Đa số trẻ em luôn muốn nhận được sự tin tưởng của người lớn, đặc biệt là từ cha mẹ. Chính vì thế, khi người lớn nói chuyện với trẻ bằng giọng điệu của sự tin tưởng, trẻ sẽ cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn rất nhiều. Hy vọng bạn sẽ luôn có những đứa con dễ thương.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Vài bí quyết để nuôi dạy con ngoan
- Vài bí quyết để nuôi dạy con ngoan
Sự tin tưởng
Đa số trẻ em luôn muốn nhận được sự tin tưởng của người lớn, đặc
biệt là từ cha mẹ. Chính vì thế, khi người lớn nói chuyện với trẻ bằng
giọng điệu của sự tin tưởng, trẻ sẽ cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn
rất nhiều.
Chẳng hạn như khi trẻ chơi một môn thể thao nào đó, nếu bạn nói
với trẻ rằng "con yêu, chỉ cần con nỗ lực và chú ý, chắc chắn con sẽ
chơi tốt". Bạn nghĩ rằng đây chỉ là một câu nói bình thường, vậy
nhưng thực tế thì tác dụng mà nó mang lại lớn hơn rất nhiều.
Sự tin tưởng được thể hiện qua cách bạn nói chuyện với trẻ sẽ giúp
trẻ trưởng thành và nạnh dạn hơn trong cuộc sống. Ngược lại, nếu
bạn thể hiện sự không tin tưởng ở trẻ thì chắc chắn con sẽ có cảm
giác nghi ngờ về năng lực của mình và dần dần sẽ trở nên nhút nhát
hơn.
Sự tôn trọng
Bắt đầu từ khi trẻ được hai tuổi, cá tôi cá nhân của trẻ sẽ dần hình
thành và lớn dần theo thời gian. Lúc này, trẻ đã bắt đầu có chính kiến
của cá nhân. Trẻ luôn muốn được thể hiện cái tôi đó ra ngoài và dĩ
nhiên là cũng muốn được người lớn tôn trọng.
Khi ý kiến và quan điểm của trẻ đưa ra không giống với bạn và trẻ
muốn được chứng minh rằng mình đang nói đúng, bạn đừng vội cho
rằng con đang làm trái lại lời nói của mình. Hãy lắng nghe con và
đương nhiên là con cũng sẽ biết lắng nghe lời bạn nói. Hãy cùng con
ngồi thảo luận vấn đề, nói rõ cho con biết lý do vì sao bạn muốn con
- làm như vậy. Lúc này, trẻ hiểu rằng bạn đang tôn trọng trẻ và đương
nhiên là bé sẽ nghe nếu lời nói của bạn thuyết phục.
Sự thương lượng
Mỗi đứa trẻ đều có lòng tự trọng riêng, bởi vậy, khi bạn muốn trẻ làm
một điều gì đó, hãy dùng giọng điệu của sự thương lượng. Điều này
giúp trẻ cảm thấy có sự bình đẳng và không hề bị ép buộc hay không
được tôn trọng.
Ví dụ, khi trẻ chơi đồ chơi và để bữa bãi, thay vì lớn tiếng quát nạt và
yêu cầu trẻ dọn dẹp, bạn hãy nói rằng "con yêu, để đồ đạc bữa bộn
thật chẳng hay chút nào. Bố mẹ sẽ rất tự hào nếu con biết dọn dẹp
và cất gọn đồ sau khi chơi!". Trong câu nói này, bạn vừa thể hiện sự
tôn trọng trẻ và cũng vừa thể hiện sự yêu cầu trẻ cần phải làm gì.
Sự tán thưởng
Mỗi một đứa trẻ đều có nhưng ưu điểm, thế mạnh và khả năng đặc
biệt riêng. Trẻ cũng rất mong muốn được thể hiện và được người lớn
công nhận. Bạn đừng bao giờ tiếc những lời khen hay tán thưởng
khả năng của trẻ. Dĩ nhiên, việc khen trẻ cũng cần phải có nghệ thuật
để trẻ không tự cao quá mức.
Sự cổ vũ
Khi trẻ làm sai điều gì đó, hãy dậy trẻ cách nhận lỗi và sửa sai. Bạn
không nên quát nạt trẻ quá nặng lời hay chỉ trích lỗi lầm của trẻ. Hãy
giúp con hiểu ra và cổ vũ để con có động lực vượt qua mỗi lần thất
bại.
ngủ", khuyên nhủ con ăn uống thế nào là hợp lý, làm thế nào để sở
thích của mình hòa hợp với nhưng việc nên làm, với môi trường, bạn
bè xung quanh.
- Cho bé tham gia thật nhiều những hoạt động thể chất, khu vui chơi
công cộng, mở rộng giao lưu với bạn bè cùng trang lứa. Điều này sẽ
giúp bé dễ chịu, cân bằng tâm lý và hòa nhập tốt hơn.
Chia sẻ với bé cách ứng xử hợp lý thông qua những câu chuyện,
ngụ ngôn nho nhỏ hàng ngày cũng là điều cha mẹ nên làm.