Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
ỨNG DỤNG NỘI SOI HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ GÃY CỔ LỒI CẦU XƯƠNG<br />
HÀM DƯỚI<br />
Hồ Nguyễn Thanh Chơn*, Lâm Hoài Phương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới bằng kết hợp xương qua đường<br />
miệng với nội soi hướng dẫn.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng, 17 bệnh nhân gãy cổ lồi cầu được kết hợp xương dưới hướng<br />
dẫn nội soi qua đường miệng tại khoa Phẫu thuật hàm mặt-Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM được đánh<br />
giá trên lâm sàng và trên phim.<br />
Kết quả và kết luận: Phẫu thuật kết hợp xương lồi cầu qua đường miệng với nội soi hướng dẫn đem lại kết<br />
quả giải phẫu và chức năng tốt, đặc biệt là về phương diện thẩm mỹ do không tạo sẹo mổ ngoài mặt và không làm<br />
tổn thương thần kinh VII.<br />
Từ khóa: Gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới, nội soi hướng dẫn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
ENDOSCOPY-ASSISTED OPEN TREATMENT OF MANDIBULAR CONDYLAR NECK FRACTURES<br />
Ho Nguyen Thanh Chon, Lam Hoai Phuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 180 - 185<br />
Objectives: Follow-up and evaluate the treatment result of mandibular condylar neck fractures by<br />
osteosynthesis via endoscopy-assisted intraoral approach.<br />
Method: Prospective study, 17 patients with mandibular condylar neck fractures treated osteosynthesis via<br />
endoscopy-assisted intraoral approach at Department of Maxillofacial Surgery-National Hospital of OdontoStomatology were evaluated clinically and on radiographs.<br />
Results and conclusion: Endoscopy-assisted open treatment of mandibular condylar fractures via intraoral<br />
approach showed good function and anatomy, especially aesthetic caused of not to create visual skin scars and not<br />
to damage facial nerve.<br />
Key words: Mandibular condylar neck fractures, endoscopy-assisted<br />
cấu trúc diện khớp, đĩa khớp, các dây chằng và<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
cơ bám dính vào khớp; từ đó có thể để lại các di<br />
Tỉ lệ gãy lồi cầu xương hàm dưới theo y văn<br />
chứng như loạn năng khớp, cứng khớp, rối loạn<br />
chiếm khoảng 30-50% trong gãy xương hàm<br />
vận động hàm dưới, rối loạn tăng trưởng hàm<br />
dưới(9,10). Lồi cầu xương hàm dưới nằm trong<br />
dưới, sai khớp cắn…ảnh hưởng trực tiếp đến<br />
một cấu trúc giải phẫu quan trọng của vùng hàm<br />
chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của bệnh nhân(9).<br />
mặt, đó là khớp thái dương-hàm và đóng vai trò<br />
Có hai phương pháp điều trị gãy lồi cầu<br />
quan trọng trong quá trình tăng trưởng của<br />
xương hàm dưới là bảo tồn và phẫu thuật. Tuy<br />
xương hàm dưới. Do vậy, gãy lồi cầu sẽ ảnh<br />
vậy, nhiều nghiên cứu về điều trị gãy lồi cầu<br />
hưởng rõ rệt đến chức năng của hệ thống nhai;<br />
bằng phương pháp bảo tồn đã không thể đạt<br />
sự di lệch của lồi cầu gãy sẽ phá vỡ sự toàn vẹn<br />
* Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Hồ Nguyễn Thanh Chơn, ĐT: 0918836655, Email: thanhchon@gmail.com<br />
<br />
180<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
được sự nắn chỉnh đúng giải phẫu học tại ổ gãy,<br />
nhất là trong các trường hợp gãy di lệch nhiều<br />
và gãy trật khớp. Trong khi đó, phương pháp<br />
phẫu thuật với việc nắn chỉnh hở và kết hợp<br />
xương tại ổ gãy đã chứng tỏ kết quả tốt về giải<br />
phẫu và chức năng tốt ngay sau phẫu thuật. Tuy<br />
nhiên, phẫu thuật kết hợp xương lồi cầu là một<br />
phương pháp đòi hỏi phẫu thuật viên có nhiều<br />
kinh nghiệm, khéo léo, nhất là trong trường hợp<br />
đường vào phẫu thuật trong miệng(9,11).<br />
Tại Việt Nam, với tình hình chấn thương<br />
hàm mặt ngày càng tăng về số lượng và mức độ<br />
trầm trọng như hiện nay, thì việc điều trị gãy lồi<br />
cầu xương hàm dưới bằng phương pháp phẫu<br />
thuật đang ngày càng trở nên cần thiết. Có nhiều<br />
kỹ thuật đã được mô tả trong việc điều trị kết<br />
hợp xương lồi cầu, trong đó, sử dụng hệ thống<br />
nẹp vít nhỏ đang trở nên ngày càng thông dụng.<br />
Vấn đề biến chứng của phương pháp phẫu thuật<br />
liên quan trực tiếp đến đường vào phẫu thuật.<br />
Đường vào phẫu thuật ngoài mặt gồm các<br />
đường vào trước tai, sau hàm và dưới hàm đã<br />
được báo cáo có một số biến chứng xảy ra như<br />
dò nước bọt, sẹo mổ có thể nhìn thấy được, tổn<br />
thương tạm thời hay vĩnh viễn nhánh của thần<br />
kinh mặt(9).Do có thể xảy ra những biến chứng<br />
trên, nên việc điều trị phẫu thuật gãy lồi cầu<br />
xương hàm dưới là vấn đề đã được bàn cãi<br />
nhiều. Và để tránh những biến chứng trên,<br />
phương pháp phẫu thuật kết hợp xương lồi cầu<br />
bằng đường vào trong miệng đã ra đời, với sự<br />
trợ giúp của một số dụng cụ phẫu thuật mới và<br />
nhất là máy nội soi. Các nghiên cứu sử dụng các<br />
phương pháp phẫu thuật bằng đường vào ngoài<br />
mặt hay trong miệng đều kết luận đã đạt được<br />
kết quả điều trị tốt(1,2,4). Đường vào phẫu thuật<br />
trong miệng được cho rằng giảm thiểu tối đa di<br />
chứng tổn thương thần kinh mặt và không để lại<br />
sẹo bên ngoài, nhưng thời gian thực hiện thường<br />
kéo dài. Do vậy, cần có nhiều bằng chứng mạnh<br />
mẽ hơn nữa để chứng tỏ những ưu điểm của<br />
phương pháp kết hợp xương lồi cầu bằng đường<br />
vào trong miệng so với đường vào ngoài mặt. Do<br />
đó, chúng tôi bắt đầu thực hiện đề tài nghiên<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
cứu tiến cứu lâm sàng “ Ứng dụng nội soi hướng<br />
dẫn điều trị gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới ” với các<br />
mục tiêu sau:<br />
- Đánh giá lâm sàng kết quả điều trị phẫu<br />
thuật gãy lồi cầu xương hàm dưới qua đường<br />
miệng với nội soi hướng dẫn.<br />
- Đánh giá trên phim kết quả điều trị phẫu<br />
thuật gãy lồi cầu xương hàm dưới qua đường<br />
miệng với nội soi hướng dẫn.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
17 bệnh nhân chấn thương gãy cổ lồi cầu và<br />
gãy dưới lồi cầu xương hàm dưới một bên hoặc<br />
hai bên (theo phân loại của Lindahl) nhập viện<br />
vào khoa Phẫu thuật hàm mặt và tạo hình, bệnh<br />
viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TPHCM, trong<br />
khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2012 đến<br />
tháng 2 năm 2013.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh nhân có bệnh lý<br />
toàn thân chống chỉ định phẫu thuật gây mê<br />
toàn diện qua nội khí quản; bệnh nhân không<br />
đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tiến cứu lâm sàng.<br />
<br />
Tiến trình nghiên cứu<br />
Chuẩn bị bệnh nhân<br />
Giải thích cho bệnh nhân rõ về sự cần thiết<br />
của điều trị phẫu thuật và tái khám đúng hẹn;<br />
lập hồ sơ bệnh án theo dõi; chụp hình khớp cắn<br />
và mặt nhìn thẳng; chụp phim: toàn cảnh, mặt<br />
thẳng, Towne’s và cắt lớp điện toán có tái tạo 3<br />
chiều (nếu cần); hỏi bệnh nhân về tiền sử và<br />
bệnh sử; khám bệnh nhân và ghi nhận các triệu<br />
chứng: đau vùng trước tai bên gãy khi sờ/khi<br />
vận động hàm, mất cân xứng mặt, chảy máu ống<br />
tai ngoài bên gãy, mức độ sai khớp cắn: vị trí cắn<br />
hở, vị trí chạm sớm; khảo sát trên phim tia X:<br />
phân loại gãy lồi cầu (sử dụng phân loại của<br />
Lindahl: vị trí gãy: gãy cổ lồi cầu/gãy dưới lồi cầu,<br />
hình thái di lệch: gập góc: ra trước/lui sau/ra<br />
ngoài/vào trong, mức độ gập góc, chồng ngắn:<br />
<br />
181<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
đoạn gãy lồi cầu ra trước/lui sau/ra ngoài/vào<br />
trong, mức độ chồng ngắn, mất tiếp hợp xương<br />
giữa hai đầu gãy, đoạn lồi cầu gãy xoay quanh<br />
trục dọc, tương quan giữa đầu lồi cầu và hõm khớp:<br />
không di lệch, di lệch ít trong hõm khớp, trật<br />
khớp: ra trước/lui sau/ra ngoài/vào trong), ghi<br />
nhận các vị trí gãy khác (nếu có).<br />
<br />
Chuẩn bị dụng cụ-vật liệu<br />
Máy khoan xương và bộ dụng cụ phẫu thuật<br />
kết hợp xương hàm mặt, bộ dụng cụ sử dụng<br />
nẹp-vít nhỏ và bộ trocar của Tập đoàn Y khoa<br />
Jeil (Hàn Quốc), bộ dụng cụ hỗ trợ kết hợp<br />
xương lồi cầu qua đường miệng với nội soi<br />
hướng dẫn và tay khoan bắt vít 900 (Synthes,<br />
Hoa Kỳ), cung và chỉ thép cố định hàm, nẹp-vít<br />
nhỏ bằng Titanium của Tập đoàn Y khoa Jeil<br />
(Hàn Quốc), máy nội soi với ống nội soi đường<br />
kính 4mm, nghiêng 300 (ShenDa, Đài Loan).<br />
Tiến trình điều trị<br />
Bệnh nhân được gây mê toàn diện qua nội<br />
khí quản đường mũi; điều trị phẫu thuật ở các<br />
vị trí gãy khác của tầng giữa mặt (nếu có chỉ<br />
định); mở các ổ gãy khác ở xương hàm dưới<br />
và kết hợp xương vững chắc đúng giải phẫu;<br />
gây tê co mạch dọc niêm mạc bờ trước cành<br />
cao đến ngách tiền đình dưới vùng răng cối<br />
lớn bên cần kết hợp xương lồi cầu bằng 4ml<br />
dung dịch thuốc tê Lidocain 2% với<br />
Epineprine 1:100000; rạch niêm mạc từ bờ<br />
trước cành cao đến ngách tiền đình răng cối<br />
lớn thứ nhất hàm dưới; bóc tách dưới màng<br />
xương, tách các vị trí bám của cơ cắn ở mặt<br />
ngoài cành cao, bộc lộ toàn bộ mặt ngoài cành<br />
cao đến khuyết sigma và mỏm vẹt; đưa ống<br />
nội soi vào phẫu trường; bộc lộ ổ gãy lồi cầu;<br />
nắn chỉnh ổ gãy về đúng giải phẫu; cố định<br />
liên hàm về đúng vị trí lồng múi tối đa; kết<br />
hợp xương qua trocar xuyên từ ngoài da má<br />
vào ổ gãy bộc lộ trong miệng bằng nẹp-vít nhỏ<br />
(2.0) với ít nhất 1 nẹp và ít nhất 2 vít ở mỗi bên<br />
đường gãy (hoặc sử dụng kết hợp tay khoan<br />
bắt vít 900); khâu đóng vết mổ với chỉ Vicryl<br />
3/0; sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm và<br />
<br />
182<br />
<br />
giảm đau trong khoảng 1 tuần. Một tuần sau<br />
mổ: tháo cố định liên hàm, sử dụng 2 sợi thun<br />
¼ inch mắc liên hàm hai bên phải và trái;<br />
hướng dẫn bệnh nhân tập vận động chức<br />
năng hàm dưới dưới hướng dẫn của thun về<br />
vị trí lồng múi tối đa, bao gồm các vận động<br />
há-ngậm, đưa hàm dưới ra trước và sang bên.<br />
Hai tuần sau mổ: tháo tất cả cung và chỉ thép<br />
cố định hàm, tiếp tục hướng dẫn bệnh nhân<br />
tập vận động chức năng hàm dưới tích cực.<br />
<br />
Đánh giá kết quả<br />
Ghi nhận thời gian từ lúc chấn thương đến<br />
ngày phẫu thuật (ngày). Tất cả bệnh nhân đều<br />
được đánh giá lâm sàng bằng một người đánh<br />
giá độc lập và đánh giá trên phim tia X bằng một<br />
bác sĩ chuyên về tia X răng hàm mặt nhiều năm<br />
kinh nghiệm theo phương pháp mù đơn.<br />
Đánh giá lâm sàng<br />
Tuần đầu tiên sau mổ: kiểm tra khớp cắn ở vị<br />
trí lồng múi tối đa: đúng/sai; tình trạng vết mổ<br />
sau phẫu thuật: bung chỉ, hở vết mổ: có/không<br />
(nếu có: khâu lại vết mổ); nhiễm trùng vết mổ:<br />
chia 3 mức độ (nhẹ: chỉ cần điều trị nội khoa _<br />
kháng sinh, vừa: chỉ cần tiểu phẫu rạch dẫn lưu<br />
mủ, kết hợp điều trị kháng sinh, nặng: cần phải<br />
điều trị bằng phẫu thuật rạch rộng dẫn lưu và<br />
bơm rửa sạch mủ, kết hợp kháng sinh toàn thân<br />
bằng đường tĩnh mạch); tụ máu vết mổ: nhiều<br />
(cần phải rạch thoát máu tụ)/ít (chỉ cần điều trị<br />
nội khoa)/không; thương tổn thần kinh mặt:<br />
có/không. Hai tuần sau mổ: kiểm tra khớp cắn ở<br />
vị trí lồng múi tối đa: đúng/sai; thương tổn thần<br />
kinh mặt: có/không. Một tháng, hai tháng và sáu<br />
tháng sau mổ: kiểm tra khớp cắn ở vị trí lồng múi<br />
tối đa: đúng/sai; ghi nhận biên độ vận động hàm<br />
dưới (milimet): há tối đa, đưa hàm dưới ra trước,<br />
sang bên gãy/lành (phải/trái nếu gãy lồi cầu 2<br />
bên) tối đa không tiếp xúc răng; thương tổn thần<br />
kinh mặt: có/không; dò mủ vết mổ: có/không; dò<br />
nước bọt vết mổ: có/không; ghi nhận các triệu<br />
chứng: đau vùng trước tai bên gãy khi sờ/ khi<br />
vận động hàm: có/không, cân xứng mặt:<br />
có/ít/không.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
Đánh giá trên phim<br />
Bệnh nhân được chụp phim toàn cảnh, mặt<br />
thẳng và Towne’s và đánh giá kết quả ở tuần<br />
đầu tiên sau mổ, một tháng, hai tháng và sáu<br />
tháng sau mổ; được ghi nhận các dấu hiệu sau<br />
trên phim: tiếp hợp xương: tốt/lệch ít/lệch nhiều;<br />
tương quan lồi cầu-hõm khớp: không di<br />
lệch/lệch ít/trật khớp; sự cân xứng xương hàm<br />
dưới trên phim toàn cảnh: có/ít/không; gãy nẹp:<br />
có/không; lỏng vít: có/không.<br />
<br />
Xử lý và phân tích kết quả<br />
Các dữ liệu sau mỗi lần điều trị và theo dõi<br />
được nhập liệu và phân tích bằng phần mềm<br />
SPSS 14.0 for Windows.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Chúng tôi bắt đầu triển khai kỹ thuật phẫu<br />
thuật kết hợp xương lồi cầu qua đường miệng<br />
với nội soi hướng dẫn tại khoa Phẫu thuật hàm<br />
mặt-Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM từ<br />
tháng 12/2012 và đến nay (tháng 2/2013) chúng<br />
tôi đã tiến hành phẫu thuật trên 17 bệnh nhân<br />
với 17 ổ gãy lồi cầu. Trong đó, có 3 bệnh nhân<br />
gãy lồi cầu hai bên được phẫu thuật 1 bên, bên<br />
còn lại được điều trị bảo tồn. Đa số bệnh nhân là<br />
nam, có 3/17 bệnh nhân là nữ. Khoảng tuổi của<br />
các bệnh nhân là từ 18 đến 65 tuổi, với số ngày từ<br />
lúc chấn thương đến ngày phẫu thuật từ 4 đến<br />
22 ngày, đây là khoảng thời gian tương đối<br />
thuận lợi cho việc nắn chỉnh và kết hợp xương.<br />
Đặc điểm dịch tễ của các bệnh nhân được trình<br />
bày trong bảng 1.<br />
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ của 17 bệnh nhân.<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
<br />
Tuổi Gãy phối hợp Gãy phối hợp Ghi chú<br />
XHD<br />
TGM<br />
23<br />
cành ngang<br />
22<br />
cằm<br />
2 bên<br />
43<br />
cằm<br />
30<br />
cằm<br />
phức hợp gò má<br />
22<br />
(PHGM)<br />
40<br />
cằm<br />
nữ<br />
51<br />
cằm<br />
cành ngang PHGM, xương ổ<br />
27<br />
HT<br />
21<br />
cành ngang<br />
-<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
STT<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tuổi Gãy phối hợp Gãy phối hợp Ghi chú<br />
XHD<br />
TGM<br />
28<br />
cằm<br />
Lefort II<br />
nữ<br />
38<br />
cằm<br />
43<br />
cằm<br />
65<br />
phức hợp gò má<br />
nữ<br />
18<br />
cằm<br />
phức hợp gò má<br />
34<br />
cằm<br />
2 bên<br />
27<br />
phức hợp gò má 2 bên<br />
20<br />
cằm 2 bên<br />
-<br />
<br />
Có 14/17 bệnh nhân có gãy xương hàm dưới<br />
phối hợp đa số ở vùng cằm, còn lại là vùng cành<br />
ngang. Có 6 bệnh nhân có gãy phối hợp tầng<br />
giữa mặt, trong đó đa phần là gãy phức hợp gò<br />
má. Đây là thể gãy không làm di lệch cung răng<br />
trên nên việc kiểm soát khớp cắn đúng vị trí lồng<br />
múi tối đa chỉ là việc nắn chỉnh, cố định liên hàm<br />
và kết hợp xương hàm dưới, độc lập với việc<br />
điều trị phẫu thuật gãy phức hợp gò má.<br />
<br />
Đánh giá lâm sàng<br />
Không có trường hợp sai khớp cắn nào được<br />
ghi nhận sau phẫu thuật, tất cả bệnh nhân đều có<br />
vị trí lồng múi tối đa đúng sau phẫu thuật.<br />
Tương tự như vậy, không ghi nhận được trường<br />
hợp bung chỉ vết mổ nào. Tuy nhiên có 1 trường<br />
hợp nhiễm trùng ngay tại vị trí xuyên trocar ở<br />
vùng trước tai xảy ra trong tuần đầu sau phẫu<br />
thuật ở bệnh nhân thứ 17. Đây là một trường<br />
hợp nhiễm trùng mức độ vừa, được rạch nhỏ<br />
tháo ra ít mủ trắng đục, bơm rửa và dùng kháng<br />
sinh tĩnh mạch; kết quả là ổ nhiễm trùng ổn sau<br />
3 ngày. Ngoài ra, có 1 trường hợp tụ máu mức<br />
độ vừa, được tháo máu tụ qua vết mổ trong<br />
miệng và nặn ép, bơm rửa sạch. Các bệnh nhân<br />
đều được băng ép thun dãn cằm-đầu ngay sau<br />
phẫu thuật trong 2-3 ngày, do đó hạn chế được<br />
khoảng chết và hình thành máu tụ.<br />
Ưu điểm của kỹ thuật phẫu thuật kết hợp<br />
xương lồi cầu qua đường miệng với nội soi<br />
hướng dẫn là không xảy ra di chứng dò nước<br />
bọt, không gây thương tổn thần kinh mặt và<br />
nhất là không để lại sẹo mổ ngoài da(3,5,6,7,8). Tất cả<br />
17 bệnh nhân trong nghiên cứu đều có được ưu<br />
điểm trên. Đây là điểm vượt trội của kỹ thuật kết<br />
hợp xương này so với các đường vào phẫu thuật<br />
<br />
183<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br />
<br />
ngoài mặt kinh điển kết hợp xương lồi cầu. Hơn<br />
nữa, với đường vào phẫu thuật từ trong miệng,<br />
việc tiếp cận ổ gãy lồi cầu sẽ nhanh hơn, ít xâm<br />
lấn hơn so với đường vào ngoài mặt. Ngoài ra,<br />
việc khâu đóng vết mổ trong miệng cũng nhanh<br />
hơn so với khâu đóng các đường vào ngoài mặt<br />
truyền thống. Vì thời gian theo dõi còn ngắn và<br />
số bệnh nhân chưa nhiều nên chúng tôi chưa<br />
trình bày các dấu hiệu lâm sàng cần theo dõi<br />
khác như đau vùng trước tai, vận động chức<br />
năng hàm dưới... trong phạm vi bài báo cáo này.<br />
<br />
Đánh giá trên phim<br />
Đánh giá kết quả trên phim sau phẫu thuật<br />
được trình bày trong bảng 2.<br />
Bảng 2: Kết quả trên phim của các bệnh nhân.<br />
Dấu hiệu<br />
Tiếp hợp xương<br />
<br />
Tương quan lồi cầu-hõm<br />
khớp<br />
Gãy nẹp/vít<br />
Lỏng vít<br />
<br />
Tốt<br />
Lệch ít<br />
Lệch nhiều<br />
Không lệch<br />
Di lệch ít<br />
Trật khớp<br />
<br />
Số BN<br />
11<br />
5<br />
1<br />
15<br />
2<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
Đánh giá trên phim toàn cảnh và Towne's<br />
được thực hiện trên các bệnh nhân từ sau phẫu<br />
thuật 1 tuần đến tối đa 2 tháng tùy thuộc vào<br />
từng thời điểm phẫu thuật ở mỗi bệnh nhân. Đa<br />
số bệnh nhân có tiếp hợp xương tốt (11/17 bệnh<br />
nhân), còn lại lệch ít và có 1 trường hợp được<br />
đánh giá là lệch nhiều ở bệnh nhân số 16 do<br />
đường gãy di lệch nhiều trước phẫu thuật và<br />
khó nắn chỉnh chính xác ổ gãy bằng đường<br />
miệng trên bệnh nhân bị gãy cả hai bên lồi cầu.<br />
Về tương quan lồi cầu và hõm khớp thì hầu hết<br />
bệnh nhân đều có đầu lồi cầu nằm đúng trong<br />
hõm khớp (15/17 bệnh nhân), và không có<br />
trường hợp nào có dấu hiệu trật khớp trên phim<br />
chụp kiểm tra theo dõi sau phẫu thuật. Ngoài ra,<br />
chúng tôi cũng chưa ghi nhận được trường hợp<br />
nào có hiện tượng gãy nẹp/vít hay lỏng vít trên<br />
phim và đây cũng là một dấu hiệu thành công<br />
bước đầu. Tuy nhiên, các dấu hiệu này cần được<br />
theo dõi với thời gian đủ dài hơn.<br />
<br />
184<br />
<br />
Chúng tôi cũng chưa so sánh được các số<br />
liệu trong nghiên cứu với các nghiên cứu về kết<br />
hợp xương lồi cầu dưới nội soi hướng dẫn qua<br />
đường miệng trên thế giới do cỡ mẫu chưa đủ<br />
lớn. Chúng tôi sẽ so sánh kết quả điều trị trong<br />
những bài báo cáo sau này.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu này đã bước đầu cung cấp<br />
những kết quả đáng khích lệ về lâm sàng và trên<br />
phim trong điều trị phẫu thuật gãy cổ lồi cầu<br />
xương hàm dưới, có thể xem là nghiên cứu mở<br />
đường cho việc áp dụng một kỹ thuật điều trị<br />
mới trong điều trị phẫu thuật gãy lồi cầu. Tuy<br />
vậy, với thời gian điều trị và theo dõi tất cả 17<br />
bệnh nhân trong vòng 3 tháng, cần có thời gian<br />
nhiều hơn để theo dõi và điều trị nhiều bệnh<br />
nhân hơn nữa. Chúng ta có thể khẳng định rằng,<br />
với các ưu điểm vượt trội của kỹ thuật phẫu<br />
thuật kết hợp xương lồi cầu dưới hướng dẫn nội<br />
soi qua đường miệng thì kỹ thuật này nên được<br />
thực hiện và nghiên cứu tiếp tục.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
González-García R, Sanromán JF, Goizueta-Adame C,<br />
Rodríguez-Campo FJ, Cho-Lee GY (2009). Transoral<br />
endoscopic-assisted management of subcondylar fractures in<br />
17 patients: an alternative to open reduction with rigid<br />
internal<br />
fixation<br />
and<br />
closed<br />
reduction<br />
with<br />
maxillomandibular fixation. Int J Oral Maxillofac Surg,<br />
38(1):19-25.<br />
Jacobovicz J, Lee C, Trabulsy PP (1998). Endoscopic repair of<br />
mandibular subcondylar fractures. Plast Reconstr Surg,<br />
101(2):437-441.<br />
Kellman RM, Cienfuegos R (2009). Endoscopic approaches to<br />
subcondylar fractures of the mandible. Facial Plast Surg,<br />
25(1):23-28.<br />
Lauer G, Schmelzeisen R (1999). Endoscope-Assisted Fixation<br />
of Mandibular Condylar Process Fractures. J Oral Maxillofac<br />
Surg, 57:36-39.<br />
Cho-Lee GY, Rodríquez Campo FJ, Gonzaléz García R,<br />
Munoz Guerra MF, Sastre Pérez J, Naval Gías L (2008).<br />
Endoscopically-assisted transoral approach for the treatment<br />
of subcondylar fractures of the mandible. Med Oral Patol Oral<br />
Cir Bucal, 13(8):E511-515.<br />
Miloro M (2003). Endoscopic-assisted repair of subcondylar<br />
fractures. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod,<br />
96(4):387-391.<br />
Schmelzeisen R, Cienfuegos-Monroy R, Schön R, Chen CT,<br />
Cunningham L Jr, Goldhahn S (2009). Patient benefit from<br />
endoscopically assisted fixation of condylar neck fractures-a<br />
randomized controlled trial. J Oral Maxillofac Surg, 67(1):147158.<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />