intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

107
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thật không may. những đứa trẻ vẫn chưa có đủ kỹ năng hay sự chín chắn, để thể hiện sự tức giận và chán nản của mình, theo các cách mà người lớn có thể chấp nhận - điều này lý giải tại sao mà những đứa trẻ đang tức giận, thì thường bị coi là những đứa trẻ có hành vi cư xử sai. Cả người lớn và trẻ con đều cần phải tìm ra những cách tích cực, có thể chấp nhận được

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó

  1. Sự tức giận thì sao? Cách xử lý những cảm xúc khó Thật không may. những đứa trẻ vẫn chưa có đủ kỹ năng hay sự chín chắn, để thể hiện sự tức giận và chán nản của mình, theo các cách mà người lớn có thể chấp nhận - điều này lý giải tại sao mà những đứa trẻ đang tức giận, thì thường bị coi là những đứa trẻ có hành vi cư xử sai. Cả người lớn và trẻ con đều cần phải tìm ra những cách tích cực, có thể chấp nhận được, để xử lý những cảm xúc của bản thân, cho dù đó là những cảm xúc khó. Khi bạn trở nên tức giận hay xúc động quá mức, một điều thú vị sẽ diễn ra trong não bạn. Phần não trước trán - phần đảm nhận việc kiểm soát cảm xúc, điều tiết cơn bốc đồng, và phán đoán tốt - ngắt kết nối, để mặc bạn với những cơn xúc động mạnh và cảm xúc tự nhiên. (Điều này thường được biết đến như là việc "mất bình tĩnh", điều mà thỉnh thoảng các bậc cha mẹ vẫn trải qua.) Hãy nhớ rằng tế bào thần kinh phản chiếu dễ dàng bắt được những cơn xúc động mạnh. Vì vậy khi bạn mất bình tĩnh, thì con của bạn cũng có thể giống như bạn - và ngược lại. Không thể giải quyết vấn đề một cách hiệu quả mà không có phần não trước trán, điều này giải thích nguyên nhân và tầm quan trọng của việc cần phải có một khoảng thời gian tạm nghỉ tích cực, để làm dịu lại cảm xúc, trước khi đi đến nỗ lực để giải quyết vấn đề. Khi một đứa trẻ tức giận, người lớn thường hay gọi nó là một "cơn nổi giận". Tặng cho trẻ một cái ôm hay một khoảng thời gian tạm lắng (và phải hiểu rằng một đứa trẻ thì chưa thể xử lý được những cơn xúc động mạnh theo cách chín chắn) là bước đầu tiên giúp đỡ trẻ. Đôi khi cho phép trẻ cảm thấy tức giận, cho đến khi cơn tức giận tan biến đi, là cách hữu hiệu nhất. Sau đó bạn có thể áp dụng những câu hỏi thể hiện tính ham học hỏi để giúp trẻ hiểu được cảm xúc của mình, và tìm ra các giải pháp.
  2. Ngày càng có nhiều cha mẹ và những người trông trẻ có thể tìm cách xử lý cơn tức giận của một đứa trẻ, hơn là chỉ đơn giản đáp trả lại cơn nóng giận của trẻ. Sau khi trẻ lấy lại được sự bình tĩnh, bạn có thể dạy trẻ tự tìm hiểu việc tại sao trẻ tức giận. Bạn cũng có thể giúp trẻ nhận thức được rằng tức giận là cảm xúc tự nhiên sâu xa, và giúp trẻ học được những cách để xử lý cảm xúc. Tầm quan trọng của việc hiểu cảm xúc Michael Thompson, Dan Kindlon,William Pollock, và những nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng: Không một đứa trẻ nào sinh ra đã có "vốn từ về cảm xúc", và việc sử dụng những từ ngữ diễn đạt cảm xúc của cha mẹ với con cái mình có tính quan trọng đặc biệt. Các bé trai thường phát triển các kỹ năng xử lý cảm xúc chậm hơn các bé gái. Thêm vào đó, nền văn hóa phương Tây thường cho rằng những cảm xúc như là sợ hãi, đau buồn, cảm giác cô đơn là ‘yếu đuối", và họ khuyến khích các bé trai phải kìm nén lại những cảm xúc đó. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, đơn giản để phản ánh, hay diễn tả cảm xúc sẽ dạy cho trẻ xác định được trẻ đang cảm thấy thế nào, và mỗi lần như vậy làm cho trẻ có thêm khả năng, và học được cách sử dụng những lời nói, thay vì dùng những hành vi không tốt để thể hiển cảm xúc. Làm thế nào để bé nhận ra và xử lý cảm xúc? Sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng, để giúp trẻ nhận ra và thể hiện những xúc động mạnh. • Cùng trẻ vẽ một bức tranh diễn đạt cảm xúc bên trong của trẻ đang như thế nào. Nó có màu sắc không? Hay có âm thanh không? • Đề nghị trẻ nói về điều mà trẻ đang cảm nhận, thay vì thể hiện nó ra bằng hành động. Bởi vì hầu hết trẻ con đều vô thức nhận ra những cảm xúc của mình, và thường thiếu những từ ngữ để diễn tả cảm xúc một cách chính xác: "Giống như là con đang cảm thấy bị tổn thương và muốn trả đũa ai đó." "Con đang có một khoảng thời gian khó khăn vì đang giữ con
  3. tức giận trong người phải không?" "Khi con không có được điều con muốn, thì điều đó làm con cảm thấy tức giận đến nỗi, hầu như là con không thể chịu được phải không?" Khi bạn phán đoán đúng cảm giác của trẻ, trẻ sẽ cảm thấy được quan tâm, và được tin tưởng vì đã hiểu trẻ. • Hãy hỏi trẻ điều mà trẻ nhận thấy đang diễn ra trong cơ thể, khi trẻ thật sự tức giận. Bởi vì sự tức giận gây ra những phản ứng về thể chất (chất adrenalin được giải phóng ra, nhịp tim và nhịp thở tăng lên, những mạch máu giãn ra...), và hầu hết mọi người đều thật sự cảm thấy tức giận theo quy luật tự nhiên. Nếu như trẻ nói rằng khi tức giận trẻ cảm thấy bàn tay siết chặt, hay trẻ cảm thấy có một điểm thắt lại trong bụng, mặt cảm thấy nóng (tất cả những phản ứng thông thường), thì bạn có thể giúp trẻ nhận ra khi nào trẻ thật sự cảm thấy tức giận, và đưa ra các cách để làm dịu lại cảm xúc trước khi cơn tức giận vượt khỏi tầm kiểm soát. (Người lớn cũng vậy, chúng ta có thể thấy được lợi ích từ việc chú ý đến những biểu hiện tương ứng với cảm xúc của cơ thể.) • Giữ một tập hình vẽ những khuôn mặt có những biểu hiện cảm xúc khác nhau, chỉ cho trẻ thấy các hình vẽ, và hỏi trẻ rằng: "Một trong những khuôn mặt này đang thể hiện cảm xúc giống như con đang cảm thấy có đúng không?" • Đưa ra một vài cách xử trí có thể chấp nhận để xử lý cơn tức giận. Bạn có thể giúp trẻ thể hiện cảm xúc một cách tự nhiên, bằng việc chạy vòng quanh sân, đấm một "bao cát", hay thậm chí giả vờ làm một con khủng long dữ tợn. (Hãy ở gần trẻ để nói chuyện về những cảm xúc mạnh đó khi trẻ thể hiện chúng.) Một số trẻ mẫu giáo có một "hộp tức giận", một hộp bìa cứng cao bằng đầu gối, nơi mà khi tức giận, trẻ có thể đứng vào đó, nhảy tưng tưng, hay la hét khi trẻ buồn. Thỉnh thoảng, các giáo viên cũng sử dụng nó! La hét trong một cái gối, hay chơi trò Play - Doh cũng có thể giúp trẻ giải tỏa cảm xúc và bình tĩnh lại.
  4. • Dạy cho trẻ phương pháp thở chậm. Một trong những công cụ hay nhất trong tất cả, là sử dụng phương pháp thở chậm và tập trung. Đây là điều mà một đứa trẻ (cả người lớn) có thể làm vào bất kỳ lúc nào, và ở bất kỳ đâu. Tập hít vào và thở ra, trong khi đếm chậm tới 4 mỗi lần bạn hít vào hoặc thở ra. Làm điều này cho một vài lần hít thở. Một đứa trẻ lớn hơn có thể học sử dụng nhịp thở, và phát hiện ra rằng thở chậm thật sự làm chậm lại nhịp tim. Thật là một phát hiện tuyệt vời và hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2