Ứng dụng quản lý đồ dùng cá nhân (IM)
lượt xem 2
download
Đề tài "Ứng dụng quản lý đồ dùng cá nhân (IM)" thực hiện khảo sát, thu nhập tổng hợp thông tin và đi đến giải pháp cuối cùng là tạo ứng dụng “Quản lý chi tiêu cá nhân IM (Item Manager)”. Ứng dụng sẽ cho bạn biết thông tin các sản phẩm bạn muốn mua cũng như có thể đưa ra quyết định tiêu xài cho hợp lý nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ứng dụng quản lý đồ dùng cá nhân (IM)
- ỨNG DỤNG QUẢN LÝ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN (IM) Lê Đức Đạt1*, Ngô Ngọc Trâm2* 1 Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn TÓM TẮT Hiện nay thế giới đang trên đà phát triển mạnh nên mỗi ngày mỗi năm đều có một số lượng sản phẩm, những cuộc vui được sản xuất và phổ biến rộng rãi. Những điều đó đa phần thu hút giới trẻ hiện nay và khiến họ tiêu xài một cách không kiểm soát, đặc biệt là đối với sinh viên. Thế nên dựa vào thực trạng ngày nay thì nhóm đã khảo sát, thu nhập tổng hợp thông tin và đi đến giải pháp cuối cùng là tạo ứng dụng “Quản lý chi tiêu cá nhân IM (Item Manager)”. Ứng dụng sẽ cho bạn biết thông tin các sản phẩm bạn muốn mua cũng như có thể đưa ra quyết định tiêu xài cho hợp lý nhất. Từ khóa: mua đồ, tiêu xài, quản lý chi tiêu 1. MỞ ĐẦU Cuộc sống xã hội hiện nay thì có rất nhiều vấn đề đang diễn ra xung quanh chúng ta. Một trong số đó là các vấn đề về sinh viên đang rất được nhiều người quan tâm đến. Theo như từ nhiều hướng quan sát về cuộc sống sinh viên, thì đa phân sinh viên luôn gặp nhiều vấn đề khác nhau, ví dụ như việc chọn sai ngành học, bệnh nhớ nhà của các tân sinh viên hoặc là vấn đề đang rất hot là tình cảm đồng giới LGBT,... mỗi 1 sinh viên đều có những cái vấn đề riêng của mình. Nên để giải quyết cho tình trạng này thì chủ đề lớp sẽ là “Để cuộc sống sinh viên thoải mái”. Và để đưa ra được đề tài nhóm thì nhóm đã đưa ra được nhiều sự lựa chọn như: Sinh viên bị trầm cảm trong môi trường học tập, Tân sinh viên gặp vấn đề về kỹ năng giao tiếp trong môi trường học tập, Sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm trọ gần trường, Sinh viên gặp khó khăn trong quản lý chi tiêu cá nhân,... Sau khi thảo luận kỹ thì đề nhóm là “Sinh viên Hutech gặp khó khăn trong quản lý chi tiêu cá nhân”. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giải pháp liên quan đến quản lý chi tiêu cá nhân ví dụ như giải pháp đơn giản nhất là giải pháp “sử dung phong bì”. Đây là 1 giải pháp có thể nói là đơn giản nhất và ai cũng có thể thực hiện được ngay tại nhà. Với giải pháp này, bạn cần chuẩn bị tiền mặt và bì thư rồi làm theo các bước sau: Liệt kê các khoản chi tiêu quan trọng trong tháng và ghi chú lại trên từng phong bì. Rút tiền và chia tiền vào từng phong bì theo mục đã ghi chú. Có thể áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính để phân chia. Chi tiêu trong khoản mà bạn đã bỏ vào phong bì. Tuyệt đối không rút từ phong bì khác bỏ thêm vào phong bì đã hết tiền. Nhưng cho dù có là giải pháp đơn giản hay cầu kì thì chúng vẫn có các điểm mạnh và yếu khác nhau. Điểm mạnh của giải pháp này là: dễ dàng áp dụng, phương pháp tiết kiệm bằng phong bì rất đơn giản và dễ thực hiện, không đòi hỏi tính toán phức tạp, phương pháp này trông mới lạ nên sẽ lôi cuốn người dùng hơn. Bên cạnh đó điểm yếu là: Việc đem 917
- theo bên mình những phong bì chứa tiền mặt là tương đối bất tiện, thiếu an toàn. Để áp dụng phương pháp này, bạn phải sử dụng tiền mặt trong các phong bì. Có thể xảy ra khả năng bị rơi hoặc mất trộm. Từ những hạn chế của giải pháp trên thì nhóm đã nâng cấp cải tiến lên để có thể khắc phục được những hạn chế. Và điểm đặc biệt của nghiên cứu này là 1 ứng dụng chưa hề có trên thị trường, và do nhóm tự suy nghĩ thiết kế ra “ứng dụng quản lý đồ dùng cá nhân”. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để có được nhiều thông tin và ý kiến của mọi người, thì nhóm đã tiến hành dùng phương pháp khảo sát bằng google form. Đây là 1 dạng bảng hỏi bình chọn và tự nêu ý kiến thông qua đường link liên kết do nhóm tạo ra và gửi cho sinh viên làm. Đối tượng khảo sát là sinh viên trường Đại học Công Nghệ HUTECH – TP. Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát là từ ngày 22/2/2023 đến ngày 23/4/2023. Số lượng câu hỏi là 12 và mục tiêu nhóm khảo sát là muốn biết cách sinh viên tiêu xài ra sao và gặp khó khăn thế nào. Thông qua đó nhóm đã biết được số lượng thông tin mà mình muốn. 3. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Nhằm khảo sát tình trạng sinh viên có gặp khó khăn trong quản lý chi tiêu hay không để có cái nhìn tổng quát về vấn đề này. Nhóm đã đặt câu hỏi: “Bạn có lên kế hoạch quản lý chi tiêu mỗi tháng không?” và “Bạn có khoảng dư, tiết kiệm hàng tháng không?” (a) Phần trăm các sinh viên lên kế hoạch chi tiêu (b) Phần trăm sinh viên có khoản dư, tiết kiệm hàng tháng Hình 1. Thực trạng về quản lý chi tiêu của sinh viên Dựa theo kết quả khảo sát cho ta thấy được 76,4% trong khoảng 50 sinh viên là có lập kế hoạch nhưng lại không làm theo kế hoạch đã đặt ra, mọi sự chi tiêu đều vượt quá mức quy định của họ (Hình 1(a)). Hình 1(b) thể hiện kết quả khảo sát về khoảng dư hay là khoản tiết kiệm hàng tháng của sinh viên. Trong đó, 58,1% là có được khoảng dư hay là tiết kiệm và 41,9% là khoảng không dư, không tiết kiệm, con số hầu như là gần bằng nhau. Một nhà hàng đầu tư nổi tiếng - John Templeton đã khuyên rằng bạn cần tiết kiệm 50% khoản tiền thu về, dù ít hay nhiều. Nếu con số trên là quá lớn, thì bạn có thể xem xét ở mức 10-15%. Nếu như cá nhân tự khống chế được cái ham muốn lại thì những kế hoạch chi tiêu hằng tháng đều thực hiện được và khả năng chúng ta có quỹ dư là điều rất khả thi. Còn nếu cứ hằng tháng đều lập kế hoạch nhưng lại không tuân thủ theo thì sẽ có tình trạng gặp khó khăn chi tiêu tới lúc đó chúng ta sẽ không nhớ là tiêu xài cho những gì. Theo như nhận định của nhóm thì vấn đề 918
- này xảy ra hằng ngày xung quanh chúng ta, thực trạng của vấn đề cũng đang ở mức khá quan trọng nên cần có sự giải quyết vấn đề 1 cách nhanh chóng. 4. KHẢO SÁT NHU CẦU CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN Câu hỏi khảo sát về chi tiêu của sinh viên hàng tháng có vượt quá mức quy định của bản thân hay chưa, bảng số liệu trên đã cho ta thấy rõ trong việc quản lý chi tiêu hàng tháng của sinh viên đa phần không thể kiểm soát được việc chi tiêu của bản thân (Hình 2(a), 2(b)). Biểu đồ khảo sát câu hỏi về việc biết tự kiểm soát và lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân là có quan trọng hay không. Số lớn % là sinh viên điều nghĩ việc tự lên kế hoạch hay biết tự kiểm soát bản thân là một đều rất quan trọng số trả lời của các sinh viên đã chiếm lên tới 67,6% (Hình 2(c)). Câu phản hồi của sinh viên về tác hại của việc không biết cách quản lý chi tiêu (Hình 2(d)), có bạn trả lời khi không biết cách quản lý chi tiêu sẽ dẫn đến tác hại là tiền thường xuyên khô túi cháy túi, có bạn trả lời là sẽ dẫn đến hết tiền vào đầu tháng và có thể ăn mì đến cuối tháng, đồng thời cũng làm cho cuộc sống không có nguyên tắc, thiếu tiền liên miên, không biết quản lý sẽ không còn để đủ tiền cho những ngày sau trong tháng đó, bên cạnh đó còn có tác hại là dẫn đến xài phung phí tiền thành ra tiền không dư thậm chí còn thiếu thốn, từ đó sẽ phải thành ra đi vay mượn ở đâu đó, đồng thời cũng sẽ dẫn đến việc xấu, ví dụ như bần cùng sinh bệnh tật, có thể đi cướp hoặc ăn trộm tiền, hoặc có những thói quen không lành mạnh và mọi làm mọi cách để có được tiền, có bạn trả lời là thi không biết quản lí chi tiêu sẽ bị tốn tiền của gia đình, hao tốn tiền của vào những thứ vô bổ. Từ những câu trả lời trên ta biết được là khi không biết cách quản lý chi tiêu sẽ mang lại cho ta rất nhiều tác hại xấu. Dữ liệu khảo sát cho thấy rằng, sinh viên có nhu cầu muốn được giải quyết vấn đề quản lý chi tiêu một cách hợp lý. (a) Việc chi tiêu quá mức của sinh viên (b) Việc lên kế hoạch của sinh viên (c) Mức độ quan trọng của việc lên kế hoạch chi (d) Tác hại của việc không biết cách quản lý chi tiêu hợp lý tiêu Hình 2. Khảo sát nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan 919
- 5. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VẤN ĐỀ Hình 3. Biểu đồ xương cá Biểu đồ xương cá là 1 phương pháp tóm gọn lại tất cả các thông tin mà nhóm đã tổng hợp theo 1 hướng dễ hiễu và đơn giản nhất. Biểu đồ xương cá có tên gốc là phương pháp Ishimawa, là 1 phương pháp phân tích nguyên nhân của vấn đề nhằm đưa ra giải pháp trong quản lý, lãnh đạo. Biểu đồ xương cá là loại biểu đồ được thiết kế để nhận biết những mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Để có thể đưa ra nguyên nhân cốt lỗi cuối cùng thì nhóm đã tự đặt câu hỏi là “Tại sao cần phải có biểu đồ xương cá?” và “Tại sao cần biết nguyên nhân là gì?”. Để trả lời cho những câu hỏi đó thì nhóm đã tổng hợp được 6 cụm nguyên nhân liên quan cần thiết nhất về vấn đề này đó là app, ý thức, nguồn thông tin, cảm xúc mua đồ, thói quen và kiến thức (Hình 3). Đây là 6 cụm nguyên nhân tác động rất mạnh mẽ đến khả năng chi tiêu của sinh viên. Hầu hết sinh viên luôn gặp khó khăn trong chi tiêu cũng như tiêu xài hoang phí là đều mắc phải 6 nguyên nhân này, ví dụ như thói quen, hằng ngày đều vào Shopee, Lazada,... để check các mặt hàng mới cũng như mua mặt hàng thì cứ như vậy hằng ngày sẽ tạo cho bạn thói quen mua sắm tiêu xài khó bỏ và không tạo được thói quen tiết kiệm. Dựa vào những thông tin và các nguyên nhân trên thì nhóm đã chốt và đưa ra được nguyên nhân cốt lỗi nhóm chọn để giải quyết cuối cùng là “sinh viên Hutech chưa hiểu được sự cần thiết của món đồ mình muốn mua”. Để giải quyết nguyên nhân này thì nhóm đã tìm ra được giải pháp là tạo ứng dụng quản lý cá nhân. 6. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP CỦA NHÓM Từ nguyên nhân cụ thể là sinh viên Hutech chưa hiểu được sự cần thiết của món đồ mình muốn mua. Một số điều kiện ràng buộc cho giải pháp nhóm được đưa ra như sau: - Yếu tố thúc đẩy - enablers: Nhu cầu mua sắm cho vui của sinh viên và giá cả mọi thứ càng ngày cao lên. Nhu cầu sử dụng tiền hợp lý để cuộc sống ổn định hơn. Việc chạy theo xu hướng của sinh viên khá cao dẫn đến phí tiền lung tung. - Yếu tố rào cản - enablers: Các giải pháp còn chưa cụ thể và triệt để. Không kiểm soát được các món đồ cá nhân mình đang sở hữu. 920
- Sinh viên còn phụ thuộc vào thu nhập của gia đình. - Điều kiện ràng buộc - constraints: Chi tiêu không vượt quá ngân sách cá nhân. Chi tiêu theo kế hoạch đã đề ra. 7. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Dựa vào vấn đề mà sinh viên Hutech đang gặp phải bây giờ thì nhóm đã đưa ra giải pháp hoàn chỉnh cuối cùng là “Ứng dụng quản lý dô dùng cá nhân IM” (Hình 4). Để có thể hiểu và sử dụng được ứng dụng thì nhóm sẽ mô tả chi tiết về ứng dụng này và cách sử dụng. Nhìn vào Hình 5(a) thì nó sẽ có hình dạng giống 1 cánh cửa tủ vì đây là ứng dụng quản lý đồ cá nhân của bạn. Tiếp theo là giao diện chính của app, nó gồm mục menu, tìm kiếm sản phẩm, 1 cái tủ đồ của bạn, camera quét sản phẩm, lịch sử đồ được thêm vào tủ. Cách sử dụng là khi bạn ấn vào tủ thì nó sẽ hiện những sản phẩm mà bạn đã có và bên dưới là những mục loại sản phẩm mà bạn đã tạo, bên cạnh đó bạn cũng có thể tạo thêm mục sản phẩm khác qua dấu cộng ở cuối (Hình 5(b)). Khi bạn mở camera quét sản phẩm muốn mua thì sau khi quét nó sẽ hiện những thông tin về món đồ đó, ví dụ như bạn quét laptop HP thì nếu bạn có sỡ hữu rồi thì nó sẽ hiện là món này đã có ở tủ đồ của bạn và nó sẽ hiển thị gợi ý về mặt hàng khác có thể cùng giá hoặc thấp giá hơn chiếc laptop để cho bạn có thể suy nghĩ lựa chọn về nhiều mặt hàng hơn (Hình 5(c)). Hình 4. Ứng dụng Items manager (a) Giao diện chính (b) Giao diện tủ đồ (c) Giao diện Camera Hình 5. Giao diện của ứng dụng 8. KẾT LUẬN Sau thời gian dài nghiên cứu thì mục tiêu của đề tài nhóm là giúp sinh viên thấy được tầm quan trọng và biết các cách quản lý chi tiêu tài khoản hợp lý và các công việc nhóm đã làm trong thời gian qua là 921
- phát hiện vấn đề, thu nhập thông tin và đề xuất dự án nhóm, đánh giá lựa chọn dữ án nhóm, khảo sát thực trạng chứng minh sự tồn tại của vấn đề, khảo sát ý kiến, nhu cầu của bên liên quan, khảo sát và đánh giá các giải pháp hiện có trên thị trường, biểu đồ xương cá xác định nguyên nhân gây ra vấn đề, thiết lập các điều kiện tiên quyết cho giải pháp, xây dựng chân dung đại diện vấn đề cho dự án, đề xuất giải pháp cá nhân, đánh giá lựa chọn giải pháp, minh họa giải pháp cuối cùng. So với các giải pháp hiện có trên thị trường thì giải pháp của nhóm về mặt độc đáo mới lạ thì phần lớn chiếm ưu thế hơn, dễ sữ dụng cũng như cung cấp thêm được nhiêu thông tin về mặt hàng hơn. Nhưng mỗi giải pháp thì đều luôn có điểm mạnh và điểm yếu của nó, giải pháp của nhóm cũng vậy ứng dụng “Quản lý đồ dùng cá nhân IM” có điểm mạnh là: Giúp quản lý được các mặt hàng mình muốn mua và đã có. Cung cấp được thêm nhiều thông tin về những món hàng. Bố cục, cách sử dụng gọn gàng, đơn giản, dễ hiểu, ứng dụng mới lạ độc đáo. Bên cạnh đó thì cũng có điểm yếu là: Giải pháp còn mới nên ít người biết đến. Đôi khi không quét được các loại sản phẩm lạ. Cần thời gian kiên trì sử dụng để khảo sát được kết quả tốt nhất. Sau nghiên cứu này thì nhóm có mong muốn, nghiên cứu tiếp theo là tạo ra ứng dụng giúp người dùng quản lý, sếp xếp các công việc của bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. VIETNAMBIZ, 2021, Lý do nào khiến chúng ta khó quản lý chi tiêu?, < https://vietnambiz.vn/ly- do-nao-khien-chung-ta-kho-quan-ly-chi-tieu-20211031170053523.htm>, truy cập ngày 2/05/2023. 2. THEBANK, 2021, Tiết kiệm tiền bằng phong bì, phương pháp giúp bạn có kế hoạch chi tiêu hợp lý, , truy cập ngày 2/05/2023. 3. Lê Đức Đạt, 2023. < https://forms.gle/me8AnCXxKEe2HSpa8>, khảo sát từ tháng 2/2023-4/2023. 922
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 7: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG
17 p | 250 | 102
-
PHẦN 5: LẬP TRÌNH ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TRÊN WEB: TÍCH HỢP MÃ PHP (REQUIRE - INCLUDE) - TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM
20 p | 119 | 18
-
Ứng dụng quản lý mật khẩu cao cấp đến từ Norton
8 p | 68 | 9
-
Bài giảng Mật mã và ứng dụng: Quản lý khóa, giao thức mật mã - Trần Đức Khánh (tt)
26 p | 108 | 8
-
Ứng dụng IoT trong xây dựng hệ thống quản lý bãi đỗ xe ôtô thông minh tại thành phố Nha Trang
9 p | 31 | 8
-
Giáo trình Xây dựng ứng dụng quản lý cơ bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Trình độ Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
47 p | 22 | 6
-
Giáo trình Xây dựng ứng dụng quản lý cơ bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Trình độ Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
66 p | 17 | 5
-
Giáo trình Xây dựng ứng dụng quản lý (Nghề: Lập trình máy tính, Tin học ứng dụng - Trình độ CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
54 p | 27 | 5
-
Giáo trình hình thành công cụ ứng dụng nguyên lý tổng quan về tool preset trong autocad p2
10 p | 71 | 4
-
Giáo trình hình thành công cụ ứng dụng nguyên lý tổng quan về tool preset trong autocad p3
10 p | 79 | 3
-
Giáo trình hình thành công cụ ứng dụng nguyên lý tổng quan về tool preset trong autocad p1
10 p | 66 | 3
-
Giáo trình hình thành hệ thống quản lý ứng dụng chức năng mở rộng tiết kiệm p2
10 p | 45 | 3
-
Giáo trình hình thành công cụ ứng dụng nguyên lý tổng quan về tool preset trong autocad p5
10 p | 90 | 3
-
Giáo trình hình thành công cụ ứng dụng nguyên lý tổng quan về tool preset trong autocad p4
10 p | 65 | 3
-
Giáo trình hình thành hệ thống quản lý ứng dụng chức năng mở rộng tiết kiệm p3
10 p | 51 | 2
-
Tạo lưới hiển thị và xử lý dữ liệu của các bảng dữ liệu trong Java
6 p | 94 | 1
-
Giáo trình Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server (Ngành: Tin học văn phòng – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
130 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn