intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng robo-advisor để phát triển hoạt động của các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam

Chia sẻ: Dạ Thiên Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Ứng dụng robo-advisor để phát triển hoạt động của các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam" đã tiến hành (i) Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của robo-advisor trong lĩnh vực tư vấn đầu tư; những ưu điểm và thách thức đặt ra khi ứng dụng robo-advisor; (ii) Thực tiễn ứng dụng của robo-advisor và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua robo-advisor ở một số nước trên thế giới; (iii) Đánh giá thực trạng ứng dụng robo-advisor tại một số công ty quản lý quỹ Việt Nam và khuyến nghị về chính sách quản lý sử dụng robo-advisor tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng robo-advisor để phát triển hoạt động của các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam

  1. ỨNG DỤNG ROBO-ADVISOR ĐỂ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TẠI VIỆT NAM Nguyễn Hải Nam1 Tóm tắt: Robo-advisor là nền tảng dịch vụ trực tuyến tự động, sử dụng các thuật toán máy tính (computer algorithms) để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý danh mục đầu tư của khách hàng. Phần lớn các robo-advisor tập trung ở thị trường Mỹ với tổng tài sản quản lý chiếm 76% tổng tài sản quản lý của toàn thế giới, tiếp theo là đến Trung Quốc, Anh, Đức, Canada. Tại Việt Nam, trong lĩnh vực chứng khoán đã có một số công ty quản lý quỹ nghiên cứu triển khai robo-advisor như Công ty quản lý quỹ VFM, Công ty quản lý quỹ VinaCapital... Để thực hiện nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành (i) Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của robo-advisor trong lĩnh vực tư vấn đầu tư; những ưu điểm và thách thức đặt ra khi ứng dụng robo-advisor; (ii) Thực tiễn ứng dụng của robo-advisor và khung pháp lý điều chỉnh hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn thông qua robo-advisor ở một số nước trên thế giới; (iii) Đánh giá thực trạng ứng dụng robo-advisor tại một số công ty quản lý quỹ Việt Nam và khuyến nghị về chính sách quản lý sử dụng robo-advisor tại Việt Nam. Từ khóa: Công nghệ tài chính; đầu tư; robo-advisor; tư vấn. APPLICATION OF ROBO-ADVISOR IN DEVELOPMENT OF BUSINESS OF FUND MANAGEMENT COMPANIES IN VIETNAM Abstract: Robo-advisor is an automated online services platform that uses computer algorithms to provide financial advisory services and manage clients’ portfolios. Most robo-advisor are concentrated in the US market with total assets under management accounting for 76% of total assets worldwide, followed by China, the UK, Germany, and Canada. In Vietnam, in the securities sector, there have been several research fund management companies implementing robo-advisor such as VFM Fund Management Company, VinaCapital Fund Management Company... To carry out this research, the research team conducted (i) Research on the formation and development process of robo-advisor in the field of securities investment consulting; the advantages and challenges posed when applying robo-advisor; (ii) Application practices of robo-advisor and legal frameworks governing the provision of securities investment advisory services through robo-advisor in some countries around the world; (iii) Assess the current status of robo-advisor application at some Vietnamese fund management companies and make recommendations on policies governing the use of robo-advisor in Vietnam. Keywords: Advisory, Investment; fintech; robo-advisor. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Dịch vụ tư vấn tài chính đã có những thay đổi mạnh mẽ trong 10 năm gần đây với sự ra đời và phát triển của robo-advisor, nền tảng dịch vụ trực tuyến tự động có sử dụng các thuật toán máy tính (computer algorithms) để cung cấp dịch vụ tư vấn và quản lý danh mục đầu tư của khách hàng. Trên thế giới, hoạt động robo-advisor ngày càng phát triển. Theo thống kê của Statista.com (CHLB Đức), tổng tài sản quản lý bởi các robo-advisor năm 2019 đạt 980 tỷ USD, tăng 80% so với năm 2018 và dự đoán tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 đạt 21%. Phần lớn các robo- advisor trên thế giới tập trung ở thị trường Mỹ với tổng tài sản quản lý chiếm 76% tổng tài sản quản lý của toàn thế giới, tiếp theo là đến Trung Quốc, Anh, Đức, Canada. Singapore và Malaysia cũng là những nước có tiềm năng phát triển lĩnh vực này ở khu vực Châu Á. 1 Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế Quốc hội
  2. 1000 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Tại Việt Nam, trong lĩnh vực chứng khoán đã có một số công ty quản lý quỹ nghiên cứu triển khai robo-advisor như Công ty quản lý quỹ VFM, Công ty quản lý quỹ VinaCapital, Công ty quản lý quỹ Kỹ Thương, Công ty quản lý quỹ Sài Gòn, Công ty quản lý đầu tư của BIDV, v.v... Tuy nhiên, robo-advisor vẫn còn khá mới mẻ, cần được nhận thức đầy đủ hơn để có thể khuyến khích và hỗ trợ phát triển. Dựa trên sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và số liệu thứ cấp, bài viết sẽ khái quát về hoạt động của robo-advisor, đánh giá những thách thức đối với sự phát triển và đề xuất một số khuyến nghị chính sách góp phần tháo gỡ những khó khăn và thúc đẩy ứng dụng robo advaisors nói riêng, các sản phẩm công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực chứng khoán nói chung. 2. KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ ROBO-ADVISOR TRONG LĨNH VỰC TƯ VẤN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Robo-advisor là nền tảng dịch vụ trực tuyến tự động sử dụng các thuật toán máy tính (computer algorithms) để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng. Cách thức mà robo-advisor cung cấp dịch vụ cho khách hàng là tổng hợp thông tin khách hàng nhằm đánh giá khẩu vị rủi ro, mục tiêu tài chính và sở thích đầu tư, từ đó các robo-advisor đưa ra một số danh mục đầu tư phù hợp nhất cho nhà đầu tư lựa chọn. Theo nghĩa hẹp, robo-advisor là một dịch vụ tư vấn không hoặc chỉ có một phần sự tương tác của nhân viên tư vấn (truyền thống hay con người). Khách hàng/nhà đầu tư chỉ cần tải về một ứng dụng trực tuyến hoặc lên một trang web, trả lời bảng danh sách các câu hỏi để hệ thống chấm điểm, xác định mức độ ưa thích rủi ro của khách hàng, sau đó, máy tính sẽ đề xuất một danh mục đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro cũng như các yêu cầu khác của khách hàng/nhà đầu tư. Về mô hình robo-advisor được các công ty chứng khoán và quản lý quỹ triển khai có chia thành 2 loại hay có thể coi là 2 mức độ khác nhau, bao gồm: (1) sử dụng công nghệ hoàn toàn trong quá trình cung cấp dịch vụ, không có sự tham gia của con người (stand-alone robo-advisor); và, (2) sử dụng mô hình kết hợp (hybrid) dựa trên công nghệ và con người. Mô hình kết hợp được coi là tối ưu, bởi lẽ cho phép phát huy được ưu thế của cả tư vấn truyền thống và tự động, trong khi lại có thể hạn chế nhược điểm của cả hai phương thức cung cấp dịch vụ. Thông qua việc tự động hóa một phần của quy trình tư vấn đầu tư, đồng thời vẫn cho phép nhà đầu tư trao đổi, tiếp xúc với nhân viên tư vấn. Mô hình kết hợp được triển khai phổ biến nhất ở thị trường Mỹ, không chỉ trên cơ sở các công ty quản lý tài sản truyền thống và có uy tín như Vanguard và Schwab (Mỹ) mà ngay cả các công ty đã từng triển khai mô hình stand-alone robo-advisor cũng mở rộng sang mô hình kết hợp. Về sản phẩm tư vấn, robo-advisor chủ yếu tư vấn đầu tư các sản phẩm đầu tư thụ động như quỹ ETF, quỹ mua chung (mutual fund) thụ động do đặc tính của sản phẩm này là chi phí thấp, tính thanh khoản cao và tối thiểu hóa được mức sai lệch, trong khi hoạt động tái cơ cấu danh mục có thể được thực hiện tự động một cách dễ dàng. Ngoài ra, một số robo-advisor tư vấn đầu tư vào các quỹ chủ động hoặc tư vấn đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ để tạo ra sự khác biệt nhằm hấp dẫn các nhà đầu tư ưa thích chiến lược đầu tư chủ động. Về dịch vụ, mỗi robo-advisor sử dụng thuật toán khác nhau, vì vậy, dịch vụ mà mỗi robo- advisor có thể cung cấp sẽ khác nhau nhưng có thể khái quát thành: (1) dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, theo đó robo-advisor thực hiện tư vấn các sản phẩm đầu tư (provide portfolio construction advice); (2) giúp khách hàng phân bổ tài sản (asset allocation) và tái cơ cấu danh mục (rebalanc- ing) về sát với cơ cấu danh mục đầu tư ban đầu; (3) tư vấn về kế hoạch nghỉ hưu, bất động sản, bảo hiểm, hoặc cung cấp dịch vụ tax harvesting services. Ngay cả khi cung cấp dịch vụ quản lý tài sản thì tỷ lệ phân bổ vào cổ phiếu và trái phiếu của mỗi robo advisor cũng khác nhau. Điều này dẫn đến thực tế là sự lựa chọn robo-advisor của nhà đầu tư có thể thay đổi khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư theo danh mục đầu tư được tư vấn.
  3. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 1001 3. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA ROBO-ADVISOR VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ TRUYỀN THỐNG Về phí dịch vụ: ưu điểm vượt trội của robo-advisor so với tư vấn truyền thống là về phí dịch vụ. Ở thị trường Mỹ, phí dịch vụ trả cho robo-advisor trong khoảng từ miễn phí đến 50 điểm cơ bản. Robo-advisor có 3 ưu điểm dẫn tới mức phí cung cấp dịch vụ cạnh tranh hơn đó là: (1) một robo- advisor có thể cung cấp dịch vụ cho nhiều khách hàng, trong khi số lượng khách hàng càng nhiều, giá trị tài sản quản lý càng lớn thì mức phí càng giảm. Trên thực tế, với mức phí cung cấp dịch vụ thấp hơn, các robo-advisor lại càng dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng hơn; (2) quy trình tư vấn đầu tư sử dụng công nghệ và thuật toán nên hiệu quả hoạt động cao hơn; (3) dịch vụ tư vấn của robo-advisor ít công sức hơn do chủ yếu tư vấn đầu tư vào các quỹ đầu tư bị động, quỹ ETF. Về khả năng tiếp cận dịch vụ, các công ty tư vấn đầu tư truyền thống thường yêu cầu khách hàng có số dư tối thiểu trong tài khoản (tại Mỹ, thường trên 100.000 USD) và điều này khiến cho các khách hàng có mức thu nhập trung bình hoặc thấp không thể sử dụng dịch vụ này. Ngược lại, các robo-advisor thường cung cấp dịch vụ mà yêu cầu số dư tối thiểu ở mức thấp hơn, thậm chí không yêu cầu số dư tối thiểu. Về tính tiện ích: robo-advisor mang đến cho khách hàng sự thuận tiện hơn, bởi có thể sử dụng dịch vụ bất kỳ thời điểm nào, trong suốt 24/24 giờ hay 24/7 và bất kỳ địa điểm nào. Khách hàng cung cấp các thông tin từ xa thông qua quy trình nhận diện khách hàng trực tuyến mà không phải gặp trực tiếp và không phải điền thông tin vào các loại giấy tờ. Về chất lượng tư vấn: chất lượng tư vấn của các robo-advisor được coi là tốt hơn theo nghĩa là khách quan hơn và loại bỏ được yếu tố cảm xúc của con người trong quá trình tư vấn dựa trên cơ sở lý thuyết về “lòng tham và sự sợ hãi”. Song, sự đánh giá về chất lượng dịch vụ robo-advisor vẫn khác nhau, phụ thuộc 2 vấn đề khi đánh giá chất lượng của tư vấn: - Thứ nhất là sự lựa chọn phân bổ tài sản theo lợi nhuận. Thông thường, đầu tư vào cổ phiếu thường mang lợi nhuận cao hơn so với các loại tài sản có thu nhập cố định. Do đó, hiệu suất của một robo-advisor bị ảnh hưởng lớn bởi mức độ phân bổ vào các cổ phiếu. Sự cạnh tranh trên thị trường có thể khiến các robo-advisor phân bổ quá mức vào các cổ phiếu để báo cáo với khách hàng kết quả lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, chiến lược này có thể gây thiệt hại cho khách hàng khi thị trường giảm điểm. Năm 2016, tỷ suất sinh lợi của robo advisor Schwab là 10,75%, của Personal Capital là 9,41%, của Bettermen là 7,14%, cao hơn so với tỷ suất sinh lợi của một mức phân bổ chuẩn 60% vào cổ phiếu và 40% vào tài sản có thu nhập cố định. Nguyên nhân là các robo-advisor này đều có tỷ lệ phân bổ vào cổ phiếu cao hơn so với mức phân bổ chuẩn, cụ thể: Schwab và Personal Capital phân bổ theo tỷ lệ 94% vào cổ phiếu, 0,3% vào tài sản có thu nhập cố định, Betterment phân bổ theo tỷ lệ 87% vào cổ phiếu và 13% vào tài sản có thu nhập cố định. - Những khác nhau về phân bổ tài sản có thể được khắc phục bằng cách đánh giá lợi nhuận trên cơ sở có điều chỉnh theo rủi ro. Điều này dẫn đến thách thức thứ hai là liệu các robo-advisor có thể tư vấn danh mục đầu tư phù hợp nhu cầu, mức độ chấp nhận rủi ro của từng khách hàng. Kitces (2017) chỉ trích cách tiếp cận của các robo-advisor là chỉ sử dụng bảng câu hỏi trực tuyến để đảm bảo sự phù hợp giữa hồ sơ rủi ro của khách hàng với một danh mục đầu tư mà robo-advisor đưa ra. Việc robo-advisor có thể giải quyết với sự phức tạp và sự thay đổi về nhu cầu của nhà đầu tư cũng là một vấn đề. Năm 2016, FINRA đã từng đặt ra câu hỏi “Thông tin nào là cần thiết để xây dựng hồ sơ khách hàng với đầy đủ thông tin đưa ra lời tư vấn đúng đắn?”. FINRA đã chỉ ra rằng các robo-advisor thường dựa trên một bộ câu hỏi rời rạc để xây dựng hồ sơ khách hàng. Foerster et al. (2016) đã chỉ ra rằng các robo-advisor thường có xu hướng bỏ qua sự khác biệt về mức độ chấp nhận rủi ro của các khách hàng và khuyến nghị một danh mục đầu tư giống nhau cho tất cả các khách hàng.
  4. 1002 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Về phạm vi cung cấp dịch vụ: tư vấn truyền thống có thể cung cấp nhiều dịch vụ hơn robo- advisor do các chuyên gia có thể cung cấp nhiều thông tin hơn so với một robo advisor. Tư vấn truyền thống có thể đưa ra tư vấn về các vấn đề như bảo hiểm, kế hoạch bất động sản cũng như tư vấn đầu tư vào các sản phẩm phức tạp như hàng hóa, phái sinh, v.v... Về xung đột lợi ích: robo-advisor được coi là ưu việt hơn so với tư vấn truyền thống về khả năng xung đột lợi ích và điều này ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ. Tư vấn truyền thống thường bị chỉ trích liên quan đến xung đột lợi ích khi đưa ra nhiều tư vấn và khuyến nghị đầu tư vào các loại tài sản của các tổ chức có liên quan (Council of Economic Advisers, 2015). Đặc biệt, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp công ty tư vấn truyền thống đưa ra khuyến nghị dựa trên mức phí mà khoản đầu tư đó mang lại cho công ty tư vấn thay vì dựa trên sự phù hợp của khoản đầu tư đó đối với khách hàng. Robo-advisor được xem là ít có khả năng xảy ra xung đột lợi ích hơn, bởi vì: (1) robo-advisor đưa ra các khuyến nghị độc lập và không bán các loại tài sản mà các robo-advisor này đề xuất; (2) phần lớn các robo-advisor tính phí cố định dựa trên tổng giá trị tài sản quản lý thay vì tính phí tùy thuộc vào sự lựa chọn đầu tư của khách hàng; (3) các robo-advisor thường cạnh tranh về phí, vì vậy các loại phí của các robo-advisor minh bạch hơn so với phí của các công ty tư vấn truyền thống. Tuy nhiên, các robo-advisor không phải là hoàn toàn không có xung đột lợi ích khi cung cấp dịch vụ. FINRA (2016) cho rằng các xung đột lợi ích giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng tồn tại ở cả các công ty tư vấn truyền thống và các robo-advisor, vì trong một số trường hợp các công ty hoặc robo-advisor đề xuất khách hàng đầu tư vào một tài sản của công ty trực thuộc và nhận các khoản thu nhập, lợi ích từ tổ chức phát hành/cung cấp tài sản đó. Một ví dụ được Lam (2016) đưa ra là Schwab Intelligent Portfolios có xung đột lợi ích khi nắm giữ một lượng tiền lớn bất thường, lượng tiền này được gửi tại Schwab Bank, họ được hưởng lợi nhuận từ sự khác biệt giữa tỷ suất lợi nhuận mà Schwab Bank trả và tỷ suất lợi nhuận mà ngân hàng nhận được khi cho vay. Bảng: So sánh ưu - nhược điểm của tư vấn truyền thống và robo-advisor STT Nội dung Tư vấn truyền thống (con người) Robo-advisor I Đối tượng cung - Nhà đầu tư nhiều tuổi, giàu. - Nhà đầu tư trẻ (Theo một khảo sát tại Mỹ, người sử dụng cấp dịch vụ Ở Mỹ, chỉ 5% nhà đầu tư là biết đến robo-advisor và đã robo-advisor chủ yếu là trong độ tuổi 20, 30). sử dụng dịch vụ của robo-advisor, 55% không bao giờ - Nguyên nhân chủ yếu người trẻ sử dụng robo advisor là: nghe nói đến robo-advisor. + Dễ dàng sử dụng công nghệ, có thời gian sử dụng máy - Phạm vi tư vấn rộng hơn robo-advisor, ví dụ tư vấn về tính và điện thoại di động nhiều; kế hoạch bảo hiểm, hàng hóa, quyền chọn, vì thế tư vấn + Người trẻ còn thiếu kinh nghiệm đầu tư; lựa chọn robo con người phù hợp hơn với những nhà đầu tư có giá trị để tránh sai lầm; tài sản lớn + Những người có số vốn đầu tư tương đối ít; + Những nhà đầu tư với chiến lược đầu tư đơn giản; II Ưu điểm của Robo Advisor so với tư vấn truyền thống 1 Phí dịch vụ: - Mức phí từ 1-2% tổng tài sản quản lý Thấp hơn (từ miễn phí đến 0,5%) do: được tính theo - Mức phí cao hơn nếu sử dụng dịch vụ của những tư - Kinh tế theo quy mô: 1 tư vấn (1 máy tính) tư vấn cho tỷ lệ % giá trị vấn có uy tín nhiều khách hàng; tài sản quản lý - Sử dụng máy tính và thuật toán nên hiệu quả hoạt động cao hơn - Robo sử dụng phương thức đầu tư bị động, khuyến nghị đầu tư trên cơ sở phần mềm lập trình sẵn, trong khi đó tư vấn truyền thống thường thực hiện tư vấn theo cách tiếp cận chủ động
  5. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 1003 STT Nội dung Tư vấn truyền thống (con người) Robo-advisor 2 Thuận tiện sử - Khách hàng phải gặp mặt trực tiếp với nhân viên tư Giao tiếp, trao đổi không trực tiếp thông qua ứng dụng dụng dịch vụ vấn công nghệ (khách hàng chỉ cần có máy tính kết nối - Điền thông tin cần thiết (mục tiêu đầu tư, khẩu vị rủi internet, điện thoại….) ro, tình hình tài chính…) vào giấy tờ 3 Xung đột lợi Có xung đột lợi ích: tư vấn vào sản phẩm của công ty Giảm xung đột lợi ích vì lý do sau: ích liên kết hoặc nhận những lợi ích từ tổ chức cung cấp các - Robo không bán các sản phẩm tài chính mà robo tư vấn sản phẩm tài chính, tổ chức phát hành; tư vấn con người cho khách hàng; có thể đưa ra tư vấn dựa trên mức phí mà khoản đầu tư - Phí dịch vụ sử dụng tư vấn là mức phí cố định dựa trên mang lại cho nhà tư vấn, hơn là dựa trên sự phù hợp của tài sản mà robo đang quản lý, không phải là mức phí biến khoản đầu tư với khách hàng động theo hoạt động đầu tư của khách hàng - Robo cạnh tranh dựa trên phí, mức phí này thường minh bạch hơn mức phí đưa ra bởi tư vấn con người Tuy nhiên, chỉ những tư vấn thực sự độc lập thì mới hoàn toàn không có xung đột lợi ích Robo hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc mà thực hiện đầu tư đặc biệt kỷ luật theo thuật toán viết sẵn. III Nhược điểm của Robo-advisor so với tư vấn truyền thống 1 Chất lượng 70% người Mỹ tin rằng tư vấn truyền thống tốt hơn robo- Robo có thể thực hiện được như con người hay không vẫn dịch vụ advisor trong việc phục vụ lợi ích của nhà đầu tư, khuyến là 1 câu hỏi được đặt ra nghị sản phẩm đầu tư, quan tâm đến toàn bộ tình hình tài chính của khách hàng, tư vấn về rủi ro có thể gặp phải, giúp khách hàng hiểu về khoản đầu tư của mình Tư vấn con người điều chỉnh được danh mục trong Lịch sự hoạt động phân bổ tài sản của robo cho thấy robo những giai đoạn thị trường biến động mạnh thường khuyến nghị nhà đầu tư phân bổ tài sản vào cổ phiếu hơn là trái phiếu/tài sản có thu nhập cố định để có lãi cao hơn. Tuy nhiên, khi thị trường biến động, chiến lược phân bổ tài sản này có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư. 2 Mức độ cá Tư vấn con người có thể cung cấp dịch vụ cho khách Vấn đề đặt ra với robo là mức độ mà robo có thể giải quyết nhân hóa của hàng phù hợp với cá nhân từng khách hàng dựa trên với sự phức tạp và thay đổi trong nhu cầu của nhà đầu tư. tư vấn việc họ không bị giới hạn về phương thức chuẩn để thu Robo chỉ đưa ra khuyến nghị dựa trên bộ câu hỏi chuẩn đã thập thông tin. Điều này tùy thuộc vào mức độ thông tin có sẵn. mà tư vấn con người mong muốn thu thập và điều chỉnh khuyến nghị cho từng khách hàng. Thực tế có nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhà tư vấn có xu hướng bỏ qua những sự khác nhau về rủi ro giữa các khách hàng và khuyến nghị về một danh mục chung cho tất cả các khách hàng 3 Rủi ro khi sử Rủi ro bảo mật và rò rỉ dữ liệu; rủi ro rửa tiền và tài trợ dụng robo- khủng bố, rủi ro về sự cố mạng máy tính advisor Thuật toán được thiết kế không đúng, không chính xác thì dẫn đến hệ quả là khuyến nghị đầu tư sai lệch so với dự kiến và ảnh hưởng bất lợi đến nhiều nhà đầu tư. Nguồn: Tổng hợp của tác giả
  6. 1004 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ ROBO-ADVISOR Ở CÁC NƯỚC VÀ VIỆT NAM Robo-advisor được bắt đầu áp dụng từ năm 2008, bởi 02 công ty tiên phong là Betterment và Wealthfront và cả 2 công ty này chính thức cung cấp dịch vụ ra thị trường vào năm 2010. Hiện nay, một số công tài chính lâu năm (imcumbents) như ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán (CTCK), công ty công nghệ (Fintech), công ty quản lý quỹ (CTQLQ) cũng bắt đầu cung cấp robo-advisor. Robo-advisor đã thu hút sự chú ý của những NHTM lớn như Bank of America, Wells Fargo của Mỹ, Mizuho của Nhật. Việc cung cấp thêm dịch vụ robo-advisor đã thực sự nâng cao năng lực cạnh tranh của các định chế tài chính, thông qua giải phóng nguồn lực, củng cố nền tảng khách hàng cốt lõi và với chất lượng dịch vụ cao cấp hơn, đã thu hút thêm nhiều khách hàng mới ở các phân khúc khác nhau. Theo thống kê của Statista.com (Đức), tổng tài sản quản lý bởi các robo-advisor năm 2019 đạt 980 tỷ USD, tăng 80% so với năm 2018; năm 2020 dự kiến đạt 1.442 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 đạt 21%. Bên cạnh đó, số người sử dụng dịch vụ robo-advisor dự báo tăng từ 46 triệu người năm 2019 lên 147 triệu người năm 2023. Hình 1: Tăng trưởng và dự báo tăng trưởng tổng tài sản quản lý bởi robo- advisor trên thế giới Phần lớn các robo-advisor tập trung ở thị trường Mỹ với tổng tài sản quản lý chiếm 76% tổng tài sản quản lý của toàn thế giới. Tiếp đến là Anh và Đức là các quốc gia dẫn đầu ở Châu Âu, trong khi Trung Quốc, Singapore và Malaysia cũng là một trong những nước có tiềm năng phát triển robo-advisor ở khu vực châu Á. Mặc dù vậy, quy mô quản lý tài sản của các tổ chức cung cấp robo-advisor còn nhỏ so với các công ty quản lý tài sản truyền thống. Năm 2019, tổng tài sản do robo-advisor quản lý chỉ chiếm khoảng 1% tổng tài sản quản lý trên toàn thế giới. Hình 2: So sánh tổng tài sản quản lý bởi robo-advisor trên toàn thế giới
  7. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 1005 Về phân khúc nhà đầu tư sử dụng robo-advisor, với đặc điểm của dịch vụ, các nhà đầu tư trẻ sử dụng robo-advisor nhiều hơn là một xu thế. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lớn tuổi cũng đang dần tham gia sử dụng robo-advisor. Theo một nghiên cứu của SpectremGroup, độ tuổi trung bình của các nhà đầu tư sử dụng robo-advisor là 48 tuổi, trong số đó có 20% nhà đầu tư trên 62 tuổi. Nguồn: SpectremGroup Hình 3: Phân khúc nhà đầu tư sử dụng dịch vụ robo-advisor theo độ tuổi Tại Việt Nam, một thị trường tiềm năng để phát triển dịch vụ robo-advisor do Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (dân số dưới 35 tuổi chiếm khoảng 55%), có khả năng thích ứng với các giải pháp công nghệ mới. Ngoài ra, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam đang ở mức cao với gần 36 triệu người sử dụng vào cuối năm 2019, chiếm 37% dân số. Đáng chú ý, Việt Nam hiện là một quốc gia có số lượng người sử dụng Internet phát triển nhanh và sôi động trong khu vực. Theo thống kê có 59 triệu người sử dụng internet vào cuối năm 2019, chiếm hơn 60% dân số. Nguồn: Statista Hình 4: Số người sử dụng điện thoại thông minh và internet tại Việt Nam 2017-2020 (triệu người) Để thúc đẩy ứng dụng công nghệ và từng bước thực hiện chuyển số của nền kinh tế, Chính phủ đã từng bước xây dựng và củng cố cơ sở pháp lý và hạ tầng cho nền kinh tế số và quá trình chuyển số của các ngành, các doanh nghiệp. Trước hết là Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khi hệ thống này được đưa vào vận hành khai thác, đây có thể là nguồn dữ liệu tin cậy để hỗ trợ eKYC khách hàng sử dụng dịch vụ robo-advisor, đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả ở khâu đầu vào nhận diện khách hàng.
  8. 1006 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Trong lĩnh vực ngân hàng, hiện Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền, có điểm sửa đổi quan trọng liên quan đến việc triển khai định danh khách hàng theo phương thức điện tử (eKYC), đó là cho phép ngân hàng được quyết định gặp mặt hoặc không gặp mặt khách hàng lần đầu khi thực hiện các giao dịch liên quan đến công nghệ mới.  Trong lĩnh vực chứng khoán, Quyết định số 242/2019/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” đã đề ra mục tiêu “Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn: Hoạt động giao dịch trực tuyến, giao dịch tự động (online-trading), quản lý danh mục tự động (AI asset management), tư vấn tự động (robo-advisor); số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán áp dụng công nghệ tài chính mới (Fintech)” Thêm nữa, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 134/2017/TT-BTC và Thông tư số 73/2020/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 134/2017/TT-BTC hướng dẫn hoạt động giao dịch chứng khoán trực tuyến, hoạt động trao đổi thông tin điện tử trên thị trường chứng khoán và các hoạt động khác liên quan đến giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán. Mặc dù luật pháp hiện hành của Việt Nam chưa có quy định về robo-advisor. Chính phủ đã và đang hoàn thiện chính sách, khung pháp lý về để tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái Fintech và Robo-advisor được coi là một trong những phân khúc của thị trường này.Trên có sở đó, một số công ty tài chính nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã mua lại/xây dựng nền tảng dịch vụ robo-advisor, một số công ty quản lý quỹ trong nước cũng đã bắt đầu đầu tư nguồn lực công nghệ, nghiên cứu xây dựng các nền tảng công nghệ mang tính sơ khai, đơn giản hướng tới cung cấp dịch vụ robo-advisor cho khách hàng. Trong số các công ty quản lý quỹ, công ty quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) đang nghiên cứu xây dựng hệ thống, thiết kế bộ câu hỏi trên nền tảng web để thu thập và phân tích thông tin về mục tiêu đầu tư, chiến lược đầu tư của khách hàng, hỗ trợ nghiệp vụ chính của công ty. Công ty quản lý quỹ Kỹ Thương dự kiến triển khai nghiên cứu, xây dựng hệ thống i-Wealth (gồm ứng dụng TCInvest, TC Analyst và TCWealth). Đây là hệ thống quản lý tài sản và đầu tư được thiết kế chuyên biệt giúp khách hàng đạt được mục tiêu tích lũy, bảo toàn và tăng trưởng tài sản thông qua các kênh đầu tư an toàn, đa dạng với lợi tức hấp dẫn, trong đó, ứng dụng TCWealth được xây dựng trên giao diện web đơn giản, hiện đang được cung cấp miễn phí. Công ty quản lý quỹ Sài Gòn dự kiến nghiên cứu xây dựng nền tảng Smartrobo, Smartone. Đây là phương tiện cập nhật thông tin thị trường, mã chứng khoán, thông tin khuyến nghị thị trường, khuyến nghị mã chứng khoán, hỗ trợ quản lý tài khoản, giao dịch chứng khoán và tương tác với khách hàng trên các nền tảng chat: Skype, Facebook, Website VPBS. Smartrobo hướng tới mục tiêu phân tích hành vị, khẩu vị đầu tư từ đó hiểu khách hàng và đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp. Công ty đầu tư chứng khoán của BIDV nghiên cứu nền tảng giao dịch chứng khoán i-Invest, hỗ trợ xây dựng và quản lý danh mục đầu tư. Nhà đầu tư có thể xây dựng kế hoạch đầu tư phục vụ cho các mục tiêu tài chính của bản thân, lựa chọn các danh mục đầu tư được thiết kế dành cho khẩu vị rủi ro riêng, hoặc những danh mục đặc biệt dựa trên những chủ đề đầu tư hấp dẫn trên thị trường. Sản phẩm I-Invest cho phép khách hàng thực hiện mua bán với toàn bộ danh mục chứng khoán thay vì từng cổ phiếu đơn lẻ, đồng thời tự động theo dõi và đề xuất tái cân bằng danh mục.
  9. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 1007 Để xây dựng danh mục đầu tư, khách hàng cũng sẽ trả lời các câu hỏi về mục tiêu tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro để hệ thống phân tích và đưa ra khuyến nghị đầu tư cho khách hàng. Từ tháng 7/2019, Tập đoàn VinaCapital thông qua quỹ đầu tư VinaCapital Singapore mua lại Smartly Pte Ltd, một trong những nền tảng đầu tư với robo advisor đầu tiên ở Singapore. Các nhà đầu tư chỉ cần hoàn thành một bảng câu hỏi để đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro, tình hình tài chính và mục tiêu của họ. Robo advisor dựa vào dữ liệu đó để đề xuất một danh mục đầu tư được tạo thành từ danh sách các quỹ giao dịch (ETF). Các thuật toán sau đó sẽ cân bằng lại danh mục đầu tư theo định kỳ và tính toán phù hợp với sự thay đổi của kinh tế thế giới. 4. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ROBO-ADVISOR TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 4.1 Những khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ Mặc dù có những tiềm năng và thuận lợi cho việc triển khai và phát triển robo-advisor tại Việt Nam, nhưng một số khó khăn vướng mắc hạn chế sự phát triển robo advaisors tại Việt Nam cần được nhận diện như sau: - Thứ nhất, về cơ sở pháp lý: Hầu hết các quốc gia đã triển khai robo-advisor trên thế giới (như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, v.v…) cũng như các nước trong khu vực (như Trung Quốc, Singapore, Australia, v.v…) đều ban hành các quy định hướng dẫn việc áp dụng quy định pháp lý hiện hành đối với hoạt động robo-advisor hoặc các hướng dẫn riêng về hoạt động robo-advisor. Mục đích của những quy định này là nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, đồng thời bảo đảm thị trường tài chính hoạt động an toàn, minh bạch. Việc thiếu các quy định pháp lý quản lý có thể dẫn đến việc các công ty quản lý quỹ không đảm bảo công nghệ phù hợp khi cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, các rủi ro như rủi ro bảo mật và rò rỉ dữ liệu từ hoạt động robo-advisor sẽ khó kiểm soát đối với những công ty quản lý quỹ chưa đáp ứng đủ tiêu chí về an toàn bảo mật chung do chưa có các quy định pháp lý quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trước khi cung cấp dịch vụ. Thứ hai, hạn chế của các công ty quản lý quỹ và các công ty chứng khoán với tư cách là các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn. Hoạt động robo-advisor sử dụng nhiều công nghệ, vì vậy, để triển khai hoạt động này, thách thức đặt ra đối với các công ty quản lý quỹ và các công ty chứng khoán là đầu tư nguồn lực công nghệ, trí tuệ nhân tạo AI, thuật toán cũng như đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Thứ ba, những hạn chế của khách hàng/nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân với thói quen ít sử dụng dịch vụ tư vấn và trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin chính xác khi sử dụng dịch vụ. 4.2 Một số khuyến nghị Để triền khai và phát triển robo-advisor thành công, hiệu quả và an toàn ở Việt Nam, một số khuyến nghị có thể được đề xuất và nghiên cứu thực hiện như sau: 4.2.1 ban hành các quy định pháp lý về hoạt động robo-advisor đối với công ty quản lý quỹ theo tinh thần của Quyết định số 242/2019/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Cụ thể: Thứ nhất, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hoạt động giao dịch trực tuyến, giao dịch tự động (online-trading), quản lý danh mục tự động (AI asset management), tư vấn tự động (robo-advisor) và số hóa các tài sản tài chính trên thị trường chứng khoán áp dụng công nghệ tài chính (Fintech).
  10. 1008 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM Thứ hai, ban hành quy định về việc yêu cầu công ty quản lý quỹ báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện robo-advisor. Theo quy định của một số nước, trước khi thực hiện robo-advisor các tổ chức tài chính phải được cấp phép bởi cơ quan quản lý nhà nước. Tại Hoa Kỳ, cả tư vấn đầu tư dưới dạng truyền thống và robo-advisor đều phải đăng ký với tư cách là nhà tư vấn đầu tư (Registeres Investment Advisers –RIAs) theo đạo Luật tư vấn đầu tư năm 1940 (Investment Advisers Act of 1940). Tại Singapore, bất kỳ tổ chức tài chính nào thực hiện các hoạt động theo quy định tại Luật chứng khoán và phái sinh (Securities and Future Act) hoặc tại Luật tư vấn tài chính (Financial Advisers Act) đều phải được cấp phép cho dù cung cấp dịch vụ theo cách truyền thống (sử dụng nhân viên) hay bằng cách sử dụng công nghệ. Trong khi đó, các công ty quản lý quỹ được thành lập tại Việt Nam đã được cấp phép hoạt động cả 3 nghiệp vụ (quản lý quỹ, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán). Các công ty quản lý quỹ không cần phải xin cấp phép lại trước khi thực hiện robo-advisor. Tuy nhiên, do các đặc thù hoạt động của robo advisor nên công ty quản lý quỹ cần phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi triển khai robo-advisor nhằm đảm bảo công ty có năng lực phù hợp (về nhân sự, công nghệ), có hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro khi thực hiện robo-advisor. Thứ ba, ban hành quy định về phạm vi cung cấp dịch vụ của robo-advisor. Cụ thể: IOSCO và Đức cho rằng robo-advisor chỉ bao gồm hoạt động tư vấn, không bao gồm quản lý tài sản. Ngược lại, cơ quan quản lý thị trường và chứng khoán Châu Âu (ESMA) và SEC Hoa Kỳ cho rằng robo- advisor bao gồm hoạt động tư vấn và hoạt động quản lý tài sản. Trong khu vực Châu Á, Singapore cấp phép hoạt động robo-advisor cho các tổ chức tài chính theo hoạt động kinh doanh của từng tổ chức, theo đó, các tổ chức tư vấn tài chính muốn thực hiện thêm việc quản lý tài sản của khách hàng phải có giấy phép cung cấp dịch vụ quản lý quỹ. Đối với Việt Nam, trong giai đoạn 2023- 2025, chúng tôi cho rằng phạm vi của hoạt động robo-advisor đối với công ty quản lý quỹ chỉ bao gồm hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán (tương đương với cấp độ robo 1.0 hoặc robo 2.0 trên thế giới). Giai đoạn 2025- 2030, hoạt động robo-advisor có thể bao gồm tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý tài sản (tương đương với cấp độ robo 3.0, 4.0 trên thế giới) để đảm bảo công ty quản lý quỹ có thời gian đầu tư, phát triển công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, tích lũy kinh nghiệm cung cấp dịch vụ trong môi trường công nghệ, kinh nghiệm quản lý, xử lý rủi ro, đồng thời cũng tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ thông qua nhân viên trước khi cung cấp dịch vụ thông qua robo-advisor. Thứ tư, ban hành quy định về duy trì trách nhiệm, nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ trong quá trình cung cấp dịch vụ robo-advisor. Khi cung cấp dịch vụ robo-advisor, công ty quản lý quỹ phải tuân thủ trách nhiệm, nghĩa vụ trong hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán nói chung quy định tại Luật Chứng khoán và Thông tư hướng dẫn hoạt động của công ty quản lý quỹ. Đặc điểm hoạt động nổi bật của robo-advisor là sử dụng thuật toán và công nghệ để đưa ra các khuyến nghị đầu tư. Do đó, trong quá trình cung cấp dịch vụ, công ty quản lý quỹ phải đảm bảo tuân thủ một số quy định sau: (1) Giám sát thuật toán để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của một số lượng lớn khách hàng; (2) quản lý rủi ro công nghệ, đặc biệt là vấn đề bị tấn công mạng. Theo một thống kê của IOSCO năm 2016, những mục tiêu bị tấn công (sắp xếp theo thứ tự rủi ro từ cao xuống thấp) bao gồm dữ liệu khách hàng, thuật toán, khả năng thực hiện giao dịch, chức năng đăng nhập của khách hàng; Thứ năm, cho phép các công ty quản lý quỹ thực hiện định danh khách hàng điện tử eKYC trong hoạt động robo-advisor. Đối với các công ty quản lý quỹ, việc thực hiện eKYC được coi là tiền đề để triển khai robo-advisor vì theo quy định, trước khi thực hiện tư vấn đầu tư cho khách hàng, công ty quản lý quỹ phải tổng hợp các thông tin nhận biết khách hàng theo quy định hiện
  11. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 1009 hành của Luật Phòng chống rửa tiền và các thông tin về mục tiêu đầu tư, tình hình tài chính, mức chấp nhận rủi ro của khách hàng để đưa ra khuyến nghị đầu tư phù hợp theo quy định của pháp luật chứng khoán. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực cho thấy việc tạo điều kiện cho việc triển khai eKYC là điều cần thiết tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4.2.2 xây dựng cơ chế thử nghiệm cho robo-advisor Ở các quốc gia dẫn đầu trong ứng dụng FinTech và robo-advisor như Mỹ, Canada, Anh, TRung Quốc (Đài Loan), Singapore, v.v…, các ứng dụng trong FinTech đều đã trải qua giai đoạn thử nghiệm (sandbox). Đây là cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo, cho phép các mô hình kinh doanh mới được thử nghiệm, đồng thời kiểm soát các rủi ro trong quá trình triển khai, từ đó giúp cơ quan quản lý các nước dần dần định hình khung pháp lý cho việc cho phép ứng dụng các công nghệ tài chính trong lĩnh vực tài chính. Tại Việt Nam, trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã xây dựng dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Trong lĩnh vực chứng khoán nói chung và hoạt động robo- advisor nói riêng, chúng tôi cho rằng cần thiết phải xây dựng khung pháp lý thử nghiệm để hoạt động Fintech, hoạt động robo-advisor được thử nghiệm, đánh giá, kiểm tra về hiệu quả hoạt động, bảo mật thông tin, quản lý rủi ro trước khi chính thức ứng dụng rộng rãi. 4.2.3 Một số khuyến nghị đối với công ty quản lý quỹ cung cấp robo-advisor Thứ nhất, các công ty quản lý quỹ phải xây dựng mô hình hoạt động robo-advisor, trong đó nêu rõ về phạm vi hoạt động robo-advisor (bao gồm một hoặc một số hoạt động như tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục, quản lý quỹ), chiến lược đầu tư, thuật toán, nền tảng công nghệ phù hợp sử dụng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng; Thứ hai, các công ty quản lý quỹ phải đảm bảo có hệ thống công nghệ phù hợp để cung cấp dịch vụ, bao gồm xây dựng thuật toán, nền tảng công nghệ giao tiếp với khách hàng, bảo mật thông tin khách hàng, lưu trữ dữ liệu của khách hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro của công ty quản lý quỹ phải đảm bảo giám sát, quản lý các rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động robo-advisor. Khi thực hiện eKYC, công ty quản lý quỹ phải đảm bảo nhận biết chính xác khách hàng như khi thực hiện nhận biết khách hàng bằng cách gặp mặt trực tuyến, phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, pháp luật về chứng khoán, pháp luật về giao dịch điện tử, phải đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng; Thứ ba, đầu tư nguồn lực và đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực cho robo-advisor. Xét về bản chất, mô hình kết hợp giữa tư vấn truyền thống và robo-advisor chính là nhân viên tư vấn sử dụng công nghệ, vì vậy, để triển khai hoạt và phá triển robo advaisors, các công ty quản lý quỹ là việc đầu tư nguồn lực công nghệ, trí tuệ nhân tạo AI, thuật toán... Bên cạnh đó, các công ty quản lý quỹ cũng cần đầu tư nguồn nhân lực để quản lý, vận hành nhiều nền tảng công nghệ. Theo quy định của hầu hết các nước, các tổ chức cung cấp dịch vụ robo-advisor phải bố trí số lượng nhân lực tối thiểu để quản lý phụ trách hoạt động robo advisor, nhân sự này phải hiểu rõ về hệ thống pháp luật, có trình độ chuyên môn về tài chính và kiến thức về công nghệ. Ngoài ra, công ty quản lý quỹ cần có đội ngũ nhân sự có trình độ về công nghệ nhằm thường xuyên kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của công nghệ, kiểm tra và cấp nhật sự thay đổi về công nghệ, giám sát các rủi ro từ việc sử dụng công nghệ khi cung cấp dịch vụ. Thứ tư, tuân thủ các quy định của pháp luật và đạo đức kinh doanh, theo đó, các công ty quản lý quỹ phải chịu trách nhiệm khuyến nghị đầu tư phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu đầu
  12. 1010 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ HOÀN THIỆN HỆ SINH THÁI PHÁT TRIỂN FINTECH TẠI VIỆT NAM tư của khách hàng. Việc thực hiện trách nhiệm này là một thách thức đối với robo-advisor vì tư vấn của robo-advisor chủ yếu dựa trên thông tin tổng hợp từ các bảng câu hỏi được thiết kế sẵn và sự phù hợp của tư vấn của robo-advisor phụ thuộc vào thuật toán và chất lượng hoạt động của thuật toán. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật và trách nhiệm theo hợp đồng thì đạo đức kinh doanh cần được đảm bảo theo nguyên tắc vì lợi ích của khách hàng. Việc cung cấp thông tin cho khách hàng là một trách nhiệm quan trọng của công ty quản lý quỹ vì gần như không có trao đổi trực tiếp giữa robo-advisor và khách hàng. 4.2.4 Khuyến nghị đối với khách hàng/nhà đầu tư Khách hàng/nhà đầu tư là đối tượng được cung cấp và sử dụng dịch vụ roboadvisors, tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả và sự an toàn của dịch vụ cũng phujthuoocj vào khách hàng/nhà đầu tư. Trước hết, khách hàng cần phải tích cực và chủ động trong việc nghiên cứu tìm hiểu đầy đủ về mô hình hoạt động của robo-advisor, bao gồm cả những ưu thế và nhược điểm, trước khi quyết định sử dụng dịch vụ và trước khi đưa ra các quyết định đầu tư dựa trên khuyến nghị của robo- advisor, cụ thể: (1) loại hình và phạm vi dịch vụ cung cấp; (2) thông tin về thuật toán và nguyên tắc thuật toán sử dụng các thông tin khách hàng để đưa ra khuyến nghị về danh mục đầu tư, mức rủi ro, các giả định của thuật toán; (3) rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng dịch vụ robo-advisor; (4) khả năng xung đột lợi ích; Thứ hai, khách hàng/nhà đầu tư cần phải nhiêm túc trong việc cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin cần thiết để robo-advisor có thể xử lý và đưa ra ý kiến tư vấn một cách chính xác và phù hợp với khách hàng, đặc biệt là thông tin phản ánh khẩu vị rủi ro, mong muốn về thu nhập hay cân bằng về danh mục tài sản; Thứ ba, khách hàng/nhà đầu tư cần hiểu rõ và nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp cũng như các quy định về giao dịch tài chính, các quy định các quy định về phòng chống rửa tiền, quản lý xung đột lợi ích, và các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát, quản lý rủi ro khi sử dụng dịch vụ robo-advisor. KẾT LUẬN Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trên toàn cầu, trong đó có lĩnh vực tài chính, ngân hàng, với những thay đổi căn bản về kênh và phương thức huy động, phân phối vốn, phương thức tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính và Việt Nam cũng không nằm ngoài thực tế đó. Dịch vụ robo-advisor, với phương thức hoạt động trên nền tảng công nghệ đã đem lại nhiều lợi ích nhà đầu tư, có tốc độ tăng trưởng mạnh, dần mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn cầu. Dịch vụ này sẽ là một nhu cầu tất yếu của nhà đầu tư Việt Nam trong thời gian tới. Trong phạm vi hoạt động của các công ty quản lý quỹ, dịch vụ robo advisrors đã được triển khai và cho thấy là một sản phẩm rất tiềm năng, mang lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty quản lý quỹ tại Việt Nam. Tuy nhiên, là một dịch vụ còn mới mẻ và hoạt động trên nền tảng ứng dụng công nghệ cao, những thách thức đối với sự phát triển một cách hiệu quả và an toàn là không nhỏ. Chính phủ Việt Nam được kiến nghị là cần phải xác định lộ trình và triển khai xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, đúng nội dung cơ bản nhằm có thể quản lý, giám sát việc cung cấp dịch vụ robo-advisor. Trong khi, các công ty quản lý quỹ cần phải tích cực và chủ động trong đầu tư, cả về công nghệ và nguồn nhân lực, hoàn thiện cả về quy trình và năng lực tuân thủ pháp luật và các quy định khi triển khai cung cấp robo-advisor. Ngoài ra, khách hàng/các nhà đầu tư Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân cũng cần phải tự hoàn thiện, không chỉ về hiểu biết
  13. Phần 3: Khai thác tiềm năng và khơi thông động lực phát triển của Fintech tại Việt Nam 1011 và chấp hành pháp luật, mà còn tự nâng cao năng lực để làm chủ công nghệ mới có thể đạt được những kỳ vọng về đầu tư. Cuối cùng, để robo-advisor thực sự phát huy được những ưu thế quan trọng đồng thời giảm thiểu những hạn chế, rủi ro cho khách hàng và trở thành dịch vụ phổ biến ở Việt Nam thì vẫn cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu hơn về thực tiễn triển khai hoạt động cũng như cơ chế quản lý giám sát và quản lý một cách hiệu quả ở các nước tiên tiến. Kết quả của những nghiên cứu như vậy, chắc chắn sẽ là tiền đề cho sự phát triển robo-advisor của các công ty quản lý quỹ Việt Nam, góp phần tạo cơ sở để thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển một cách lành mạnh và bền vững. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. www.statista.com 2. Industry Regulatory Authority (2015), “Joint Investor Alert, Automated Investment Tools”. 3. Melanie l. Fein (2015), “Robo-advisor: A Closer look”. 4. FINRA (2016) “Report on Digital Investment Advice”. 5. IOSCO (2016) “Update to the Report on the IOSCO Automated Advice Tools Survey”. 6. US Securities and Exchange Commission – Division of Investment Management (2017) “Guidance Update”. 7. Capgemini (2016) “Evolution of the Automated Advisers”. 8. Etf,com (2017), “Bringing Transparency to Robo Investing (first quarter 2017)”, websites of the robo-advisor. 9. Jill E.Fitsch - University of Pennsylvania Law School – Institute for Law and Economics, Marion Laboure - Havard University, John A.Turner - Pension Policy Center (2017) “The Economics of Complex Decision Making: The Emergence of The Robo Adviser”. 10. Securities Commission Malaysia (2017), “Revised Licensing Handbook”. 11. Securities and Exchange Commission Office of Investor Advocacy and Financial Monetary Authority of Singapore (2018), “Guidelindes on provision of Provision of Digital Advisory Services”. 12. Monetary Authority of Singapore (2018), “Circular on Use of MyInfo and Customer Due Diligence Measures for Non-face-to-face Business Relations”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2