intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng Topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa NISSAN BLUBIRD

Chia sẻ: 123859674 123859674 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:143

137
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo sách 'ứng dụng topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa nissan blubird', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng Topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa NISSAN BLUBIRD

  1. Ứng dụng Topsolid thiết kế và gia công đĩa thép ly hợp khóa NISSAN BLUBIRD
  2. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY CNC VÀ PHẦN MỀM GIA CÔNG CƠ KHÍ 1.1 Giới thiệu chung về máy CNC Sự xuất hiện của các máy CNC đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Các đường cong được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các cấu trúc phức tạp 3D cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con người thực hiện được giảm thiểu. Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển đáng kể về chính xác và chất lượng. Kỹ thuật tự động của CNC giảm thiểu các sai xót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy móc để sản xuất các linh kiện khác. Trong môi trường sản xuất, một loạt các máy CNC kết hợp thành một tổ hợp, gọi là cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy CNC ngày nay được điều khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM, vì thế một bộ phận hay lắp ráp có thể trực tiếp từ thiết kế sang sản xuất mà không cần các bản vẽ in của từng chi tiết. Có thể nói CNC là các phân đoạn của các hệ thống robot
  3. công nghiệp, tức là chúng được thiết kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất. Hình 1.1 Một số loại máy CNC a. Máy phay 3 trục
  4. Hình 1.2 Máy phay CNC 3 trục Cấu tạo chung:
  5. Hình 1.3 Cấu tạo chung máy phay CNC - Trục chính chuyển động tịnh tiến theo trục Z có phương thẳng đứng, có độ cứng vững cao. Hình 1.4 Trục chính máy phay CNC
  6. - Một bàn máy mang bộ đồ gá lắp phôi với khả năng chuyển động tịnh tiến theo 2 chiều X, Y nằm dưới trục chính. Hình 1.5 Bàn xoay và bàn ngang máy phay CNC - Khối điều khiển và hiển thị. Hình 1.6 Khối điều khiển và hiển thị máy phay CNC
  7. - Bộ phận chứa dụng cụ ( dạng xích, đĩa…) Hình 1.7 Ổ tích dao dạng đĩa và dạng xích - Cơ cấu thay dao
  8. Hình 1.8 Cơ cấu thay dao - Bộ phận truyền dẫn Hình 1.9 Cơ cấu trục vít me bi b. Máy tiện CNC Hình 1.10 Máy tiện CNC JCL series 6050 Cấu tạo chung: - Trục chính
  9. Hình 1.11 Trục chính máy tiện CNC - Bàn điều khiển Hình 1.12 Bảng điều khiển máy tiện CNC
  10. - Mâm cặp, ụ sau, đầu revonve, mâm gá dao. Hình 1.13 Mâm cặp, ụ sau, đầu revonve, mâm gá dao
  11. Giới thiệu chung về phần mềm Chương 2: gia công cơ khí Cơ khí chế tạo là ngành đi đầu trong hệ thống nền công nghiệp nên khi được tin học hoá, nó cũng là ngành được hỗ trợ nhiều nhất thông qua các phần mềm, bộ phần mềm ứng dụng. Tại Việt Nam nếu như cách đây khoảng hơn chục năm, số lượng phần mềm CAD,CAM còn hạn chế thì ngày nay đã tăng lên rất nhiều. Không tính đến những phần mềm chuyên được viết riêng cho từng công ty thì hiện nay số phần mềm CAD, CAM và bộ phần mềm CAD/CAM thông dụng ở Việt Nam đã lên đến trên 10 phần mềm và có thể tạm phân loại như sau: + Phần mềm CAD: AutoCAD, MDT, Inventor, SolidEdge, SolidWorks… + Phần mềm CAM: MasterCAM, EdgeCAM, SolidCAM, PowerMill… + Bộ phần mềm CAD/CAM: Pro/ENGINEER, Catia, NX (Unigraphic) CAD (Computer aided design) là máy tính trợ giúp thiết kế, CAM (Computer aided Manufacturing) là máy tính trợ giúp chế tạo. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, CAD/CAM đã
  12. được ứng dụng nhanh chóng trong thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ, vì nó là công cụ giúp các nhà thiết kế và chế tạo sản phẩm có hiệu quả để tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động, tự động hóa quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. 1.3 Một số phần mềm thiết kế gia công cơ khí Mỗi phần mềm có những điểm mạnh và những điểm yếu riêng, dưới đây sẽ giới thiệu một số phần mềm thiết kế và gia công cơ khí và đánh giá sơ bộ ưu, nhược điểm của chúng : -MASTERCAM Mastercam là một phần mềm CAD/CAM tích hợp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và trên thế giới, đồng thời nó cũng được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Mastercam có khả năng thiết kế công nghệ để điều khiển cho máy phay CNC năm trục, máy tiện CNC bốn trục, máy cắt dây CNC bốn trục, máy khoan CNC ba
  13. trục, máy xoi CNC. Đến phiên bản Mastrcam X2 có thêm phần chạm khắc mỹ thuật. Đây là phần mềm gia công rất mạnh. Hình 1.14 Mô phỏng gia công chi tiết trên Mastercam -AUTOCAD Đây có lẽ là phần mềm CAD phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay, đến mức khi nhắc đến thuật ngữ CAD (Computer Aided Design) là nhiều người liên tưởng ngay đến AutoCAD. AutoCAD 2000 hoặc AutoCAD 2002, bởi lẽ đến các phiên bản này thì chức năng vẽ của AutoCAD đã rất hoàn chỉnh và cấu hình máy đòi hỏi tương đối thấp.
  14. Hình 1.15 Mô hình thiết kế trên AutoCAD 2009 Ưu điểm lớn nhất của AutoCAD là rất dễ sử dụng, nếu bạn vẽ trên giấy với bút chì như thế nào thì AutoCAD cũng vẽ như thế ấy, chỉ khác là nhanh hơn và chính xác hơn mà thôi. Thêm nữa, do rất phổ biến nên các sách hướng dẫn sử dụng AutoCAD cũng có rất nhiều trên thị trường. Với kiến thức chuyên ngành, cộng với một chút kiến thức về tin học là bạn có thể tự học AutoCAD tại nhà để thực hiện được những bản vẽ đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhược điểm là các lệnh vẽ 3 chiều rất hạn chế, không có khả năng tạo mô hình Solid theo tham số nên chủ yếu dùng để trình bày các bản vẽ 2 chiều.
  15. -INVENTOR Inventor được hãng Autodesk phát triển thành phần mềm chuyên dùng trong việc thiết kế mô hình 3 chiều. Với Inventor bạn có thể thiết kế được những chi tiết ba chiều phức tạp ở dạng khối (Solid) hoặc ở dạng tấm (Sheet Metal), dạng bề mặt (Surface), các mối ghép hàn (Weldment). Hình 1.16 Thiết kế chi tiết trên phần mềm INVENTOR
  16. -CIMATRON Đây là phần mềm CAD/CAM được sử dụng phổ biến nhất trong các công ty chế tạo cơ khí hiện nay bởi ưu điểm là cấu trúc lệnh đơn giản, phương thức giao tiếp rõ ràng, dễ sử dụng. Ngoài chức năng thiết kế (CAD), Cimatron còn hỗ trợ tạo mô hình tính toán, phân tích sức bền theo phương pháp phần tử hữu hạn (FEA), tạo bản vẽ 2D từ mô hình 3D và cuối cùng là xuất bản thiết kế sang các máy CNC để gia công. Hình 1.17 Mô phỏng quá trình gia công trên CIMATRON -PRO/ENGINEER
  17. Đúng như tên gọi của nó, đây có thể nói là phần mềm CAD/CAM mạnh nhất hiện nay. Pro/E hỗ trợ bạn từ việc thiết kế (CAD) với những lệnh thiết kế nâng cao rất mạnh mà các phần mềm CAD khác không có, đến việc lắp ráp các chi tiết, mô phỏng chuyển động của cụm chi tiết, và cuối cùng là việc gia công (CAM – Computer Aided Manufactory): Pro/E sẽ mô phỏng đường chạy dao gia công và xuất chương trình ra để gia công trên các máy phay, tiện CNC. Đó mới chỉ là một số chức năng chính của Pro/E. Hình 1.18 Mô hình xe thiết kế trên PRO/ENGINEER Có một chút rắc rối là từ phiên bản Pro/E 2001 trở đi, dù không kết nối các máy tính với nhau, bạn vẫn phải mua một card mạng để lấy số ID trong quá trình cài đặt. Tiếp theo đó, bạn phải làm quen
  18. với các giao diện không mấy thân thiện và cấu trúc lệnh chặt chẽ đến mức khó sử dụng của nó (chỉ đến phiên bản Pro/ENGINEER Wildfire, giao diện của nó mới có thay đổi đáng kể và tương đối dễ sử dụng hơn). Do đó, với những chi tiết không quá phức tạp, người ta thường thiết kế bằng Solid Edge hoặc Inventor, sau đó chuyển sang Pro/E để phân tích và gia công. - CATIA Phải nói rằng CATIA là hệ thống CAD\CAM\CAE 3D rất hoàn chỉnh và mạnh mẽ, từ khâu thiết kế sản phẩm đến khâu sản xuất chế tạo và khả năng phân tích tính toán tối ưu hóa các giải pháp chế tạo cơ khí. Đặc biệt là khả năng gia công khuôn rất mạnh. Hình 1.19 Mô hình thiết kế sân vận động 3D trên CATIA
  19. Chương 3: TRUNG TÂM GIA CÔNG HAAS MINI MILL Hình 2.1 Trung tâm gia công Haas Mini Mill
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2