VÀI NÉT VỀ VĂN HÓA NÔNG THÔN HIỆN NAY<br />
<br />
<br />
<br />
Ngày nay, thực trạng đời sống văn hóa nông thôn thể hiện hết sức đa dạng<br />
và phong phú, rõ nhất ở nhu cầu văn hóa và hoạt động văn hóa của người nông<br />
dân.<br />
Nhu cầu văn hóa là một vấn đề quan trọng trong đời sống tinh thần của con<br />
người nói chung, của người nông dân nói riêng. Sự hiểu biết về nhu cầu văn hóa<br />
của người nông dân là hết sức khác nhau, phụ thuộc vào vị trí, điều kiện xã hội,<br />
giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, thậm chí cả sở thích của từng nhóm, từng cá thể.<br />
Quan điểm chung của người nông dân về nhu cầu văn hóa là: coi mọi nhu cầu<br />
của con người trong xã hội, kể cả nhu cầu kinh tế đều thuộc phạm trù nhu cầu<br />
văn hóa và việc thỏa mãn những nhu cầu xã hội cũng chính là thỏa mãn nhu cầu<br />
văn hóa.<br />
Trong hệ thống nhu cầu ấy, không thể đáp ứng như nhau toàn bộ những<br />
nhu cầu của con người bởi có nhu cầu hợp lý và nhu cầu bất hợp lý; có nhu cầu<br />
nổi trội, cấp thiết và có những nhu cầu chưa thực sự cần thiết đối với người<br />
nông dân trong bối cảnh hiện nay hoặc tương lai. Rõ ràng, ngay trong việc đánh<br />
giá cũng như trong quan niệm về nhu cầu, đại đa số người dân nông thôn đã xác<br />
định được rất rõ có loại nhu cầu cần thiết, hợp lý (tức phù hợp với tiêu chí tiến<br />
bộ, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của nông thôn cũng như từng tầng lớp, nhóm<br />
người hay cá nhân người nông dân), bên cạnh đó cũng tồn tại những loại nhu<br />
cầu có khi cần thiết nhưng chưa phù hợp hoàn cảnh, cũng có khi không cần thiết<br />
hoặc thậm chí có những nhu cầu không có lợi với cộng đồng, nhóm, cá nhân.<br />
Cũng có thể có những nhu cầu có ích với nhóm người nhưng lại không có ích<br />
với cá nhân hoặc ngược lại... Vì thế, việc tìm hiểu kỹ, phân loại và định hướng<br />
nhu cầu văn hóa của người nông dân là vấn đề hết sức cần thiết. Không đề ra<br />
được một hệ thống tiêu chí phân loại nhu cầu của cộng đồng, gia đình, người<br />
dân, cá nhân ở nông thôn... thì rất dễ sa vào việc đáp ứng tràn lan mọi nhu cầu<br />
khi nó xuất hiện và không đạt được hiệu quả cao về văn hóa xã hội cũng như<br />
phát triển kinh tế. Đặc biệt, nhu cầu cao về một đời sống văn hóa lành mạnh, an<br />
toàn về đầu tư phát triển kinh tế hộ, về cập nhật thông tin, công nghệ, khoa học<br />
kỹ thuật nhằm áp dụng vào sản xuất và vào sinh hoạt văn hóa... là vấn đề hết<br />
sức quan trọng. Nó đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý văn hóa xã hội ở nông<br />
thôn hàng loạt vấn đề cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu ấy. Chẳng hạn: quy<br />
hoạch thiết chế văn hóa ra sao, quản lý hoạt động văn hóa thế nào; môi trường,<br />
môi sinh văn hóa làm sao... để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu này. Đó là<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
những điều phải suy nghĩ, tìm tòi, hoạch định từ trước nếu muốn có một tương<br />
lai tốt đẹp của đời sống văn hóa lành mạnh ở nông thôn.<br />
Để đáp ứng được nhu cầu văn hóa, cần có hoạt động văn hóa phong phú,<br />
phát triển. Hoạt động văn hóa ở nông thôn có một số điều đáng chú ý.<br />
Người dân nông thôn đánh giá rất cao hoạt động của truyền hình (và một<br />
phần phát thanh), cho rằng đây là hoạt động nổi trội, cập nhật, bổ ích. Kế đó là<br />
hoạt động thông tin báo chí. Rõ ràng, trong thời đại giao lưu, mở cửa và kinh tế<br />
thị trường, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò lớn trong đời sống<br />
cũng như việc hưởng thụ văn hóa của người dân nói chung và người nông dân<br />
nói riêng, mặc dù hiện nay phương tiện truyền thông ở làng xã còn ít. Bên cạnh<br />
đó, hoạt động lễ hội truyền thống, văn nghệ quần chúng và các phong trào văn<br />
hóa như phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phong trào<br />
xây dựng làng văn hóa và nhiều phong trào xã hội khác... cũng được đánh giá ở<br />
mức trung bình và có khả năng phát triển. Các hoạt động thư viện, bảo tàng,<br />
hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp chưa thực sự có chất lượng, chưa gắn bó<br />
được với đời sống quần chúng nhân dân nên chưa được ưa thích và ít phát huy<br />
tác dụng. Trong tương lai, các hoạt động này cần gắn chặt chẽ với truyền thông<br />
đại chúng để tạo cơ hội phát triển, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người nông<br />
dân. Đặc biệt, các hoạt động này ở nông thôn cần gắn với hệ thống truyền thông<br />
ở từng địa phương cụ thể.<br />
Có thể thấy, theo quan niệm của người dân nông thôn, muốn tăng cường<br />
hoạt động văn hóa và do đó, gia tăng mức độ hưởng thụ văn hóa của người nông<br />
dân thì phải kết hợp nhiều hình thức hoạt động, trong đó nổi bật là đẩy mạnh<br />
phong trào xây dựng gia đình văn hóa, tổ chức văn nghệ quần chúng ở địa<br />
phương, phát triển phong trào xây dựng làng văn hóa, xây dựng khu vui chơi<br />
giải trí, xây dựng phòng đọc sách... Như vậy người nông dân đánh giá cao các<br />
hình thức tạo điều kiện cho dân tự làm văn hóa. Những hình thức khác mang<br />
tính giao lưu, hưởng thụ thụ động như mời đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp, mời<br />
văn nghệ quần chúng nơi khác đến biểu diễn cũng được coi là quan trọng nhưng<br />
thực tế, chưa phải là hoạt động thường xuyên. Các hoạt động khác như tổ chức<br />
dịch vụ văn hóa, sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian, thông tin lưu động được<br />
đánh giá vừa phải, mặc dù đây là những hoạt động vô cùng quan trọng để góp<br />
phần xây dựng văn hóa nông thôn. Có thể nói, những hình thức hoạt động mà<br />
người nông dân có thể tham gia là những hoạt động được họ chú ý quan tâm,<br />
phù hợp với định hướng xã hội hóa văn hóa và xây dựng văn hóa cơ sở ở nông<br />
thôn. Tuy nhiên, về lâu dài, cần kết hợp được nhiều hình thức hoạt động trong<br />
một cụm thiết chế văn hóa ở nông thôn để vừa huy động tiềm năng của người<br />
<br />
2<br />
<br />
<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
nông dân vừa đem đến cho họ những giá trị văn hóa mới. Có như vậy hoạt động<br />
của thiết chế văn hóa mới thực sự đi vào đời sống người nông dân, đem lại lợi<br />
ích đích thực cho người nông dân.<br />
Cưới xin là một sinh hoạt văn hóa gắn bó với đời sống mỗi con người, mỗi<br />
gia đình, trở thành một hoạt động không thể thiếu trong cộng đồng, đặc biệt là<br />
cộng đồng người dân ở nông thôn.<br />
Thống kê cho thấy đám cưới ở nông thôn hiện nay có rất nhiều yếu tố xuất<br />
hiện và sự làm theo từng yếu tố của người nông dân cũng có những biến động<br />
phức tạp. Những yếu tố được nhiều người chú ý làm theo là: lễ gia tiên, lễ ăn<br />
hỏi, lễ lại mặt, lễ chạm ngõ... còn các yếu tố khác ít được quan tâm. Như vậy, có<br />
thể nói quy trình đám cưới hiện nay tuân thủ 4 yếu tố chính vừa nêu và phù hợp<br />
với tập tục cưới xin của người Việt, dù ở nông thôn hay đô thị. Còn tùy vào<br />
từng nhu cầu cụ thể của gia đình, tập tục cụ thể của từng địa phương mà đám<br />
cưới có thể xuất hiện những yếu tố phụ trợ như: cho của hồi môn, mượn người<br />
trải chiếu, lễ tơ hồng... Một điểm đáng chú ý là lệ nộp cheo, dù còn rất ít nhưng<br />
vẫn thể hiện sự tác động của lệ tục đối với đời sống tinh thần người nông dân ở<br />
một số thôn làng.<br />
Có thể nói, hoạt động cưới xin ở thôn làng đã có được những bước chuyển<br />
biến đáng kể, đã tiết kiệm, đỡ tốn kém, gọn gàng, không gây ảnh hưởng phức<br />
tạp cho xã hội và theo đời sống mới. Tuy nhiên, hiện nay ngoài sự kết hợp hài<br />
hòa cũ mới, hiện tượng cưới xin ở nông thôn đang tái xuất hiện một số yếu tố<br />
như ăn uống linh đình, rượu chè, bài bạc... là vấn đề nảy sinh cần chú ý. Cưới<br />
theo nếp sống mới, dù đang trở thành một vấn đề được tuyên truyền rộng, được<br />
cả xã hội quan tâm và đang thấm dần vào đời sống của các tầng lớp nhân dân<br />
lao động, song vẫn còn là vấn đề cần được tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và có giải<br />
pháp cũng như mô hình cụ thể, đặc biệt là ở nông thôn.<br />
Bên cạnh cưới xin, đối với đời sống người nông dân, tang lễ cũng là một<br />
sinh hoạt cần chú trọng. Cho dù hiện nay tồn tại cùng lúc nhiều hình thức tang<br />
lễ khác nhau, nhưng sự kế thừa những quy chế về tang ma truyền thống kết hợp<br />
với những yếu tố hiện đại có tính phù hợp đã trở thành xu thế tương đối mạnh<br />
trong tang lễ. Dù sao, vẫn còn tồn tại việc tang theo lối cũ với những hủ tục cần<br />
được xóa bỏ. Như vậy cần chú ý tới mối tương quan giữa các hình thức cũ và<br />
mới, sự kết hợp cũ - mới trong từng lớp người, từng nhóm đối tượng dân cư,<br />
từng địa phương cho phù hợp với cảm quan tâm lý, tính cách cộng đồng... trong<br />
việc thực hành tang lễ. Tuy nhiên xu thế kết hợp cũ và mới cũng như tang lễ<br />
đơn giản theo lối mới đang ngày càng mạnh và chiếm ưu thế.<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
Chỉ xét riêng về những yếu tố được nhiều người theo trong tang chế ở<br />
nông thôn, cũng có thể hình dung được phần nào độ phức tạp trong quan niệm<br />
của người nông dân về tang lễ. Đáng chú ý là các lễ cúng được nhiều người tuân<br />
thủ: cúng 3 ngày, cúng 49 ngày và cúng 100 ngày. Tiếp theo là các yếu tố khác<br />
như mời ban nhạc hiếu, che mặt người khuất, đốt vàng mã, đội mũ rơm, mặc áo<br />
xô... Tuy nhiên, ngoài việc chú trọng các ngày cúng thì tục che mặt người khuất,<br />
nhạc hiếu được phần lớn mọi người tuân thủ, các yếu tố còn lại thì tùy vào từng<br />
địa phương, từng làng, từng dòng họ, từng gia đình mà mỗi đám tang cụ thể có<br />
những sự lựa chọn khác nhau. Trừ một vài yếu tố chưa phù hợp như khóc<br />
mướn, quàn tại nhà quá 24-36 giờ thì những yếu tố xuất hiện trong tang lễ người<br />
nông dân là chấp nhận được trong tiến trình nghi lễ. Cái đáng để ý là xem xem<br />
họ tổ chức đám tang ra sao, có phù hợp với tập tục truyền thống cũng như tinh<br />
thần tang lễ mới không và quan trọng hơn, người nông dân tự đánh giá cái được<br />
và chưa được trong tổ chức tang lễ ở địa phương như thế nào. Vì thế trách<br />
nhiệm của các nhà quản lý xã hội, quản lý văn hóa ở nông thôn là hết sức nặng<br />
nề, trong đó đáng chú ý phải đưa các cuộc vận động về xây dựng làng văn hóa,<br />
gia đình văn hóa ăn sâu vào từng hộ dân để họ tiếp tục có những biến đổi tốt<br />
trong việc lễ tang và các việc khác, góp phần đẩy mạnh phong trào Toàn dân<br />
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.<br />
Lễ hội truyền thống được đánh giá là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân<br />
gian tổng thể, rất phù hợp và hữu ích với đời sống văn hóa tinh thần của người<br />
Việt Nam nói chung và người dân nông thôn nói riêng. Gần đây, lễ hội truyền<br />
thống được phục hồi ở nhiều địa phương, tạo nên một sinh hoạt văn hóa cộng<br />
đồng phong phú, bổ ích. Tuy nhiên, bên cạnh những cái được như: là dịp để<br />
cộng đồng dân cư tìm lại cội nguồn văn hóa thông qua thực hành lễ hội, tăng<br />
cường tình đoàn kết cộng đồng, gia đình trong làng xóm, mở ra môi trường sinh<br />
hoạt văn hóa, giải trí cho người nông dân..., hoạt động lễ hội ở nông thôn cũng<br />
như đô thị đang rất phức tạp, nảy sinh nhiều hiện tượng không phù hợp với<br />
chuẩn mực đạo đức và văn hóa của nước ta.<br />
Có thể thấy ở nông thôn, việc mở hội làng hàng năm là khá phổ biến và lễ<br />
hội, với yếu tố chủ đạo là nhân vật được phụng thờ, đã ăn nhập khá sâu vào tâm<br />
thức người nông dân. Bên cạnh việc định danh tính nhân vật được phụng thờ,<br />
việc tìm hiểu những hình thức nghi lễ chính trong lễ hội như rước, xách, tế, lễ...<br />
cho phép có một cái nhìn toàn diện hơn về đời sống tâm linh của người nông<br />
dân trong lễ hội và những yếu tố thu hút họ dự lễ hội. Người dân nông thôn ít<br />
được thưởng thức văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp, vì thế, ngoài văn nghệ<br />
quần chúng, với họ thì lễ hội truyền thống và những yếu tố cấu thành nó, mang<br />
<br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
ý nghĩa hết sức quan trọng. Lễ hội đã đáp ứng cả những nhu cầu chung mang<br />
tính cộng đồng lẫn những nhu cầu riêng tư của cá nhân con người từ giữ gìn<br />
truyền thống văn hóa, tăng cường giao kết cộng đồng, tấm lòng đối với những<br />
thế hệ trước... đến việc vui chơi thưởng ngoạn và cầu ước cho nguyện vọng<br />
riêng. Một số không nhiều người chưa hoặc không tham dự lễ hội cho biết lý do<br />
cản trở họ đến với lễ hội ở hai khía cạnh: phía lễ hội và phía bản thân họ. Cách<br />
thức tổ chức kém, những tệ nạn, hủ tục như mê tín dị đoan, ăn xin ăn mày, sự o<br />
ép về dịch vụ là nguyên nhân cản trở người nông dân đến với lễ hội. Tuy nhiên<br />
cũng có nguyên nhân do nhận thức và tri thức cá nhân: cảm thấy vô bổ, không<br />
có ích. Thực ra hoạt động lễ hội, như chúng ta từng biết, là hoạt động văn hóa<br />
nghệ thuật tổng hợp đáp ứng được cả một hệ thống nhu cầu của con người, hết<br />
sức bổ ích và có tác dụng. Vấn đề tuyên truyền, phổ biến giá trị của loại hình<br />
văn hóa cộng đồng này, vì thế, cần được tiếp tục đẩy mạnh.<br />
Nông thôn Việt Nam hiện còn lưu giữ khá nhiều phong tục tập quán cần<br />
chú tâm tìm hiểu. Trong số rất nhiều những phong tục ấy, có những làng có hầu<br />
như tất cả, có những làng còn lại vài phong tục chính, nhưng hầu như người<br />
nông dân nào cũng khẳng định sức mạnh, tính tích cực của phong tục, tập tục<br />
trong sinh hoạt văn hóa ở nông thôn. Về tập tục hiện có ở nông thôn, người dân<br />
chú ý lễ mừng thọ, cúng gia tiên, cúng ông công ông táo, tục lên lão, cúng thổ<br />
địa, cúng thành hoàng, lệ khuyến học, lệ bán con cho chùa, tục kết chạ, hội thi<br />
đọc sử làng, lễ thôi nôi... Như vậy, có thể thấy trong sự phong phú, thậm chí<br />
phức tạp của sự tồn tại các tập tục tại nông thôn, có sự tập trung tôn vinh một số<br />
tục đẹp, phù hợp với truyền thống sinh hoạt và văn hóa truyền thống như: lễ<br />
mừng thọ, lễ cúng gia tiên, tục lên lão, thờ thành hoàng, lệ khuyến học. Đó là xu<br />
hướng cần được hỗ trợ, khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần xem<br />
xét, nghiên cứu kỹ lưỡng để loại bỏ dần những hủ tục vẫn còn đây đó trong đời<br />
sống sinh hoạt làng xã, trong các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, đặc biệt<br />
là cầu cúng, hủ tục trong lễ hội...<br />
Trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự<br />
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sự phát triển kinh tế xã hội, văn<br />
hóa nông thôn đang đứng trước những thuận lợi cơ bản cũng như những thách<br />
thức không nhỏ. Sự biến động về quy luật phát triển và thực trạng biểu hiện của<br />
kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn vẫn đang diễn ra một cách nhanh chóng và<br />
chắc chắn sẽ có những thay đổi trong tất cả những yếu tố đã nêu. Nhưng dù có<br />
biến đổi thế nào, thì với những gì được thể hiện, văn hóa nông thôn cả nước nói<br />
chung vẫn giữ được cho mình những hằng số văn hóa. Đó là sinh hoạt văn hóa<br />
mang đậm nét dấu ấn, phong vị văn hóa văn minh nông nghiệp trồng lúa nước<br />
<br />
5<br />
<br />
<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />
với cơ cấu tổ chức xã hội thôn làng tương đối khép kín, nay có điều kiện để trở<br />
thành một pháo đài xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; là sự bền vững phong<br />
phú, đa dạng của các hoạt động văn hóa dân gian thôn làng kết hợp với sự gia<br />
tăng ngày càng nhiều hình thức sinh hoạt và thưởng thụ văn hóa hiện đại, tạo<br />
điều kiện cho người dân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nhiều hơn, cao hơn; là<br />
dân trí ngày càng được nâng cao bởi sự phát triển kinh tế hộ, kinh tế làng khiến<br />
mức sống của người dân tăng lên khá ổn định, tạo điều kiện gia tăng khả năng<br />
học tập, dịch chuyển, giao tiếp dưới nhiều hình thức; là ý chí vươn lên của<br />
người nông dân trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực học tập vốn có<br />
truyền thống từ xưa (với lệ khuyến học); là rất nhiều nét đẹp trong giao tiếp,<br />
ứng xử, thực hành văn hóa của người nông dân... Với hành trang văn hóa ấy<br />
người nông dân đang tự nâng mình để xây dựng nông thôn mới theo hướng<br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngày càng giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn<br />
minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh<br />
tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại, có mặt bằng dân trí và văn hóa cao.<br />
<br />
<br />
Nguồn: Tạp chí VHNT số 310, tháng 4-2010<br />
Tác giả: Hà Nhi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
<br />
<br />
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com)<br />