intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng vật liệu polyme giữ nước trong canh tác nông nghiệp

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

117
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nước là yếu tố cần thiết trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong canh tác nông nghiệp. Thiếu nước, công tác tưới tiêu không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây tình trạng hạn hán thường xảy ra không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Tình trạng hạn hán đã gây tổn thất đáng kể cho ngành nông nghiệp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có lượng mưa hàng năm lớn nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng vật liệu polyme giữ nước trong canh tác nông nghiệp

  1. Ứng dụng vật liệu polyme giữ nước trong canh tác nông nghiệp Nước là yếu tố cần thiết trong nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong canh tác nông nghiệp. Thiếu nước, công tác tưới tiêu không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất cây trồng. Trong những năm gần đây tình trạng hạn hán thường xảy ra không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Tình trạng hạn hán đã gây tổn thất đáng kể cho ngành nông nghiệp ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới có lượng mưa hàng năm lớn nhưng phân bố không đều, tập trung khoảng 70-80% vào mùa mưa gây ra hiện tượng thừa nước, ngập úng, còn mùa khô kéo dài 4-5 tháng nhưng lượng mưa chỉ chiếm 20-30%, do vậy nhiều nơi cây trồng thiếu nước trầm trọng, đặc biệt là khu vực các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Ở Lâm Đồng, việc khắc phục tình trạng khô hạn và góp phần cải thiện công tác tưới tiêu có vai trò quan trọng, nhiệm vụ hiện nay được đặt ra là bằng cách nào lưu giữ được trong đất một phần lượng nước dư thừa trong mùa mưa và tiết kiệm tối đa lượng nước tưới trong mùa khô. Bên cạnh nhiều biện pháp như xây dựng các công trình thủy lợi, áp dụng các phương pháp canh tác.., thì hiện nay đã và đang có nhiều nghiên cứu tổng hợp vật
  2. liệu trương nước từ một số loại polyme tự nhiên và tổng hợp ở một số cơ sở nghiên cứu trong nước và của Tỉnh, nhằm giữ ẩm cho đất trong một thời gian dài, lượng nước lưu giữ trong vật liệu sẽ được ly giải từ từ cung cấp cho cây trồng. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và giảm chi phí tưới tiêu cho nông nghiệp vào mùa khô của Tỉnh. Ứng dụng của polyme trong nông nghiệp: Polyme hấp thụ nước là sản phẩm có khả năng giữ được trên 100g nước/1g polyme khô. Sản phẩm này được sử dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sản xuất các sản phẩm chăm sóc vệ sinh, làm phụ gia chống thấm trong xây dựng, sản xuất hoa khô, đệm chống thấm.... Trong nông nghiệp, nó được sử dụng để giữ ẩm và cải tạo đất, vận chuyển cây trồng đi xa, sử dụng cùng phân bón và phụ gia cho cây trồng trong chậu. Với khả năng lưu giữ được một lượng nước lớn, hút và nhả nước nhiều lần, sử dụng polyme hấp thụ nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, chống hạn cho cây trồng và giữ ổn định sinh thái đất. Việc đưa polyme hấp thụ nước vào đất còn làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón do các ion trong thành phần phân bón có thể khuyếch tán vào các lỗ xốp của mạng lưới polyme hoặc liên kết với các nhóm - COO của axit acrylic (nhờ các liên kết phối trí, lực hút tĩnh điện...) và cung cấp dần cho cây trồng, nhờ đó phân bón không bị rửa trôi nên không gây ô nhiễm môi trường nước. Thử nghiệm sản phẩm polyme hấp thụ nước trên cây cà phê và trên cây chè tại tỉnh Lâm Đồng: Năm 2005 Viện Nghiên cứu Hạt nhân đã tiến hành thử nghiệm
  3. trên cây cà phê ở huyện Di Linh, với liều lượng 200g và 300g polyme/01 gốc cà phê. Kết quả cho thấy khả năng giữ ẩm rất tốt, giữ được trong đất trên 11 tháng, cây chịu hạn rất tốt so với đối chứng tại địa phương phải tưới 3 đợt trong mùa khô. Năng suất tăng so với đối chứng 20% sản lượng, hạt to, bóng, tỷ lệ 2 nhân/quả cao. Trong mùa khô phải tưới 3 đợt chi phí: 15.000đ/cây, nếu bón sản phẩm polyme giữ nước của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt sẽ giảm giá thành 50% đỡ tốn công tưới. Viện cũng đã tiến hành thử nghiệm trên cây chè tại Thị Xã Bảo Lộc, với liều lượng 3kg polyme/01 hàng chè (diện tích 01 hàng chè: 64m2). Cây chè phát triển tốt, không có hiện tượng héo, năng suất tăng 20 - 25% so với đối chứng, làm tăng giá trị trong mùa khô 140 - 150% (giá chè búp tươi mùa khô cao hơn mùa mưa). Sau mùa khô cây chè phục hồi nhanh và cho búp nhiều, nhanh hơn một tháng so với không sử dụng sản phẩm polyme giữ ẩm. Từ những thử nghiệm trên cho thấy cần khuyến cáo sản phẩm polyme giữ nước rộng rãi trên thị trường để nhân dân sử dụng, nhất là các vùng không có hệ thống thuỷ lợi. Vì sản phẩm polyme có thể dùng trong cải tạo đất, duy trì nước và dinh dưỡng cho cây nhờ nước có sẵn, giảm sốc cho cây và các ảnh hưởng khác do khô hạn. Sản phẩm này giúp nông dân tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lượng n
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1