YOMEDIA
ADSENSE
Ứng dụng mô hình Canvas trong khởi nghiệp kinh doanh định hướng phát triển bền vững
53
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đề tài này đề cập đến các yếu tố của mô hình Canvas ứng dụng trong khởi nghiệp kinh doanh, tổng quan các tài liệu nghiên cứu về phát triển bền vững, nghiên cứu tình huống một số doanh nghiệp đồng thời thực hiện khảo sát ý kiến về ảnh hưởng của các yếu tố mô hình kinh doanh Canvas đến kết quả khởi nghiệp kinh doanh; từ đó, đưa ra các biện pháp đề xuất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng mô hình Canvas trong khởi nghiệp kinh doanh định hướng phát triển bền vững
- ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CANVAS TRONG KHỞI NGHIỆP KINH DOANH ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (A) Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Bài viết đề cập đến các yếu tố của mô hình Canvas ứng dụng trong khởi nghiệp kinh doanh, tổng quan các tài liệu nghiên cứu về phát triển bền vững, nghiên cứu tình huống một số doanh nghiệp đồng thời thực hiện khảo sát ý kiến về ảnh hưởng của các yếu tố mô hình kinh doanh Canvas đến kết quả khởi nghiệp kinh doanh; từ đó, đưa ra các biện pháp đề xuất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững. Từ khóa: kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển bền vững ABSTRACT The paper covers the elements of the application Canvas model in business startups, basing on a methodology of document review, case study and surveying opinions about the impact of Canvas model factors on business startup results, thereby making solutions for startups applying Canvas business model towards sustainable development. Keywords: business, startups, sustainable development 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khởi nghiệp là lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và đa khía cạnh và cần được nghiên cứu, đánh giá trong tổng thể chứ không chỉ quan tâm tới một khía cạnh nào đó. Hành vi khởi nghiệp là kết quả của một quá trình tương tác giữa các yếu tố cá nhân (người khởi nghiệp) và các yếu tố môi trường. Quá trình khởi nghiệp nằm ở trung tâm của mọi nỗ lực mô hình hóa và lý thuyết hóa của các nghiên cứu về khởi nghiệp, dù được học giả tiếp cận theo cách nào: định hình doanh nghiệp mới; khai thác cơ hội kinh doanh; sáng tạo giá trị hay đổi mới sáng tạo (Trần Văn Trang, 2018). Khởi nghiệp kinh doanh được nhấn mạnh ở hai điểm khác biệt so với xây dựng và điều hành một doanh nghiệp, một là: khả năng tăng trưởng (không giới hạn và nhanh nhất có thể với mục tiêu tăng trưởng cao, ý tưởng mới mẻ là trước tiên chứ không phải lợi nhuận), hai là: khởi nghiệp được định nghĩa bởi văn hóa khởi nghiệp (môi trường doanh nghiệp) chứ không phải tuổi đời, quy mô hay công nghệ ứng dụng (Nguyễn Thị Thanh Nhàn, 2018). Do vậy, để đáp ứng thỏa mãn hai điểm khác biệt đó, việc lựa chọn mô hình kinh doanh khởi nghiệp phù hợp có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công của khởi nghiệp. Bên cạnh đó, mục tiêu khởi nghiệp cần được đặt trong bối cảnh chung của thị trường để có những định hướng đúng đắn. Xu hướng kinh doanh gắn với phát triển bền vững đang là tất yếu trên thế giới. Vì vậy, lựa chọn mô hình kinh doanh khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững thông qua tác động đến các yếu tố của mô hình kinh doanh được cho là lựa chọn đúng đắn. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan nghiên cứu Mô hình kinh doanh là một cấu trúc tổng hợp thể hiện sự tồn tại của doanh nghiệp theo một định hướng nào đó. Mô hình kinh doanh giải thích cách thức hoạt động của doanh nghiệp, cách 265
- doanh nghiệp hướng tới đạt được mục tiêu. Tất cả các quy trình và chính sách kinh doanh mà một doanh nghiệp áp dụng và tuân theo đều gắn chặt với các yếu tố của mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Một mô hình kinh doanh có nhiệm vụ trả lời khách hàng của doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp có thể tạo ra hay thêm giá trị gì cho khách hàng và làm thế nào có thể làm điều đó với chi phí hợp lý (Drucker, 2011). Có nhiều mô hình kinh doanh đã được đề xuất và ứng dụng. Có cả thành công và thất bại. Nhưng sự thành công hay thất bại không phụ thuộc vào mô hình mà phụ thuộc vào chính chủ thể ứng dụng mô hình đó trong điều kiện, hoàn cảnh nào. Mô hình Canvas (Osterwalder, 2004) đề cập đến 9 yếu tố tạo nên 9 trụ cột trong tổ chức kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm: (1) đối tác chính; (2) hoạt động chính; (3) nguồn lực chính; (4) giá trị cung cấp cho khách hàng; (5) quan hệ khách hàng; (6) các kênh thông tin và phân phối; (7) phân khúc khách hàng; (8) cơ cấu chi phí; (9) các dòng doanh thu. Bảng 1. Tóm tắt các y u tố của mô h nh kinh doanh Canvas Đối tác chính: Ho t ộng chính: Giá trị cung c p cho Quan hệ khách hàng: Phân khúc khách Danh sách đối tác Tính khác biệt khách hàng: Dữ liệu khách hàng hàng: quan trọng Bệ phóng, nền tảng Giá trị khác biệt Cách thức tương tác Định vị khách hàng Nguồn lực được Đáp ứng nhu cầu mục tiêu Nguồn lực chính: Kênh thông tin và cung cấp bởi đối tác Khơi dậy nhu cầu Đúng đối tượng, Nội lực/Ngoại lực phân phối: đúng giá trị mong Hiện hữu/vô hình Phát triển kênh theo đợi, sẵn sàng chi trả cách nào Tối ưu hóa hiệu quả Cơ c u chi phí: Các dòng doanh thu: Chi phí cố định Doanh thu đến từ hoạt động, giá trị nào cung cấp cho Chi phí biến đổi khách hàng Cơ cấu hợp lý, chấp nhận được Phương thức thanh toán Ngu n: Alexander Osterwalder (2004), The Business Model Ontology - A Proposition In A Design Science Approach, PhD thesis, University of Lausanne. Mô hình Canvas giúp doanh nghiệp đơn giản hóa các bản báo cáo, các kế hoạch từ chiến lược tổng thể đến các kế hoạch hành động chi tiết thông qua mô hình hóa các yếu tố một cách đơn giản, trực quan và tập trung nhất. Mô hình này đã được ứng dụng rộng rãi vì lợi ích và hiệu quả của nó trong việc xác định các yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp nhằm tìm ra phương thức tạo vị thế và lợi nhuận tối ưu. Khởi nghiệp kinh doanh được cho là một nghề mà người khởi nghiệp có ước mơ, can đảm triển khai ước mơ của mình, chấp nhận rủi ro, sử dụng những tiềm năng để sáng tạo sản phẩm kinh doanh cung ứng cho thị trường. Để khởi nghiệp kinh doanh, nhà sáng lập cần thiết phải xác định được các yếu tố kinh doanh có liên quan. Càng xác định chính xác, rõ ràng công việc kinh doanh càng được triển khai một cách có hệ thống và sự thành công sẽ vững chắc hơn. Mô hình kinh doanh Canvas là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khi mà các yếu tố của mô hình được chỉ ra rất chi tiết, rõ ràng, giúp cho người khởi nghiệp xác định được những công việc cần thiết gắn với các yếu tố của mô hình kinh doanh, dễ dàng xác định vai trò của các yếu tố trong việc xác định mục tiêu tăng trưởng và môi trường văn hóa khởi nghiệp phù hợp. 266
- Tuy nhiên, tăng trưởng là sự gia tăng về mặt định lượng về quy mô vật chất, trong khi phát triển là sự cải thiện về chất hoặc mở ra các tiềm năng. Một nền kinh tế hay một doanh nghiệp có thể tăng trưởng nhưng không phát triển hoặc ngược lại hoặc không cả tăng trưởng và cũng không phát triển. Tăng trưởng kinh doanh không thể bền vững trong một thời gian dài khi các yếu tố môi trường bị thay đổi. Vì vậy, trong những năm gần đây, khi mà tình trạng môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, thuật ngữ “phát triển bền vững” được đề cập đến nhiều hơn, được nhấn mạnh nhiều hơn, được coi như là một xu thế tất yếu, một đòi hỏi cấp bách đối với tất cả các thành phần trong xã hội, ở bất kỳ quốc gia nào. Khi đó tăng trưởng kinh doanh cần gắn với phát triển bền vững như là một điều kiện bắt buộc (Daly, 1990). Sự phát triển của kinh tế cần phải tôn trọng sự bảo tồn thiên nhiên, môi trường sinh thái học và không chỉ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại của con người mà cần đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai về nguồn lực tài nguyên và môi trường sống. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: (1) phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), (2) phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và (3) bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) (Phạm Thị Thanh Bình, 2016). Như vậy, khởi nghiệp kinh doanh gắn với phát triển bền vững thực sự là một đòi hỏi khó khăn đối với những người khởi nghiệp khi mà phải chịu sức ép về thành công của khởi nghiệp liên quan đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng thời định hình được văn hóa doanh nghiệp đặt trong bối cảnh cần thực hiện gắn với phát triển bền vững của chính doanh nghiệp và của cộng đồng kinh doanh, của quốc gia. 2.2. Ph ng pháp nghiên cứu Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được thực hiện thông qua việc đọc các tài liệu sách, tạp chí chuyên môn, mạng Internet về các chủ đề liên quan đến khởi nghiệp kinh doanh, phát triển bền vững, thông tin doanh nghiệp khởi nghiệp được lựa chọn là tình huống nghiên cứu điển hình. Thứ hai, qua phương pháp quan sát, trải nghiệm thực tế tại một số doanh nghiệp khởi nghiệp để mô hình hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp. Ba doanh nghiệp lấy mẫu điển hình theo phương pháp thuận tiện mà tác giả tiếp cận được trong quá trình trải nghiệm, nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội đó là: (1) doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất - Công ty cổ phần Hồng Lam, (2) doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực phân phối - Công ty cổ phần Sói biển Trung thực, (3) doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ - Công ty cổ phần TMDV 30Shine. Thứ ba, thực hiện khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và thu về được 323 phiếu khảo sát, thống kê ý kiến của những người tham gia khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mô hình kinh doanh Canvas đến thành công của khởi nghiệp kinh doanh. Trên cơ sở các thông tin thu thập được đưa ra một số những giải pháp đề xuất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ứng dụng mô hình kinh doanh Canvas hướng tới phát triển bền vững như là một lựa chọn mang tính tất yếu, khẳng định tính chuyên nghiệp trong kinh doanh gắn với trách nhiệm với cộng đồng xã hội và góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường của các doanh nghiệp. 267
- 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình hóa hoạt động khởi nghiệp kinh doanh của các doanh nghiệp lựa chọn điển hình và xác định các y u tố gắn với phát triển bền vững của doanh nghiệp Qua nghiên cứu thực nghiệm ba doanh nghiệp điển hình trong khởi nghiệp kinh doanh và tính ứng dụng của mô hình Canvas, tác giả đã mô hình hóa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp những yếu tố của mô hình được doanh nghiệp ứng dụng khởi nghiệp định hướng phát triển bền vững theo tiếp cận kết hợp hài hòa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây cũng sẽ là căn cứ đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung ở phần sau của bài viết. Mô hình Canvas có thể ứng dụng mang lại kết quả như thế nào tùy theo tư duy, mục tiêu phát triển doanh nghiệp của nhà quản trị. Cùng các yếu tố của mô hình, nếu doanh nghiệp lựa chọn một hay hai, hay ba mặt của phát triển hoặc lựa chọn kết hợp cùng lúc hài hòa cả ba mặt của sự phát triển sẽ quyết định đến việc doanh nghiệp lựa chọn tầm nhìn ngắn hạn hay dài hạn hướng tới phát triển bền vững. Đây chính là điểm khác biệt của việc ứng dụng mô hình kinh doanh Canvas vì tính linh hoạt của mô hình phụ thuộc rất lớn vào tư duy và sự lựa chọn mục tiêu phát triển của nhà quản trị. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thể lựa chọn yếu tố điển hình trong các yếu tố của mô hình Canvas để tập trung nguồn lực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển bền vững. Nếu xây dựng mô hình kinh doanh truyền thống đòi hỏi doanh nghiệp khởi nghiệp xác định đầy đủ các yếu tố của mô hình Canvas như là điều kiện đủ căn bản, toàn diện thì khi khởi nghiệp kinh doanh định hướng phát triển bền vững, doanh nghiệp cần lựa chọn yếu tố vượt trội để tập trung nhiều hơn cho sự kết hợp tối ưu nhất ba mặt kinh tế, xã hội môi trường của sự phát triển. (1) Công ty cổ phần Hồng Lam Bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh từ năm 1996 bằng việc sản xuất ô mai theo phương thức truyền thống, sản xuất nhỏ lẻ, mang tính chất gia đình, đến năm 2000 Hồng Lam mới thực sự xác định được hướng đi mới trong việc sản xuất và kinh doanh ô mai - món quà ăn vặt truyền thống nổi tiếng của Hà Nội và các sản phẩm chế biến khác như bánh, kẹo, mứt, củ quả sấy. Đây cũng bắt đầu giai đoạn phát triển mới của Hồng Lam thông qua việc sản xuất trực tiếp tại nhà máy và phát triển bán lẻ thông qua hệ thống chuỗi các cửa hàng ô mai Hồng Lam. Bảng 2. Công ty cổ phần Hồng Lam thông qua các y u tố mô h nh Canvas Đối tác chính: Ho t ộng chính: Giá trị cung c p Quan hệ khách hàng: Phân khúc khách Các nhà cung cấp Sản xuất và kinh doanh cho khách hàng: Tôn trọng, am hiểu khách hàng: trái cây vùng, miền, ô mai truyền thống. Tinh hoa quà Việt. hàng. Khách hàng thích sản phẩm nông Tinh tế, kết hợp Tạo cơ hội cho khách hương vị truyền thống sản khác. truyền thống và hàng thử sản phẩm trực của sản phẩm, được Nhà cung cấp máy hiện đại. tiếp theo cách đặc biệt. phục vụ theo cách móc, trang thiết bị Nguồn lực chính: Kênh thông tin và phân hiện đại. chế biến, bảo quản Bản lĩnh, am hiểu nghề phối: Khách hàng tự thưởng sản phẩm. của chủ doanh nghiệp. Cửa hàng bán lẻ hiện đại. thức cho riêng mình. Nhân viên sản xuất, chế Cửa hàng trực tiếp Khách hàng muốn biến, bán hàng tặng quà đặc sản, tinh Cửa hàng nhượng quyền. Nguồn tài chính tự chủ. tế đến người thân, bạn Phân phối siêu thị, bán bè ở xa Hà Nội. buôn. Cơ c u chi phí: Các dòng doanh thu: Chi phí cố định: nhà máy, công nghệ, cửa hàng Doanh thu từ sản phẩm ô mai là chính, đa dạng hóa các Chi phí biến đổi: nguyên vật liệu chủng loại sản phẩm từ khẩu vị đến hình thức bao bì, kích Đầu tư lớn cho nhà máy và hệ thống cửa hàng bán lẻ thước sản phẩm Bổ sung các sản phẩm: giải pháp quà tặng, chè, bánh kẹo,mứt Ngu n: Công ty CP H ng Lam và tổng hợp kết quả phỏng vấn, trải nghiệm thực tế của tác giả. 268
- Khởi nghiệp kinh doanh từ một cơ sở sản xuất nhỏ, định hướng sản phẩm mang giá trị truyền thống, hướng tới đa dạng hóa đối tượng khách hàng, ngay từ đầu nhà quản trị công ty đã ý thức và tư duy phát triển bền vững là lựa chọn đầu tiên. Sự kết hợp hài hòa ba mặt của phát triển hướng tới phát triển bền vững được Công ty Hồng Lam thể hiện tập trung nhất ở hai yếu tố trong mô hình Canvas, đó là: giá trị cung cấp cho khác hàng và đối tác chính. - Phát triển kinh tế gắn với phát triển bền vững thông qua giá trị cung cấp cho khách hàng: “Với sứ mệnh phụng sự xã hội, phụng sự người tiêu dùng, để „hồn dân tộc‟ được gửi gắm vào từng sản phẩm, đến với mọi người trên khắp muôn nơi, Hồng Lam luôn định hướng thương hiệu phải được thị trường công nhận là „tinh hoa quà Việt‟”. Không chỉ đơn thuần là một sản phẩm tiêu dùng thông thường, sản phẩm của Hồng Lam gắn với yếu tố văn hóa, niềm tự hào và yêu thương trong cảm nhận của khách hàng mà giá trị sản phẩm mang lại. - Cùng với phát triển kinh tế là sự cam kết, gắn bó của công ty với đối tác chính là người nông dân và chính quyền địa phương tại các vùng nguyên liệu và nhà máy sản xuất trong việc đảm bảo việc làm, thu nhập cho người dân đồng thời phát triển các vùng nguyên liệu, nhà máy đảm bảo cung cấp nguyên liệu sạch, bảo vệ môi trường. “Nhà máy chế biến công nghiệp, được cấp chứng nhận quốc tế ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm, ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường và các công cụ quản lý hiện đại. Các nguyên liệu đầu vào yêu cầu đáp ứng cho chất lượng đầu ra theo tiêu chí „Ngon - Sạch - Đẹp‟”. Vùng nguyên liệu tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Qủa tươi Hồng Lam thu mua đạt các tiêu chuẩn về độ tươi, xanh và sạch. Đây là những sản vật của núi rừng, được trồng và chăm sóc trong môi trường trong lành. (2) Công ty cổ phần Sói Biển Trung Thực Khởi nghiệp từ năm 2013, Công ty cổ phần Sói Biển Trung Thực đã phát triển hệ thống trở thành một trong những chuỗi khởi nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch thành công trên thị trường Hà Nội. Tại thời điểm khởi nghiệp kinh doanh của Công ty, xu hướng tiêu dùng của xã hội đã có những thay đổi theo hướng thân thiện với môi trường, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên vấn đề được quan tâm hàng đầu của xã hội, trở thành tiêu chí cạnh tranh mới của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm. Công ty đã lựa chọn phát triển bền vững tập trung vào đối tác chính và phân khúc khách hàng. Bảng 3. Công ty cổ phần Sói Biển Trung thực thông qua các y u tố mô h nh Canvas Đối tác chính: Ho t ộng chính: Giá trị cung Quan hệ khách hàng: Phân khúc Các nhà cung Kinh doanh thực phẩm sạch. c p cho Tôn trọng, am hiểu khách hàng. khách hàng: cấp thực phẩm, khách hàng: Đặt hàng qua điện thoại. Khách hàng có rau củ, trái cây Thực phẩm Luôn đáp ứng nhu cầu của thu nhập tương và các sản sạch, rõ nguồn khách hàng. đối cao, khối làm phẩm lương Nguồn lực chính: gốc xuất xứ. K nh thông tin và phân phối: việc văn phòng, thực, thực Cửa hàng dễ công sở, trường Bản lĩnh, đam mê, kiên trì của Cửa hàng bán lẻ trực tiếp. phẩm khác. nhận diện học. chủ doanh nghiệp, cam kết đưa sản phẩm tốt nhất từ nguồn thương hiệu. Khu dân cư mới, nguyên liệu đến khách hàng. Tiêu chuẩn dân trí cao. cửa hàng đồng Nợ ngắn hạn từ nhà cung cấp sản phẩm. bộ về sản phẩm, cách Nhân viên được đào tạo theo phục vụ. chuẩn nhận diện thương hiệu. Cơ c u chi phí: Các dòng doanh thu: Chi phí cố định: trang thiết bị bảo quản, cửa hàng. Doanh thu từ thực phẩm sạch là chủ yếu, đặc biệt là các sản Chi phí biến đổi: chi phí nhập hàng từ nhà cung cấp. phẩm hải sản, rau quả. Đầu tư lớn cho hệ thống cửa hàng, mối quan hệ gắn bó, Bổ sung các sản phẩm đi kèm: thức ăn chín, gia vị. cam kết đồng hành của các nhà cung cấp. Ngu n: Công ty CP Sói Biển Trung thực và tổng hợp kết quả phỏng vấn, trải nghiệm thực tế của tác giả. 269
- - Mối quan hệ với đối tác chính được Công ty đặc biệt quan tâm. Tạo dựng uy tín cao đối với nhà cung cấp tại các vùng cung cấp sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản được coi là niềm tự hào của Công ty. Không chỉ là lợi ích kinh tế mà còn là mục tiêu phát triển xã hội khi mà mối quan hệ tin cậy, gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động địa phương tại các vùng cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, thực phẩm chế biến. Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường liên quan đến vùng sản xuất nông sản, khai thác - đánh bắt thủy hải sản. - Phân khúc hàng hàng mục tiêu của Công ty là đối tượng khách hàng có thu nhập trung, cao cấp, có nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu dùng gắn với bảo vệ môi trường. Những sản phẩm mà Công ty cổ phần Sói Biển Trung thực cung cấp cho khách hàng đều hướng tới sự lựa chọn thông minh của khách hàng trong xu thế tiêu dùng thực phẩm xanh, thân thiện và gắn kết với sức khỏe, tinh thần và môi trường xã hội lành mạnh. (3) Công ty cổ phần TMDV 30Shine Bắt đầu khởi nghiệp từ tháng 5/2015, tại Hà Nội nhưng phải sau một năm, hoạt động chính của 30Shine mới được xác định và hình thành rõ ràng để phát triển thành chuỗi cửa hàng cắt tóc dành cho nam giới 30Shine. Bảng 4. Công ty cổ phần TMDV 30Shine thông qua các y u tố mô h nh Canvas Đối tác chính: Ho t ộng chính: Giá trị cung c p cho Quan hệ khách hàng: Phân khúc khách Các nhà cung cấp Cung cấp dịch vụ cắt khách hàng: Tôn trọng, am hiểu hàng: dụng cụ, sản phẩm tóc, chăm sóc tóc Dịch vụ cắt tóc khách hàng. Khách hàng nam cắt tóc, chăm sóc chuyên nghiệp tại cửa chuyên nghiệp, Đặt lịch qua ứng dụng di giới tại các thành tóc. hàng. không gian lịch sự, động, khách hàng đánh phố. sạch sẽ. giá số sao sau mỗi lần Ưa chuộng sự Sản phẩm dịch vụ từ sử dụng dịch vụ. chuyên nghiệp, lịch bàn tay chuyên Luôn đáp ứng nhu cầu sự. nghiệp của người thợ của khách hàng. Thu nhập trên trung với quy trình khoa bình. Nguồn lực chính: học 30 phút. Kênh thông tin và Bản lĩnh, đam mê, tay Ứng dụng công nghệ phân phối: nghề của chủ doanh di động đặt lịch hẹn, Cửa hàng cắt tóc trực tiếp. nghiệp. phản hồi thông tin, Đội ngũ thợ cắt tóc được lựa chọn thợ cắt tóc. đào tạo chuyên nghiệp. Vị trí cửa hàng. Cơ c u chi phí: Các dòng doanh thu: Chi phí cố định: trang thiết bị , dụng cụ cắt tóc Doanh thu dịch vụ cắt tóc chuyên nghiệp Chi phí ứng dụng công nghệ, cửa hàng Bổ sung các sản phẩm chăm sóc tóc, da mặt dành cho nam Chi phí biến đổi: chi phí lương, thưởng, sản phẩm hỗ trợ giới Ngu n: Công ty cổ phần TMDV 30Shine và tổng hợp kết quả phỏng vấn, trải nghiệm thực tế của tác giả. Là doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ mà lại là dịch vụ có tính đặc biệt trong khi mô hình dịch vụ cắt tóc dành cho nam giới đã rất phổ biến theo cách truyền thống - rất đơn giản, thì việc phát triển dịch vụ lên một mức dịch vụ cao hơn, mới mẻ hơn đã là khó khăn, nhưng gắn với phát triển bền vững càng khó khăn hơn trong việc định hình mô hình kinh doanh. Yếu tố mô hình kinh doanh gắn với phát triển bền vững của 30Shine, được xác định bao gồm: ngu n lực chính và giá trị cung cấp cho khách hàng. 270
- - Nguồn lực chính của 30Shine tập trung phát triển đội ngũ nhân lực là những người thợ cắt tóc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ đặc biệt ở không gian cửa hàng thân thiện, sang trọng với ứng dụng công nghệ thông tin nhanh chóng, hiện đại. Góp phần giải quyết việc làm cho lao động trẻ thông qua việc đào tạo nghề và tiếp nhận làm việc trong hệ thống 30Shine. Không còn là những người thợ cắt tóc truyền thống tại các cửa hàng đơn giản. - Giá trị cung cấp cho khách hàng định hướng một phong cách tiêu dùng dịch vụ mới, có thêm nhiều giá trị gia tăng cho đối tượng khách hàng chuyên biệt là nam giới. Đảm bảo an toàn sức khỏe, văn hóa sử dụng dịch vụ cho khách hàng. Cùng khách hàng nâng cao trách nhiệm với môi trường thông qua việc sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc, hóa chất làm tóc an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường, góp phần tăng cường biện pháp hạn chế việc gia tăng rác thải và nước thải liên quan đến hóa mỹ phẩm có thể làm hại môi trường đất và nước. 3.2. K t quả khảo sát mức độ ảnh h ởng của các y u tố mô h nh Canvas đ n thành công của khởi nghiệp kinh doanh Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ quan tâm đến khởi nghiệp kinh doanh và có mong muốn khởi nghiệp kinh doanh là 59,9%. Quan điểm khởi nghiệp kinh doanh là việc khởi tạo một doanh nghiệp chiếm 64,7%. Việc khởi nghiệp thất bại được cho là Bình thường chiếm 74,6%. Như vậy, có thể thấy tinh thần khởi nghiệp của những người tham gia khảo sát là khá cao, biết chấp nhận thất bại trong khởi nghiệp kinh doanh. Bảng 5. K t quả khảo sát mức độ ảnh h ởng của các y u tố mô hình Canvas đ n thành công của khởi nghiệp kinh doanh Điểm Đánh giá mức ộ Các yếu tố mô hình Canvas trung bình/5 ảnh hƣởng 1 Các đối tác h p tác cùng 3.71 Ảnh hưởng lớn 2 L nh v c ho t đ ng chính của doanh nghiệp 3.80 Ảnh hưởng lớn 3 Các nguồn l c (vốn con người, công nghệ) 3.91 Ảnh hưởng lớn 4 Các giá tr cung cấp cho khách hàng 3.92 Ảnh hưởng lớn 5 Việc doanh nghiệp phát tri n quan hệ khách hàng 3.90 Ảnh hưởng lớn 6 Kênh truyền thông và kênh phân phối sản ph m của doanh nghiệp 3.81 Ảnh hưởng lớn 7 Việc xác đ nh phân khúc khách hàng m c tiêu t m đ ng hách h ng 3.91 Ảnh hưởng lớn 8 Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp 3.68 Ảnh hưởng lớn 9 Các dòng doanh thu của doanh nghiệp thu đư c t bán sản ph m 3.80 Ảnh hưởng lớn Ngu n: Khảo sát của tác giả Mức độ ảnh hưởng của 9 yếu tố mô hình kinh doanh Canvas đến thành công của khởi nghiệp kinh doanh được khảo sát lấy ý kiến theo thang đo Likert 5 mức độ: 5 - Ảnh hưởng rất lớn, 4 - Ảnh hưởng lớn, 3 - Ảnh hưởng trung bình, 2 - Không ảnh hưởng đến, 1 - Hoàn toàn không ảnh hưởng. Kết quả thống kê cho thấy, tất cả các yếu tố của mô hình đều được đánh giá là có mức độ ảnh 271
- hưởng lớn (gần 4/5 thang đo) đến thành công của khởi nghiệp kinh doanh. Như vậy, cho thấy mô hình kinh doanh Canvas xác định 9 yếu tố đều có tính khả thi, cụ thể và đúng đắn để doanh nghiệp khởi nghiệp có thể xác định tối ưu, tổng quát nhất các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh để triển khai thực hiện ý tưởng kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự cần thiết và khó khăn trong khởi nghiệp kinh doanh định hướng phát triển bền vững khi cần có sự lựa chọn hợp lý yếu tố điển hình và kết hợp tối ưu các yếu tố này để đảm bảo hài hòa các mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường cho các nhà khởi nghiêp. Những tổng hợp mang tính gợi ý từ các tình huống điển hình mà bài viết lựa chọn phân tích, cùng với kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố mô hình đến kết quả khởi nghiệp là cơ sở để đưa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp khởi nghiệp. 4. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Như vậy, có thể thấy, ứng dụng mô hình Canvas trong khởi nghiệp kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố cụ thể của mô hình. Trên cơ sở đó, những công việc cần triển khai gắn với mục tiêu phát triển bền vững cũng dễ dàng được xác định theo từng yếu tố có liên quan. Tùy theo đặc trưng của lĩnh vực kinh doanh và tư duy, mục tiêu theo đuổi của nhà quản trị để doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn yếu tố điển hình trong phát triển kinh doanh bền vững. Đây chính là ưu điểm vượt trội của mô hình kinh doanh Canvas trong việc tạo ra sự lựa chọn linh hoạt, cụ thể theo từng yếu tố cho doanh nghiệp. Việc khởi nghiệp kinh doanh gắn với định hướng phát triển bền vững sẽ gia tăng gánh nặng về chi phí, buộc doanh nghiệp cần cân nhắc tính toán kỹ cơ cấu chi phí và các dòng doanh thu. Chắc chắn điều đó sẽ tạo ra những rào cản đòi hỏi nhà quản trị cần có bản lĩnh, có giá trị văn hóa doanh nhân và triết lý kinh doanh vì cộng đồng, vì trách nhiệm với thế hệ tương lai. Sẽ không có chỗ cho tư duy kinh doanh nóng vội, chụp giật, lợi ích cá nhân là trên hết mà không gắn trách nhiệm với xã hội và môi trường. Đồng thời, với tư duy khởi nghiệp kinh doanh bền vững sẽ cần doanh nghiệp phát triển tốt mối quan hệ với các đối tác, khách hàng. Lựa chọn đối tác chính phù hợp, hướng tới phân khúc khách hàng có cùng mục tiêu phát triển bền vững, từ đó định vị những giá trị mang đến cho khách hàng mục tiêu. Qua nghiên cứu một số tình huống điển hình của bài viết, có thể thấy các yếu tố mô hình mà doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng và tập trung thành công gắn với phát triển bền vững ngay từ đầu khởi nghiệp kinh doanh, đó là: giá trị cung cấp cho khác hàng; đối tác chính; phân khúc khách hàng; ngu n lực chính. Một số biện pháp đ ợc đề xuất cho các doanh nghiệp trong khởi nghiệp kinh doanh h ớng tới phát triển bền vững từ kinh nghiệm của các doanh nghiệp trên, đó là: Thứ nhất, luôn phát triển đam mê và bản lĩnh cùng với năng lực và tư duy định hướng hoạt động kinh doanh khởi nghiệp gắn với phát triển bền vững của người chủ khởi nghiệp kinh doanh, các cộng sự và cần được coi là yếu tố then chốt. Thứ hai, cần xác định đúng từ đầu và thấu cảm phân khúc khách hàng chính của doanh nghiệp từ đó tập trung vào một số ít nhưng đảm bảo giá trị mang tính tinh lọc trong việc định hình khung giá trị sản phẩm định hướng phát triển bền vững cung cấp cho khách hàng. Để phát triển bền vững khách hàng phải là trung tâm, doanh nghiệp phải am hiểu và cần tôn trọng khách hàng, cố gắng điều chỉnh theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng, đặc biệt là phân khúc khách hàng có nhận thức và mong muốn tiêu dùng gắn với trách nhiệm xã hội và trách nhiệm với môi trường. 272
- Thứ ba, phát triển cơ cấu sản phẩm, danh mục dịch vụ mang đến cho khách hàng như là một hệ sinh thái phát triển bền vững. Các sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế, hình ảnh cửa hàng, thương hiệu sản phẩm đều cùng hướng tới một tầm nhìn vừa đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên vừa góp phần phát triển xã hội và môi trường xanh. Các sản phẩm cung cấp phải là các sản phẩm đảm bảo cho phát triển bền vững, đa dạng hóa sản phẩm theo hướng phát triển tập trung, tức là phát triển các sản phẩm mới có liên quan tới các sản phẩm hiện tại nhằm khai thác các lợi thế cốt lõi của doanh nghiệp đồng thời khai thác được sự am hiểu và phát triển mối quan hệ với các khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Thứ tư, cần xác định mức độ sẵn sàng của các nguồn lực (con người, vốn, công nghệ) theo từng giai đoạn phát triển khởi nghiệp kinh doanh để có thể đi về đích trong mục tiêu phát triển bền vững. Nếu doanh nghiệp không tính toán kỹ các nguồn lực cần thiết cho từng giai đoạn để có những chuẩn bị nguồn lực phù hợp sẽ dẫn tới việc thực hiện nửa vời, khi đó cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội, mục tiêu môi trường có thể bị bỏ dở giữa chừng, càng gây hại đến các bên liên quan và không thể đảm bảo được phát triển bền vững. Thứ năm, cần xác định rõ tư duy ngay từ đầu là khởi nghiệp kinh doanh đã là thách thức lớn, tỷ lệ thất bại cao, thì khởi nghiệp kinh doanh định hướng phát triển bền vững càng đòi hỏi bản lĩnh và tài năng, đạo đức kinh doanh của người khởi nghiệp khắt khe hơn, trả giá cao hơn. Vì vậy, định hình và lựa chọn đúng đắn ngay từ đầu các đối tác chính và những khách hàng có cùng tư duy, cùng mục tiêu phát triển bền vững trong việc cùng nhau tạo ra giá trị gia tăng trong đó các yếu tố phát triển bền vững được coi là một phần tất yếu mà trách nhiệm của mỗi bên là quan trọng như nhau, cùng nhau chia sẻ với tinh thần các bên tham gia đều có lợi (win-win). Khi các biện pháp được thực hiện trên cơ sở tư duy đúng, trách nhiệm đúng thì một xã hội văn minh, cộng đồng doanh nghiệp tử tế, môi trường sống tốt đẹp sẽ được tạo dựng từ thế hệ này sang thế hệ khác một cách bền vững. 273
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Daly, H. E. (1990), Toward some operational principles of sustainable development, Ecological Economic, pp.291-296. https://doi.org/10.4324/9781315241951-26 2. Drucker, P. F. (2011), Những nguyên lý quản trị bất biến mọi thời đại, Nhà xuất bản Trẻ. 3. Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2018), Ứng dụng mô hình Canvas trong khởi nghiệp kinh doanh, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia “Khởi nghiệp và đổi mới trong kinh doanh”, Trường Đại học Thương mại. 4. Osterwalder, A. (2004), The business model ontology a proposition in a design science approach, Doctoral Dissertation, Université de Lausanne, Faculté Des Hautes Études Commerciales. 5. Phạm Thị Thanh Bình (2016), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-ben- vung-o-viet-nam-tieu-chi-danh-gia-va-dinh-huong-phat-trien-113392.html 6. Trần Văn Trang (2018), Nghiên cứu khởi nghiệp: Lịch sử phát triển, cách tiếp cận và các hướng nghiên cứu trong bối cảnh hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa họcquốc gia “Khởi nghiệp và đổi mới trong kinh doanh”, Trường Đại học Thương mại. 7. Công ty cổ phần Hồng Lam, Công ty cổ phần Sói Biển Trung thực, Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ 30Shine, thông tin giới thiệu doanh nghiệp, sản phẩm. 274
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn