intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ung thư đại trực tràng - hậu môn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu chứng Bệnh nhân thường có những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài (dễ lầm với viêm đại tràng) và táo bón (đôi khi xen kẽ những đợt tiêu chảy giống như hội chứng lỵ). Triệu chứng đi tiêu ra máu rất quan trọng. Tùy thuộc vị trí của ung thư mà người bệnh đi tiêu ra máu đỏ tươi hay phân đen. Người bệnh thường bị thiếu máu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ung thư đại trực tràng - hậu môn

  1. Ung thư đại trực tràng - hậu môn Triệu chứng Bệnh nhân thường có những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy kéo dài (dễ lầm với viêm đại tràng) và táo bón (đôi khi xen kẽ những đợt tiêu chảy giống như hội chứng lỵ). Triệu chứng đi tiêu ra máu rất quan trọng. Tùy thuộc vị trí của ung thư mà người bệnh đi tiêu ra máu đỏ tươi hay phân đen. Người bệnh thường bị thiếu máu. Khoảng 3/4 bệnh nhân có triệu chứng đau bụng: đau ngay vị trí khối u hoặc đau dọc theo khung đại tràng. Thỉnh thoảng có cơn đau quặn bụng, nổi gò bụng và chướng bụng; sau khi trung tiện thì giảm đau và bụng xẹp. Ở giai đoạn sớm, bệnh thường khó phát hiện, nhưng khi bệnh nhân đến muộn thì bụng có thể đã bị chướng. Đôi khi sờ được khối u ở hố chậu phải, hố chậu trái hay ở thượng vị - thường là ung thư đã ở giai đoạn muộn di căn - thường gặp nhất là qua gan (75%) (sờ thấy gan to lổn nhổn, bụng báng). Thỉnh thoảng di căn sang xương, phổi, não và buồng trứng. Lúc này thể trạng bệnh nhân thường suy sụp.
  2. Chẩn đoán Để xác định chẩn đoán các thầy thuốc sẽ cho bệnh nhân chụp X quang đại tràng có chuẩn bị, giúp chẩn đoán chính xác các khối u nhỏ hơn 2 cm. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất hiện nay là nội soi đại tràng và sinh thiết với ống soi mềm, giúp nhìn rõ khối u và làm sinh thiết. Để tìm và đánh giá tình trạng di căn, bệnh nhân còn được làm xét nghiệm định lượng CEA. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác bao gồm: • Siêu âm bụng. • Chụp cắt lớp điện toán vùng chậu. • Chụp phổi. • Chụp hệ niệu có chuẩn bị và nội soi bàng quang. Biến chứng Tắc ruột là biến chứng thường gặp nhất (10 - 30%), nhất là ở đại tràng trái. Các biến chứng khác bao gồm: nhiễm trùng khối u, áp xe, viêm phúc mạc, rò ra ngoài thành bụng hay sang các tạng lân cận. Bệnh trĩ BS. Dương Phước Hưng
  3. Đại học Y Dược TP. HCM 1-Bệnh trĩ là gì? Là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. 2-Triệu chứng nào đưa bệnh nhân đến khám bệnh? Có 2 triệu chứng chính đưa bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa búi trĩ. -Chảy máu là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Đây là một trong những lý do đưa bệnh nhân đến khám. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân
  4. thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mổi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục. -Sa búi trĩ: thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu, lúc đầu sau mỗi khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn. -Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa. 3-Lầm lẫn bệnh trĩ với các bệnh khác?
  5. Do triệu chứng chính thường dẫn bệnh nhân đến khám là chảy máu, sa trĩ và đau là các triệu chứng có thể gặp trong nhiều bệnh khác nên dễ lầm lẫn nếu không đi khám. Với triệu chứng chảy máu có bệnh ung thư hậu môn trực tràng cũng cho triệu chứng giống như vậy, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ không đi khám đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị đ ược. Ngoài ung thư, hậu môn trực tràng có bệnh cũng cho dấu hiệu chảy máu như vậy là polype trực tràng, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc. Búi trĩ sa ra ngoài thường lầm với sa trực tràng, hai bệnh có cách điều trị khác nhau. Cận Lâm Sàng : Nội Soi Nội Soi Và Sinh Thiết giúp phân biệt 2 trường hợp trên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2