intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng Thin layer Chromatography

Chia sẻ: Viên Viên | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

160
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã chấm hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh là chất hấp thụ được chọn phù hợp theo yêu cầu phân tích, được trải thành lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng Thin layer Chromatography

  1. Nhóm thực hiện: Tống Thị Huệ Đồng Thị Viên Vũ Thị Hằng
  2. Khái niệm. Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã chấm hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh là chất hấp thụ được chọn phù hợp theo yêu cầu phân tích, được trải thành lớp mỏng đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim loại. Pha động là một hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ lệ quy định trong từng chuyên luận. Trong quá trình di chuyển qua lớp hấp phụ, các cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động, với những tốc độ khác nhau. Kết quả thu được là một sắc ký đồ trên lớp mỏng.
  3. Cơ chế Cơ chế của sự tách có thể là cơ chế hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối hợp đồng thời của nhiều cơ chế tuỳ thuộc vào tính chất của chất làm pha tĩnh và dung môi làm pha động. Mô hình cháy sắc ký lớp mỏng.
  4. Ứng dụng Thử tinh khiết 1 2 Định lượng 3 Đị Định tính.nh tính
  5. 1. Định tính Dựa vào trị số Rf là đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích, gọi là hệ số di chuyển Rf=a/b.  Trong đó: a là :khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết thử tính bằng cm b là : khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đường đi của vết, tính bằng cm. Rf chỉ có giá trị từ 0 đến 1.
  6. ví dụ:
  7. 1. Định tính Đôi khi do sắc ký liên tục không xác định được tuyến dung môi pha động, người ta dùng hệ số lưu giữ tương đối Rr để đặc trưng cho chất phân tích: Rr = a/c.  Trong đó: a là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết thử tính bằng cm c là khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết chuẩn tính bằng cm. Rr càng gần 1, chất phân tích càng đồng nhất với chất chuẩn
  8. 2. Thử tạp chất. Nếu có chất chuẩn  tạp thì :  so sánh mật độ viết  của chất thử trong  mẫu thử với mật độ  vết chất chuẩn tạp  đã có.
  9. 2. Thử tạp chất. Nếu không có  chất chuẩn tạp  thì : so sánh  mật độ vết của  chất thử trong  mẫu thử với mật  độ vết của chất  chuẩn tạp có Rf  tương ứng.
  10. 3. Định lượng. Có hai cách để định lượng các chất trong vết sắc ký: •Cách 1: Tách chiết chất phân tích trong vết sắc ký bằng dung môi thích hợp. Sau khi làm sạch dịch chiết, định lượng chất phân tích bằng một kỹ thuật thích hợp (phổ hấp phụ, huỳnh quang, cực phổ…). Phương pháp này hiện nay ít dung vì có nhiều trở ngại và mất nhiều thời gian.
  11. 3. Định lượng • Cách 2: Định lượng trực tiếp trên bản mỏng: • Đo diện tích hay cường độ màu của vết sắc ký. Hiện nay dung 2 kỹ thuật: - Xử lý ảnh với camera kỹ thuật số: Quét bản mỏng với hệ thống phân tích hình ảnh, nhất là camera kỹ thuật số có độ phân giải cao để thu nhận hình ảnh của vết sắc ký. - Densitometer : chiếu chùm tia vào vết sắc ký và đo cường độ hấp thụ hoặc huỳnh quang.
  12. 4. Ví dụ phần thử tạp: trong viên nén ACETAZOLAMID  Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4)  Bản mỏng: Silicagel GF254  Dung môi khai triển: Propan-2-ol - ethyl acetat - dung dịch ammoniac 13,5 M (50 : 30 : 20)  Dung dịch (1): Cân chính xác một lượng bột viên tương ứng với khoảng 50 mg acetazolamid, thêm 10 ml hỗn hợp dung môi đồng thể tích ethanol 96% và ethyl acetat, lắc kỹ trong 20 phút, lọc.  Dung dịch (2): Hút chính xác 1 ml dung dịch (1), pha loãng với hỗn hợp dung môi trên vừa đủ 100 ml.  Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 20 µ l mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được khoảng 15 cm. Lấy bản sắc ký ra và để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.  Trên sắc ký đồ, bất kỳ vết phụ nào của dung dịch (1) cũng không được T có màu đậm hơn màu của vết chính của dung dịch (2) (1%).
  13. 4. Ví dụ phần thử tạp:VIÊN NÉN BISACODYL  Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).  Bản mỏng: Silica gel GF 254.  Hệ dung môi khai triển: Butan-2-on – xylen (1 : 1).  Dung dịch thử (1): Cân một lượng bột viên tương ứng với 50 mg bisacodyl, thêm 5 ml aceton (TT), lắc 10 phút, ly tâm và sử dụng dịch trong ở trên.  Dung dịch thử (2): Pha loãng 1 thể tích dung dịch thử (1) thành 5 thể tích với aceton (TT).  Dung dịch đối chiếu (1): Pha loãng 3 thể tích dung dịch thử (1) thành 100 thể tích với aceton (TT).  Dung dịch đối chiếu (2): Dung dịch bisacodyl chuẩn 0,2% trong aceton (TT).  Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 µ l mỗi dung dịch trên. Triển khai sắc ký đến khi dung môi đi được 15 cm. Lấy bản sắc ký ra, để khô ngoài không khí. Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm.  Bất kỳ vết phụ nào trên sắc ký đồ thu được của dung dịch thử (1), ngoài vết tá dược viên có thể có với Rf bằng 1,3 Rf của vết chính, không được đậm màu hơn vết trên sắc ký đồ thu được của dung dịch đối chiếu (1).
  14. Ví dụ phần định tính Định tính ngũ bội tử Dung môi khai triển:  Cloroform – ethyl acetat –  acid formic (5 : 5 : 1). Dung dịch thử: Lấy khoảng 0,5 g bột dược liệu thô,  thêm 2 ml methanol (TT), siêu âm 15 phút. Lấy dịch  lọc làm dung dịch thử.   Dung dịch đối chiếu: Hoà tan acid galic trong  methanol (TT) (1 mg/ml) làm dung dịch đối chiếu hoặc  dùng 0,5 g Ngũ bội tử (mẫu chuẩn), tiến hành chiết  như mẫu thử Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 2 ml  mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai  triển xong, để khô ở nhiệt độ phòng. Quan sát dưới  ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254 nm. Sắc ký đồ của  dung dịch thử phải cho vết có cùng màu sắc và cùng Rf  với vết của acid galic trên sắc ký đồ của dung dịch 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0