intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng sóng âm trong nghiên cứu khảo cổ học

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

279
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sóng âm cũng là một lĩnh vực mà các nhà khảo cổ học cần quan tâm. Không những chỉ vì ích lợi của nó trong việc tìm kiếm các di tích (đã được sử dụng từ rất sớm), mà nó còn giúp chúng ta có thể hình dung ra những hiện vật mà không thể nghiên cứu một cách trực tiếp (ví dụ điển hình như khảo cổ học dưới nước). Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để biết hơn về ứng dụng của sóng âm trong lĩnh vực khảo cổ học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng sóng âm trong nghiên cứu khảo cổ học

  1. Ứng dụng sóng âm trong nghiên cứu khảo cổ học Trong nghiên cứu Khảo cổ học, các ngành khoa học khác cũng đã có những ý nghĩa nhất định trong việc hình thành những lý thuyết và thực tế ứng dụng của nó. Sóng âm cũng là một lĩnh vực mà các nhà Khảo cổ học cần quan tâm. Không những chỉ vì ích lợi của nó trong việc tìm kiếm các di tích (đã được sử dụng từ rất sớm), mà nó còn giúp chúng ta có thể hình dung ra những hiện vật mà không thể nghiên cứu một cách trực tiếp (ví dụ điển hình như khảo cổ học dưới nước). Sóng âm là hính thức phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người và Trái Đất. Chúng ta trao đổi với nhau bằng những âm thanh. Chúng ta nghe đài, nghe nhạc chính là nghe các âm thanh. Thật khó mà tưởng tượng nếu cuộc sống không có bất kỳ một âm thanh nào. Chính âm thanh là nhân tố thúc đẩy xã hội loài người phát triển. Chính vì nguyên nhân đó, con người đặc biệt chú trọng việc sử dụng âm thanh trong các lĩnh vực khác nhau. Từ xã hội cho đến áp dụng vào khoa học kỹ thuật. Ngày nay, con người hiểu rõ được sóng âm thanh là các doa động cơ học hay sóng đàn hồi lan truyền trong môi trường đàn hồi (sóng âm thanh còn được gọi là sóng đàn hồi cũng vì lý do này). Tất cả môi trường vật chất đàn hồi đều lan truyền được sóng âm thanh. Từ bầu khí quyển dày đặc bao bọc xung quanh Trái Đất, đến đại dương trải trên ¾ diện tích bề mặt Trái Đất đều là môi trường truyền âm lý tưởng; các vật rắn như thép, đá, bêtông, các đơn vị tinh thể…, nước, các dung môi hữu cơ,
  2. không khí, các khí trơ…cũng đều truyền được sóng âm thanh. Môi trường cách âm còn lại chính là môi trường chân không. Giống như sóng điện từ, sóng âm chiếm một giải tần số rất rộng. Tùy theo tần số mà người ta phân chia sóng âm thành các vùng sau đây: • Vùng hạ âm: tần số dao động từ 1 Hz đến 16 Hz. • Vùng âm: tần số dao động từ 16 Hz đến 16 kHz. Đây là vùng nhạy của đôi tai con người. • Vùng siêu âm: tần số dao động từ 16 kHz đến 10 MHz. • Vùng cực siêu âm: tần số dao động từ 10 MHz trở lên tới tận tần số tương đương với tần số dao động nhiệt của mạng tinh thể (khoảng 1013 Hz). Tai người không thu nhận được sóng vùng hạ âm, vùng siêu âm và cực siêu âm. Như vậy, con người chỉ có thể nhận biết được một giải tần số khá hẹp của sóng đàn hồi mà thôi. Và mặc dù có cùng bản chất, nhưng do tần số khác nhau mà tính chất thể hiện của mỗi giải rất khác nhau, thâm chí rất khác nhau. Đơn cử như hiệu ứng sinh lỗ hổng, chảy âm chỉ có ở vùng siêu âm trở lên. Sóng siêu âm có tần số dao động lớn hơn sóng tần số âm, nên bước sóng của sóng siêu âm rất nhỏ so với bước sóng âm của một môi trường truyền sóng, sóng hạ âm thì lại có sức đâm xuyên rất lớn. Chính nhờ những tính chất khác biệt mà người ta ứng dụng sóng âm trong những trường hợp rất khác nhau. Khảo cổ học ngay từ khi trở thành một khoa học độc lập đã sử dụng sóng âm trong việc tìm kiếm các di tích khảo cổ “rỗng” ở bên trong. Nói như vậy không hẳn chỉ có những căn hầm, mộ…Việc nghiên cứu được bắt đầu khi các nhà khảo cổ sử dụng phương pháp đơn giản truyền năng lượng xuống mặt đất và tạo va chạm mạnh với mặt đất. Thường thường người ta dùng một chiếc vồ gỗ nặng hay một hộp đựng đầy chì có cán cầm dài đập mạnh xuống đất. Việc ghi nhận tần số tiếng động giúp xác định các đặc tính ẩn dưới lòng đất và một âm thanh “đục”, không rõ ràng chứng tỏ nền đất không có dấu hiệu bị can thiệp. Trong khi đó, một hào mương hay hầm bị lấp lại cho ta một âm thanh trong và vang hơn. Kỹ thuật thô sơ này hiện nay đã hoàn toàn bị lãng quên do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Thực vậy, phương pháp này chỉ tỏ ra hiệu quả khi nhà nghiên cứu biết khá đích xác khu vực mình tìm kiếm, và nó cũng chỉ có thể giúp ta nhận biết các di tích “rỗng” trong lòng
  3. đất chứ không thể xác định trong đó có chứa những gì?!. Một phương pháp tiên tiến hơn do quân đội Mỹ phát triển gần đây được ứng dụng trong các dự án khảo cổ học do Yasushi Nishimura tiến hành tại Nhật Bản. “Kỹ thuật tạo sóng đứng” gồm một thiết bị tạo và khuyếch đại các sóng “Rayleigh” bằng cách đập nhẹ và liên tục xuống mặt đất. Một “thiết bị” đập nặng 20kg có thể đạt đến độ sâu 10 mét, những máy lớn hơn có thể đạt đến độ sâu 70-100m. Do tính chất đặc biệt của từng loại sóng khiến cho mỗi loại có những khả năng truyền xa khác nhau, hay là sự tắt dần nói chung, ở tính chất hấp thụ sóng âm thanh trong môi trường nói riêng. Sóng âm thanh có tần số càng nhỏ, càng bị hấp thụ ít, càng truyền được xa trong môi trường. Chẳng hạn sóng siêu âm có tần số 30 kHz với công suất thích hợp, có thể truyền được trong lớp đất chừng vài chục mét, song ở tần số vùng âm, đặc biệt vùng hạ âm, với công suất máy phát khá lớn, chúng có thể truyền xa hàng trăm, hàng ngàn km, thậm chí có thể truyền được sang tới bên kia của vỏ Trái Đất và phản xạ trở lại. Đó là tính chất rất ưu việt của sóng vùng hạ âm mà các sóng đàn hồi ở các vùng khác không có được. Với cùng một công suất máy phát, và tần số sóng siêu âm, trong các lớp đất đá, nham thạch, sóng truyền được từ vài mét đến vài chục mét, nhưng trong môi trường nước biển nó có thể truyền xa tới hàng chục ngàn km. Như vậy, sự hấp thụ sóng âm thanh không còn phụ thuộc vào bản chất của môi trường nữa. Ở các môi trường truyền âm khác nhau thì vận tốc âm khác nhau và hệ số hấp thụ âm cũng khác nhau. Vận tốc truyền âm và hệ số hấp thụ âm thanh liên quan chặt chẽ với cấu trúc nội tại của môi trường. Sự thay đổi cấu trúc nội tại sẽ dẫn đến sự thay đổi vận tốc truyền âm và hệ số hấp thụ âm trong môi trường. Hai đại lượng này là những đặc trưng của môi trường về phương diện âm học. Chúng cho phép hiểu biết được cấu trúc bên trong của bản thân môi trường. Ngoài ra, biết vận tốc truyền âm và hệ số hấp thụ âm thanh có thể xác định được các thông số quan trọng khác của môi trường. Nghiên cứu, xác định các thông số này chính là một trong những nhiệm vụ rất cơ bản của âm học. Tốc độ sóng lan truyền qua những vật liệu khác nhau là khác nhau. Vận tốc truyền sóng âm thanh trong không khí là 334 m/s, nghĩa là tương đương 1200 km/h. Trong chất lỏng, vận tốc truyền âm có lớn hơn, xấp xỉ 1500 km/h trong nước biển.
  4. Trong chất rắn như thép, vận tốc sóng truyền âm thanh là 5500 m/s. Để dễ hình dung, ta tưởng tượng có một cái chuông khổng lồ đặt ở Hà Nội sao cho gõ lên ở Hải Phòng cũng nghe được. Sau khi gõ chuông chừng 5 phút, ở Hải Phòng mới nghe được, thay môi trường không khí bằng nước biển thì sau 66 giây ở đó mới phát hiện được, nếu thay bằng môi trường thép thì chỉ 18 giây sau đã nghe được tiếng chuông. Qua đó ta thấy được vận tốc truyền sóng âm thanh trong các môi trường khác nhau là rất khác nhau. Môi trường càng rắn, hay nói theo chuyên môn là môi trường có hằng số đàn hồi càng lớn, vận tốc truyền sóng âm thanh càng lớn. Chẳng hạn đối với loại đá như đá pirit, vận tốc truyền sóng âm đạt tới 7200 m/s, lớn hơn vận tốc truyền trong thép. Đối với tinh thể như tinh thể Berili (Be), vận tốc sóng âm thanh còn cao hơn nữa, đạt tới 12000 m/s. Vận tốc sóng lan truyền tính toán được nhờ hai điểm bất kỳ có khoảng cách phù hợp được chọn trên mặt đất. Do tốc độ sóng lan truyền qua những vật liệu cứng nhanh hơn so với đất sét hay chất liệu mềm nên các đặc tính khảo cổ học như những bề mặt di tích có thể khảo cứu được. Kết quả khảo cứu tại các khu vực được đưa vào bản đồ đường mức thể hiện những đặc tính dưới mặt đất. Nhiều loại tạo hiệu ứng tiếng vang khác như máy Sonar định vị âm thanh cũng được sử dụng tại nhiều nơi khác như Kent Weeks cùng nhóm nghiên cứu thuộc Đại Học Califonia đã vẽ lại bản đồ một cách có hệ thống các nấm mộ trong thung lũng Các Vua tại Thebes, Ai Cập. Năm 1987, họ cũng đã tái xác định được vị trí một hầm mộ (vị trí trước đây đã mất hết dấu vết) cách hầm mộ Pharaoh Ramesses II 15m vốn trước đây cho là của 50 người con của Ramesses, bố trí theo hình chữ T. Trên đây là một số ứng dụng của sóng âm trong nghiên cứu khảo cổ học dưới đất. Tại đây, sóng hạ âm có một vị trí đặc biệt để xác định và vẽ lại bản đồ các di tích dưới đất, việc này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải có những kiến thức sâu rộng để định hình các loại hình di vật dưới lòng đất. Sóng âm mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà Khảo cổ không phải xác định các di tích một cách mơ hồ, mặt khác nó còn giúp chúng ta bớt được thời gian, tiền bạc, và nhất là giảm bớt sự tác động của chúng ta vào các di tích – điều này có ý nghĩa to lớn vì khi đã khai quật, các di tích không thể giữ lại được nguyên thể ban đầu của nó – tức các nhà Khảo cổ cũng chính là những người phá hoại di tích nghiêm trọng hơn hết.
  5. Đối với Khảo cổ học dưới nước, đây là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các nhà nghiên cứu. Ban đầu người ta chỉ xác nhận cho việc trục vớt các tàu đắm, để tìm kiếm cổ vật bị thất lạc trên biển. Tuy nhiên về sau này, công việc đòi hỏi các nhà nghiên cứu không những chỉ nghiên cứu giao thông trên biển cổ mà còn phải xác định những di tích vì những lý do khách quan đã bị chìm xuống đáy đại dương, các đường bờ biển cổ và quá trình kiến tạo địa lý – qua đó con người định cư trên những khu vực “thấp”. Việc nghiên cứu dưới nước đòi hỏi rất nhiều công sức cũng như tài lực. Đi kèm đó là cả một hệ thống bảo quản hiện vật ngay sau khi khai quật. Do những điều kiện của môi trường nước biển, không cho phép các nhà nghiên cứu tiến hành một cách hời hợt. Trái lại, Khảo cổ học dưới nước là một công việc cực kỳ khó khăn. Ta biết rằng môi trường nước là môi trường bảo quản hiện vật tốt nhất, cũng như chính là môi trường hủy hoại hiện vật nhanh nhất, không chỉ nước biển mà cả nước ngọt cũng như thế (điều này chúng ta sẽ bàn kỹ hơn trong giai đoạn sau). Chính vì những lý do đó, việc nghiên cứu dưới nước mang tầm quan trọng không chỉ đối với khảo cổ học nói riêng mà còn đối với các ngành khoa học hàng hải khác nói chung. Trong các lĩnh vực nghiên cứu, biển và đại dương mang tính toàn cầu và cũng là mục tiêu của mọi quốc gia trên thế giới. Không chỉ vì những lợi ích mà biển mang lại cho chúng ta, mà đó là nơi thu hút tính hiếu kỳ rất lớn của con người. Những gì chúng ta biết về nó quá ít, không thể cho chúng ta có những hiểu biết tường tận về khu vực chiếm diện tích ¾ Trái Đất. Nguyên nhân rất đơn giản, mặc dù con người hằng mơ ước nhìn xuống đáy đại dương, thiên nhiên vẫn không hề ưu đãi: Sóng ánh sáng không thể xuyên thâu xuống dưới đáy đại dương, nó chỉ truyền được và mét đến vài chục mét là cùng. Một điều kiện nữa khiến con người phải đau đầu: Áp suất thủy tĩnh quá lớn khi càng xuống sâu, quá mức giới hạn mà con người có thể chịu đựng được, cho dù có trang bị một cách tối tân. Mặt khác, con người chúng ta là động vật có thân nhiệt ổn định, không thể thở dưới nước cách tự nhiên cũng như chịu được nhiệt độ không lường trong lòng đại dương. Những hạn chế trên trong những thập kỷ gần đây đã được khắc phục phần nào dựa vào những kỹ thuật tiên tiến nhất: Tàu ngầm, sóng radar, laser cùng kỹ thuật khoan thăm dò hiện đại…Nhưng tất cả những gì mà con người có được cũng không thể xuyên suốt đại dương được, nó chỉ mở ra những hướng nghiên cứu mới
  6. mẻ và một tầm nhìn khác của chúng ta về những bí ẩn trong lòng nó mà thôi. Sự ra đời của kỹ thuật âm học cũng là một trong những thành tựu đó của con người. Đặc tính của sóng âm có thể truyền được trong nước biển hàng chục km, thậm chí hàng chục ngàn km. Giúp chúng ta từng bước xác định nhiệm vụ của mình trong công cuộc chinh phục thiên nhiên. Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô (cũ) Brekhovxkic đã nói như sau: “Nếu sóng vô tuyến điện chế ngự bầu trời, thì sóng âm thanh là thống soái dưới biển”. Sóng vùng siêu âm có những tính chất đặc biệt và thực sự hiệu quả trong môi trường nước biển. Sau đây là một số tính chất có liên quan đến những ứng dụng của chúng sau này: Kênh âm: Biển là môi trường phức tạp về cấu trúc cũng như địa hình. Cho nên, vận tốc truyền âm trong nước biển không phải cố định mà thay đổi theo quy luật khá phức tạp. Kết quả đo đạc vận tốc truyền âm trong biển lần đầu tiên được công bố trên thế giới năm 1828 là 1500 m/s, thật ra đây chỉ là vận tốc trung bình. Trong nước biển, vận tốc âm tùy thuộc vào các điều kiện vật lý, trạng thái hóa học cũng như điều kiện địa hình. Điều kiện vật lý của biển rất phức tạp, các tham số khác nhau ảnh hưởng lên vận tốc truyền âm với những mức độ khác nhau, trước tiên là nhiệt độ nước biển. Thông thường, nhiệt độ càng tăng thì vận tốc truyền âm càng lớn; chẳng hạn ở 10oC, nếu tăng thêm 1oC thì vận tốc tăng thêm 3,58 m/s, ở nhiệt độ 20oC nếu tăng thêm 1oC thì vận tốc âm tăng thêm là 2,7 m/s. Tham số thứ hai là độ mặn của biển, nếu thay đổi một lượng nồng độ muối 1 o/oo thì vận tốc âm thay đổi cùng chiều một vận tốc là 1,3 m/s. Ngoài ra, càng xuống sâu, áp suất thủy tĩnh càng tăng, vận tốc âm cũng càng tăng song mức độ ảnh hưởng không lớn bằng hai nguyên nhân đầu. Trạng thái hóa học (sự thay đổi nồng độ các loại muối trong nước biển, sự phân ly của các ion…) cũng như các trạng thái địa hình cũng ảnh hưởng lên vận tốc truyền âm. Vận tốc âm ở các vùng biển sâu, vùng của sông, gần bờ, vùng gần xích đạo, gần các dòng hải lưu…cũng không giống nhau. Thời tiết các mùa, thậm chỉ cả thời tiết trong ngày cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vận tốc truyền âm. Quy luật phụ thuộc của vận tốc âm vào chiều sâu của biển có nhiều dạng khác nhau: • Trước hết là vận tốc âm tăng dần theo chiều sâu. Quy luật này thường xảy ra ở các vùng biển sâu, vào thời kỳ xuân hè và không ổn định. Theo quy luật này, sóng
  7. âm có trị số cực tiểu được truyền trực tiếp từ mặt biển xuống đáy mà không truyền được vào khí quyển. Lớp nước mặt hình thành một ống dẫn sóng âm tự nhiên, trong đó, sóng âm được truyền đi rất xa gọi là kênh âm. • Trường hợp thứ hai là vận tốc âm giảm theo chiều sâu, trong trường hợp này vận tốc âm ở lớp mặt có giá trị cực đại. Nếu đặt nguồn âm tại lớp mặt biển, sóng âm lan truyền xuống đáy và đi vào các lớp có vận tốc âm nhỏ hơn, nên các tia âm có xu hướng cong về phía đáy biển. Trong biển hình thành những vùng âm không truyền tới được gọi là vùng chết âm. • Trường hợp thứ ba là vận tốc âm giảm ở lớp mặt, sau đó tăng dần ở các lớp sâu. Vận tốc âm cực tiểu ứng với độ sâu nào đó. Ta thường gặp sự phân bố này ở các vùng biển sâu. Đồng thời chúng rất ổn định trong các đại dương. trên trục đi qua vị trí cực tiểu (đi lên) và cực đại (đi xuống) của âm, nếu đặt một nguồn phát thì âm sẽ truyền theo hai hướng đi lên và đi xuống nhưng do hiện tượng phản xạ toàn phần vì các tia âm đi vào các lớp nước có vận tốc lớn hơn. Do vậy, dù đi lên phía trên hay phía dưới trục có vận tốc âm cực tiểu, tia âm đều bị phản xạ toàn phần, nên chúng chỉ tập trung hầu như ở lớp nước xung quanh trục đó. Sóng âm lan truyền trong trục đó đi rất xa tới hàng chục ngàn km gọi là kênh âm ngầm. Các trục kênh âm này thường phân bố khá sâu từ sáu bảy chục mét trở lên đến vài ngàn mét, song chúng rất ổn định. Trong cả ba trường hợp trên, công thức tính toán đã cho ra những kết quả chắc chắn (mà xin không đề cập đến trong đây), ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau: trong quân sự, người ta sử dụng sóng âm trong việc dò tìm các mục tiêu dưới nước, chế tạo thủy lôi, mìn âm thanh…Trong ngư nghiệp, người ta sử dụng dò tìm các bãi cá, tôm vì khi sống thành đàn lớn, các âm thanh của các loại tôm cá phát ra khá lớn. Chính vì thế, từ lâu những người dân chài ở vùng Hoàng Hải và nhiều nơi khác đã dựa vào kinh nghiệm để nghe cá từ xa. Lặn sâu chừng nửa mét và lắng nghe, những người có kinh nghiệm có thể phán đoán được vị trí, hướng đi của đàn cá, phân biệt được các loại cá, xác định được mật độ và còn biết được cá to hay nhỏ. Trong nghiên cứu và thám hiểm đáy biển, người ta bố trí các trạm thủy âm dựa trên nguyên lý của các kênh âm ngầm. Qua đó người ta sẽ vẽ lại bản đồ dưới đáy biển bằng cách thu phát nguồn sóng siêu âm được phản xạ lại. Tính toán các hằng
  8. số cụ thể, sẽ đem lại những kết quả chính xác với sai số là 0,01%, biết được cấu trúc cũng như thành phần đáy biển, người ta sẽ cho khai thác vùng biển đó một cách tối đa. Hằng năm, đại dương cung cấp cho loài người hàng trăm triệu tấn hải sản, và trong tương lai, nhu cầu đòi hỏi phải có con số tăng hơn gấp đôi. Về muối, hàng năm thế giới khai thác 22 triệu tấn muối, trong biển lại chứa hơn 3,8 triệu tỷ tấn muối trong 1,4 tỷ km khối nước. Ngoài ra đại dương còn chứa hơn 40 loại nguyên tố quý và hiếm như vàng (10 tỷ tấn), urani (5 tỷ tấn), magie (1000 tấn/km3), dầu mỏ chiếm gần 1/3 trữ lượng so với mặt đất (chỉ riêng phần thềm lục địa). Thông qua một số số liệu cụ thể trên, ta thấy tiềm năng phát triển các ngành kinh tế dựa vào biển quả thật rất to lớn. Đối với các nhà địa chất, cùng với các nhà địa vật lý nói riêng, việc ứng dụng sóng âm trong quá trính nghiên cứu là không thể thiếu. Thăm dò địa chấn và carotazo siêu âm (thăm dò bằng lỗ khoan dùng siêu âm) là những phương pháp thăm dò địa vật lý phổ biến và có vị trí quan trọng đặc biệt ngày nay. Sóng âm thanh ngày càng được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực địa chất công trình, trinh sát mặt bằng và vẽ bình đồ bề mặt đáy biển, đến nghiên cứu cấu trúc phân lớp phức tạp của lớp vỏ Trái Đất nằm sâu dưới đáy đại dương, cũng như thăm dò các tài nguyên phong phú tàng trữ trong lòng đáy đại dương ở đây. Một số thành tựu của sóng âm trong lĩnh vực này xin không đề cập đến trong phần này. Ngoài ra âm học còn có những ứng dụng nhất định trong y học cũng như trong nông nghiệp, đều tạo những bước nhảy lớn trong khoa học kỹ thuật. Đối với các nhà Khảo cổ học, căn cứ và những lý thuyết cơ bản của sóng âm, mở ra một chân trời mới cho các nhà nghiên cứu dưới nước. Họ sẽ đỡ vất vả tìm kiếm những di tích bị chìm sâu dưới lòng đại dương. Không những thế, việc tham gia trong các công trình địa hải dương như đã nói ở trên làm xuất lộ nhiều dạng di tích khác nhau mà nhà Khảo cổ cần nghiên cứu. Khảo cổ học dưới nước còn là môn khoa học rất mới và tốn kém. Chính vì thế, việc áp dụng sóng âm (đặc biệt là sóng siêu âm) trong khi tìm hiểu đại dương là không thể thiếu. Bằng những kỹ thuật hiện đại và những hiểu biết của chúng ta về âm thủy học. Chúng ta có thể xác định vị trí cũng như vẽ lại được mặt bình đồ của các di tích, cấu trúc di tích cũng như những điều kiện tự nhiên làm cho di tích chìm dưới đáy đại dương. Mặc dù rất
  9. phức tạp nhưng chỉ có nó mới giúp chúng ta – trong những điều kiện mà giới hạn con người không cho phép – triển khai những dự án đi kèm với nó là sự hiểu biết tường tận hơn những gì đã xảy ra trong quá khứ đối với những di tích này. Trong quá trình đó, đòi hỏi nhà Khảo cổ có được sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau, không chỉ riêng về tài lực mà còn có sự chuyên môn hóa nghiên cứu. Tóm lại, sóng âm là một ứng dụng mới trong những thập kỷ gần đây, nó mở ra những chân trời khoa học mới trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Cách riêng đối với các nhà Khảo cổ học dưới nước, việc ứng dụng sóng âm cần phải được chứng minh thực sự có hiệu quả chắc chắn, không những thế, nó còn là mối dây liên kết các khoa học “biển” lại với nhau. Vì thế, các nhà Khảo cổ học cần phải tìm ra những phương pháp thích hợp để có thể hiểu biết rõ hơn những gì về biển và những gì xảy ra ở quá khứ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0