intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của 18FDG - PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn ung thư thực quản

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

88
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá khả năng của FDG-PET/CT phát hiện hạch, di căn xa trong chẩn đoán giai đoạn ung thư thực quản. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của 18FDG - PET/CT trong chẩn đoán giai đoạn ung thư thực quản

TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> VAI TRÒ CỦA 18FDG - PET/CT TRONG CHẨN ĐOÁN<br /> GIAI ĐOẠN UNG THƢ THỰC QUẢN<br /> Nguyễn Xuân Thanh*; Nguyễn Danh Thanh**; Mai Trọng Khoa*<br /> TÓM TẮT<br /> 100 bệnh nhân (BN) ung thư thực quản (UTTQ) được chụp PET/CT tại Trung tâm Y học Hạt<br /> nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 6 - 2011 đến 6 - 2012.<br /> Trên hình ảnh PET/CT phát hiện tổn thương u nguyên phát ở 100% BN UTTQ. Hình ảnh PET/CT<br /> cho phép phát hiện hạch và di căn xa tốt hơn, làm thay đổi tỷ lệ chẩn đoán các giai đoạn bệnh ở<br /> 35/100 BN (35%), trong đó, 91,7% BN giai đoạn I, 60,7% BN giai đoạn II và 16,7% BN giai đoạn III<br /> được chuyển giai đoạn cao hơn.<br /> * Từ khóa: Ung thư thực quản; Kỹ thuật PET/CT.<br /> <br /> CLINICAL VALUE OF 18FDG - PET/CT<br /> IN diagnosis of STAGING OF ESOPHAGEAL CANCER<br /> SUMMARY<br /> 100 patients with esophageal cancer were taken PET/CT at the Center of Nuclear Medicine and<br /> Oncology, Bachmai Hospital from 6 - 2011 to 6 - 2012.<br /> On PET/CT image, primary tumors were found in 100% of patients with esophageal cancer,<br /> better assessment of node metastases, better detection of distant metastases. 35% of patients<br /> diagnosed with changing stage, including 91.7% of patients with stage I; 60.7% of patients with stage<br /> II and 16.7% of patients with stage III were upgraded after PET/CT.<br /> * Key words: Esophageal cancer; PET/CT.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Kỹ thuật PET (Positron Emission Tomography)<br /> - cắt lớp dựa trên sự phát bức xạ positron<br /> là một phương pháp ghi hình y học hạt<br /> nhân, thông qua xác định chức năng chuyển<br /> hóa của mô tại vùng không can thiệp. Hợp<br /> chất đánh dấu chủ yếu dùng trong PET là<br /> fluoro-2-deoxy-D-glucose (FDG).<br /> FDG-PET/CT là phương pháp chẩn đoán<br /> không xâm nhập, có độ nhạy, độ đặc hiệu và<br /> <br /> độ chính xác cao trong phát hiện tổn thương,<br /> đặc biệt tổn thương di căn hạch, di căn xa,<br /> giúp chẩn đoán chính xác giai đoạn bệnh,<br /> định hướng lựa chọn phương pháp điều trị<br /> thích hợp đối với người bệnh, theo dõi đáp<br /> ứng với điều trị, phát hiện tái phát, di căn<br /> [1, 2]. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy<br /> PET/CT đã giúp thay đổi quyết định điều trị<br /> chuẩn xác hơn > 30% trường hợp BN ung<br /> thư [2, 7].<br /> <br /> * Bệnh viện Bạch Mai<br /> ** Bệnh viện 103<br /> Chịu trách nhiệm nội dung khoa học: GS. TS. Phạm Gia Khánh<br /> GS. TS. Lê Trung Hải<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> Tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung<br /> bướu, Bệnh viện Bạch Mai, hệ thống PET/CT<br /> được đưa vào hoạt động từ năm 2010, đã<br /> chẩn đoán cho nhiều BN ung thư khác<br /> nhau, trong đó có UTTQ [1]. Đề tài này<br /> được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá<br /> khả năng của FDG-PET/CT phát hiện hạch,<br /> di căn xa trong chẩn đoán giai đoạn UTTQ.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> 100 BN UTTQ được chẩn đoán xác định<br /> bằng kết quả mô bệnh học và chụp PET/CT<br /> để chẩn đoán, xác định giai đoạn trước điều<br /> trị tại Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu,<br /> Bệnh viện Bạch Mai từ 6 - 2011 đến 6 - 2012.<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> Ghi hình trên máy PET/CT Biograph 6.<br /> Dược chất phóng xạ: 18FDG (2-fluoro-2deoxy-D-glucose), do Trung tâm Cyclotron,<br /> Bệnh viện TWQĐ 108 cung cấp. Liều dùng:<br /> 0,15 - 0,2 mCi/kg cân nặng (7 - 12 mCi).<br /> Chẩn đoán giai đoạn khi chưa sử dụng<br /> hình ảnh PET/CT dựa theo kết quả nội soi<br /> thực quản có sinh thiết, CT (trong khi chụp<br /> PET/CT), siêu âm ổ bụng… Đánh giá số tổn<br /> thương u, hạch và di căn xa phát hiện được<br /> trên CT so với PET/CT. Phân tích các nhóm<br /> BN ở từng giai đoạn phải chuyển lên giai<br /> đoạn cao hơn sau khi phát hiện thêm di căn<br /> hạch vùng và di căn xa trên PET/CT.<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 100 BN UTTQ, trong đó, nam giới là chủ yếu (91%), tỷ lệ nam/nữ là 9:1 (p < 0,01).<br /> UTTQ gặp nhiều hơn ở đoạn 1/3 giữa (49%); sau đó đến đoạn 1/3 dưới (30%), ít gặp<br /> hơn ở đoạn 1/3 trên (21%). Kích thước u nhỏ nhất 1 cm, lớn nhất 12 cm. Đa số là ung thư<br /> biểu mô vảy (92%). Ung thư biểu mô tuyến chỉ 8%, đều ở đoạn 1/3 dưới thực quản.<br /> * PET/CT phát hiện u, hạch, di căn xa:<br /> U nguyên phát: 100 BN (100%); hạch trung thất: 45 BN (45%); hạch cổ, hạch thượng<br /> đòn: 22 BN (22%); hạch ổ bụng: 10 BN (10%); di căn gan: 11 BN (11%); di căn phổi: 18 BN<br /> (18%); di căn xương: 13 BN (13%). Đặc biệt, PET/CT phát hiện 13 BN có di căn xương mà<br /> trên CT không phát hiện được.<br /> <br /> Hình 1: PET/CT phát hiện hạch trung thất.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> Hình 2: PET/CT phát hiện di căn xương.<br /> <br /> Hình 3: UTTQ di căn hạch ổ bụng trên PET/CT.<br /> <br /> Hình 4: Di căn gan trên PET/CT.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> Bảng 1: Thay đổi phân giai đoạn sau khi<br /> có hình ảnh PET/CT.<br /> GIAI ĐOẠN<br /> THỜI ĐIỂM<br /> <br /> TỔNG<br /> <br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> III<br /> <br /> IV<br /> <br /> Trước khi PET/CT<br /> <br /> 12<br /> <br /> 28<br /> <br /> 42<br /> <br /> 18<br /> <br /> 100<br /> <br /> Sau khi chụp PET/CT<br /> <br /> 1<br /> <br /> 13<br /> <br /> 43<br /> <br /> 43<br /> <br /> 100<br /> <br /> Bảng 2: Số BN tăng giai đoạn sau PET/CT.<br /> TRƯỚC PET/CT<br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> III<br /> <br /> 11<br /> 17<br /> <br /> SAU PET/CT<br /> IV<br /> <br /> I<br /> <br /> II<br /> <br /> III<br /> <br /> IV<br /> <br /> 2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 8<br /> <br /> 7<br /> <br /> 10<br /> <br /> 7<br /> 35<br /> <br /> 7<br /> 35<br /> <br /> Chẩn đoán giai đoạn chính xác là yếu tố<br /> quyết định để lựa chọn phương pháp điều<br /> trị thích hợp [6]. Khi chưa có hình ảnh<br /> PET/CT, phân giai đoạn dựa vào lâm sàng,<br /> nội soi thực quản CT. Sau khi chụp PET/CT,<br /> BN được đánh giá lại giai đoạn bệnh dựa<br /> trên tổn thương mới được phát hiện.<br /> Theo nghiên cứu của chúng tôi, số trường<br /> hợp phát hiện được tổn thương di căn trên<br /> PET/CT nhiều hơn so với CT, chủ yếu là do<br /> PET/CT phát hiện thêm khối u nguyên phát,<br /> các di căn hạch kích thước nhỏ < 1,2 cm và<br /> tổn thương di căn xa. Số trường hợp được<br /> phát hiện thêm bao gồm: 10 BN (10%) xác<br /> định có u nguyên phát tại thực quản; 20 BN<br /> (20%) có di căn hạch trung thất; 12 BN<br /> (12%) có di căn hạch cổ, hạch thượng đòn,<br /> 5 BN (5%) có di căn hạch ổ bụng, 3 BN (3%)<br /> có di căn nốt nhỏ trong gan, 8 BN (8%) có<br /> nốt di căn phổi mà trên hình ảnh CT đơn<br /> thuần chưa phát hiện được. Đặc biệt, 13 BN<br /> (13%) có di căn xương chỉ thấy được trên<br /> PET/CT. Tổng số 35/100 BN (35%) phải thay<br /> đổi giai đoạn. Trong số 11 BN, 2 BN giai<br /> <br /> đoạn I chuyển lên giai đoạn II, 1 BN chuyển<br /> lên giai đoạn III, 8 BN chuyển lên giai đoạn<br /> IV do phát hiện thêm tổn thương di căn<br /> hạch trung thất và di căn xa; 17 BN từ giai<br /> đoạn II phát hiện thêm tổn thương hạch<br /> trung thất (hạch vùng) và di căn xa chuyển<br /> lên giai đoạn III (7 BN) và lên giai đoạn IV<br /> (10 BN); 7 BN từ giai đoạn III phát hiện<br /> thêm các tổn thương di căn xa chuyển giai<br /> đoạn IV.<br /> Việc xác định lại giai đoạn này có ý<br /> nghĩa rất quan trọng, vì nó quyết định chiến<br /> lược điều trị. Nếu 11 BN khi chưa chụp<br /> PET/CT xác định là giai đoạn I và 17 BN<br /> giai đoạn II thì sẽ phẫu thuật triệt c¨n, tạo<br /> hình thực quản nếu vị trí u ở 1/3 giữa và<br /> dưới. Nhưng sau chụp PET/CT, phát hiện<br /> thêm di căn chuyển lên giai đoạn III và IV,<br /> chỉ định phẫu thuật không còn ý nghĩa,<br /> phương hướng điều trị mới sẽ là xạ trị kết<br /> hợp hóa chất.<br /> PET/CT không chỉ đưa ra quyết định<br /> điều trị chính xác mà còn tiên lượng được<br /> bệnh của BN từ chỗ có thể điều trị triệt căn,<br /> tiên lượng bệnh tốt thành điều trị triệu<br /> chứng, tiên lượng xấu, ước tính thời gian<br /> sống còn giảm, giúp gia đình BN chuẩn bị<br /> tốt tâm lý, hỗ trợ bác sỹ và BN trong quá<br /> trình điều trị bệnh [3, 4, 7].<br /> KẾT LUẬN<br /> Trên hình ảnh PET/CT phát hiện tổn<br /> thương u nguyên phát ở 100% BN UTTQ.<br /> So với hình ảnh CT thông thường, hình ảnh<br /> PET/CT cho phép phát hiện hạch và di căn<br /> xa tốt hơn: phát hiện thêm 20% BN di căn<br /> hạch trung thất; 12% BN di căn hạch cổ và<br /> thượng đòn; 5% BN di căn hạch bụng; 3%<br /> BN có di căn gan và 8% BN di căn phổi.<br /> PET/CT phát hiện 13% BN di căn xương<br /> mà trên CT không phát hiện được.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2013<br /> <br /> Phát hiện di căn hạch và di căn xa trên<br /> PET/CT đã làm thay đổi chẩn đoán giai<br /> đoạn bệnh ở 35/100 BN (35%), trong đó,<br /> 91,7% BN giai đoạn I, 60,7% BN giai đoạn<br /> II và 16,7% BN giai đoạn III được chuyển<br /> giai đoạn cao hơn.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Mai Trọng Khoa vµ CS. Nghiên cứu giá trị<br /> của PET trong chẩn đoán UTTQ. Y học Việt<br /> Nam. 2011, số 2, tập 368, tr.10-15.<br /> 2. Cheze-Le Rest C, Metges JP, Teyton P, et<br /> al. Prognostic value of initial fluorodeoxyglucosePET in esophageal cancer: a prospective study.<br /> Nucl Med Commun. 29 (7), pp. 628-635.<br /> <br /> 4. Heeren PA, Jager PL, Bongaerts F.<br /> Detection of hepatic metastases in esophageal<br /> cancer with FDG PET. J Nucl Med. 2004, Jun,<br /> 45 (6), pp.980-987.<br /> 5. Kole A.C, Plukker J.T, Nieweg O.E.<br /> Positron emission tomography for staging of<br /> oesophageal and gastroesophageal malignancy.<br /> Br J Cancer. 1998, Aug, 78 (4), pp.521-527.<br /> 6. UICC. UICC staging for esophageal cancer.<br /> TNM classification of malignant tumours. 5th ed<br /> New York: Wiley-Liss, Inc. 2007.<br /> 7. Yoon YC, Lee KS, Shim YM. Metastasis to<br /> regional lymph nodes in patients with esophageal<br /> squamous cell carcinoma: CT versus FDG PET<br /> for presurgical detection prospective study.<br /> Radiology. 2003, Jun, 227 (3), pp.764-770.<br /> <br /> 3. Flanagan FL, Dehdashti F, Siegel BA. Staging<br /> of esophageal cancer with 18F-fluorodeoxyglucose<br /> positron emission tomography. AJR Am J<br /> Roentgenol. 1997, Feb, 168 (2), pp.417-424.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 8/10/2012<br /> Ngày giao phản biện: 28/11/2012<br /> Ngày giao bản thảo in: 28/12/2012<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2