intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng vạt da cuống hẹp nhánh xuyên động mạch gian sườn bên trong điều trị bỏng sâu và di chứng bỏng cẳng tay, bàn tay

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm sử dụng vạt da nhánh xuyên gian sườn (NXGS) bên che phủ các tổn khuyết mô mềm cẳng tay, bàn tay sau phẫu thuật cắt lọc hoại tử do bỏng và trong phẫu thuật điều trị di chứng bỏng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng vạt da cuống hẹp nhánh xuyên động mạch gian sườn bên trong điều trị bỏng sâu và di chứng bỏng cẳng tay, bàn tay

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> ỨNG DỤNG VẠT DA CUỐNG HẸP NHÁNH XUYÊN ĐỘNG MẠCH<br /> GIAN SƢỜN BÊN TRONG ĐIỀU TRỊ BỎNG SÂU VÀ<br /> DI CHỨNG BỎNG CẲNG TAY, BÀN TAY<br /> Nguyễn Trọng Luyện*; Nguyễn Trọng Nghĩa**; Vũ Quang Vinh***; Lê Năm***<br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: sử dụng vạt da nhánh xuyên gian sườn (NXGS) bên che phủ các tổn khuyết mô<br /> mềm cẳng tay, bàn tay sau phẫu thuật cắt lọc hoại tử do bỏng và trong phẫu thuật điều trị di<br /> chứng bỏng. Đối tượng và phương pháp: 40 bệnh nhân (BN) tổn khuyết phần mềm chi trên có<br /> lộ gân, xương khớp sau cắt lọc hoại tử do bỏng và giải phóng co rút trong điều trị di chứng<br /> bỏng tại Khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 2 - 2012 đến<br /> 5 - 2015 được che phủ tổn khuyết bằng vạt da cuống hẹp nhánh xuyên động mạch (ĐM) gian<br /> sườn bên. Sử dụng siêu âm Doppler để xác định NXGS bên với đường chuẩn đích là đường<br /> nách giữa. Kết quả: 3 vạt hoại tử rìa ở đầu xa vạt ngay sau khi chuyển vạt, 1 vạt hoại tử một<br /> phần sau khi cắt cuống. Chiều rộng trung bình của vạt 9,4  1,22 cm, chiều dài trung bình<br /> 19,8  2,62 cm, chiều rộng cuống vạt trung bình 5,5  0,82 cm, độ dày 2/3 đầu xa vạt nhỏ nhất<br /> 4 mm. Các nơi cho vạt đều được đóng da ngay thì đầu. Thời gian cắt cuống ngắn nhất 7 ngày,<br /> trung bình 10,2  3,64 ngày. Kết luận: vạt da NXGS bên là một vạt có độ tin cậy cao, được thiết<br /> kế linh hoạt vì có cuống hẹp và có thể lựa chọn ở các vị trí gian sườn thích hợp để che phủ tổn<br /> khuyết chi trên.<br /> * Từ khoá: Vạt da nhánh xuyên; Động mạch gian sườn bên; Vạt cuống hẹp; Di chứng bỏng.<br /> <br /> Use of Lateral Intercostal Perforator Flap for Forearm and Hand<br /> Reconstruction in Patients with Deep Burn and Burn Sequelae Patients<br /> Summary<br /> Objectives: To use lateral intercostal perforator flaps for upper limb after necrotic<br /> debridement due to electric burn and burn scar treatment. Patients and methods: 40 lateral<br /> intercostal perforator flaps were applied for 40 patients, who was exposed tendon, bone of<br /> upper extremities after removing necrosis in deep burn or after removing scar contraction at<br /> Department of Burn and Plastic Surgery, Choray Hospital from 2 - 2012 to 5 - 2015.<br /> The Doppler 8 MHz has been used to determine lateral intercostal perforators from middle<br /> axillary line.<br /> <br /> * Bệnh viện Chợ Rẫy<br /> ** Bệnh viện TWQĐ 108<br /> *** Viện Bỏng Quốc gia<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Trọng Luyện (trongluyen_thutrang@yahoo.com)<br /> Ngày nhận bài: 27/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 28/12/2015<br /> Ngày bài báo được đăng: 05/01/2016<br /> <br /> 180<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> Results: 37 flaps were survival completely; 2 flaps were superficial necrosis at first stage<br /> after elevated flaps, one flap had a part necrosis after divided pedicle at second stage. The flap<br /> was pliable, good texture and obtained cosmetically. The average width of flaps was 9.40  1.22<br /> cm, average length 19.8  2.62 cm and average width of pedicle 5.5  0.82 cm. The pedicle of<br /> the flap was divided on day 7 at the earliest, average 10.22  3.64 days. Conclusion: The lateral<br /> intercostal perforator flap provides reliable coverage of upper limb defects. The flap can be large<br /> harvested, designed flexible base on its narrow pedicle and correct choice of lateral intercostal<br /> perforators.<br /> * Key words: Perforator flap; Lateral intercostal perforator artery; Narrow pediccle flap;<br /> Burn sequelae.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Che phủ các tổn khuyết mô mềm cẳng<br /> tay, bàn tay do bỏng và di chứng bỏng<br /> luôn là một thách thức đối với phẫu thuật<br /> viên tạo hình. Ngoài yêu cầu che phủ tổn<br /> khuyết, còn đòi hỏi về chức năng và thẩm<br /> mỹ. Phương pháp ghép da che phủ tổn<br /> khuyết trong điều trị bỏng và di chứng<br /> bỏng đôi khi chưa đem lại kết quả mong<br /> muốn vì bị co rút tái phát sau mổ. Đối với<br /> những trường hợp hoại tử sâu bàn tay và<br /> các ngón, sau cắt lọc hoại tử, gân, cơ,<br /> xương khớp bị lộ ra ngoài, việc che phủ<br /> tổn khuyết mô mềm bàn tay là điều cần<br /> thiết. Việc lựa chọn một vạt thích hợp để<br /> che phủ rất quan trọng. Các vạt thường<br /> dùng để điều trị sẹo co rút bàn tay như<br /> vạt ĐM quay cẳng tay, vạt bẹn, vạt da cơ<br /> lưng rộng… Phải hy sinh những cấu trúc<br /> như cơ, mạch máu lớn nơi cho vạt, thời<br /> gian cắt cuống kéo dài phải cần đến<br /> những trang thiết bị và kỹ thuật chuyên<br /> sâu như vi phẫu. Bên cạnh đó, vạt cộm,<br /> ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ bàn tay.<br /> Vạt da cuống hẹp nhánh xuyên ĐM<br /> gian sườn bên lần đầu tiên được Gao JH,<br /> Hyakusoku H (1994) [2, 3] áp dụng và<br /> Pan Yunchuan, Xu Jiaqin (2006), Kotoho,<br /> Murakami M (2009) phát triển [5, 6]. Vạt<br /> được thiết kế cuống hẹp và làm mỏng<br /> bằng cách bỏ bớt lớp mỡ dưới da, thích<br /> <br /> hợp để che phủ các tổn khuyết chi trên,<br /> bảo đảm được 3 yêu cầu: che phủ, chức<br /> năng và thẩm mỹ. Cho đến nay, ở nước<br /> ta chưa có công trình khoa học nào<br /> nghiên cứu về giải phẫu cũng như ứng<br /> dụng vạt da NXGS bên để che phủ các<br /> tổn thương lộ gân, xương, khớp chi trên<br /> được thông báo. Vì vậy, đề tài nghiên<br /> cứu nhằm: Đánh giá việc sử dụng vạt da<br /> NXGS bên che phủ tổn khuyết mô mềm<br /> chi trên do bỏng và di chứng bỏng.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 40 BN bị tổn khuyết da và phần mềm<br /> chi trên do bỏng và di chứng bỏng có lộ<br /> gân, xương, khớp sau cắt lọc hoại tử do<br /> bỏng hoặc sau giải phóng co rút chi trên<br /> do di chứng bỏng được che phủ tổn<br /> khuyết bằng vạt da ĐM NXGS bên tại<br /> Khoa Bỏng và Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh<br /> viện Chợ Rẫy từ 14 - 02 - 2012 đến<br /> 26 - 05 - 2015.<br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Phương tiện:<br /> - Máy siêu âm Doppler cầm tay 8 MHz<br /> dùng để thăm dò cuống mạch.<br /> 181<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> - Dụng cụ phẫu thuật.<br /> - Thước dây đo vạt, thước Digital caliper<br /> đo kích thước và độ dày của vạt.<br /> - Máy ảnh để thu thập hình ảnh trong<br /> quá trình phẫu thuật.<br /> * Các bước phẫu thuật:<br /> Thì 1:<br /> - Đối với BN: chia làm hai nhóm.<br /> + BN bỏng: cắt lọc hoại tử, gặm bỏ<br /> xương viêm, cầm máu kỹ, làm sạch vết<br /> thương.<br /> + BN di chứng bỏng: cắt bỏ sẹo, mô<br /> xơ, giải phóng co rút, nắn lại các khớp,<br /> xuyên đinh cố định.<br /> - Đo kích thước tổn khuyết.<br /> - Dùng siêu âm Doppler 8 MHz dò<br /> cuống mạch ở phía trước đường nách<br /> giữa trong từng khoảng gian sườn, đánh<br /> dấu cuống mạch.<br /> - Thiết kế vạt: tùy thuộc vào vị trí tổn<br /> thương chi trên mà chọn vị trí nhánh<br /> xuyên gần nhất, thiết kế vạt dưới dạng<br /> vạt cuống hẹp, kích thước vạt tùy vào<br /> hình dáng tổn khuyết.<br /> - Bóc vạt: rạch da theo hình vẽ đã thiết<br /> kế, vạt có cuống hẹp để vạt có thể quay<br /> dễ dàng. Bóc tách ở vị trí đầu vạt qua lớp<br /> cân sâu và nhấc dần vạt lên hướng về<br /> phía cuống vạt ở gần đường nách giữa.<br /> Có thể bộc lộ các cuống mạch khi cần<br /> tăng chiều dài vạt hay không cần bộc lộ<br /> khi vạt đã đạt chiều dài mong muốn.<br /> Đóng da nơi cho vạt 2 lớp: mô dưới da và<br /> da, đặt dẫn lưu.<br /> - Chuyển vạt lên che phủ khuyết hổng<br /> chi trên, khâu da 1 hay 2 lớp tùy theo vị trí<br /> tổn khuyết.<br /> - Đặt dẫn lưu dưới vạt (có thể hút áp<br /> lực âm liên tục).<br /> 182<br /> <br /> - Băng ép nhẹ vết thương và cố định<br /> tay vào thân bằng băng cuộn vải hay nẹp<br /> xốp mềm.<br /> Thì 2:<br /> - Ngày 5 sau mổ, kẹp cuống vạt da để<br /> gây thiếu máu tạm thời. Thời gian kẹp<br /> cuống chia làm 2 lần, mỗi lần 30 phút.<br /> - Nếu kẹp liên tục 1 giờ, vạt hồng và<br /> không xuất hiện tình trạng thiếu máu thì<br /> có thể phẫu thuật cắt cuống.<br /> - Phẫu thuật cắt cuống: cuống vạt dàn<br /> đều và khâu kín che phủ tổn khuyết còn<br /> lại.<br /> * Đánh giá kết quả điều trị:<br /> Theo dõi và đánh giá kết quả ở thời<br /> điểm trước 6 tháng và kết quả xa từ 6 12 tháng và > 12 tháng dựa trên các tiêu<br /> chí: tình trạng sống của vạt, tình trạng liền<br /> vết thương và biến chứng.<br /> - Kết quả gần:<br /> + Tốt: vạt sống hoàn toàn, sẹo liền tốt,<br /> không cần can thiệp phẫu thuật khác.<br /> + Trung bình: vạt có tình trạng thiểu<br /> dưỡng nhẹ, hoại tử ở đầu xa hay mép<br /> vạt, có hoặc không cần ghép da. Tụ máu<br /> hay nhiễm khuẩn vết mổ.<br /> + Xấu: vạt da hoại tử trên 1/3 diện tích<br /> hoặc toàn bộ, phải khắc phục bằng phẫu<br /> thuật cắt lọc, ghép da hay bằng phương<br /> pháp khác.<br /> - Kết quả xa:<br /> + Tốt: vạt mềm mại, màu sắc hòa đồng<br /> với da lành, sẹo tốt.<br /> + Trung bình: vạt kém mềm mại, sẹo<br /> quanh vạt còn xơ.<br /> + Xấu: vạt xơ cứng, di động kém, màu<br /> sắc không hòa đồng với da lành xung<br /> quanh, sẹo quanh vạt lồi hay phì đại co<br /> kéo.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> Ở đây chúng tôi không đánh giá chức<br /> năng vì BN bị bỏng sâu thường có tổn<br /> thương gân, cơ, xương, khớp bị hoại tử<br /> cần phải cắt bỏ, ảnh hưởng không nhỏ<br /> đến chức năng của chi. Để phục hồi lại<br /> chức năng, BN cần phẫu thuật phục hồi<br /> chức năng khác sau khi vạt ổn định.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 40 BN được sử dụng vạt NXGS bên<br /> che phủ tổn khuyết phần mềm chi trên,<br /> gồm 12 nữ và 28 nam, tuổi trung bình<br /> 29,6  9,70. 7/40 BN (17,5%) bỏng mới<br /> và 33/40 BN (82,5%) di chứng. BN làm<br /> nghề lao động chân tay chiếm đa số<br /> (33/40 BN = 82,5%).<br /> 1. Thời điểm mổ.<br /> Đối với BN bỏng mới, thời điểm phẫu<br /> thuật trung bình 26  7,95 ngày, sớm nhất<br /> 16 ngày và muộn nhất 37 ngày. Đối với<br /> BN di chứng bỏng, thời điểm phẫu thuật<br /> trung bình 12,8  5,90 tháng, 57,6% BN di<br /> chứng đến mổ ở thời điểm từ 6 - 12 tháng<br /> sau bỏng và 93,9% BN đến mổ trong<br /> vòng 2 năm. Chỉ có 1 BN đến mổ ở thời<br /> điểm trước 6 tháng.<br /> 2. Đặc điểm phẫu thuật.<br /> * Thời gian phẫu thuật:<br /> Dài nhất 260 phút (4 giờ 20 phút),<br /> nhanh nhất 110 phút (1 giờ 50 phút),<br /> trung bình 183  37,7 phút. Thời gian mổ<br /> thường kéo dài ở những BN có biến dạng<br /> khớp, hay trật khớp vì phải thêm công<br /> đoạn nắn lại các khớp và xuyên đinh cố<br /> định.<br /> * Phương pháp vô cảm: 32/40 BN<br /> (80%) vô cảm bằng mask thanh quản, số<br /> còn lại dùng nội khí quản.<br /> <br /> * Vị trí sử dụng vạt gian sườn che phủ:<br /> Vị trí che phủ tổn khuyết: cẳng tay: 3<br /> BN (7,5%); bàn tay: 2 BN (5,0%); ngón<br /> tay: 1 BN (2,5%); cẳng - bàn tay: 2 BN<br /> (5,0%); bàn - ngón tay: 26 BN (65,0%);<br /> cẳng - bàn - ngón tay: 6 BN (15,0%). Vị trí<br /> vạt da sử dụng che phủ nhiều nhất là bàn<br /> - ngón tay (26 BN = 65%), ít nhất là ngón<br /> tay (1 BN = 2,5%).<br /> * Kích thước vạt da và độ dày 2/3 đầu<br /> vạt:<br /> Bảng 1:<br /> Kích thƣớc vạt<br /> <br /> Tối thiểu Tối đa<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Chiều rộng (cm)<br /> <br /> 7<br /> <br /> 13<br /> <br /> 9,4  1,22<br /> <br /> Chiều dài (cm)<br /> <br /> 14<br /> <br /> 27<br /> <br /> 19,8  2,62<br /> <br /> Chiều rộng cuống<br /> hẹp (cm)<br /> <br /> 4<br /> <br /> 8<br /> <br /> 5,51  0,82<br /> <br /> Độ dày 2/3 đầu vạt<br /> (mm)<br /> <br /> 4<br /> <br /> 10<br /> <br /> 5,9  1,40<br /> <br /> Kích thước vạt da có thể đạt tối đa 27<br /> cm chiều dài và 13 cm chiều rộng, chiều<br /> rộng của cuống hẹp từ 4 ± 8 cm. Vạt da<br /> được làm mỏng tối đa 4 mm tại vị trí 2/3<br /> đầu xa của vạt.<br /> * Tình trạng vạt sau chuyển vạt và sau<br /> cắt cuống:<br /> Vạt được cắt cuống từ 7 - 19 ngày,<br /> trung bình 10,22 ± 3,64 ngày. Có 3 vạt<br /> hoại tử rìa ở đầu xa vạt ngay sau khi<br /> chuyển vạt (lúc chưa cắt cuống), trong<br /> đó: 1 vạt hoại tử rất ít ở các nốt chỉ không<br /> can thiệp, 2 vạt khi cắt cuống phần hoại<br /> tử được cắt và khâu da lại cho kết quả<br /> tốt. 1 vạt sống tốt khi chuyển vạt, nhưng<br /> sau cắt cuống bị hoại tử thượng bì và một<br /> phần trung bì ở cuống vạt, phải cắt lọc<br /> hoại tử và chăm sóc tại chỗ, vạt lành tốt<br /> sau 10 ngày.<br /> 183<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br /> <br /> * Theo dõi kết quả phẫu thuật:<br /> Bảng 2: Theo dõi tình trạng vạt gần và xa.<br /> Giai đoạn<br /> theo dõi<br /> <br /> Tốt<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> Kém<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> Theo dõi gần (< 6 tháng)<br /> <br /> 34 (86,1%)<br /> <br /> 6 (13,9%)<br /> <br /> 0 (0%)<br /> <br /> 40 (100%)<br /> <br /> Theo dõi xa (từ 6 - 12 tháng)<br /> <br /> 31 (88,9%)<br /> <br /> 5 (11,1%)<br /> <br /> 0 (0%)<br /> <br /> 36 (100%)<br /> <br /> Theo dõi xa (> 12 tháng)<br /> <br /> 24 (82,8%)<br /> <br /> 5 (17,2%)<br /> <br /> 0 (0%)<br /> <br /> 29 (100%)<br /> <br /> Sau 12 tháng, tỷ lệ tốt giảm còn 82,8%, sẹo phì đại phát triển xung quanh mép vạt.<br /> BÀN LUẬN<br /> Trong điều trị bỏng sâu và di chứng<br /> bỏng, phương pháp che phủ chủ lực vẫn<br /> là ghép da. Tuy nhiên, đối với tổn khuyết<br /> da mô mềm có lộ gân, xương, mạch máu<br /> lớn hay các vị trí khớp thì ghép da chưa<br /> đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ và chức<br /> năng sau này cho BN. Trong những<br /> trường hợp như vậy, việc cân nhắc dùng<br /> vạt da để che phủ là cần thiết. Dùng các<br /> vạt da tại chỗ thường không khả thi, do<br /> da nơi cho vạt cũng bị bỏng. Dùng các<br /> vạt tại vùng như vạt cẳng tay trụ và vạt<br /> cẳng tay quay đòi hỏi phải hy sinh các<br /> ĐM lớn vùng cẳng tay. Các vạt ngẫu<br /> nhiên từ xa phải tuân theo một tỷ lệ nhất<br /> định và thời gian cắt cuống lâu. Sự phát<br /> triển vi phẫu thuật mang lại thuận lợi<br /> trong việc che phủ các tổn khuyết mô,<br /> nhưng đòi hỏi phẫu thuật viên phải có<br /> trình độ chuyên môn vi phẫu thuật nhất<br /> định và dụng cụ chuyên khoa đắt tiền.<br /> Về giải phẫu, các nhánh bên của ĐM<br /> gian sườn đã được nghiên cứu từ rất lâu.<br /> Năm 1974, Dibbel mô tả vạt gian sườn<br /> bên, tiếp theo là Kerrigan và Daneil<br /> (1979). Sau đó, một số tác giả chỉ sử<br /> dụng vạt này như một vạt tự do dùng che<br /> phủ tổn khuyết bàn tay và điểm loét do tì<br /> đè. Năm 1986, Kerigan, Palmer và Taylor<br /> nghiên cứu và mô tả tỷ mỉ về giải phẫu<br /> của loại vạt này. Nhưng vạt NXGS được<br /> 184<br /> <br /> Gao JH, Hyakusoku H (1994), Yunchuan<br /> P, Jiaqin X (2006), Kotoho, Mashiro,<br /> Murakami (2009) sử dụng phổ biến trong<br /> che phủ các tổn khuyết chi trên. Các tác<br /> giả dùng vạt NXGS bên như một vạt có<br /> cuống hẹp, vạt được làm mỏng nên phù<br /> hợp với da chi trên, nhất là vùng khuỷu,<br /> cổ tay và bàn tay [2, 5, 7]. Việc làm mỏng<br /> vạt ngay thì đầu mang lại kết quả tốt về<br /> chức năng lẫn thẩm mỹ cho nơi nhận vạt.<br /> Thực ra, kỹ thuật này được áp dụng từ rất<br /> lâu. Năm 1966, Colson giới thiệu kỹ thuật<br /> làm mỏng vạt bằng cách bỏ bớt lớp mỡ<br /> dưới da và được Thomas phát triển năm<br /> 1980, nhưng mãi đến năm 1990 Gao<br /> cùng với Hyakuso đã đặt nền móng về lý<br /> thuyết và kỹ thuật cho kỹ thuật này. Ở<br /> Việt Nam, từ cuối năm 2000, Khoa Phẫu<br /> thuật Tạo hình, Viện Bỏng Quốc gia đã áp<br /> dụng thành công kỹ thuật này cho các vạt<br /> che phủ vùng đầu, mặt, cổ [1]. Ngày nay,<br /> rất nhiều tác giả nghiên cứu về giải phẫu<br /> các nhánh xuyên ĐM gian sườn gồm gian<br /> sườn lưng (dorsal intercostal artery<br /> perforator), gian sườn bên (lateral<br /> intercostal artery perforator), gian sườn<br /> trước (anterior intercostal perforato artery)<br /> nhằm hỗ trợ cho áp dụng lâm sàng.<br /> Chúng tôi sử dụng vạt NXGS bên để<br /> che phủ các tổn khuyết từ cánh tay, cẳng<br /> tay, bàn và các ngón tay. Chiều rộng vạt<br /> lớn nhất 13 cm, trung bình 9,4  1,22 cm.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2