Đặng Văn Duy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
186(10): 97 - 103<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA ATK ĐỊNH HÓA TRONG CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC<br />
THU - ĐÔNG NĂM 1947<br />
Đặng Văn Duy 1*, Nguyễn Thị Hoa2<br />
1Trường<br />
2Trường<br />
<br />
Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên<br />
Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cách đây 71 năm trên địa bàn Việt Bắc đã diễn ra một sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt<br />
Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bộ Tổng chỉ huy và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt<br />
Bắc đã đánh bại cuộc tấn công chiến lược Thu - Đông năm 1947 của Pháp lên Việt Bắc. Góp công<br />
vào chiến thắng hào hùng đó, quân và dân tỉnh Thái Nguyên nói chung và Định Hóa nói riêng đã<br />
ra sức chiến đấu đánh bại các cuộc càn quét của địch, bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cơ quan đầu<br />
não kháng chiến đặt tại ATK Định Hóa. Bài viết tập trung làm nổi bật vai trò của ATK Định Hóa<br />
trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.<br />
Từ khóa: ATK; Định Hóa; Thái Nguyên; Việt Bắc Thu - Đông…<br />
<br />
MỞ ĐẦU *<br />
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại<br />
xâm lược lan rộng trong phạm vi cả nước,<br />
hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng<br />
chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh<br />
(19/12/1946), quân dân ta đã kiên quyết chiến<br />
đấu, bao vây, giam chân địch trong các vùng<br />
đô thị, cản chậm bước tiến quân xâm lược của<br />
kẻ thù. Đặc biệt, cuộc chiến đấu “quyết tử cho<br />
Tổ quốc quyết sinh” của quân dân Thủ đô Hà<br />
Nội trong gần hai tháng đã kéo dài thời gian<br />
cần thiết để cơ quan đầu não, lực lược chủ lực<br />
và các cơ sở kinh tế, quốc phòng của ta kịp<br />
thời sơ tán về An toàn khu (ATK) Trung<br />
ương ở chiến khu Việt Bắc. Từ đó ATK Định<br />
Hóa - Thái Nguyên trở thành “Thủ đô kháng<br />
chiến”, nơi khởi nguồn những quyết sách,<br />
những chiến dịch quan trọng đưa cuộc kháng<br />
chiến trường kì anh dũng của nhân dân ta đến<br />
thắng lợi hoàn toàn.<br />
NỘI DUNG<br />
ATK Định Hóa - nơi khởi nguồn thắng<br />
lợi trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông<br />
năm 1947<br />
Chiếm được Hà Nội và các vùng đô thị lân<br />
cận trong cảnh đổ nát tan hoang bởi chủ<br />
trương “tiêu thổ kháng chiến” của ta, thực dân<br />
Pháp không thể kết thúc chiến tranh như ý<br />
muốn. Tình hình kinh tế khó khăn và chính trị<br />
*<br />
<br />
rối ren ở nước Pháp buộc giới cầm quyền phải<br />
tính tới kế hoạch tấn công lên Việt Bắc để kết<br />
thúc cuộc chiến trong chiến lược “đánh<br />
nhanh, thắng nhanh”.<br />
Kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của quân đội<br />
Pháp do tướng Xalăng vạch ra được chính<br />
phủ Pháp phê chuẩn tháng 7/1947 nhằm tiêu<br />
diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt<br />
quân chủ lực của ta, phá hoại kho tàng xưởng<br />
máy, bao vây khóa chặt biên giới, cố giành<br />
thắng lợi quân sự để tập hợp lực lượng phản<br />
động lập chính phủ tay sai và hi vọng sớm kết<br />
thúc chiến tranh.<br />
Sáng sớm ngày 7/10/1947, cuộc tấn công của<br />
quân Pháp lên Việt Bắc mở màn. 8 giờ 15<br />
phút, 1.200 quân dù do đại tá Sôvanhắc chỉ<br />
huy nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn. 14 giờ 30<br />
phút, toán thứ hai nhảy dù chiếm thị trấn Chợ<br />
Mới. Cùng ngày, 7000 lính thuộc binh đoàn<br />
bộ binh do Bôphơrê chỉ huy, từ Lạng Sơn<br />
ngược đường số 4 lên Na Sầm, Thất Khê,<br />
đánh lên Cao Bằng rồi vòng xuống hội quân<br />
với binh đoàn dù ở Bắc Kạn, hòng bao vây<br />
Việt Bắc từ phía Đông và Đông Bắc.<br />
Trên hướng Tây, ngày 9/10/1947, một binh<br />
đoàn bộ binh và lính thủy đánh bộ gần 2.200<br />
quân do Commuynan chỉ huy, từ Hà Nội<br />
ngược sông Hồng và sông Lô lên Tuyên<br />
Quang, theo sông Gâm vào Chiêm Hóa, hình<br />
thành gọng kìm bao vây căn cứ địa Việt Bắc<br />
từ phía Tây và Tây Bắc. Pháp dự kiến hợp hai<br />
<br />
Tel: 0979230601; Email: vanduyvc@gmail.com<br />
<br />
97<br />
<br />
Đặng Văn Duy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cánh quân tại Đài Thị (Chiêm Hóa), hình<br />
thành 2 gọng kìm bao vây Việt Bắc từ phía<br />
Đông và Tây, sau đó tỏa ra càn quét, lùng bắt<br />
cán bộ, tiêu diệt chủ lực của ta.<br />
Trước nguy cơ Căn cứ địa Việt Bắc bị bao<br />
vây bởi các gọng kìm của địch, chiều ngày<br />
14/10/1947, tại đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc,<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí<br />
Thường vụ Trung ương Đảng đã họp bàn và<br />
thông qua chỉ thị lịch sử: “Phải phá tan cuộc<br />
tấn công mùa Đông của giặc Pháp”. Kết thúc<br />
cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định:<br />
“Tình hình cực kì rối ren về chính trị ở Pháp<br />
và phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa<br />
đã dẫn Pháp đến chỗ muốn kết thúc sớm<br />
chiến tranh Đông Dương. Chúng chỉ tấn công<br />
ồ ạt lúc đầu. Nếu ta thực hiện đánh địch khắp<br />
nơi, buộc chúng dàn mỏng lực lượng đối phó,<br />
chúng sẽ thất bại. Ta giữ gìn được chủ lực<br />
qua mùa đông này coi như thắng lợi. Nếu<br />
chuyến này chúng không thắng nhanh để kết<br />
thúc chiến tranh thì cục diện sẽ đổi mới có lợi<br />
cho ta” [1, tr.170-171].<br />
Ngày 15/10/1947, Ban Thường vụ Trung ương<br />
Đảng ra Chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tấn công<br />
mùa Đông của giặc Pháp” với nội dung:<br />
Về phía địch: Chỉ thị vạch ra âm mưu và cách<br />
đánh của quân Pháp trong cuộc tấn công lên<br />
Việt Bắc: “Triệt để lợi dụng ưu điểm về kĩ<br />
thuật, nhảy quãng khá xa sau lưng ta, đánh<br />
những vố bất ngờ làm cho ta không kịp đối<br />
phó. Bao vây căn cứ địa chính và tìm cách<br />
tiêu diệt quân chủ lực của ta”. Đồng thời, Chỉ<br />
thị nhận định tình thế của quân Pháp trong<br />
cuộc tấn công lên Việt Bắc: “Địch cố chiếm<br />
những cứ điểm trọng yếu kể cả thị trấn miền<br />
biên giới, những đường giao thông lớn; đồng<br />
thời quét vùng đồng bằng… Nhưng lực lượng<br />
của chúng có hạn nên cuộc tấn công này chỉ ồ<br />
ạt lúc đầu. Rồi đây do sự phản công cố gắng<br />
của ta, địch bắt buộc phải thu hẹp địa bàn<br />
chiếm đóng và quay ra thế thủ… Cuộc tấn<br />
công này của địch không tỏ ra chúng mạnh,<br />
có đủ sức đánh ta khắp mặt trận, mà tỏ ra<br />
chúng yếu, phải mạo hiểm” [2, tr.316].<br />
98<br />
<br />
186(10): 97 - 103<br />
<br />
Về phía ta: Chỉ thị vạch rõ phương hướng<br />
hành động cho quân dân ta để phá tan cuộc<br />
tấn công của quân Pháp: “Giam chân địch tại<br />
mấy căn cứ chúng vừa chiếm, bao vây những<br />
căn cứ đó; triệt để làm vườn không nhà trống,<br />
chung quanh chỗ địch chiếm đóng, khiến cho<br />
chúng không thể ăn cướp của dân mà tự cấp<br />
được; đột kích tiêu diệt địch ở những cứ điểm<br />
chúng mới chiếm trước khi chúng củng cố<br />
được vị trí; chặt đứt giao thông liên lạc giữa<br />
các cứ điểm của địch, không cho chúng tiếp<br />
ứng và tiếp tế; tập trung quân ở những nơi cơ<br />
động, tránh phân tán làm ảnh hưởng đến sử<br />
dụng khi cần thiết; chúng ta phải trấn tĩnh đối<br />
phó, giữ gìn chủ lực nhưng cũng phải nhằm<br />
những chỗ yếu của địch mà đánh những trận<br />
vang dội, những trận tiêu diệt” [2, tr.319].<br />
Thường vụ Trung ương Đảng chỉ thị cho quân<br />
dân Việt Bắc cùng với cả nước phải “làm cho<br />
địch thiệt hại nặng nề không gượng lại được<br />
sau chiến dịch mùa Đông này”.<br />
Chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công mùa<br />
Đông của giặc Pháp” của Thường vụ Trung<br />
ương Đảng vừa cụ thể hóa nhiệm vụ chiến<br />
lược trong cả thời kì kháng chiến vừa là sách<br />
lược thắng địch trong cuộc tấn công mùa<br />
Đông của chúng. Chỉ thị có ý nghĩa quyết<br />
định thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947 của quân và dân ta.<br />
ATK Định Hóa - nơi đứng chân của các cơ<br />
quan lãnh đạo, chỉ huy trong chiến dịch<br />
Việt Bắc Thu - Đông năm 1947<br />
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc<br />
chống thực dân Pháp bùng nổ. Dưới sự lãnh<br />
đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí<br />
Minh, quân dân cả nước khẩn trương chuyển<br />
sang chiến đấu trên các mặt trận thành thị,<br />
nông thôn. Vấn đề có tầm quan trọng sống còn<br />
là tạo lập căn cứ địa hậu phương của cuộc<br />
kháng chiến. Với tầm nhìn xa, trông rộng,<br />
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã<br />
quyết định chọn Việt Bắc làm căn cứ đầu não<br />
lãnh đạo kháng chiến. Từng đoàn cán bộ, đội<br />
công tác đặc biệt của Trung ương, Chính phủ<br />
do đồng chí Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng<br />
Ninh dẫn đầu đã lên Việt Bắc và quyết định<br />
<br />
Đặng Văn Duy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chọn địa bàn các huyện: Sơn Dương, Định<br />
Hóa, Chợ Đồn, Đại Từ, Võ Nhai, Chiêm Hóa,<br />
Yên Sơn, Phú Lương làm ATK Trung ương,<br />
trong đó Định Hóa là trung tâm của căn cứ địa<br />
Việt Bắc trong cuộc kháng chiến.<br />
Từ sau ngày toàn quốc kháng chiến đến cuối<br />
tháng 3 đầu tháng 4/1947, các cơ quan Trung<br />
ương Đảng, Nhà nước, Quân đội, Mặt trận,<br />
các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục… đã<br />
lần lượt lên đóng tại nhiều địa điểm ở Định<br />
Hóa cũng như các nơi khác thuộc ATK Trung<br />
ương trong căn cứ địa Việt Bắc. Tại Định Hóa,<br />
cơ quan Trung ương Đảng và Tổng Bí thư<br />
Trường Chinh đóng ở Nà Mòn (Phú Đình),<br />
Phụng Hiển (Điềm Mặc)… Cơ quan Chính<br />
phủ và nơi làm việc của Phó Thủ tướng Phạm<br />
Văn Đồng ở Thẩm Khảm, Thẩm Giạc (Phú<br />
Đình). Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy quân<br />
đội và Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở tại xóm<br />
Đồng Chua (Thanh Định), xóm gốc Hồng<br />
(Quy Kỳ), xóm Bảo Biên (Bảo Linh), xóm<br />
Khẩu Hấu, Khẩu Tràng (Điềm Mặc). Bộ Tổng<br />
tham mưu đóng tại Đồng Đau (Định Biên),<br />
Phú Đình, Quý Kỳ, Bình Yên, Quảng Nạp.<br />
Xưởng quân giới được xây dựng ở Trung<br />
Lương, Định Biên, Đồng Thịnh [3, tr.112].<br />
Ngày 20/5/1947, từ làng Xảo (xã Hợp Thành,<br />
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Chủ<br />
tịch Hồ Chí Minh chuyển về Điềm Mặc (Định<br />
Hóa). Lán ở của Người được dựng trên đồi<br />
Khau Tý (thôn Nà Tra). Người ở đây đến<br />
ngày 11/10/1947, thì di chuyển sang Liên<br />
Minh (Võ Nhai). Ngày 28/11/1947, Người lại<br />
rời Liên Minh về Phú Đình. Trong suốt thời<br />
gian diễn ra chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông<br />
năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh linh hoạt di<br />
chuyển vị trí bí mật, sống và làm việc trong<br />
các bản làng đồng bào dân tộc của chiến khu<br />
Việt Bắc. Song, do cơ quan Trung ương<br />
Đảng, Bộ Tổng tư lệnh ở Định Hóa nên phần<br />
lớn trong khoảng thời gian ấy Người sống và<br />
làm việc tại Định Hóa.<br />
Địa thế hiểm trở, núi rừng bạt ngàn là một<br />
trong những yếu tố đảm bảo cho Định Hóa trở<br />
thành địa điểm xây dựng ATK của Trung<br />
ương, chủ yếu thuộc địa phận các xã: Phú<br />
<br />
186(10): 97 - 103<br />
<br />
Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên.<br />
Bốn xã này đều cách xa trục đường giao<br />
thông chính. Phía Tây có dãy núi Hồng án<br />
ngữ tạo nên bức tường thành kiên cố. Trong<br />
khu vực bốn xã có nhiều khe suối chảy qua<br />
rất thuận lợi cho việc sinh hoạt và trồng trọt.<br />
Xen kẽ giữa các thôn, bản là những đồi cây<br />
rậm rạp, tạo thành bức màn che phủ kín<br />
đường đi lối lại và nhà ở bên trong. Bốn xã là<br />
nơi đặt các cơ quan đầu não của cuộc kháng<br />
chiến, gồm Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ<br />
Quốc phòng - Tổng chỉ huy, Bộ Tổng tham<br />
mưu… Ngoài khu vực bốn xã, hầu hết các xã<br />
trong huyện Định Hóa đều có các cơ quan<br />
Trung ương, các đồng chí lãnh đạo cấp cao<br />
của Đảng, Nhà nước, quân đội… đến ở và<br />
làm việc.<br />
Trách nhiệm lớn nhất, quan trọng nhất của<br />
Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Định Hóa là<br />
bảo vệ an toàn tuyệt đối lãnh tụ Hồ Chí Minh,<br />
cơ quan đầu não kháng chiến, các cơ quan<br />
phục vụ kháng chiến. Đây là những mục tiêu<br />
hàng đầu kẻ thù luôn âm mưu tìm diệt. Trong<br />
khi đó, lực lượng bảo vệ của Trung ương chỉ<br />
có đại đội cảnh vệ 15 với 145 cán bộ, chiến sĩ,<br />
bình quân mỗi chiến sĩ phải bảo vệ 4km2. Một<br />
mạng lưới bảo vệ quá mỏng, khó có thể đảm<br />
bảo an toàn cho cơ quan đầu não kháng chiến.<br />
Theo tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chủ tịch, lực<br />
lượng bảo vệ quan trọng nhất, tin cậy nhất<br />
vẫn là nhân dân. Đồng bào và chiến sĩ dân<br />
quân du kích trong huyện là hàng rào thép<br />
bảo vệ tuyệt đối an toàn Chính phủ kháng<br />
chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.<br />
Nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của một địa<br />
bàn được Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch<br />
chọn làm căn cứ kháng chiến, đồng bào các<br />
dân tộc huyện Định Hóa sẵn sàng hi sinh hết<br />
thảy cho sự nghiệp kháng chiến toàn thắng.<br />
Nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất để có<br />
lương thực thực phẩm nuôi mình và cung cấp<br />
cho kháng chiến, ủng hộ tre, gỗ, lá cọ và hàng<br />
vạn ngày công để xây dựng nơi ở và làm việc,<br />
kho tàng, nhà xưởng cho các cơ quan kháng<br />
chiến. Nhờ có sự đùm bọc che chở và giúp đỡ<br />
của đồng bào các dân tộc Định Hóa nói riêng<br />
và nhân dân Việt Bắc nói chung, trong suốt<br />
99<br />
<br />
Đặng Văn Duy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thời gian diễn ra chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947, các cơ quan đầu não của<br />
cuộc kháng chiến đặt tại Định Hóa được bảo<br />
vệ an toàn.<br />
Trong phần lớn thời gian diễn ra chiến dịch<br />
Việt Bắc Thu - Đông (từ ngày 7/10 đến ngày<br />
21/12/1947), các cơ quan đầu não của cuộc<br />
kháng chiến như: Trung ương Đảng, Chính<br />
phủ, Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy, Bộ Tổng<br />
tham mưu… đặt tại ATK Định Hóa và cũng tại<br />
nơi đây, nhiều quyết sách quan trọng đã ra đời<br />
để chỉ đạo chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông:<br />
Ngay đêm 7/10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh<br />
đã có cuộc hội ý với các đồng chí Thường vụ<br />
Trung ương và đồng chí Tổng chỉ huy tại nơi<br />
ở của Người thuộc xã Điềm Mặc, Người phân<br />
tích tình hình chiến sự và kế hoạch phiêu lưu<br />
của thực dân Pháp: nhảy dù sâu vào trung tâm<br />
căn cứ địa Việt Bắc, địch giành được bất ngờ<br />
nhưng rõ ràng là chúng hành động mạo hiểm.<br />
Chúng phải mạo hiểm vì hòng đánh đòn quyết<br />
định, giành một thắng lợi quân sự vang dội,<br />
tạo điều kiện ép ta phải nhận những điều kiện<br />
thương lượng để kết thúc chiến tranh. Người<br />
cho rằng dù lực lượng địch có huy động lên<br />
đến một, hai vạn tên thì trên địa bàn rộng lớn<br />
của Việt Bắc như vậy lực lượng của chúng<br />
phải căng mỏng, quân có thể đông nhưng<br />
không tạo được sức mạnh. Từ nhận định đó,<br />
Người chỉ rõ: “kẻ địch muốn tạo thành một<br />
cái ô cụp xuống Việt Bắc. Chúng hy vọng cụp<br />
ô lại, trên đánh xuống, dưới đánh lên, sẽ phá<br />
được cơ quan đầu não kháng chiến. Chúng<br />
mạnh ở hai gọng kìm. Nếu ta bẻ gãy gọng<br />
kìm thì cái ô của địch cụp xuống sẽ trở thành<br />
ô rách” [4, tr.195-196].<br />
Ngày 8/10/1947, tại Điềm Mặc, Chủ tịch Hồ<br />
Chí Minh ra lời kêu gọi nhân dân, bộ đội, dân<br />
quân du kích ra sức tiêu diệt địch. Cùng ngày<br />
Bộ Tổng chỉ huy ra nhật lệnh kêu gọi bộ đội,<br />
dân quân tự vệ ra sức chiến đấu phá tan cuộc<br />
tấn công mùa khô của địch, đồng thời ra lệnh<br />
cho quân dân cả nước tích cực phối hợp với<br />
Việt Bắc để phá tan cuộc tấn công của chúng.<br />
Ngày 15/10/1947, Thường vụ Trung ương<br />
Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tấn công<br />
100<br />
<br />
186(10): 97 - 103<br />
<br />
mùa Đông của giặc Pháp”, vạch rõ thực lực<br />
của địch, chỉ ra phương hướng hành động cụ<br />
thể cho quân và dân Việt Bắc cũng như cả<br />
nước để đập tan cuộc tấn công của thực dân<br />
Pháp, bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.<br />
Quân và dân Định Hóa góp phần đập tan<br />
kế hoạch Xanh - tuya, làm thất bại cuộc<br />
tấn công của quân Pháp lên căn cứ địa Việt<br />
Bắc trong Thu - Đông năm 1947, bảo vệ an<br />
toàn cho cơ quan đầu não kháng chiến<br />
Sau khi bước thứ nhất của cuộc tấn công lên<br />
Việt Bắc mang mật danh Lê a không mang lại<br />
kết quả. Chỉ huy quân Pháp buộc phải chuyển<br />
sang bước hai, với tên gọi Xanh-tuya, vừa rút<br />
lui, vừa càn quét khu tứ giác Tuyên Quang Thái Nguyên - Việt Trì - Phủ Lạng Thương.<br />
Hướng càn quét chủ yếu của địch là Thái<br />
Nguyên, do địch phán đoán cơ quan đầu não<br />
kháng chiến của ta cùng với bộ đội chủ lực<br />
đang hoạt động lập trung ở khu vực núi đá<br />
Đình Cả (Võ Nhai) và tại vùng Định Hóa, Đại<br />
Từ. Trong gần 8000 quân ném vào cuộc hành<br />
quân này được chia thành 7 liên đoàn, trong<br />
đó 3 liên đoàn được giao càn quét Thái<br />
Nguyên nhằm tìm bắt cho bằng được cơ quan<br />
đầu não kháng chiến, tiêu diệt lực lượng chủ<br />
lực, phá căn cứ địa.<br />
Theo tài liệu ta thu được của địch, trong cuộc<br />
hành quân Xanh-tuya, địch âm mưu chiếm<br />
Chợ Chu từ nhiều hướng. Từ Bắc Kạn, Chợ<br />
Mới tiến vào, nhảy dù trực tiếp xuống Chợ<br />
Chu và nhảy dù xuống phía Nam Chợ Chu,<br />
khóa đường Chợ Chu - Thái Nguyên. Sau đó<br />
tổ chức càn quét lùng sục tập trung phía Tây<br />
Nam Chợ Chu. Địch dự định sẽ nhảy dù<br />
xuống Chợ Chu vào ngày 14/10/1947 để bắt<br />
đầu cuộc càn quét. Nhưng vì cuộc hội quân ở<br />
Đài Thị (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) không<br />
đúng kế hoạch ngày 13/10, nên việc đánh Chợ<br />
Chu chưa diễn ra.<br />
Ngày 20/11/1947, đợt tấn công mới của địch<br />
mang tên Xanh-tuya bắt đầu. Đêm 24/11, một<br />
trung đoàn gồm 1.500 quân từ Chợ Mới tiến<br />
vào đánh chiếm Phố Ngữ, Quán Vuông. Ngày<br />
25/11 chúng chiếm đóng Chợ Chu, làm sân<br />
bay dã chiến ở Chợ Chu đồng thời tiến hành<br />
<br />
Đặng Văn Duy và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
càn quét vùng Chợ Chu, Quán Vuông, tàn sát<br />
dân thường và lùng bắt cán bộ.<br />
Thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh,<br />
Ban ATK cùng với huyện ủy Định Hóa khẩn<br />
trương đưa toàn bộ các hoạt động của cơ<br />
quan, trường học, đơn vị quân đội và toàn thể<br />
nhân dân trong huyện vào tình trạng chiến<br />
tranh. Huyện ủy, ủy ban kháng chiến hành<br />
chính và các cơ quan, đoàn thể của huyện di<br />
chuyển đại bộ phận vào xã Thanh Định, chỉ<br />
để lại một bộ phận thường trực gọn nhẹ tại<br />
xóm Cát Trang (xã Bảo Cường) để giải quyết<br />
công việc hàng ngày. Nhân dân các xã khẩn<br />
trương cất giấu lương thực, của cải, các cụ già<br />
trẻ nhỏ sơ tán vào lán bí mật ở trong rừng. Cả<br />
một vùng nông thôn rộng lớn của Định Hóa<br />
bỗng chốc thành “vườn không, nhà trống”.<br />
Ban chỉ huy huyện đội phân công nhau xuống<br />
xã thống nhất kế hoạch phối hợp tác chiến<br />
giữa du kích và bộ đội. Đẩy mạnh công tác<br />
tuần tra, canh gác, trực chiến, hết sức cảnh<br />
giác đề phòng bọn biệt kích, gián điệp của<br />
địch tung vào Định Hóa.<br />
Ngay khi địch tiến đánh Chợ Chu, một tiểu<br />
đội du kích xã Tân Dương lợi dụng địa hình<br />
hiểm trở phục kích chúng ở Khe Chuộc - đèo<br />
Cút (Làng Muổng). Sau một ngày chiến đấu,<br />
các chiến sĩ du kích đã tiêu diệt và làm bị<br />
thương nhiều tên địch, buộc chúng phải rút<br />
lên Tân Thịnh.<br />
Ngày 26/11/1947, địch cho một đại đội đánh<br />
vào Phượng Tiến nhằm mục tiêu phá nhà máy<br />
giấy Hoàng Văn Thụ. Một đại đội khác tấn<br />
công vào Đồng Thịnh, đánh vào nhà máy quân<br />
giới A4, các cơ quan của Tổng cục chính trị.<br />
Tại Phượng Tiến, lực lượng tự vệ nhà máy<br />
giấy Hoàng Văn Thụ phối hợp với du kích Tân<br />
Dương, Phượng Tiến chặn đánh địch cách nhà<br />
máy 200 mét, diệt 7 tên, buộc chúng phải rút<br />
lui. Tại Đồng Thịnh, tự vệ nhà máy quân giới<br />
A4 phối hợp với du kích Đồng Thịnh chặn<br />
đánh địch ở Khâu Phao, Đồng Mon diệt nhiều<br />
tên địch, buộc chúng phải lui quân.<br />
Ngày 27/11/1947, địch thay đổi chiến thuật<br />
dùng một tiểu đội tinh nhuệ bí mật tập kích<br />
phá hoại nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ,<br />
<br />
186(10): 97 - 103<br />
<br />
nhưng bị tiểu đội vệ quốc đoàn mai phục, diệt<br />
2 tên, buộc lực lượng còn lại phải tháo chạy.<br />
Ngày 28/11, địch ở Định Hóa dồn quân, tập<br />
trung lực lượng tổ chức thành hai gọng kìm<br />
càn quét từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện,<br />
nhằm đánh đòn quyết định tiêu diệt cơ quan<br />
đầu não kháng chiến của ta. Cánh thứ nhất<br />
càn vào Phúc Chu, Đồng Thịnh, Định Biên,<br />
Thanh Định, Điềm Mặc, Bình Yên. Cánh thứ<br />
hai càn qua các xã Bảo Cường, Trung Hội,<br />
Trung Lương và sẽ hội quân ở Bình Yên để<br />
tập trung đánh vào Phú Đình, Bình Thành,<br />
nơi đầu não kháng chiến đang ở đây, rồi sau<br />
đó tiến sang Sơn Dương - Tuyên Quang.<br />
Khi cánh quân thứ nhất vừa xuất quân lập tức<br />
du kích Phúc Chu nổ súng chặn đánh. Tiến<br />
sang Đồng Thịnh lại lọt vào trận địa phục<br />
kích của bộ đội thuộc tiểu đoàn 160 và du<br />
kích ở Khau Chan, Đồng Pén, xuống đến<br />
Bình Yên chúng sa vào trận địa của một trung<br />
đội thuộc tiểu đoàn 101 có dân quân du kích<br />
phối hợp ở Yên Thông. Ngay phút đầu tiên ta<br />
đã diệt 10 tên ở Yên Thông, chúng vội dồn về<br />
Thẩm Rộc, quân ta nhanh chóng đến bổ sung,<br />
phối hợp lực lượng ở Thẩm Rộc đánh địch.<br />
Trận chiến diễn ra rất ác liệt, kéo dài hơn một<br />
giờ đồng hồ, hơn 10 tên địch bị diệt, chúng<br />
tháo chạy sang bãi Cọ lại bị một đại đội của<br />
tiểu đoàn 131 cùng du kích chặn đánh. Cánh<br />
quân thứ 2 cũng liên tiếp bị chặn đánh suốt<br />
dọc đường. Đặc biệt tại Trung Lương, trung<br />
đội du kích tập trung của huyện Định Hóa táo<br />
bạo phục kích ngay trên mặt đường, loại khỏi<br />
vòng chiến đấu nhiều tên địch. Bị chặn đánh<br />
liên tiếp, hai cánh quân địch bỏ kế hoạch gặp<br />
nhau tại Bình Yên, càn thẳng qua Sơn Phú<br />
xuống Bình Thành. Tại Cầu Đá, chúng bị bộ<br />
đội chủ lực và du kích chặn đánh rất quyết<br />
liệt, gây cho chúng nhiều thiệt hại.<br />
Chiều 28/11, quân Pháp ở Bình Thành chia<br />
làm 2 mũi: Mũi thứ nhất đánh thẳng vào Phú<br />
Đình nơi Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ<br />
Tổng chỉ huy vừa từ Võ Nhai về đây; mũi thứ<br />
hai đánh vào Điềm Mặc, sau đó cả hai mũi<br />
trên vượt đèo De tiến sang Sơn Dương<br />
(Tuyên Quang).<br />
101<br />
<br />