intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VÀI DẤU ẤN VỀ CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI LÍNH

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

91
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dù sao, đề tài về chiến tranh, đề tài về người lính vẫn cứ đeo đẳng hoài như một món nợ đối với thế hệ họa sĩ đã trải qua hai cuộc chiến tranh vào loại dai dẳng nhất, khốc liệt nhất và cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc Việt Nam ta. Chiều cuối thu se lạnh. Tôi chợt nhớ tới những kỷ niệm khó quên về chuyện thi cử, học hành của mình tại trường Mỹ thuật trong những năm chiến tranh ác liệt. ĐẶNG TRẦN SƠN-Trưởng xe tăng Lê Trung Tuyến, Binh đoàn Tây Nguyên-Ký họa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VÀI DẤU ẤN VỀ CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI LÍNH

  1. VÀI DẤU ẤN VỀ CHIẾN TRANH VÀ NGƯỜI LÍNH Dù sao, đề tài về chiến tranh, đề tài về người lính vẫn cứ đeo đẳng hoài như một món nợ đối với thế hệ họa sĩ đã trải qua hai cuộc chiến tranh vào loại dai dẳng nhất, khốc liệt nhất và cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc Việt Nam ta. Chiều cuối thu se lạnh. Tôi chợt nhớ tới những kỷ niệm khó quên về chuyện thi cử, học hành của mình tại trường Mỹ thuật trong những năm chiến tranh ác liệt. Sau nhiều năm công tác ở miền ĐẶNG TRẦN SƠN-Trưởng xe núi rừng Tây Bắc xa xôi, mãi tới tăng Lê Trung Tuyến, Binh đoàn giữa năm 1965 tôi mới được Ty Tây Nguyên-Ký họa Văn hóa Lai Châu đồng ý cho về dự kỳ thi tuyển vào trường Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ
  2. thuật Hà Nội). Trường sơ tán về vùng Hà Tây. Gần hai trăm thí sinh từ khắp nơi về “tỷ thí” với nhau ở ngôi đình làng Tốt Động đúng vào những ngày mưa to gió lớn. Vậy mà trường chỉ chọn lấy 10 người. Số phận thật mong manh. Thi xong, tôi lại trở lên cơ quan. Thời gian ấy máy bay Mỹ đánh phá rất dữ dội. Cơ quan phải sơ tán trong khu rừng Pa Ham đầy muỗi và vắt. Mong mỏi hoài mà không thấy có giấy báo kết quả thi của trường. Ngày lại ngày chỉ hai bữa ngô bung ăn với măng luộc chấm muối trắng. Công việc cơ quan vẫn phải khẩn trương hoàn thành. Nguyễn Thăng viết tin chiến sự, tôi vẽ minh họa trên giấy “tăng xin” và người in -rô-nê-ô là Trần Văn Thủy (lúc ấy chưa trở thành đạo diễn của Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế, Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai...). Lòng dạ càng bồn chồn, chờ trông và hy vọng mong manh. Sau 5 tháng trời đằng đẵng, tưởng dài tới 5 năm, giữa tháng 12/1965 tôi mới nhận được giấy triệu tập về học của trường. Mừng vui không thể tả nổi. Từ cánh rừng Pa Ham heo hút, tôi phải mất trọn 11 ngày đêm vượt qua bom đạn, lặn lội, đói khát mới về tới Hà Nội. Trường lại sơ tán lên vùng Hiệp Hòa (Hà Bắc). Ngay đêm ấy, tôi đáp tầu hỏa lên trường. Với bộ quần áo lấm đầy bụi đất, chiếc mũ lá rách bươm và khuôn mặt xanh xao, hốc hác, anh em bạn quen ở trường không còn nhận được ra tôi. Thế đấy, cái sự được về học của tôi sao mà lắm truân chuyên đến vậy! Thời gian học ở trường cũng thật kham khổ. Sau bữa cơm tập thể mà cứ tưởng như mình chưa được ăn. Lúc nào cũng thấy đói nhưng vẫn lăn xả vào mà học. Khổ nhất là những buổi vẽ mẫu khỏa thân. Phòng vẽ bằng tre nứa, thanh niên địa phương tìm đủ mọi cách để xem trộm lại
  3. còn đồn đại linh tinh làm cho các cô người mẫu rất khổ tâm, ngượng ngùng. Sinh viên phải cắt phiên nhau để canh gác xung quanh phòng vẽ. Vậy mà tối tối vẫn lũ lượt đi tập văn nghệ. Những đêm diễn vẫn vô cùng say mê, sôi động. Những dàn hợp xướng: Sóng Cửa Tùng, Tiếng hát trên biên thùy, Thề quyết bảo vệ Tổ quốc... Những hợp ca:Tiếng chày trên sóc Bom bo, tổ khúc Hành quân... Những vở kịch như: Chiếc áo màu hoa cà, Nàng bắn lén... đã được bà con địa phương, các trường bạn và đặc biệt là trường âm nhạc Việt Nam (đơn vị kết nghĩa) vô cùng nể trọng. Những hạt nhân văn nghệ xuất sắc lúc bấy giờ có rất nhiều như: Lưu Mai Phương, Huỳnh Thị Triết, Tạ Phương Thảo, Trần Thị Hồng, Ka Lê Thắng, Mô Lô Kai, Vi Quốc Hiệp, Lê Trí Dũng, Lê Đức Biết v.v... Họ đã là nòng cốt cho một thời kỳ oanh liệt nhất trong phong trào tiếng hát át tiếng bom của Trường Mỹ thuật Việt Nam. Hào hứng và đáng nhớ nhất là những mùa thực tập, mỗi năm khoảng 3 tháng. Cả lớp tỏa đi khắp nơi, nhất là những địa bàn nóng bỏng và ác liệt để mà vẽ, mà tôi luyện. Tôi đã cùng với Trần Văn Phú, Trần Thành Công, Giang Nguyên Thái, Nguyễn Hồng Xuân, Trần Văn Thọ... đạp xe xuống vùng đất mỏ Quảng Ninh. Vừa mới vượt qua đèo Bụt được một quãng đã bị “phủ đầu” bằng một trận bom khủng khiếp. Mười hai chiếc “con ma” thay nhau bổ nhào, cắt bom xuống kho gạo chỉ cách chúng tôi dăm chục mét. Đất đá, khói bụi, mảnh bom tung tóe, mịt mù. Dứt đợt oanh tạc, chúng tôi vội lên xe phóng thật nhanh. Trần Thành Công còn cố nhặt một mảnh bom làm kỷ niệm. Mảnh bom nóng quá nên Công cứ phải tung tung lên cho
  4. khỏi bị bỏng tay. Chúng tôi chia từng nhóm để vẽ ở Cửa Ông, Đèo Nai, Cẩm Phả. Tôi và Trần Văn Phú vẽ ở mỏ Thống Nhất. Ngày thì vẽ thông tầm trong hầm lò ẩm ướt, tối tăm. Tối lại cùng đội văn nghệ xung kích đi biểu diễn khắp nơi. Cánh thợ mỏ xếp cho tôi vào loại “bậc 7” về ca hát và đệm đàn ghi ta. Xót xa nhất là mỗi sáng sớm chúng tôi lại phải viết những tấm bia mộ cho những người bị bom “tọa độ” sát hại vào đêm hôm trước. Lớp chúng tôi cũng từng “cắm chốt” và vẽ ở trận địa lão dân quân Hoàng Trường (Thanh Hóa). Những cụ cố “ăn sóng nói gió” này ngoài bảy mươi tuổi mà vẫn khỏe như vâm, vác súng 12 ly 7 chạy phăm phăm lên trận địa trên đồi cao. Nhớ nhất là “ vụ” Nguyễn Thanh Minh và Văn Thơ trổ tài “dân vận” với mấy cô ở cửa hàng mậu dịch để mua được mấy cân đường đỏ mang về nấu chè đậu “răng ngựa” làm cả lớp bị ngộ độc phải khiêng đi trạm xá. Chúng tôi cũng vẽ hàng tháng trời trận địa nữ dân quân Hậu Lộc, đơn vị nữ đầu tiên trên miền Bắc bắn rơi máy bay phản lực Mỹ bằng trọng liên 14 ly 5. Họ thật dễ thương và đáng cảm phục khiến tôi từng có những câu thơ: ... Em đẹp dịu dàng, hiền thảo, đảm đang Chỉ tiễn đưa nhau đã mau nước mắt Đối mặt giặc trời, em vẫn hiên ngang Say đắm bút màu ngày ấy vẽ em Như những Thiên Thần, như những nàng Tiên
  5. Gió biển ru êm những đêm trực chiến Thương đến đong đầy mỗi chút bình yên... Bước vào năm thứ 5, chúng tôi lại tỏa đi khắp nơi để thâm nhập, lấy tài liệu về làm bài thi tốt nghiệp. Tôi và Văn Thơ vào tuyến lửa Quảng Bình, Vĩnh Linh. Văn Thơ về với đội nữ pháo binh Ngư Thủy. Tôi vào vẽ ở đại đội 3 pháo cao xạ bảo vệ đập nước Cẩm Ly phía Tây nam Quảng Bình. Tôi được đơn vị “ưu tiên” cho ngủ cùng lán với đại đội trưởng, anh hùng Nguyễn Hữu Ngoãn. Anh bị ghẻ, gãi suốt đêm, tôi không sao ngủ được. Thì ra hầu như cả đơn vị đều bị ghẻ. Tôi phải trổ tài với bài thuốc “gia truyền” dùng diêm sinh nấu với mỡ lợn để làm thuốc cho anh em chữa trị. Đơn vị này có bề dày thành tích, lập nhiều chiến công oanh liệt. Với những vần thơ mộc mạc, tôi viết những tiết mục để anh em đi dự hội diễn toàn tỉnh, trong đó có đoạn: ... Nhớ khi cơ động đường xa Qua bến Nhật Lệ, qua phà sông Gianh Nơi đây hỏi chị hỏi anh Còn nhớ xác giặc tan tành ra răng? Tuyên Hóa ai có nhớ chăng Kể rằng ở Mỹ hung hăng bay vào Giữa vùng đồi rậm non cao
  6. Mà sao bỗng thấy ào ào đạn vây Máy bay kẻ cướp tan thây... Tôi cũng theo gót các chiến sĩ vào sâu phía trong để vẽ các chiến sĩ đoàn Kiên Giang, vẽ tổ trinh sát mang tên ấp Bắc, từng bắn rơi trực thăng Mỹ trên cao điểm 74 (Vĩnh Linh), vẽ các chiến sĩ tiểu đoàn 91 quân giải phóng Trị Thiên - Huế anh hùng. Suốt mấy tháng trời tôi chẳng hề thấy bóng dáng một phóng viên quay phim, nhiếp ảnh nào đến đây, cho nên phương tiện dường như “độc tôn” để ghi lại hình ảnh của cuộc chiến, của người lính và ký họa. Vì vậy mà vai trò của người họa sĩ càng trở nên quan trọng và được các chiến sĩ vô cùng ưu ái, thân thương. Suy cho cùng, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, người lính phải chịu đựng nhiều nhất những hy sinh, gian khổ và cũng chính họ đã tạo nên niềm cảm phục, yêu thương, quý trọng nhất cho người họa sĩ có thể rung cảm mãnh liệt nhất khi miêu tả về họ. Cũng chính vì thế mà khi chiến tranh đã qua lâu rồi nhưng tôi vẫn thường xuyên có những chuyến đi vẽ về người lính ở quần đảo Trường Sa, ở Binh đoàn Tây Nguyên, ở các đơn vị đặc công, không quân, các đồn biên phòng nơi núi rừng heo hút. Từ khi đất nước chuyển sang “cơ chế thị trường” thì những tác phẩm mỹ thuật về đề tài chiến tranh, đề tài người lính hầu như không có nơi tiêu thụ. Sáng tác ra, dự triển lãm xong lại trở về nhà mà xếp vào góp phòng vốn đã quá chật hẹp của mình. Dù sao, đề tài về chiến tranh, đề
  7. tài về người lính vẫn cứ đeo đẳng hoài như một món nợ đối với thế hệ họa sĩ đã trải qua hai cuộc chiến tranh vào loại dai dẳng nhất, khốc liệt nhất và cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc Việt Nam ta. TRẦN SƠN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2