intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng thiết lập khung giờ và yêu cầu người dùng tuân thủ theo khung giờ

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Ứng dụng thiết lập khung giờ và yêu cầu người dùng tuân thủ theo khung giờ" được nghiên cứu nhằm giúp sinh viên nhận được nhắc nhở khi sử dụng điện thoại quá mức, từ đó giúp tránh việc lạm dụng điện thoại hay lãng phí quá nhiều thời gian vào các hoạt động giải trí trên mạng, gây ra những hậu quả tiêu cực cho đời sống của sinh viên, dẫn đến sự mất cân bằng hoặc mất kết nối với mọi người xung quanh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng thiết lập khung giờ và yêu cầu người dùng tuân thủ theo khung giờ

  1. ỨNG DỤNG THIẾT LẬP KHUNG GIỜ VÀ YÊU CẦU NGƯỜI DÙNG TUÂN THỦ THEO KHUNG GIỜ Chung Vĩnh Khang*, Trần Mỹ Khánh Vy 1 Khoa Tiếng Anh , Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Hà Minh Tuấn TÓM TẮT Hiện nay, vấn đề lạm dụng điện thoại đang trở nên phổ biến đối với sinh viên, đặc biệt là do sự phát triển của các hoạt động giải trí. Do nhu cầu giải trí ngày càng cao, sinh viên thường không biết kiểm soát thời lượng sử dụng điện thoại của mình, dẫn đến sự lạm dụng điện thoại một cách vô kiểm soát. Vì vậy, vấn đề "sinh viên HUTECH sử dụng điện thoại chưa đúng cách" đã được đưa ra. Nhằm giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với sinh viên tại trường HUTECH và phụ huynh sinh viên. Sau đó nhóm nghiên cứu thiết kế ý tưởng về một ứng dụng kiểm soát và nhắc nhở thời lượng sử dụng điện thoại. Ứng dụng này sẽ giúp sinh viên nhận được nhắc nhở khi sử dụng điện thoại quá mức, từ đó giúp tránh việc lạm dụng điện thoại hay lãng phí quá nhiều thời gian vào các hoạt động giải trí trên mạng, gây ra những hậu quả tiêu cực cho đời sống của sinh viên, dẫn đến sự mất cân bằng hoặc mất kết nối với mọi người xung quanh. Từ khóa: quản lý thời gian, ứng dụng, thiết bị công nghệ 1. MỞ ĐẦU Trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi công nghệ ngày càng phát triển, con người đang phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, học tập và cuộc sống gia đình. Đặc biệt, đối với sinh viên còn phải lo lắng về các áp lực của các bài tập, các dự án cũng như các kỳ thi. Thế nên, việc có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả đã dần trở thành một vấn đề cực kỳ cần thiết đối với họ. Tuy nhiên, các giải pháp hiện có để quản lý thời gian chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Đó cũng là lý do tại sao nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện dự án này, để giúp sinh viên và các người dùng khác có thể quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn, hay chính xác hơn là “Để tân sinh viên HUTECH có thể sử dụng điện thoại một cách hợp lý”. Đây cũng là dự án mà nhóm nghiên cứu đã chọn cho chủ đề "Để cuộc sống sinh viên thoải mái hơn". Để giải quyết vấn đề trên, nhiều biện pháp đã được đưa ra trong cuộc sống. Đầu tiên là chế độ không làm phiền (Hình 1) trong điện thoại. Chế độ này là một trong những tính năng được tích hợp sẵn trên nhiều hệ điều hành điện thoại thông minh hiện nay, chẳng hạn như iOS của Apple hoặc Android của Google. Bên cạnh đó, điểm chung của các ứng dụng bên thứ ba (Hình 2) như FOREST, FLIPD, THRIVE là đều nhằm giúp người dùng sử dụng điện thoại đúng cách, không bị nghiện điện thoại. Các ứng dụng trên đều cung cấp một số mẹo hay, thông tin hữu ích và hướng dẫn cho người dùng để kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các hoạt động thực tế, các công cụ thực tế hỗ trợ như công cụ hỗ trợ người dùng cách ly với điện thoại được ứng dụng ở khu vực Nhật Bản hoặc các mô hình trại cai nghiện (Bảo Nhiên, 2022) 897
  2. với cách thức hoạt động tương tự được học tập và phát triển dựa trên nền tảng của các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc. Dẫu nhiều biện pháp đã được đề xuất và thực hiện trên thị trường, tuy nhiên các giải pháp trên đều còn tồn tại những điểm yếu chung như: không có tính năng khóa điện thoại hoặc hạn chế truy cập vào các ứng dụng gây nghiện; phụ thuộc vào ý chí và kỷ luật của người dùng hoặc không giải quyết được vấn đề nghiện điện thoại mà chỉ giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sau khi đã nghiên cứu và phát triển, nhằm khắc phục những hạn chế của giải pháp trên thị trường, nhóm nghiên cứu đã đưa ra giải pháp rằng sẽ cung cấp một ứng dụng thông minh và thân thiện với người dùng, giúp cá nhân hóa thời khóa biểu và đưa ra các thử thách để khuyến khích sử dụng điện thoại thông minh một cách hiệu quả. Ngoài ra, dự án cũng sẽ đưa ra các khuyến nghị và lời nhắc nhở để giúp sinh viên sử dụng điện thoại một cách đúng mực và có lợi cho sức khỏe. Đây cũng là dự án mà nhóm nghiên cứu cho chủ đề "Để cuộc sống sinh viên thoải mái hơn". Điểm đặc biệt của nghiên cứu này chính là tập trung vào những hạn chế của các giải pháp hiện có trên thị trường và đưa ra đề xuất giải pháp khắc phục. Thay vì chỉ giảm thiểu ảnh hưởng xấu của nghiện điện thoại, nhóm nghiên cứu đã tìm ra một ứng dụng thông minh và thân thiện với người dùng, cung cấp các thử thách và thưởng điểm để giúp sinh viên sử dụng điện thoại thông minh một cách hiệu quả. Điều này sẽ giúp sinh viên không chỉ giảm thiểu tình trạng nghiện điện thoại, mà còn sử dụng điện thoại đúng cách và có lợi cho sức khỏe. (a) Iphone (b) Điện thoại Android Hình 1. Chế độ không làm phiền trên điện thoại Hình 2. Ứng dụng bên thứ 3 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 898
  3. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho vấn đề sử dụng điện thoại không đúng cách, nhằm có thể có được các số liệu một cách khách quan và trực quan, nhóm nghiên cứu đã áp dụng ba phương pháp thu thập số liệu chính bao gồm: quan sát, khảo sát và phỏng vấn. Trong đó, phương pháp quan sát được sử dụng để quan sát và ghi nhận hành vi sử dụng điện thoại của các sinh viên trong một thời gian nhất định. Phương pháp khảo sát được áp dụng thông qua việc phát triển các bảng câu hỏi trực tuyến nhằm thu thập thông tin từ một mẫu ngẫu nhiên các sinh viên đại học một cách riêng tư và bảo mật. Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để khảo sát sâu hơn về các thói quen sử dụng điện thoại của sinh viên dưới góc nhìn của phụ huynh sinh viên và các yếu tố tác động đến việc sử dụng điện thoại của con em họ. Tất cả các phương pháp này đã cung cấp và giúp cho nhóm nghiên cứu có thể có các thông tin cụ thể và trực quan. Thứ đã góp phần giúp nhóm có thể quan sát được vấn đề dưới nhiều lăng kính khác nhau nhằm đạt được khả năng tóm tắt tình hình về vấn đề nghiện điện thoại và các giải pháp hiện có. Toàn bộ công đoạn trên đều được sử dụng với mục đích phân tích các điểm yếu và điểm mạnh, cũng như có thể giúp nhóm khắc phục được các hạn chế đã tồn tại. 3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN Phần nghiên cứu này bắt đầu bằng việc tóm tắt nội dung các phương pháp thu thập số liệu về tình trạng sử dụng điện thoại sai cách cũng như nhu cầu và mong muốn của những người được khảo sát. Nhằm bảo mật thông tin của người khảo sát và bảm đảm tính trực quan, nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra một số nội dung của các biện pháp khảo sát. Với đối tượng khảo sát là sinh viên Trường Đại học HUTECH và phụ huynh sinh viên, thời gian diễn ra khảo sát bắt đầu từ ngày 17/2/2023 và kết thúc vào ngày 19/2/2023 với tổng số lượng người tham gia khảo sát là 55 sinh viên và 15 phụ huynh. Hình 3(a) cho thấy rằng 93,3% trong số phụ huynh nghĩ rằng điện thoại thông minh là cần thiết trong cuộc sống, trong khi 6,7% còn lại không đồng ý. Dù muốn dù không thì phụ huynh cũng đã dần chấp nhận được việc là đối với hiện nay thì điện thoại thông minh là một phần không thể thiếu được. Thêm vào đó 84,6% phụ huynh cho biết rằng con em họ sử dụng điện thoại với tần suất cao (Hình 3(b)), trong khi 15,4% cho biết tần suất sử dụng trung bình. Vậy nên ta có thể thấy tần suất sử dụng điện thoại hiện nay của giới trẻ nói chung và sinh viên HUTECH nói riêng đang ngày trở nên báo động. Về đối tượng sinh viên, tổng cộng 55 sinh viên đã tham gia khảo sát về vấn đề lạm dụng điện thoại. Tỷ lệ đa số cho thấy rằng họ đang gặp vấn đề trong việc sử dụng điện thoại và cảm thấy bị chi phối bởi thiết bị này (Hình 4(a)). Qua đó ta có thể thấy được rằng việc sử dụng điện thoại thông minh ngày nay đang ngày càng chiếm được sự thu hút từ giới trẻ. Hình 4(b) cho thấy rằng hơn một nửa số sinh viên tham gia khảo sát sử dụng điện thoại trên 2 tiếng mỗi ngày, trong khi đó chỉ có 38,1% sử dụng điện thoại dưới 2 tiếng mỗi ngày. Điều này phản ánh việc sinh viên đang ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho việc giải trí nhiều hơn là cho việc học tập/công việc cần thiết. 899
  4. (a) Về sự cần thiết của điện thoại thông minh (b) Về tần suất sử dụng điện thoại thông minh Hình 3. Ý kiến của phụ huynh về việc sinh viên sử dụng thiết bị thông minh (a) Cảm nhận của sinh viên về điện thoại thông (b) Về tần suất sử dụng điện thoại thông minh minh cho mục đích giải trí Hình 4. Ý kiến của sinh viên về việc sử dụng thiết bị thông minh Dựa vào kết quả khảo sát, ta có thể thấy rõ rằng vấn đề sử dụng điện thoại di động sai cách đang tồn tại với mức độ nghiêm trọng không hề nhỏ. Không chỉ phụ huynh, mà cả sinh viên HUTECH cũng đồng ý rằng việc dành quá nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại với tần suất cao, đặc biệt là trong mục đích giải trí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cũng như hiệu quả học tập và công việc của các sinh viên. 4. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VẤN ĐỀ Từ vấn đề nhóm về việc hầm xe cơ sở chính của trường thường xuyên bị ùn tắc vào giờ giao ca, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về các nguyên nhân cốt lõi gây ra vấn đề bằng việc sử dụng lần lượt các phương pháp 5 câu hỏi tại sao, Brainwriting và KJ. Các nguyên nhân cốt lõi sau khi được tổng hợp xong được nhóm lại thành các nhóm có cùng chủ đề và được thể hiện dưới dạng biểu đồ xương cá (Hình 5). Nhóm đã tóm tắt được 4 cụm nguyên nhân quan trọng nhất liên quan đến vấn đề này bao gồm: sự phụ thuộc quá mức vào điện thoại, thiếu hiểu biết về cách sử dụng điện thoại, tác động của mạng xã hội và thiếu sự nhắc nhở khi sử dụng điện thoại quá mức. Từ đó, nhóm đã phát triển một ứng dụng giúp giải quyết vấn đề sử dụng điện thoại quá mức của sinh viên bằng cách nhắc nhở và cung cấp thông tin hữu ích về sức khỏe và công việc, giúp tận dụng thời gian học tập và công việc hiệu quả. Ứng dụng này giúp khắc phục toàn diện cụm nguyên nhân gây cốt lõi ra vấn đề. 900
  5. Hình 5. Minh họa biểu đồ xương cá về việc ùn tắc trong hầm xe của HUTECH vào giờ giao ca 5. ĐIỀU KIỆN RÀNG BUỘC CHO GIẢI PHÁP CỦA NHÓM Từ nguyên nhân cụ thể: Sinh viên Hutech chưa được nhắc nhở khi sử dụng điện thoại quá mức. Các điều kiện tiên quyết của giải pháp nhóm được tóm tắt như sau: Các yếu tố thúc đẩy – Enablers: - Nhu cầu cải thiện việc sử dụng điện thoại quá mức từ phụ huynh và sinh viên là rất cao, vì nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Do đó, ứng dụng làm công cụ hỗ trợ được quan tâm đến. - Sinh viên và phụ huynh mong muốn giảm thiểu thời gian sử dụng điện thoại vào những mục đích không cần thiết để tăng khả năng tập trung và hiệu suất khi học tập và làm việc. - Nhu cầu nâng cao chất lượng sống của người dùng bằng cách quản lý thời gian một cách hiệu quả hơn và nghỉ ngơi hiệu quả hơn. Các yếu tố rào cản – Barriers: - Điện thoại hỗ trợ sinh viên tiếp cận thông tin học tập và liên lạc với giáo viên, bạn bè một cách nhanh chóng và linh hoạt, giúp giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc học tập và đời sống. - Sinh viên cũng sử dụng điện thoại để giải trí, xem video, chơi game, kết nối với bạn bè sau khi đã dành thời gian cho việc học và đi làm. Các điều kiện ràng buộc – Constraints: - Dễ tiếp cận: Ứng dụng phải có thể hoạt động trên cả IOS và Android, với mức phí phải hợp lý để tiện cho sinh viên của trường Hutech. - Tính năng và thiết kế: Ứng dụng cần có khả năng tương tác với sinh viên và cho phép tùy chỉnh cài đặt nhắc nhở sử dụng điện thoại một cách cá nhân và giao diện ứng dụng phải được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và thu hút để giúp sinh viên dễ dàng sử dụng và tiếp nhận thông tin. - Giá thành: Miễn phí nhưng có tính phí cho các chức năng nâng cao nhằm đa dạng hóa lựa chọn 901
  6. một cách linh hoạt cho người dùng. 6. GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT Dựa trên vấn đề hiện tại mà sinh viên HUTECH đang phải đối mặt, ý tưởng giải pháp toàn diện mà nhóm nghiên cứu đề xuất là "Ứng dụng thiết lập khung giờ và yêu cầu người dùng tuân thủ theo khung giờ - Time Manager" (Hình 6). Hình 6. Ứng dụng “Time Manager” Ứng dụng quản lý thời gian sử dụng điện thoại được thiết kế để giúp người dùng kiểm soát thói quen sử dụng điện thoại của mình. Việc đăng ký và cấp quyền truy cập cho ứng dụng là đơn giản và dễ dàng với tất cả những gì người dùng cần có để đăng kí là số điện thoại di động. Ngoài ra, người dùng cũng có cơ hội nhận điểm và đổi thưởng dựa trên số điểm tích lũy được. Tuy nhiên, ứng dụng rất nghiêm khắc với người dùng và sẽ tự động khóa sau 3 lần nhắc nhở. Nếu người dùng vượt quá thời gian biểu đã thiết lập (dựa trên thời lượng sử dụng các ứng dụng trong danh mục giải trí), ứng dụng sẽ tự khóa để giúp người dùng tuân thủ khung giờ đã thiết lập. Ứng dụng có khả năng nhận diện thời lượng sử dụng của người dùng chỉ với những ứng dụng thuộc danh mục giải trí, giúp người dùng có cái nhìn chính xác hơn về thói quen sử dụng điện thoại của mình. 7. KẾT LUẬN Nhóm nghiên cứu đã đề xuất và phát triển một ứng dụng quản lý thời gian sử dụng điện thoại di động nhằm giúp người dùng kiểm soát thói quen sử dụng điện thoại của mình. Các công việc đã thực hiện bao gồm phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình và kiểm thử sản phẩm. Giải pháp đã góp phần cải thiện các giải pháp hiện có bằng cách đưa ra một phương thức quản lý thời gian linh hoạt và tiện lợi hơn. Ngoài ra, ứng dụng của nhóm đã đem lại giá trị khác biệt cho người dùng bằng cách cung cấp tính năng đăng nhập nhanh chóng bằng số điện thoại, sử dụng tính năng quản lý thời gian mặc định trên điện thoại, cho phép người dùng tùy chọn khung giờ và cảnh báo và vô hiệu hóa các ứng dụng. Ứng dụng “Time Manager” cho phép người dùng đặt giới hạn thời gian sử dụng cho các ứng dụng giải trí và cảnh báo người dùng khi sử dụng quá thời gian đã đặt ra. Không chỉ thế, nhóm nghiên cũng đã thêm tính năng tự động khóa ứng dụng sau 3 lần nhắc nhở để đảm bảo người dùng tuân thủ các giới hạn thời gian đã đặt ra. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn nghiên cứu và phát triển thêm tính năng nhận diện thời lượng sử dụng của người dùng với các ứng dụng khác, cũng như tăng cường tính năng bảo mật để đảm bảo thông tin người dùng được bảo vệ tốt hơn. Trong tương lai, nhiều phân tích và thử nghiệm cần được thực hiện để có thể thực hiện hóa được ý tưởng và đưa “Time Manager” vào thực tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 902
  7. 1. Bảo Nhiên, 2022. Thực tế trong các trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc, < https://vnexpress.net/thuc-te-trong-cac-trai-cai-nghien-internet-o-trung-quoc-4529651.html>, truy cập ngày 15/05/2023. 2. Chung Vĩnh Khang, Trần Mỹ Khánh Vy, 2023. Chúng ta có đang sử dụng điện thoại đúng cách?, , khảo sát 17/2 đến 19/2/2023. 903
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2