến lược, phương pháp dạy-học thông minh để giảng dạy hay trong giờ học của ĐHUDTM và cung cấp cho sinh viên (SV) những điều kiện thuận tiện và cơ hội để tối đa hóa trong học tập và đạt được hiệu quả cao trên cơ sở lựa chọn tốt nhất về địa điểm, cách học, và phương thức học phân phối nội dung chương trình. Một số dự án đại học thông minh đã được triển khai tại một số nước trên thế giới như Bradley University của Mỹ, National Institute of Technology của Nhật Bản, University of Debrecen 74
  2. International Conference on Smart Schools 2022 của Hungary, University of Trento của Ý... Do được phát triển trên nền tảng các công nghệ hiện đại, khoa học máy tính, khoa học giáo dục và các lĩnh vực khác, cho nên ĐHUDTM bao gồm những nội dung rất phức tạp không chỉ trong nghiên cứu, phát triển mô hình mà còn trong thực hiện triển khai. Lãnh đạo Nhà trường (NT) cần phải nhận thức đúng đắn và toàn diện về ĐHUDTM, trên cơ sở các điều kiện hiện có của NT để xây dựng chiến lược và thực hiện lộ trình chuyển sang mô hình ĐHUDTM phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một mô hình đại học ứng dụng thông minh trên cơ sở từ trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Thực trạng về công tác dạy và học tại trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh Trong những năm qua Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM đã tăng cường đầu tư nhiều về cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác đào tạo cụ thể: − Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin: NT xây dựng hạ tầng mạng cáp quang tốc độ cao và mạng cáp quang nội bộ hoàn chỉnh được kết nối đến 21 đơn vị và các khoa, phòng học với tốc độ 10 Gbps. Hệ thống Internet gồm 06 đường truyền. Hệ thống Wifi lắp đặt theo từng khu vực như: Khu nhà làm việc, khu lớp học lý thuyết, khu học thực hành và khu khu vực hội họp. Hệ thống Camera lưu trữ tập trung trên các đầu ghi: thực hiện ghi hình tại các lớp học, các khu vực công cộng trong trường, … Hệ thống máy chủ được xây dựng dựa trên nền tảng ảo hóa được đưa vào sử dụng từ năm 2020 với cấu hình máy tiên tiến hiện đại dựa trên công nghệ ảo hóa của VMware ESXi nhằm khai thác triệt để cho việc vận hành các hệ thống Server của NT. Hệ thống máy trạm hiện có 1.371 máy phục vụ công tác lưu trữ, xử lý tài liệu, phục vụ công tác chuyên môn và công tác đào tạo; Hệ thống máy chủ tại Trung tâm Điều hành có 04 máy chủ, có phần mềm quản trị Nhà trường (gồm các cơ sở dữ liệu: đào tạo, quản lý sinh viên, tài sản vật tư, hosting cho cổng thông tin điện tử NT, hệ thống lưu trữ dữ liệu Camera, hệ thống đầu ghi Camera, …). Hệ thống phần mềm đang sử dụng phục vụ ở các lĩnh vực: Hành chính, quản lý đào tạo, giảng dạy chuyên ngành, quản lý nhân sự và quản lý kế toán. − Công tác đào tạo: Nhà trường trang bị tài khoản bản quyền Zoom cho các phòng học trực tuyến với đầy đủ thiết bị phục vụ công tác giảng dạy trực tuyến như máy tính cấu hình mạnh từ Core i7 10400F trở lên, đường truyền tốc độ cao mạng cáp quang, bảng tương tác, bảng thông minh dùng để thuyết minh, thuyết trình cho SV, hệ thống camera dùng để thu âm, ghi hình và tài khoản zoom bản quyền để trong quá trình giảng dạy được liên tục không bị hạn chế về thời gian, cộng với phòng livestream và các tài khoản Google Meet bản quyền. Nhà trường cấp 18464 tài khoản với tên miền là @lttc.edu.vn cho tất cả GV và SV để được hỗ trợ cho việc dạy và học trực tuyến. Tổng số ngành nghề NT đã thực hiện giảng dạy trực tuyến là 41 ngành nghề. Số giờ giảng dạy trực tuyến đã thực hiện trong học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 là 23.165 giờ. NT đã ứng dụng các phần mềm Zoom, Google Meet vào hệ thống phần mềm quản lý đào tạo PMT-EMS của trường để tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc dạy và học cho GV và SV như việc xem thời khóa biểu, điểm danh, nhập điểm, quản lý thông tin SV, kết quả học tập, tốt nghiệp trên phần mềm quản lý và ngay cả trên website. NT đã triển khai hệ thống giảng dạy trực tuyến thông qua công nghệ số hóa trên nền tảng Moolde (LMS). − Công tác chuẩn bị bài giảng: Hầu hết GV đều đã quen thuộc với phương thức giảng dạy trực tuyến. Tuy nhiên, đa số GV đều cho rằng thời gian chuẩn bị cho một buổi giảng trực tuyến tốn công gấp 3 hay 4 lần so với buổi giảng trên lớp và khó khăn nhất hiện nay là làm thế nào để thiết kế bài giảng trực tuyến một cách sinh động để SV tích cực tham gia phát biểu bài, chủ động tương tác với GV mà không rời máy tính khi tiết học chưa kết thúc. Để chuẩn bị bài giảng, hơn 90% GV soạn bài trên phần mềm Powerpoint và sử dụng thêm một số phần mềm ứng dụng khác bổ trợ. Số còn lại, sử dụng các phần mềm mô phỏng chạy trực tiếp trên máy tính của GV. Có 54% GV cho rằng không có thuận lợi nào hết, 36% GV cho rằng có thuận lợi do đã dạy trực tuyến. − Thiết bị hỗ trợ GV giảng trực tuyến: Có hơn 81% GV sử dụng màn hình thứ hai để quản lý lớp; 50% GV vừa sử dụng máy tính bàn vừa sử dụng laptop cá nhân để giảng dạy. Một số ít GV sử dụng điện thoại smartphone để theo dõi lớp học và sử dụng laptop cá nhân để giảng dạy. Điều này cho thấy GV đã chủ động tiếp cận áp dụng nhiều công cụ giảng dạy vào buổi học để tiết giảng được thành công như mong đợi. Qua khảo sát, GV sử dụng các ứng dụng Kahoot!, Quizizz và Microsoft Whiteboard và các ứng dụng khác để quá trình giảng dạy sinh động, phong phú lôi cuốn và thu hút SV tích cực tham gia xây dựng bài. − Đánh giá sinh viên: GV sử dụng hình thức đánh giá trực tuyến mức độ tiếp thu bài học của SV thông qua các ứng dụng tạo biểu mẫu trắc nghiệm Google Forms, Microsoft Forms, MyAloha.vn... NT thực hiện các phương thức thi trực tuyến để đánh giá kết quả thi cuối kỳ của SV. Để đảm bảo công bằng, khách quan, trung thực và đánh giá chính xác được kết quả học tập của SV, NT áp dụng cho phương thức thi trực tuyến là làm và báo cáo tiểu luận hoặc thi vấn đáp trực tuyến. Số môn thi áp dụng theo hình thức thi vấn đáp là 37 môn/448 lớp học. Phương thức thi tiểu luận áp dụng cho 220 môn học/1074 lớp học phần được tổ chức thi. Kết quả học tập học kỳ 2 năm học 2020 – 2021 số SV đạt kết quả các môn học có tỷ lệ là 80%. 75
  3. International Conference on Smart Schools 2022 3. Xây dựng mô hình đại học ứng dụng thông minh Từ thực trạng hiện có của NT, để chuyển sang mô hình đại học ứng dụng thông minh, NT cần xây dựng và hoàn thiện các phần sau: − Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên là những người dạy các môn học trong lớp học thông minh và tích cực sử dụng bảng thông minh, hệ thống thông minh, công nghệ thông minh, … để dạy cho các đối tượng học như: SV trong lớp học, SV học trực tuyến, SV khuyết tật, cán bộ và nhân viên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, ... − Chương trình đào tạo thông minh: Các chương trình đào tạo phải thích ứng và phù hợp với mọi SV có trình học vấn khác nhau và phương thức phân bố nội dung học phải thông minh. Các khóa học, môn học, bài học phải thích ứng với các thành phần và cấu trúc của nhiều loại hình giảng dạy như trực tiếp trên lớp, hỗn hợp, trực tuyến cho các loại sinh viên. − Phương pháp sư phạm hiện đại: Phương pháp sư phạm thông minh sử dụng phương pháp dạy và học tích cực như: Dạy học qua thực hành bao gồm sử dụng tích cực phòng thí nghiệm ảo, thực hành ảo, thực hành trực tuyến; Dạy học cộng tác; Sách điện tử; Phân tích học; Dạy học thích nghi. Về phương pháp học chủ đông và sáng tạo như: Nội dung học do sinh viên tạo ra; Học dựa trên trò chơi; Học theo dạng lớp học lật; Học dựa trên dự án; Học theo hướng tiếp cận “mang theo thiết bị riêng”; Học dựa trên người máy thông minh; Học hiện thân; Học đa học vấn và thảo luận; Học trải nghiệm; Học kết hợp; Học tư duy tính toán. − Hệ thống phần mềm thông minh: Hệ thống phát triển nội dung học trước giờ học; Hệ thống sao ghi hoạt động trong giờ học; Hệ thống hỗ trợ hoạt động sau giờ học như phát lại bài giảng, thảo luận và hoạt động trong giờ học được sao ghi tự động, hệ thống quản lý nội dung học, hệ thống đánh giá và thảo luận sau giờ học cho SV tại lớp và SV học trực tuyến, v.v.; Hệ thống phần mềm quay phim thông minh để tự động ghi lại và đồng bộ hóa các hoạt động đa dạng trong giờ học; Hệ thống dùng cho dạy-học tương tác giữa SV tại lớp học và từ xa trong giờ học và chia sẻ nội dung, ghi chú, tài liệu học; Hệ thống hội nghị audio, video dựa trên web cho phép giao tiếp, cộng tác, tương tác đa chiều giữa GV-SV, giữa SV-SV trong lớp và học trực tuyến; Hệ thống tổ chức, tham gia và đánh giá các cuộc thảo luận nhóm bao gồm SV tại lớp và học trực tuyến; Kho lưu trữ số nội dung học và tài nguyên trực tuyến, cổng học, thư viện số cho các môn học; Hệ thống phân tích dữ liệu lớn để phân tích dạy và học thông minh; Hệ thống nhận dạng giọng nói; Hệ thống chuyển lời nói thành văn bản; Hệ thống tổng hợp văn bản thành giọng nói; Hệ thống dịch tự động Việt-Anh; Hệ thống theo dõi SV phát biểu và GV giải đáp trong giờ học; Hệ thống nhận dạng cử chỉ, hành động; Hệ thống nhận dạng khuôn mặt; Hệ thống nhận dạng cảm xúc; Hệ thống nhận thức bao gồm các hệ thống nhận thức vị trí, nhận thức ngữ cảnh học, nhận thức an ninh; Hệ thống thực - ảo thông minh; Hệ thống giám sát tiêu thụ năng lượng như điện, ánh sáng, quạt gió, điều hòa. − Hệ thống phần cứng, thiết bị, công nghệ thông minh: Bảng thông minh hoặc bảng tương tác; Máy chiếu 3D gắn trần; Máy quay video toàn cảnh thông minh để quay các hoạt động của lớp học; Các màn hình lớn hoặc TV được kết nối với nhau để tạo hiệu ứng học thông minh; Máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn được kết nối internet; Thiết bị trỏ dấu thông minh; Hệ thống kết nối (hub) lớp học thông minh được điều khiển bằng giọng nói các thiết bị thông minh đa dạng trong một lớp học; Micrô được điều khiển và tự kích hoạt thông minh; Loa thông minh; Máy quay video bảo mật thông minh; Khóa lớp học thông minh; Đầu đọc thẻ thông minh; Thiết bị kiểm soát truy cập dựa trên nhận dạng khuôn mặt; Bộ điều khiển và bộ truyền động người máy thông minh; Bộ điều nhiệt thông minh; Công tắc thông minh. − Công nghệ thông minh: Công nghệ Internet vạn vật (IoT); Công nghệ tính toán đám mây; Công nghệ giảng dạy trên web; Công nghệ cộng tác và giao tiếp dựa trên web; Công nghệ thông minh trực tuyến; Công nghệ tương tác thông minh; Công nghệ trực quan hóa dữ liệu thông minh; Công nghệ thực tế ảo và thực hành ảo; Công nghệ trò chơi để học trên máy tính; Phòng thí nghiệm từ xa (ảo); Công nghệ trực quan ba chiều (3D); Công nghệ mạng cảm biến không dây; Công nghệ nhận dạng tần số radio (RFID); Công nghệ nhận thức tình huống và vị trí trong và ngoài lớp học; Công nghệ cảm biến chuyển động, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, v.v. − Lớp học thông minh: Là nơi triển khai thực hiện các hoạt động của quá trình dạy và học thông minh gồm: Đội ngũ giảng viên; Chương trình đào tạo thông minh; Phương pháp sư phạm hiện đại; Hệ thống phần mềm thông minh; Hệ thống phần cứng, thiết bị, công nghệ thông minh; Công nghệ thông minh để giảng dạy cho SV. − Các nguồn lực: Bao gồm nguồn lực về nhân lực, tài chính, công nghệ, ... 4. Quy trình các bước chuyển sang mô hình đại học ứng dụng thông minh Trên cơ sở thực trạng của NT và các yêu cầu cần thiết của ĐHUDTH, NT cần xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn để chuyển từ trường Cao đẳng Lý Tự Trọng TP.HCM sang mô hình đại học ứng dụng thông minh thông qua các bước sau: 76
  4. International Conference on Smart Schools 2022 − Bước 1, NT chọn nhóm gồm cán bộ, giảng viên là những người tiên phong và đổi mới, chiếm khoảng 10% đội ngũ giảng viên để tiến hành các hoạt động theo phương châm “Đề xuất và thử nghiệm”: Đề xuất các ý tưởng, các phương pháp tiếp cận sáng tạo như sử dụng thiết bị di động để kết nối với nhau trong các lớp học; Đề xuất kiểu dạy - học mới và thử nghiệm nó trong lớp học thông minh như thực hiện các thí nghiệm ảo, thực hành ảo, dạy và học có cộng tác của SV trong lớp học thông minh và trực tuyến khi họ cùng tham gia học theo thảo luận hoặc học theo dự án; Thực hiện các thử nghiệm với các thiết bị thông minh trong giảng dạy và học tập như sử dụng bảng thông minh trong một lớp học hoặc sử dụng một lớp học trong khuôn viên trường; Xử lý dữ liệu thử nghiệm và thu nhận thông tin; Từ đó, so sánh kết quả thu được với phương pháp dạy – học truyền thống. Lúc này, mô hình ĐHUDTM tại trường mới ở dạng tri thức ẩn của nhóm những người tiên phong và đổi mới. − Bước 2, nhóm những người tiên phong và đổi mới cùng nhóm giảng viên tiên phong tiếp nhận (chiếm khoảng 20% đội ngũ giảng viên) tiến hành các hoạt động theo phương châm “Phân tích dữ liệu và tích lũy kinh nghiệm”: Thực hiện lặp các hoạt động thực tiễn được đề xuất và tốt nhất cho các SV khác nhau, theo các địa điểm, theo các chuyên ngành khác nhau như sử dụng cùng một lớp học thông minh cho chuyên ngành Máy tính và chuyên ngành Điện – Điện tử hoặc tạo nhiều lớp học thông minh trong khuôn viên của trường); Đo lường và phân tích các kết quả thu được; Tổng quát hóa kinh nghiệm tích lũy, kết quả thực tiễn tốt nhất, nhận thông tin và đưa ra kết luận; Xác định các yêu cầu của người dùng về phần mềm, phần cứng, công nghệ, phương pháp dạy và học,… Như vậy, tri thức ẩn về mô hình ĐHUDTM tại trường của nhóm những người tiên phong và đổi mới được truyền thụ tới nhóm giảng viên tiên phong tiếp nhận để hình thành tri thức hiện của đội ngũ giảng viên thuộc hai nhóm này (chiếm khoảng 30% đội ngũ giảng viên của trường). − Bước 3, nhóm những người tiên phong và đổi mới, nhóm giảng viên tiên phong tiếp nhận, nhóm giảng viên đa số sớm (chiếm khoảng 35% giảng viên) và nhóm cán bộ quản lý cấp đơn vị tiến hành các hoạt động theo phương châm “Phát triển và thực thi tiêu chuẩn”: Phát triển các tiêu chuẩn tại ĐHUDTM về giáo dục thông minh, dạy thông minh, học thông minh, sư phạm thông minh; Xác định các bộ tiêu chuẩn đối với hệ thống phần mềm và phần cứng, công nghệ cần thiết đối với “lớp học thông minh” trong khuôn viên ĐHUDTM; Phát triển các tiêu chuẩn cho giáo dục thông minh, hệ thống phần mềm và phần cứng và công nghệ thông minh được sử dụng cho nhiều đối tượng người học và các giảng viên khác nhau; Khởi tạo nhiều lớp học thông minh trong khuôn viên trường, tạo khuôn viên trường thông minh; Tạo và thực hiện các chương trình phát triển đội ngũ giảng viên thông minh cho các lớp học thông minh. Với tổng số giảng viên tham gia chiếm khoảng 60% đội ngũ giảng viên, tri thức hiện về mô hình ĐHUDTM đã được kết hợp để trở thành các chuẩn, các quy trình ĐHUDTM trong NT. − Bước 4, toàn bộ giảng viên trong trường đại và nhóm cán bộ quản lý cấp đơn vị và cấp lãnh đạo NT tiến hành các hoạt động theo phương châm “Đánh giá, kiểm soát và quản lý”: Phát triển chính sách về giảng viên dạy cho lớp học thông minh, giảng dạy thông minh, học thông minh, tích cực sử dụng lớp học thông minh; Xác định các chỉ số định lượng về tính hiệu quả của lớp học thông minh; Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy thông minh, sư phạm thông minh, phần mềm và hệ thống phần cứng của lớp học thông minh. Như vậy, tri thức hiện về mô hình ĐHUDTM của trường đã được hoàn chỉnh. − Bước 5, toàn bộ giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên của NT tiến hành các hoạt động theo phương châm “Liên tục đánh giá và tối ưu hóa”: Liên tục đánh giá kết quả thực hiện về đội ngũ giảng viên giảng dạy thông minh, dạy thông minh, học thông minh, sư phạm thông minh, ... và phân tích so sánh “kết quả dự kiến so với thực tế”; Phân tích nguyên nhân và giải pháp, chỉnh sửa hoặc tối ưu hóa các nhược điểm hoặc điểm yếu đã xác định; Tiếp tục triển khai các hệ thống, phần cứng, công nghệ mới, sư phạm thông minh qua kiểm định cho đội ngũ giảng viên giảng dạy thông, lớp học thông minh và đại học thông minh; Liên tục cải tiến các chức năng nghiệp vụ chính của ĐHUDTM; Liên tục cải tiến quản lý và quản trị ĐHUDTM. Nhóm cán bộ, giảng viên là những người tiên phong và đổi mới đóng vai trò nòng cốt và tiên phong trong quy trình chuyển đổi mô hình của NT và điều đó chứng tỏ rằng vai trò cán bộ, giảng viên không bị giảm đi mà càng được nâng cao hơn trong ĐHUDTM. 5. Kết luận Trong những năm qua, NT đã đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác đào tạo của NT, bước đầu đã đạt được thành công trong công tác giảng và học, nhất là NT đã ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác quản lý, đào tạo, các hoạt động dạy và học đã mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo. Để chuyển sang mô hình ĐHUDTM, nhà trường cần có sự đầu tư và xây dụng kế hoạch phát triển cụ thể, lâu dài đây là hoạt động không thể thiếu để phát triển thành trường ĐHUDTM trong tương lai. Sự phát triển thành trường ĐHUDTM không chỉ mang lại những cơ hội mà còn đặt ra nhiều thách thức không nhỏ cho nhà trường, với những yêu cầu mới về: Đội ngũ cán bộ quản lý thông minh; Đội ngũ giảng viên giảng dạy thông minh; Chương trình đào tạo thông minh; Phương pháp sư phạm 77
  5. International Conference on Smart Schools 2022 thông minh; Hệ thống phần mềm thông minh; Hệ thống phần cứng, thiết bị thông minh; Công nghệ thông minh và sinh viên phải cập nhật để thích ứng với môi trường học thông minh, lớp học thông minh, trường đại học ứng dụng thông minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Đức, Hà Quang Thụy, Phạm Bảo Sơn, Trần Trọng Hiếu, Tôn Quang Cường (2020). Mô hình khái niệm và xếp hạng đối sánh đại học thông minh V-SMARTH. VNU Journal of Science: Education Research, Vol. 36. [2] Nguyễn Hữu Đức, Hà Quang Thụy, Phạm Bảo Sơn, Phan Xuân Hiếu, Trần Trọng Hiếu, Trần Mai Vũ, Nguyễn Trí Thành (2018). Đại học thông minh: Bối cảnh thế giới và liên hệ với Việt Nam. Hội nghị khoa học quốc tế “REV: International Conference on Remote Engineering and Virtual Instrumentation” lần thứ 15. [3] Vũ Thị Thúy Hằng (2018). Trường học thông minh nguồn gốc, định nghĩa và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, Số 432 (Kì 2 – 6/2018), tr 6-10, 60. [4] Trường Cao đẳng Lý Tự Trọng Thành phố Hồ Chí Minh (2021), kế hoạch số 595/KH-LTT-ĐT về tổ chức Hội thảo cấp trường “ Nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến”. [5] Attila Adamkó. Building Smart University Using Innovative Technology and Architecture. In [55], pp.161-188. [6] Jeffrey P. Bakken, Vladimir L. Uskov, Suma Varsha Kuppili, Alexander V. Uskov, Namrata Golla and Narmada Rayala. Smart University: Software Systems for Students with Disabilities. In [55], pp.47-128. [7] Vladimir L. Uskov, Robert J. Howlett, Lakhmi C. Jain (2017). Smart Education and e-Learning 2017. Springer. [8] Vladimir L. Uskov, Jeffrey P. Bakken, Robert J. Howlett, Lakhmi C. Jain (2018). Smart Universities: Concepts, Systems, and Technologies. Springer. 78
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2