intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng phó với những thương tích nhỏ của con – Phần 1

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

63
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngay khi chập chững đi những bước đầu tiên, bé sẽ bắt đầu biết thế nào là té, ngã. Bạn không thể bảo vệ bé khỏi những thương tích, nhưng có vô số cách để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng tôi đã được những bác sĩ hàng đầu chia sẻ phương pháp băng bó vết thương, dự trữ đồ sơ cứu và trấn an bé, vì vậy bạn có thể phản ứng thật nhanh khi bé… Đứt chân / tay hay trầy xước Sơ cứu: Nếu vết thương chảy máu, bạn hãy giữ chặt vết thương trong khoảng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng phó với những thương tích nhỏ của con – Phần 1

  1. Ứng phó với những thương tích nhỏ của con – Phần 1 Ngay khi chập chững đi những bước đầu tiên, bé sẽ bắt đầu biết thế nào là té, ngã. Bạn không thể bảo vệ bé khỏi những thương tích, nhưng có vô số cách để bé cảm thấy dễ chịu hơn. Chúng tôi đã được những bác sĩ hàng đầu chia sẻ phương pháp băng bó vết thương, dự trữ đồ
  2. sơ cứu và trấn an bé, vì vậy bạn có thể phản ứng thật nhanh khi bé… Đứt chân / tay hay trầy xước Sơ cứu: Nếu vết thương chảy máu, bạn hãy giữ chặt vết thương trong khoảng từ 3-15 phút với một miếng vải sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Rửa vết thương bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau khô. Khi vết thương bị bẩn hoặc do vật nuôi cào, bạn hãy rửa bằng nước và nhẹ nhàng xoa xà phòng lên. Nếu bị rách da, bạn hãy thoa một lớp thuốc mỡ kháng sinh (như Neosporin hay Bacitracin) rồi băng lại bằng băng keo cá nhân hay gạc khử trùng và băng keo. Nếu bạn không thể cầm máu sau khi đã cố gắng hết sức, hãy gọi cho bác sĩ, 115 hoặc chở bé đi cấp cứu. Nếu một mảng da to bị tuột ra, bạn hãy dùng vải ẩm và sạch bao lại rồi cho vào trong một túi chườm đá để bác sĩ có thể nối lại. Nếu bé bị vật nuôi cắn, vết cắn sâu, cần đưa ngay đến bác sĩ. Chăm sóc sau cứu thương:
  3. Bạn hãy bôi thuốc mỡ kháng sinh và thay băng hằng ngày (hoặc hai lần một ngày nếu vết thương lớn và sâu) cho đến khi lành. Nếu vết thương mưng mủ hay sưng, tấy đỏ, bạn hãy cho bé đi khám ngay để điều trị nhiễm trùng. Sau đi vết thương lành, bạn hãy thoa SPF 30 cho bé cho đến khi sẹo nhạt màu đi vì da non dễ bị cháy nắng và làm cho vết sẹo rõ nét hơn. Phỏng (Bỏng) Sơ cứu: Nhanh chóng đặt vết thương dưới vòi nước lạnh hoặc đặt một khăn lạnh, ướt lên vết thương đến khi cơn đau giảm bớt. Băng thật lỏng những vết giộp bằng băng keo cá nhân hay gạc vô trùng. Gọi bác sĩ ngay khi có thể nếu phỏng trên mặt, tay hay bộ phận sinh dục hoặc nếu vết phỏng lớn hơn 0,6 cm ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Nếu vết phỏng sâu – da có màu trắng hay nâu và khô – bạn hãy cho bé đi cấp cứu ngay. Đối với vết thương trên 1/10 cơ thể hoặc hơn, bạn đừng dùng túi chườm lạnh mà hãy gọi 115 và choàng một tấm khăn hay mền quanh bé để ngăn hạ thân nhiệt.
  4. (Ảnh: Inmagine) Chăm sóc sau cứu thương: Đừng tự nặn các vết giộp. Nếu vết giộp vỡ ra thì bạn hãy bôi kem chống nhiễm trùng và băng lại bằng băng keo cá nhân hay gạc vô trùng cho đến khi nó lành. Hãy theo dõi vết thương có sưng phồng, gây đau đớn hay tiết dịch hay không vì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng. Chảy máu mũi Sơ cứu: Bảo bé ngồi thẳng nhưng đừng ngả đầu bé về sau. Thả lỏng quần áo chật quanh cổ bé. Bóp chặt chóp mũi bé từ 5-10
  5. lần trong khi bé ngả người về trước. Đừng dừng lại để kiểm tra mũi vì nó có thể kéo dài thời gian chảy máu hơn. Chăm sóc sau cứu thương: Nếu mũi chảy máu do chấn thương, bạn hãy giảm sưng bằng cách chườm túi lạnh lên sống mũi sau khi máu giảm chảy dần. Nếu máu tiếp tục chảy sau 10 phút hay lại bắt đầu chảy sau khi ngừng thì bạn hãy gọi bác sĩ hay cho bé đi cấp cứu ngay. Hỏi đáp về sơ cứu cho trẻ nhỏ 1. Thuốc mỡ kháng sinh có thật sự cần thiết không? Câu trả lời là có. Những loại thuốc như Neosporin có thể làm liền vết thương. Nhưng bạn không nên bôi khi đó chỉ là một vết xướt nhỏ hay vết côn trùng cắn (những vết thương kín). Một vài nhà nghiên cứu cho rằng lạm dụng kháng sinh dẫn tới lờn thuốc đối ví dụ như tụ cầu khuẩn. 2. Sau khi bị thương, lúc nào bé cần tiêm phòng uốn ván? Một vài vết thương do những vật gỉ sét, dơ bẩn gây ra
  6. khiến bé có nguy cơ phải tiêm uốn ván. Nếu bé có hệ miễn dịch mạnh, bé sẽ không sao. Nhưng để an toàn, bạn hãy tham vấn bác sĩ về tiêm phòng nhé. 3. Những vết cắt mau lành hơn nếu băng thường xuyên hay được để hở ? Khi vết cắt có miệng rộng, một miếng băng có thể ngăn nhiễm trùng và giúp vết thương đóng mày. Nhưng sau vài ngày vết thương cần chút không khí để lành mau hơn. Bạn có thể cho bé ngủ mà không cần băng và nếu bạn có thể làm thế mà không làm bé thức thì hãy nhẹ nhàng thay một miếng băng mới vài giờ sau đó. 4. Có mẹo nào để bé chịu được túi chườm lạnh không? Phụ huynh có khuynh hướng làm túi chườm quá lạnh bằng cách đặt đá vào một túi nhựa mỏng. Nhưng một miếng chườm lạnh không cần đông lạnh mà vẫn giảm sưng phồng. Những bé nhỏ hơn có thể thích miếng gạc có hình dạng con vật mà bạn để trong tủ lạnh hay tủ đông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2