intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng xử với phong thuỷ như thế nào?

Chia sẻ: Tuyetson Tuyetson | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

197
lượt xem
132
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực tế, không phải ở bất cứ đâu và trong mọi trường hợp phong thuỷ cũng góp phần làm tốt cho kiến trúc và ngược lại. Muốn đạt được điều đó, người làm kiến trúc phải có ứng xử đúng với phong thuỷ và người nghiên cứu phong thuỷ cũng phải ứng xử đúng với kiến trúc Tính ổn định trong quan hệ làm nên một cộng đồng nhân văn, điều mà phong thuỷ hiện đại luôn đề cao Năm đặc tính của phong thuỷ hiện đại Phát triển phải đi đôi với bền vững, chịu tác động và hướng tới...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng xử với phong thuỷ như thế nào?

  1. Ứng xử với phong thuỷ như thế nào? Thực tế, không phải ở bất cứ đâu và trong mọi trường hợp phong thuỷ cũng góp phần làm tốt cho kiến trúc và ngược lại. Muốn đạt được điều đó, người làm kiến trúc phải có ứng xử đúng với phong thuỷ và người nghiên cứu phong thuỷ cũng phải ứng xử đúng với kiến trúc Tính ổn định trong quan hệ làm nên một cộng đồng nhân văn, điều mà phong thuỷ hiện đại luôn đề cao Năm đặc tính của phong thuỷ hiện đại
  2. Phát triển phải đi đôi với bền vững, chịu tác động và hướng tới môi trường thiên nhiên, xã hội và kinh tế của một vùng, một không gian cụ thể, chứ không hề là những con số chung chung. Phong thuỷ được xem như một thành tố có tính gạch nối giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc và đời sống. Đối tượng nghiên cứu và tác động của kiến trúc và phong thuỷ đều là con người, do vậy phát triển bền vững được hiểu là khái niệm kép, tuy hai mà một. Điều này tương đồng với năm đặc tính của khoa học phong thuỷ hiện đại đã được tổng kết, đó là: - Tính tổng hợp: xem xét rất nhiều phương diện như địa chất, thuỷ văn, khí hậu, cảnh quan, nhân trắc... để tạo lập môi trường sống tốt nhất. Điều này tương tự với khâu khảo sát hiện trạng và đề ra giải pháp thích ứng với khí hậu trong thiết kế kiến trúc, xử lý kết cấu và kỹ thuật liên quan. - Tính linh hoạt: khi gặp các thế đất bất lợi thì luôn có các giải pháp khắc phục từ ngoài vào trong, từ tổng thể đến chi tiết. Ngôi nhà hợp phong thuỷ là ngôi nhà có giải pháp ít tàn phá môi trường, tận dụng các lợi điểm và hạn chế các bất lợi của thiên nhiên.
  3. - Tính quân bình: phong thuỷ luôn nêu cao tính cân đối giữa các thành phần nhà và đất, nhà và con người sao cho hài hoà, không quá thiên lệch, tạo sự cân bằng âm dương, động tĩnh trong môi trường ở. Cần xác định rằng, cân bằng không phải là tình trạng chia đều mà là cân bằng động, tuỳ theo trường hợp cụ thể. Vấn đề là xem xét phần nào cần chính, phần nào phụ, có điểm nhấn. - Tính ổn định: phong thuỷ ở Việt Nam phát xuất từ cuộc sống cư dân nông nghiệp, do đó chọn đất cất nhà luôn hướng đến bình ổn hiện tại và tương lai, mong đời sau được phát triển vững bền. Ngôi nhà của người Việt gắn chặt với cộng đồng, tính ổn định trong quan hệ khá cao (chị em xa không bằng láng giềng gần, buôn có bạn bán có phường)... - Tính văn hoá: các bố trí phong thuỷ luôn xem trọng yếu tố gia đình và đời sống tinh thần, có một chủ nhân cụ thể chứ không có ngôi nhà xếp đặt phong thuỷ chung chung. Phong thuỷ cũng là một “liệu pháp” tâm lý hiệu quả và đề cao yếu tố tâm linh, tưởng nhớ tổ tiên, kết nối thế hệ trong nếp nhà Việt. Có một thực tế mà mọi người thừa nhận là người xây nhà hiện nay rất quan tâm đến phong thuỷ. Như vậy, khi KTS không quan tâm đến phong thuỷ, chỉ cho
  4. rằng đó là ước muốn riêng tư, cục bộ, cho rằng gia chủ mê tín dị đoan, thì tự nhiên giữa hai bên hình thành nên khoảng cách! Phát triển hiện đại trên nền tảng giá trị truyền thống là điều mà mọi nền kiến trúc tiên tiến hướng tới Ứng xử bản lĩnh Quá trình trao đổi và lắng nghe gia chủ không chỉ là chuyện muốn nhà mấy phòng, phong cách nội thất ra sao... mà còn cả những niềm tin, mong ước của gia chủ. Tại sao KTS lại bắt gia chủ phải nghe các ý tưởng của mình, trong khi mục đích, ước muốn về một ngôi nhà bình yên, hài hoà phong thuỷ của họ không được bạn đáp ứng? Trên thực tế, có ba cách ứng xử khác nhau của nhà chuyên môn, các KTS với gia chủ về chuyện phong thuỷ như sau:
  5. Nước lên thuyền lên: thiết kế sơ bộ rồi đợi gia chủ đi “xem thầy”, vướng chỗ nào sửa chỗ đó, cho đến khi thoả mãn được nhiều mặt, không quan trọng vấn đề và không tranh luận gì về phong thuỷ cả (nhà của gia chủ chứ không phải nhà của mình!). Cách làm này mang tính thụ động nhưng “an toàn” cao, mọi người vui vẻ đề huề. Giữ vững quan điểm: không chấp nhận phong thuỷ xen vào việc thiết kế của mình! Trên thực tế, dạng ứng xử này chỉ “dụng võ“ được ở công trình “cha chung không ai khóc” hoặc gặp gia chủ là dân du học bên Tây về, trẻ tuổi và ít quan tâm đến phong thuỷ. Còn đa phần với nhà ở tư nhân, gia chủ trung niên mà “tuyên chiến” với phong thuỷ thì người thiết kế rất dễ bị... ra rìa! Đi trước một bước: chủ động xếp đặt phong thuỷ từ đầu sao cho hợp với ý muốn của gia chủ và đạt được ý đồ thiết kế của mình. Tất nhiên cách này đòi hỏi người thiết kế phải có kiến thức và kinh nghiệm ít nhiều về phong thuỷ, có đủ khả năng tạo dựng lòng tin nơi gia chủ. Sẽ có rất nhiều nhà chuyên môn “kể tội” gia chủ và thầy phong thuỷ đã làm khó làm dễ, làm biến dạng thiết kế - công trình của họ. Nhưng tại sao chúng ta
  6. không tự hỏi là điều gì khiến các gia chủ tin phong thuỷ đến thế, thậm chí có lúc còn tin hơn cả niềm tin vào nhà chuyên môn? Hay là gia chủ cho rằng KTS chỉ là người vẽ kiểu nhà, tính toán kỹ thuật và mỹ thuật, còn phong thuỷ là chuyện của “nhà chuyên môn” khác? Nếu quả vậy thì người thiết kế, các “sư” cần phải chứng tỏ rằng mình đúng là bậc thầy, là người mà gia chủ cần trong việc xử lý mọi vấn đề liên quan đến ngôi nhà của họ (trong đó có phong thuỷ) một cách khoa học, bài bản, hơn là né tránh vấn đề này. “Phong thuỷ không thể là một bộ môn bí hiểm, thần kỳ, càng không phải là loại tri thức cao siêu thần bí từ các thầy địa lý nói ra. Phong thuỷ chỉ đơn giản là phương cách để chúng ta lựa chọn sắp đặt ngôi nhà của mình cho an toàn và tốt đẹp hơn” (*) Nếu KTS đủ hiểu biết về phong thuỷ và có bản lĩnh nghề nghiệp để xử lý tốt thì việc bố trí phong thuỷ một cách khoa học cũng là tiếp cận với quan điểm thiết kế kiến trúc bền vững mà hiện nay trên thế giới đã khẳng định là xu thế tất yếu nếu muốn tạo dựng nơi chốn cư trú hài hoà, sử dụng tiết kiệm năng lượng và không xâm hại đến môi trường chung quanh. Hầu hết các nước như Trung Quốc hay Singapore, từ Nhật sang Hàn Quốc xuống Malaysia, các công trình lớn nhỏ đều có sự tham gia của chuyên viên phong thuỷ ở các công đoạn một cách hiển nhiên. Và KTS chủ trì sẽ vẫn là người “xâu chuỗi” cuối cùng toàn bộ các dữ liệu để cho ra sản phẩm thiết kế đáp ứng được tối đa mong muốn của chủ đầu tư.
  7. Tôi đã từng tự hỏi mình và các đồng nghiệp rằng tại sao các chuyện lớn như công năng, thẩm mỹ, kinh tế... của công trình chúng ta đều có thể đáp ứng được mà với “chuyện nhỏ phong thuỷ” thì KTS trẻ lại có vẻ dị ứng đến vậy? Nếu chủ đầu tư yêu cầu phong thuỷ như một thành phần bắt buộc, không thể thiếu của nhiệm vụ thiết kế thì chúng ta nghĩ sao? Một câu hỏi không khó trả lời nếu nhà thiết kế tự đặt ra cho chính mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2