Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
ỨNG DỤNG SIÊU ÂM TRONG CẤP CỨU<br />
Tôn Thanh Trà*, Phạm Thị Ngọc Thảo**<br />
<br />
LỊCH SỬ SIÊU ÂM<br />
Siêu âm (Ultrasound), một kỹ thuật chẩn<br />
đoán hình ảnh ra đời từ những năm 1826 khi J.<br />
D. Colladon tìm ra nguyên lý hoạt động của<br />
chùm tia siêu âm để tìm tàu ngầm dưới đáy đại<br />
dương(4). Dựa vào nguyên lý phản hồi của chùm<br />
tia khi đi qua các tổ chức khác nhau được tiếp<br />
nhận, mã hóa và cho hình ảnh trên màn hình với<br />
sự hỗ trợ đắc lực của máy vi tính. Siêu âm được<br />
ứng dụng trong y học từ đầu thế kỷ 19 và được<br />
sử dụng rộng rãi từ 1940(4). Tuy nhiên, mãi đến<br />
năm 1994, Mateer và cộng sự mới có báo cáo đầu<br />
tiên về sử dụng siêu âm trong cấp cứu 3). Ở Việt<br />
Nam, từ năm 1984, tổ chức giúp đỡ Việt Nam<br />
của Đức (HAV) đã giúp đào tạo và cung cấp<br />
máy siêu âm đầu tiên. Kể từ đó, siêu âm được sử<br />
dụng rộng rãi trên lâm sàng.<br />
Siêu âm được ứng dụng tại khoa Cấp cứu<br />
bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 1993 khi tổ chức JICA<br />
của Nhật Bản tiến hành đào tạo siêu âm cấp cứu<br />
và từ đó, máy siêu âm Toshiba 32 B với một đầu<br />
dò linear được trang bị cho Khoa Cấp cứu chỉ<br />
với mục tiêu ban đầu là phát hiện dịch tự do<br />
trong các khoang cơ thể ở bệnh nhân chấn<br />
thương.<br />
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của<br />
công nghệ thông tin được ứng dụng vào trong<br />
siêu âm, siêu âm trở thành một công cụ không<br />
thể thiếu với các Bác sĩ lâm sàng và gần như trở<br />
thành ống nghe điện tử (Electric stethoscopy).<br />
Cùng với xu hướng đó, việc ứng dụng của siêu<br />
âm trong y học cấp cứu ngày càng rộng rãi. Hiệp<br />
hội cấp cứu của Úc và Hoa kỳ năm 2001 đã<br />
khuyến cáo việc sử dụng siêu âm trong cấp cứu<br />
được thực hiện bởi Bác sĩ cấp cứu trong một số<br />
tình huống lâm sàng như trả lời câu hỏi: Có dịch<br />
<br />
tự do trong ổ bụng không?, dịch tự do trong<br />
khoang màng phổi, màng ngoài tim không ? hay<br />
có phình động mạch chủ bụng không?(2). Năm<br />
2006, hiệp hội cấp cứu Anh đưa ra chương trình<br />
huấn luyện siêu âm cho Bác sĩ cấp cứu cũng với<br />
mục tiêu phát hiện dịch tự do trong các khoang<br />
ở bệnh nhân chấn thương. Trong điều kiện Việt<br />
Nam, khi mà CT Scan vẫn còn là một kỹ thuật<br />
cao và chưa được phổ cập tới tất cả các cơ sở y tế<br />
thì việc phát triển, ứng dụng của siêu âm vào y<br />
học nói chung và y học cấp cứu nói riêng là điều<br />
cần thiết giúp phân loại nhanh, chẩn đoán sớm<br />
và điều trị kịp thời các loại bệnh lý tại cấp cứu.<br />
Trong hoàn cảnh đó, khoa Cấp cứu Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy được trang bị máy siêu âm Siemen với<br />
hai đầu dò convex 3,5 MHz và linear 7,5 MHz<br />
trong nhiều năm và hiện tại là máy siêu âm màu<br />
với 3 đầu dò convex, linear và sector để có thể<br />
thực hiện được phần lớn các loại siêu âm trong<br />
cấp cứu.<br />
<br />
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN<br />
CỦA SIÊU ÂM TRONGCẤP CỨU<br />
Từ khi ra đời, siêu âm tỏ ra là một phương<br />
tiện chẩn đoán hình ảnh với nhiều ưu điểm được<br />
ứng dụng trên lâm sàng đặc biệt là trong cấp cứu<br />
<br />
Ưu điểm<br />
- Có thể thực hiện được tại giường<br />
- Cho kết quả nhanh<br />
- Không bị nhiễm tia ( Radiation)<br />
- Có thể thực hiện được cho phụ nữ có thai,<br />
phụ nữ cho con bú và trẻ em<br />
- Có thể được thực hiện nhiều lần để theo dõi<br />
diễn tiến bệnh<br />
- Rẻ tiền<br />
- Thời gian đào tạo ngắn.<br />
<br />
* Khoa Cấp cứu, BV Chợ Rẫy<br />
** Bộ môn Hồi sức - Cấp cứu – Chống độc, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Tôn Thanh Trà; ĐT: 0903673451; Email: tonthanhtra@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
1<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
Tuy nhiên, siêu âm nói chung và siêu âm<br />
trong cấp cứu nói riêng có những nhược điểm<br />
của nó.<br />
<br />
bụng, trong khoang màng phổi, dịch màng ngoài<br />
tim, chúng tôi còn phát hiện được một số tổn<br />
thương tạng đặc như lách, gan, thận, tụy...<br />
<br />
Nhược điểm<br />
<br />
- Siêu âm đánh giá bệnh nhân giảm thể tích<br />
tuần hoàn và choáng (RUSH: Rapid ultrasound<br />
shock and hypotension). Ứng dụng này được<br />
thực hiện để tìm nguyên nhân choáng và đánh<br />
giá lưu lượng tuần hoàn thông qua mức độ đè<br />
xẹp của tĩnh mạch chủ dưới. Tuy nhiên, với đặc<br />
điểm của người Việt Nam, việc đánh giá thể tích<br />
tuần hoàn qua mức độ xẹp của tĩnh mạch chủ<br />
dưới khi đè bằng đầu dò siêu âm ít được áp<br />
dụng.<br />
<br />
- Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình<br />
ảnh mà kết quả phụ thuộc rất nhiều vào kiến<br />
thức và kinh nghiệm của người làm.<br />
- Kết quả hạn chế đối với các tổn thương<br />
tạng rỗng như đường tiêu hóa và một số bệnh lý<br />
ở các tạng sâu như tụy và khoang sau phúc mạc.<br />
- Giới hạn về y học chứng cứ.<br />
- Phần lớn các khoa cấp cứu ở Việt Nam nói<br />
riêng và các nước đang phát triển nói chung<br />
luôn có tình trạng quá tải, các Bác sĩ cấp cứu<br />
không có nhiều thời gian để đầu tư cho siêu âm.<br />
- Các Bác sĩ cấp cứu chưa được đào tạo bài<br />
bản về y học cấp cứu nói chung và siêu âm cấp<br />
cứu nói riêng, phần lớn là tự đào tạo hoặc đào<br />
tạo trong quá trình thực hành vì vậy kết quả siêu<br />
âm cấp cứu chưa tạo được nhiều niềm tin cho<br />
các Bác sĩ lâm sàng.<br />
<br />
CÁC ỨNG DỤNG CỦA SIÊU ÂM CẤP CỨU<br />
TẠI BỆNHVIỆNCHỢRẪY<br />
Với tình hình bệnh nhân đông và số lượng<br />
bệnh nặng ngày càng tăng, việc trang bị máy<br />
siêu âm tại Khoa cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy đã<br />
đem lại rất nhiều lợi ích trong việc chẩn đoán tại<br />
cấp cứu. Mỗi ngày, chúng tôi thực hiện khoảng<br />
50 - 70 trường hợp siêu âm tại cấp cứu kể cả chấn<br />
thương và không chấn thương. Năm 2010, có<br />
25.316 trường hợp được siêu âm tại cấp cứu,<br />
năm 2011 có 26838 trường hợp và năm 2012,<br />
chúng tôi đã thực hiện được 21899 trường hợp.<br />
Chúng tôi đã ứng dụng được siêu âm cấp cứu<br />
vào các lĩnh vực sau<br />
- Siêu âm trong cấp cứu chấn thương: Với<br />
qui trình FAST (Focussed assesement with<br />
sonography on trauma) với mục tiêu đi tìm dịch<br />
tự do ở các khoang trong cơ thể đối với các bệnh<br />
nhân chấn thương. Chúng tôi đã thực hiện khá<br />
tốt việc đánh giá chấn thương bằng siêu âm cấp<br />
cứu. Ngoài việc phát hiện dịch tự do trong ổ<br />
<br />
2<br />
<br />
- Siêu âm đánh giá phình động mạch chủ<br />
bụng: Chúng tôi sử dụng siêu âm như một<br />
phương tiện tầm soát ban đầu. Khi kích thước<br />
động mạch chủ bụng đo được trên siêu âm lớn<br />
hơn hoặc bằng 30 mm và tình trạng bệnh nhân<br />
ổn định, chúng tôi tiến hành chụp CT Scan đa<br />
lớp cắt và dựng hình động mạch chủ ngực, bụng<br />
- Siêu âm tìm nguyên nhân trong các trường<br />
hợp đau bụng cấp vào cấp cứu: Có rất nhiều<br />
trường hợp vào cấp cứu do đau bụng. Siêu âm<br />
giúp chúng tôi chẩn đoán nhanh nhiều trường<br />
hợp đau bụng như cơn đau quặn mật, cơn đau<br />
quặn thận, viêm ruột thừa cấp…<br />
- Siêu âm hướng dẫn chọc dò và làm các thủ<br />
thuật: Việc ứng dụng siêu âm để hướng dẫn thủ<br />
thuật ngày càng nhiều như đặt catheter tỉnh<br />
mạch trung tâm, đặt catheter động mạch, chọc<br />
dò màng phổi, chọc dò màng ngoài tim, chọc dò<br />
ổ bụng hoặc chọc dò các ổ áp xe sâu...<br />
- Siêu âm trong cấp cứu hàng loạt: Việc ứng<br />
dụng siêu âm cấp cứu trong cấp cứu hàng loạt<br />
đã được chứng minh trong lịch sử. Từ những vụ<br />
cấp cứu hàng loạt và thảm họa năm 1988 ở<br />
Armenia hay năm 1999 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Siêu âm<br />
giúp chẩn đoán nhanh và phẫu thuật kịp thời<br />
những trường hợp chấn thương mà không cần<br />
thiết phải chụp CT scan.Chúng tôi vẫn ứng dụng<br />
nguyên lý này trong những trường hợp cấp cứu<br />
chấn thương hàng loạt và những tình huống lâm<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
sàng mà tình trạng huyết động bệnh nhân không<br />
ổn định<br />
- Siêu âm trong cấp cứu trước bệnh viện:<br />
Siêu âm ngày nay được thực hiện ngay bởi các<br />
kỹ thuật viên cấp cứu (Paramedic) tại hiện<br />
trường hay trên đường vận chuyển về các khoa<br />
cấp cứu. Việc ra đời các máy siêu âm xách tay<br />
siêu nhỏ giúp cho việc di chuyển và thực hiện<br />
khá dễ dàng với các bệnh nhân chấn thương(2).<br />
Tuy nhiên, ứng dụng này chưa thực hiện được ở<br />
Việt Nam do điều kiện cụ thể ở Việt Nam chưa<br />
khả thi.<br />
- Các ứng dụng khác của siêu âm tại cấp<br />
cứu<br />
- Siêu âm tim bằng 2D và M mode:<br />
+Đánh giá sức co bóp thất trái<br />
+Đánh giá kích thước các buồng tim<br />
+Tìm tràn dịch màng ngoài tim<br />
+Tìm huyết khối trong buồng tim<br />
+Phát hiện phình gốc động mạch chủ ngực<br />
và phình động mạch chủ bụng<br />
- Siêu âm trong sản phụ khoa<br />
+Đánh giá bệnh lý buồng trứng trong các<br />
trường hợp đau bụng cấp<br />
+Đánh giá hoạt động của tim thai<br />
+Chẩn đoán những trường mang thai lạc chỗ<br />
(Ectopic pregmancy)<br />
- Siêu âm mô mềm, tuyến giáp, tuyến vú, cơ,<br />
khớp...<br />
<br />
CÁCTHÀNHTỰU ĐẠT ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN<br />
CHỢRẪY<br />
Việc ứng dụng siêu âm trong cấp cứu được<br />
thực hiện tương đối thành công tại Bệnh viện<br />
Chợ Rẫy. Phần lớn các Bác sĩ cấp cứu có thể thực<br />
hiện được các qui trình siêu âm cơ bản và cũng<br />
đã tiến hành đào tạo siêu âm cấp cứu cho các đối<br />
tượng sau đại học tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngoài<br />
ra, chúng tôi đã tiến hành việc đào tạo siêu âm<br />
trong cấp cứu chấn thương (Qui trình FAST) cho<br />
các sinh viên quốc tế học chứng chỉ tự chọn tại<br />
Cấp cứu. Chúng tôi đã có 4 đề tài nghiên cứu<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
khoa học do các Bác sĩ cấp cứu thực hiện về siêu<br />
âm cấp cứu: Một luận án tốt nghiệp chuyên khoa<br />
Cấp II về so sánh hiệu quả siêu âm cấp cứu và<br />
CT Scan trong chấn thương bụng kín, một đề tài<br />
tốt nghiệp Thạc sĩ y khoa về ứng dụng siêu âm<br />
trong y học cấp cứu, một đề tài nghiên cứu khoa<br />
học cấp cơ sở về siêu âm cấp cứu trong chẩn<br />
đoán viêm ruột thừa cấp và một bài báo ứng<br />
dụng siêu âm cấp cứu để chẩn đoán nhanh một<br />
trường hợp thai trong ổ bụng vỡ, vào cấp cứu<br />
trong tình trạng choáng. Hiện nay, chúng tôi tiếp<br />
tục nghiên cứu việc áp dụng siêu âm cấp cứu<br />
rộng rãi hơn đặc biệt là siêu âm hướng dẫn thủ<br />
thuật và siêu âm đánh giá cung lượng tim ở<br />
bệnh nhân choáng.<br />
<br />
THỰCTRẠNGSIÊU ÂM CẤP CỨU HIỆNNAY<br />
Do thực tế các khoa Cấp cứu ở phần lớn các<br />
Bệnh viện tại Việt Nam chưa làm công việc cấp<br />
cứu đúng nghĩa vì vậy các khoa cấp cứu chưa<br />
được trang bị máy siêu âm. Mặt khác, sự quá tải<br />
thường xuyên tại các khoa cấp cứu và hạn chế về<br />
mặt nhân lực làm cho việc triển khai siêu âm tại<br />
cấp cứu gặp không ít khó khăn. Cấp cứu không<br />
phải là nơi làm chẩn đoán xác định bệnh lý của<br />
bệnh nhân khi vào viện nhưng việc chẩn đoán<br />
và xử trí những vấn đề cấp cứu là cần thiết và có<br />
như vậy mới giúp cho việc chẩn đoán nhanh,<br />
chính xác và các Bác sĩ cấp cứu đủ tự tin để cho<br />
bệnh nhân điều trị ngoại trú trong những trường<br />
hợp có thể hoặc định hướng chẩn đoán để có<br />
quyết định cho bệnh nhân nhập viện đúng<br />
chuyên khoa<br />
<br />
MỘT SỐKIẾNNGHỊ<br />
Việc trang bị máy siêu âm ở các khoa Cấp<br />
cứu để giúp các Bác sĩ cấp cứu có khả năng tiếp<br />
cận và chẩn đoán nhanh bệnh nhân vào Cấp cứu<br />
là cần thiết trong điều kiện y tế hiện nay nhất là<br />
các tuyến y tế cơ sở. Ngoài ra, siêu âm còn giúp<br />
Bác sĩ cấp cứu nâng cao năng lực chuyên môn.<br />
Nhờ vậy, việc trang bị máy siêu âm tại cấp cứu<br />
giúp giải quyết những trường hợp nhập viện<br />
không cần thiết, góp phần giảm bớt tình trạng<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />
3<br />
<br />
Tổng Quan<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br />
<br />
quá tải ngày càng trầm trọng tại các bệnh viện<br />
công.<br />
Cùng với việc đào tạo Bác sĩ chuyên nghành<br />
cấp cứu, siêu âm trong cấp cứu phải được huấn<br />
luyện cho tất cả các Bác sĩ làm cấp cứu. Cần có<br />
chương trình đào tạo siêu âm cấp cứu cập nhật<br />
vào nội dung đào tạo sau đại học cho các Bác sĩ<br />
học chuyên nghành cấp cứu hoặc đào tại lại cho<br />
các Bác sĩ hiện đang làm công tác cấp cứu tại các<br />
tuyến y tế .<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình<br />
ảnh rẻ tiền, dễ thực hiện, cho kết quả nhanh<br />
và có nhiều ứng dụng trong cấp cứu. Cần có<br />
chương trình đào tạo siêu âm cho tất cả các<br />
Bác sĩ Cấp cứu để nâng cao trình độ Bác sĩ cấp<br />
cứu, nâng cao chất lượng chẩn đoán tại cấp<br />
<br />
4<br />
<br />
cứu nhằm góp phần đáng kể giảm tình trạng<br />
quá tải ở các Bệnh viện. Bên cạnh đó, cần có<br />
một chính sách hợp lý hơn để khuyến khích<br />
các Bác sĩ cấp cứu đầu tư và làm việc lâu dài<br />
tại cấp cứu mới có thể nâng cao trình độ cấp<br />
cứu của Việt Nam ngang tầm với các nước<br />
trong khu vực cũng như trên thế giới.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Brown AFT, Cadogan MD (2006), Emergency medicine, Fifth<br />
edition, ultrasound in blunt abdominal trauma, pp 227.<br />
Laleh G (2011), Stanford Faculty Profile, Emergency Ultrasound<br />
Fellowship Guidelines.<br />
Cameron P, Jelinek G, Brown AFT et al (2009), Text book of<br />
Adult emergency medicine, third edition, ultrasound , pp 721723.<br />
Sandra L, et al (2001), Textbook of diagnostic ultrasonography,<br />
The fifth edition, chapter 1, pp 3-19.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br />
<br />