Nguyễn Văn Tùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 23 - 28<br />
<br />
ỨNG DỤNG MẠNG NORON NHÂN TẠO TRONG VIỆC TỐI ƯU HÓA<br />
CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN THÉP 9XC ĐÃ TÔI<br />
<br />
1<br />
<br />
Nguyễn Văn Tùng2, Nguyễn Quốc Tuấn1,*<br />
Nguyễn Hoài Nam2, Đặng Văn Thanh2<br />
Đại học Thái Nguyên, 2 Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Lựa chọn chế độ cắt tối ưu là một việc làm hết sức quan trọng trong quá trình gia công, nó góp<br />
phần làm tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí gia công. Hiện nay, trên thế giới và trong<br />
nước đã có nhiều nghiên cứu để lựa chọn điều kiện cắt tối ưu trên máy CNC. Tuy nhiên, những<br />
nghiên cứu này thường sử dụng các phương pháp phổ biến như: phương pháp vi phân [3], phương<br />
pháp phân tích hồi quy [4], phương pháp quy hoạch tuyến tính [1, 5], phương pháp chỉ tiêu bề mặt<br />
[2, 5]. Bài báo này đưa ra một hướng nghiên cứu dụng mạng nơron nhân tạo (artificial neural<br />
networks) để tối ưu hóa đa mục tiêu. Các mục tiêu đó là: chất lượng bề mặt (Ra), chi phí sản xuất<br />
(Cp), thời gian gia công (Tp). Kết hợp nghiên cứu thực nghiệm để lựa chọn chế độ cắt tối ưu khi<br />
tiện thép hợp kim 9XC sau tôi bằng mảnh dao PCBN.<br />
Từ khóa: Tối ưu hóa, điều kiện cắt, mạng nơron nhân tạo.<br />
<br />
GIỚI THIỆU*<br />
Lựa chọn các thông số cắt hợp lý đã được<br />
nghiên cứu nhiều về mặt lý thuyết và được hỗ<br />
trợ từ các số liệu thực nghiệm của các nhà sản<br />
xuất dụng cụ. Trong thực tế nó chưa thể mang<br />
lại những phân tích cụ thể, chưa đầy đủ cho<br />
các loại vật liệu chi tiết gia công trong thực<br />
tế. Để tối ưu hóa các hoạt động của máy, các<br />
phương pháp định lượng đã được phát triển<br />
với sự xét đến tối ưu đơn mục tiêu, hoặc tối<br />
ưu hoá đa mục tiêu [1, 2] để tìm cực trị và<br />
miền tối ưu hoá theo các chỉ tiêu đã đề ra. Đã<br />
có nhiều nghiên cứu về tối ưu hóa đơn mục<br />
tiêu được nghiên cứu như: phương pháp vi<br />
phân [3], phương pháp phân tích hồi quy [4],<br />
phương pháp quy hoạch tuyến tính [1, 5],<br />
phương pháp bề mặt chỉ tiêu [2, 5] và mô<br />
phỏng máy tính. Tuy nhiên, trong thực tế ứng<br />
dụng, các nhà sản xuất thường gặp phải các<br />
vấn đề là tối ưu hóa đồng thời nhiều mục tiêu,<br />
các mục tiêu thường mâu thuẫn nhau và<br />
không thể so sánh, hoặc mất rất nhiều thời<br />
gian để cho kết quả, dẫn đến chi phí tăng vì<br />
vậy nó chỉ phù hợp với sản xuất loạt lớn,<br />
hàng khối. Mà xu hướng ngày nay đã bắt đầu<br />
quay lại thời kỳ sản suất loạt vừa và nhỏ để<br />
đáp ứng những thay đổi liên tục của nhu cầu<br />
thị trường.<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913364889<br />
<br />
Mạng nơron nhân tạo có thể được ứng dụng<br />
để tối ưu hóa chế độ cắt trong những trường<br />
hợp như vậy.<br />
Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều nghiên<br />
cứu về ứng dụng mạng nơ ron vào sản xuất<br />
tích hợp máy tính và nhất là trong ngành gia<br />
công cơ khí như: Điều khiển thích nghi quá<br />
trình cắt [6]; dự đoán độ nhám bề mặt, lực<br />
cắt, rung động, hình dạng phoi [7]; dự đoán<br />
về mòn dụng cụ và phá hủy dụng cụ; giải<br />
quyết các vấn đề tối ưu hóa. Ở Việt Nam đã có<br />
những nghiên cứu về mạng nơ roron nhân tạo.<br />
Tuy nhiên những nghiên cứu sử dụng phương<br />
pháp mạng nơ ron nhân tạo chỉ mới ứng dụng<br />
trong các nghiên cứu về dự đoán, nhận dạng,<br />
phân loại [9]; Có rất ít nghiên cứu về mạng nơ<br />
ron nhân tạo vào trong ngành cơ khí.<br />
Bài báo này trình bày việc ứng dụng mạng<br />
nơron nhân tạo để tối ưu hóa đa mục tiêu các<br />
điều kiện cắt. Các bước thực hiện được đưa ra<br />
để giải các bài toán tối ưu đa mục tiêu một<br />
cách tương đối chính xác và nhanh chóng trên<br />
máy tính. Do có tốc độ xử lý nhanh, tốn ít tài<br />
nguyên của máy tính, đảm bảo tối ưu hóa các<br />
điều kiện cắt trong thời gian ngắn; nó rất phù<br />
hợp với quá trình sản suất loạt nhỏ với các<br />
sản phẩm đa dạng và thay đổi liên tục.<br />
23<br />
<br />
Nguyễn Văn Tùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BÀI TOÁN TỐI ƯU HÓA CHẾ ĐỘ CẮT<br />
Kế hoạch thực hiện<br />
Khi lựa chọn điều kiện cắt tối ưu cho một số<br />
quá trình gia công, chúng tôi căn cứ vào quan<br />
hệ giữa tốc độ bóc tách phôi và mòn dụng cụ.<br />
Mục đích là tìm ra bộ các thông số vận tốc cắt<br />
(v), bước tiến (f) và chiều sâu cắt (t) sao cho<br />
đáp ứng được các mục đích như chi phí thấp<br />
nhất, chất lượng tốt nhất và năng suất cao nhất.<br />
Các hàm mục tiêu<br />
Bài toán tối ưu hóa chế độ cắt gồm ba mục<br />
tiêu sau: Nâng cao năng suất, giảm chi phí và<br />
nâng cao chất lượng bề mặt.<br />
Năng suất<br />
Thông thường, tốc độ sản xuất được tính<br />
trong toàn bộ thời gian để gia công một sản<br />
phẩm (Tp ). Nó là hàm phụ thuộc và tốc độ<br />
bóc tách phoi (MRR) và tuổi bền của dụng<br />
cụ (T).<br />
Tốc độ bóc tách phoi được tính theo công<br />
thức: MRR = 1000.v.f.t. [8] (1)<br />
Tuổi bền dụng cụ: T = kT/vα1.fα2.tα3 (2)<br />
Hay được tính theo công thức:<br />
T = Sc./(3.14*D*f) (3)<br />
Trong đó: D – đường kính chi tiết gia công<br />
Sc - diện tích bề mặt chi tiết gia công được<br />
tính: Sc = π.D.L (4)<br />
L- chiều dài chi tiết gia công.<br />
Thời gian sản xuất [8]:<br />
Tp = Ts+V.(1+Tc/T)/MRR+T (5)<br />
Trong đó: α1, α2, α3 là các hệ số. Ts, Tc, Ti là<br />
thời gian cài đặt dao, thời gian thay dao và thời<br />
gian nghỉ của dao trong quá trình làm việc. V –<br />
là khối lượng vật liệu được bóc tách.<br />
V = Sc.t (6) Trong đó: t – chiều sâu cắt.<br />
Chi phí sản suất<br />
Chi phí để sản suất một sản phẩm Cp phụ<br />
thuộc vào các giá trị v,f,t thông qua T và Tp<br />
được cho theo công thức [8];<br />
Cp = Tp.((Ct/T)+C1+C0 (7)<br />
- Trong đó: Ct, C1,C0 là chi phí dụng cụ, nhân<br />
công và chi phí quản lý.<br />
24<br />
<br />
118(04): 23 - 28<br />
<br />
Chất lượng bề mặt<br />
Tiêu chí quan trọng nhất cho việc đánh giá<br />
chất lượng sản phẩm là nhám bề mặt (Ra) và<br />
được tính theo công thức:<br />
Ra= k.vx3.fx2.tx3 (8)<br />
- Trong đó: k, x1,x2, và x3 là các hằng số liên<br />
quan đến mối quan hệ giữa dao và phôi.<br />
Các điều kiện rằng buộc<br />
Từ những kết quả thống kê thực nghiệm, nhà<br />
sản xuất đưa ra những giới hạn cho việc lựa<br />
chọn các thông số v,f,t.<br />
vmin ≤ v ≤ vmax ; fmin ≤ f ≤ fmax ; tmin ≤ t ≤ tmax<br />
THUẬT TOÁN TỐI ƯU HÓA ĐA MỤC TIÊU<br />
DỰA VÀO MẠNG NƠ RON NHÂN TẠO<br />
Mạng nơron chuyển thẳng nhiều lớp đã được<br />
chứng minh là phù hợp trong việc xấp xỉ theo<br />
các hàm phi tuyến.<br />
Với bài toán tối ưu hóa thông số chế độ cắt,<br />
thì mạng nơron nhân tạo (ANN) cần ba đầu<br />
vào cho ba thông số là v (vận tốc cắt), f<br />
(lượng chạy dao), t (chiều sâu cắt). Đầu ra sẽ<br />
là hàm tối ưu hóa y(T,C,R). Thời gian huấn<br />
luyện mạng hay thời gian để tìm ra kết quả là<br />
rất ngắn. Sơ đồ cấu trúc mạng rơron truyền<br />
thẳng có cấu trúc như hình 1.<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc mạng mạng nơron ba lớp<br />
<br />
Luyện mạng (Training)<br />
Có hai giai đoạn khác biệt trong quá trình<br />
hoạt động của 1 mạng nơron đó là: Luyện<br />
mạng (dạy) và thu hồi (ứng dụng). Đào tạo là<br />
một quá trình lặp đi lặp lại việc điều chỉnh các<br />
trọng số trong việc kết nối để làm giảm các<br />
lỗi dự đoán trong việc huấn luyện. Các thuật<br />
toán phản hồi ngược được áp dụng cho mỗi<br />
mô hình, đầu vào và mục tiêu, cho tất cả các<br />
bộ mẫu trong tập huấn luyện. Từ quá trình<br />
<br />
Nguyễn Văn Tùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 23 - 28<br />
<br />
học tập được lặp đi lặp lại, toàn bộ tập huấn<br />
luyện sẽ phải được trình lên mạng nơron cho<br />
đến khi lỗi đạt đến một giá trị tối thiểu chấp<br />
nhận được. Mục tiêu cơ bản trong đào tạo<br />
mạng nơron bất kỳ là giảm thiểu lỗi tổng thể<br />
của mạng.<br />
Kiểm tra mạng (Testing)<br />
Các sai số tuyệt đối trung bình được cho bởi<br />
hàm:<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc mạng noron truyền thẳng<br />
1 lớp ẩn<br />
<br />
Trong đó Zm = (Xi,Yi), i = 1,m, là số mẫu đào<br />
tạo. W là các hàm trọng, và sau khi luyện<br />
mạng xong ta sẽ được hàm g(X,W) là hàm<br />
hàm mục tiêu.<br />
Các bước tối ưu hóa thông số cắt<br />
Nhập dữ liệu đầu vào<br />
- Công nghệ gia công và thời gian chuẩn bị<br />
(thời gian chuẩn bị, thời gian thay đổi dụng<br />
cụ, thời gian nghỉ của dụng cụ…)<br />
- Chi phí (chí phí dụng cụ, nhân công, ..)<br />
- Giới hạn (điều kiện cắt, công suất máy…)<br />
Tạo các điều kiện cắt ngẫu nhiên<br />
Để đảm bảo độ chính xác và số làn thí<br />
nghiệm ít trong bài báo này lấy 20 dữ liệu<br />
trong phạm vi cho phép của điều kiện cắt để<br />
huấn luyện [8].<br />
Tính các giá trị (MRR, Cp, T, Ra, Tp,<br />
z(Tp,Cp,Ra)<br />
Lập các ma trận đầu vào và đầu ra để<br />
chuẩn bị cho quá trình huấn luyện mạng và<br />
kiểm tra mạng.<br />
Sử dụng mạng nơron nhân tạo:<br />
Mục đích là để dự đoán giá trị của hàm chức<br />
năng (y) trong trường hợp lấy các điều kiện<br />
cắt ngẫu nhiên.<br />
- Lựa chọn cấu trúc mạng và tìm các giá trị<br />
tối ưu. Lựa chọn cấu trúc mạng và số nơron ở<br />
lớp ẩn phụ thuộc và kinh nghiệm của người<br />
lập trình. Trong bài báo này chúng tôi lựa<br />
chọn cấu trúc mạng gồm lớp đầu vào (ba đầu<br />
vào), một lớp ẩn (có 9 noron) và một lớp đầu<br />
ra (một đầu ra) như hình 2.<br />
<br />
- Quá trình kiểm tra mạng. Nếu kiểm tra thành<br />
công và các sai số của dự báo nằm trong<br />
khoảng cho phép, thì mô hình thực nghiệm<br />
được hoàn thành và sẵn sàng để sử dụng.<br />
Nếu quá trình huấn luyện không thành công<br />
thì phải thực hiện lặp đi lặp lại với lượng dữ<br />
liệu huấn luyện lớn hơn hoặc các thông số<br />
đào tạo phải được thay đổi.<br />
- Xử lý dữ liệu sau khi đào tạo và kiểm tra.<br />
Quá trình tối ưu hóa<br />
- Xác định được hàm mục tiêu y(Ra,Tp,Cp)<br />
thông qua việc luyện mạng, sau đó sẽ tiến<br />
hành tìm giá trị cực trị của hàm y. Cụ thể ở<br />
đây ta sẽ tìm giá trị cực đại của hàm y trong<br />
giới hạn của các điều kiện cắt. Từ đó tìm<br />
được các giá trị các điều kiện cắt tối ưu<br />
(v0,fo,t0).<br />
Tính các giá trị của Ra, Tp, Cp theo các điều<br />
kiện cắt tối ưu.<br />
ỨNG DỤNG MẠNG ANN ĐỂ TỐI ƯU<br />
HÓA CHẾ ĐỘ CẮT KHI TIỆN THÉP 9XC<br />
SAU NHIỆT LUYỆN BẰNG DAO PCBN<br />
Thí nghiệm trên máy tiện CNC: Quick<br />
turning smat 200 của hãng Mazak, mảnh<br />
dao PCBN, và phôi thép 9XC tôi đạt độ<br />
cứng 58 - 62HRC, kích thước: φ62, chiều<br />
dài cắt, L = 300 mm.<br />
Các điều kiện ràng buộc:<br />
100 m/phút ≤ v ≤ 170m/phút ;<br />
0.07mm/vòng ≤ f ≤ 0.15mm/vòng ;<br />
0.09mm ≤ t ≤ 0.5mm.<br />
Ts = 0.12phút; Tc = 0.26phút; Ti = 0.04phút;<br />
Ct = 271000VNĐ; C1 = 6200VNĐ;<br />
C0 = 1600VNĐ;<br />
25<br />
<br />
Nguyễn Văn Tùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Vì đây là tiện tinh, lực cắt bé nên nó sẽ thỏa<br />
mãn các điều kiện về lực hay công suất máy.<br />
<br />
118(04): 23 - 28<br />
<br />
mục tiêu z(Ra,Tp,Cp) được các nhà sản suất<br />
sử dụng [8].<br />
<br />
- Xây dựng dữ liệu đầu vào X = [v; f; t] và dữ<br />
liệu đầu ra z(Ra,Tp,Cp)<br />
(9)<br />
- Sau khi luyện mạng và kiểm tra mạng ta thu<br />
được kết quả (y), và kết quả so sánh giữa hàm<br />
z (Ra, Tp,Cp) và hàm (y) được chỉ ra ở bảng 2.<br />
Bằng phương pháp vét cạn ta tìm được giá trị<br />
max(y) và các điều kiện cắt tối ưu vop, fop, top<br />
và tính ra được các giá trị Ra, Tp,Cp tương<br />
ứng bảng 3.<br />
<br />
- Làm thí nghiệm với các bộ thông số v,f,t<br />
ngẫu nhiên (được chỉ ra ở bảng 1) và đây là<br />
số liệu đầu vào cho việc dùng để luyện mạng.<br />
Các giá trị v,f,t được lấy ngẫu nhiên để tiến<br />
hành thí nghiệm, sau đó đo được các giá trị<br />
Ra, và Sc. Từ đó tính được các giá trị Tp, Cp<br />
thông qua các công thức từ (1) đến (7). Hàm<br />
<br />
Bảng 1. Dữ liệu được lấy ngẫu nhiên để tiến hành luyện mạng<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
<br />
v(m/min)<br />
157.0307<br />
163.4054<br />
108.8891<br />
163.9363<br />
144.2651<br />
106.8278<br />
119.4949<br />
138.2817<br />
167.0255<br />
167.5422<br />
111.0329<br />
167.9415<br />
167.0017<br />
133.9763<br />
156.0196<br />
109.9320<br />
129.5233<br />
164.1015<br />
155.4545<br />
167.1645<br />
<br />
f(mm/rev)<br />
0.1225<br />
0.0729<br />
0.1379<br />
0.1447<br />
0.1243<br />
0.1306<br />
0.1295<br />
0.1014<br />
0.1224<br />
0.0837<br />
0.1265<br />
0.0725<br />
0.0922<br />
0.0737<br />
0.0778<br />
0.1359<br />
0.1256<br />
0.0954<br />
0.1460<br />
0.0728<br />
<br />
t(mm)<br />
0.1383<br />
0.1320<br />
0.1742<br />
0.1775<br />
0.1106<br />
0.1439<br />
0.1390<br />
0.1611<br />
0.1680<br />
0.1730<br />
0.1204<br />
0.1648<br />
0.1621<br />
0.1079<br />
0.1031<br />
0.1448<br />
0.1956<br />
0.1274<br />
0.1544<br />
0.1146<br />
<br />
Ra(µm)<br />
0.5044<br />
0.4503<br />
0.4448<br />
0.5706<br />
0.4810<br />
0.4596<br />
0.4767<br />
0.4751<br />
0.5470<br />
0.5109<br />
0.4815<br />
0.4882<br />
0.5090<br />
0.4328<br />
0.4264<br />
0.4667<br />
0.4805<br />
0.4717<br />
0.5359<br />
0.4310<br />
<br />
Tp(phút)<br />
0.2864<br />
0.4468<br />
0.4191<br />
0.2312<br />
0.3604<br />
0.5435<br />
0.4411<br />
0.3756<br />
0.2486<br />
0.3060<br />
0.6009<br />
0.3509<br />
0.2994<br />
0.7481<br />
0.5624<br />
0.4891<br />
0.3169<br />
0.3439<br />
0.2506<br />
0.4966<br />
<br />
Cp(VNĐ)<br />
2996<br />
3988<br />
4054<br />
2852<br />
3470<br />
4940<br />
4134<br />
3596<br />
2828<br />
3048<br />
5336<br />
3316<br />
3016<br />
6336<br />
4860<br />
4528<br />
3296<br />
3284<br />
2896<br />
4340<br />
<br />
z(Ra,Tp,Cp)<br />
0.9353<br />
0.9173<br />
0.9196<br />
0.9385<br />
0.9268<br />
0.9027<br />
0.9158<br />
0.9249<br />
0.9380<br />
0.9330<br />
0.8942<br />
0.9283<br />
0.9338<br />
0.8779<br />
0.9030<br />
0.9096<br />
0.9318<br />
0.9298<br />
0.9379<br />
0.9117<br />
<br />
Bảng 2. Sai số giữa giá trị hàm z và kết quả luyện mạng y<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
26<br />
<br />
z(Ra, Tp,Cp)<br />
0,9353<br />
0,9173<br />
0,9196<br />
0,9385<br />
0,9267<br />
0,9026<br />
0,9157<br />
0,9249<br />
0,9380<br />
0,9329<br />
<br />
Hàm z và y<br />
y(Ra,Tp,Cp)<br />
0,9350<br />
0,9176<br />
0,9200<br />
0,9383<br />
0,9213<br />
0,9029<br />
0,9147<br />
0,9245<br />
0,9379<br />
0,9315<br />
<br />
z-y<br />
0,0003<br />
-0,0003<br />
-0,0004<br />
0,0002<br />
0,0054<br />
-0,0003<br />
0,0001<br />
0,0004<br />
0,0004<br />
0,0014<br />
<br />
TT<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
<br />
z(Ra, Tp,Cp)<br />
0,8942<br />
0,9282<br />
0,9338<br />
0,8778<br />
0,9030<br />
0,9096<br />
0,9317<br />
0,9297<br />
0,9379<br />
0,9116<br />
<br />
Hàm z và y<br />
y(Ra,Tp,Cp)<br />
0,8944<br />
0,9281<br />
0,9339<br />
0,8778<br />
0,9026<br />
0,9098<br />
0,9331<br />
0,9295<br />
0,9378<br />
0,9120<br />
<br />
z-y<br />
-0,0002<br />
0,0004<br />
-0,0004<br />
0,0000<br />
0,0004<br />
-0,0002<br />
-0,0014<br />
0,0002<br />
0,0004<br />
0,0004<br />
<br />
Nguyễn Văn Tùng và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 23 - 28<br />
<br />
Bảng 3. So sánh phương pháp ANN và phương pháp giải tích<br />
Hàm cơ sở<br />
z(Ra,Tp,Cp)<br />
y(Ra,Tp,Cp)<br />
<br />
v(m/phút)<br />
169<br />
170<br />
<br />
f(mm/vòng)<br />
0.148<br />
0.151<br />
<br />
t(mm)<br />
0.12<br />
0.12<br />
<br />
Hình 3 Đồ thị thể hiện kết quả quá trình luyện<br />
mạng, và kiểm tra mạng,<br />
<br />
THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ<br />
Với thí nghiệm này, chúng tôi đã sử dụng<br />
mạng nơron truyền thẳng một lớp ẩn (có 9<br />
nơron) kết quả khá chính xác, thời gian thực<br />
hiện nhanh. Bảng 3 cho thấy kết quả lựa chọn<br />
các giá trị điều kiện cắt tối ưu và các giá trị<br />
tương ứng của các mục tiêu.<br />
* Ưu điểm của phương pháp này: Tự động tìm<br />
kiếm hàm ràng buộc phi tuyến giữa đầu vào và<br />
đầu ra nhanh chóng đơn giản và chính xác.<br />
* Nhược điểm của phương pháp này: Độ<br />
chính xác của bài toán tỉ lệ với số thí nghiệm,<br />
do đó cần phải làm nhiều thí nghiệm.<br />
KẾT LUẬN<br />
Bài báo này trình bày việc ứng dụng mạng<br />
nơron nhân tạo để tối ưu hóa đa mục tiêu các<br />
điều kiện cắt. Cấu trúc mạng được sử dụng là<br />
mạng truyền thẳng gồm ba lớp. Các bước<br />
<br />
Ra(µm)<br />
0.5035<br />
0.5099<br />
<br />
Tp(phút)<br />
0.2327<br />
0.2337<br />
<br />
Cp(vnđ)<br />
2874<br />
2808<br />
<br />
Sc (m2)<br />
18724<br />
18727<br />
<br />
Hình 4. Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa vận tốc cắt<br />
(v), lượng chạy dao (f),và giá trị hàm tối ưu tổng quát<br />
y<br />
<br />
thực hiện được đưa ra nhanh chóng để giải<br />
các bài toán tối ưu đa mục tiêu một cách<br />
tương đối chính xác trên máy tính. Do có tốc<br />
độ xử lý nhanh, tốn ít tài nguyên của máy<br />
tính, đảm bảo tối tối ưu hóa các điều kiện cắt<br />
trong thời gian nhanh.<br />
Ứng dụng trong việc tìm điều kiện cắt tối ưu<br />
khi tiện thép 9XC sau tôi bằng dao PCBN đã<br />
cho kết quả khá chính xác, kết quả được đưa<br />
ra và so sánh với phương pháp khác ở bảng 3.<br />
Những nghiên cứu có thể phát triển từ mô<br />
hình nghiên cứu ứng dụng mạng ANN như<br />
điều khiển thích nghi quá trình gia công, hoặc<br />
điều chỉnh online các tham số trong quá trình<br />
cắt thông qua các cảm biến, hay có thể dự báo<br />
về mòn dụng cụ, sai lệch kích thước trong quá<br />
trình gia công.<br />
<br />
27<br />
<br />