intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của dây chằng nhân tạo trong phẫu thuật sửa van ít xâm lấn điều trị hở van hai lá do thoái hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hở hai lá do thoái hoá có nguồn gốc từ tổn thương mô liên kết lá van. Phẫu thuật sửa van hai lá được xem là phương pháp điều trị tiêu chuẩn và có thể thực hiện được qua đường mổ ít xâm lấn. Bài viết trình bày đánh giá kết quả trung hạn và vai trò của kỹ thuật dây chằng nhân tạo trong phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của dây chằng nhân tạo trong phẫu thuật sửa van ít xâm lấn điều trị hở van hai lá do thoái hóa

  1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 VAI TRÒ CỦA DÂY CHẰNG NHÂN TẠO TRONG PHẪU THUẬT SỬA VAN ÍT XÂM LẤN ĐIỀU TRỊ HỞ VAN HAI LÁ DO THOÁI HÓA Bùi Đức An Vinh1, Nguyễn Hoàng Định2,3 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hở hai lá do thoái hoá có nguồn gốc từ tổn thương mô liên kết lá van. Phẫu thuật sửa van hai lá được xem là phương pháp điều trị tiêu chuẩn và có thể thực hiện được qua đường mổ ít xâm lấn. Mục tiêu: Đánh giá kết quả trung hạn và vai trò của kỹ thuật dây chằng nhân tạo trong phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân hở van hai lá nặng do thoái hoá được phẫu thuật sửa van ít xâm lấn tại Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu loạt ca, dữ liệu hồi cứu. Kết quả: Từ 1/2018 – 8/2020, 69 bệnh nhân được phẫu thuật. Tuổi trung bình 50,2 tuổi, tỷ lệ nam:nữ 1,9:1. Kỹ thuật chủ yếu là đặt vòng van (100,0%), dây chằng nhân tạo (65,2%), 2 (2,9%) biến chứng SAM. Thời gian thở máy trung bình 19,6 tiếng, không có trường hợp tử vong, thành công kỹ thuật 92,8%. Tỷ lệ không hở tái phát sau 3 tháng, 1 năm và 2 nămlần lượt là 97,1%, 92,6% và 92,6%. Kết luận: Sửa van hai lá sử dụngdây chằng nhân tạo khả thi và hiệu quả, đặc biệt trong phẫu thuậtít xâm lấn. Kỹ thuật dây chằng nhân tạo phù hợp với phẫu thuật viên trong giai đoạn đầu triển khai sửa van hai lá. Từ khoá: hở van hai lá thoái hoá, dây chằng nhân tạo, phẫu thuật sửa van hai lá ít xâm lấn ABSTRACT THE ROLE OF ARTIFICIAL CHORDAE IN MINIMALLY INVASIVE CARDIAC SURGERY FOR DEGENERATIVE MITRAL REGURGITATION Bui Duc An Vinh, Nguyen Hoang Dinh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No 1 - 2021: 188 - 194 Background: Degenerative mitral regurgitation is attributed to connective tissue weakening. Its standard therapy, mitral valve plasty, can be applied through minimally invasive approach. Objectives: This study aimed at assessing technical features, mid–term outcomes, and the role of artificial chordae in minimally invasive mitral repair. Method: A retrospective case series of patients who underwent minimally invasive mitral repair at the University Medical Center at Ho Chi Minh City. Results: from Jan 2018 to Aug 2020, 69 degenerative mitral regurgitation patients were operated with minimally invasive approaches. The mean age was 50.2.Male to female ratio was 1.9: 1. The most common techniques wereannuloplasty ring implantation (100.0%), artificial chordal replacement (65.2%). 2 cases of perioperative SAM were reported. Mean mechanical ventilation time was 19.6 hours. There was no mid–term mortality. Technical success was 92.8%. Freedom from recurrent mitral regurgitation was 97.1%, 92.6%, 92.6% at 3 months, one year, and 2 years consecutively. Conclusions: Iin our experience, mitral repair using artificial chordae appears to be feasible, safe and 1Khoa Ngoại Lồng ngực – Tim mạch, Bệnh viện Trung Ương Huế 2Khoa Phẫu thuật Tim mạch Người lớn, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM 3Bộ môn Phẫu thuật Lồng ngực Tim mạch, Đại học Y Dược TP. HCM Tác giả liên lạc: ThS. Bùi Đức Anh Vinh ĐT: 0376180991 Email: buiducanvinh@gmail.com 188 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học effective, especially applicable to minimally invasive cardiac surgery. Artificial chordal replacement facilitates the learning curve in minimally mitral valve repair. Keywords: degenerative mitral regurgitation, artificial chordae, minimally invasive mitral repair ĐẶT VẤN ĐỀ Biến số nghiên cứu Hở hai lá (HoHL) do bệnh lý thoái hóa van Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tim chiếm tỷ lệ 1 – 2% dân số thế giới, xảy ra do Tuổi, giới, chỉ số khối cơ thể (BMI), nguy cơ các tổn thương mô liên kết lá van hai lá. Phẫu tử vong phẫu thuật theo EuroSCORE II, phân độ thuật sửa van hai lá là phương pháp điều trị tiêu suy tim theo NYHA, phân độ HoHL theo chuẩn hiện nay với tỷ lệ sửa thành công hơn Carpentier, phân suất tống máu thất trái (LVEF). 95%(1). Tại Việt Nam, bệnh lý van hai lá hậu thấp Đặc điểm phẫu thuật đến nay vẫn chiếm vị trí chủ đạo, tuy vậy xu Đặc điểm tổn thương lá van, các kỹ thuật sửa hướng bệnh nhân nhập viện điều trị vì bệnh lý van, số vòng van hai lá nhân tạo, thời gian kẹp thoái hóa van hai lá đang ngày càng tăng. Từ động mạch chủ, thời gian THNCT, ghi nhận các năm 2013, các trung tâm tim mạch lớn trên cả biến chứng hậu phẫu. nước đã triển khai phẫu thuật tim ít xân lấn Thành công về mặt kỹ thuật khi không xảy ra các biến chứng trong đó có phẫu thuật sửa van hai lá(2). Nghiên Chuyển thay van hoặc mổ hở, HoHL trước cứu nhằm mục đích đánh giá kết quả phẫu thuật khi xuất viện ≥2/4, phẫu thuật lại, bóc tách động trung hạn cũng như vai trò của kỹ thuật đặt dây mạch chủ, tai biến mạch máu não không hồi phục. chằng nhân tạo trong phẫu thuật ít xâm lấn, đóng góp vào y văn trong nước. Thời gian theo dõi Bệnh nhân được tái khám định kỳ, theo dõi ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU đến tháng 8/2020 các đặc điểm về lâm sàng Đối tượng nghiên cứu (NYHA), siêu âm tim (LVEF). Các bệnh nhân HoHL nặng do bệnh lý thoái Định nghĩa HoHL tái phát(3) hoá được phẫu thuật sửa van ít xâm lấn tại bệnh HoHL trung bình – nặng sau khi xuất viện. viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1/2018 – 8/2020. Xử lý số liệu Tiêu chuẩn chọn bệnh Phần mềm Microsoft Excel 2016, STATA 13. Bệnh nhân được chẩn đoán HoHL nặng do Y đức bệnh lý thoái hoá có chỉ định phẫu thuật sửa van Nghiên cứu này được thông qua bởi Hội hai lá theo hướng dẫn điều trị bệnh van của đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phẫu thuật qua học Y Dược TP.HCM, số 141/ĐHYD-HĐĐĐ, đường mở ngực phải ít xâm lấn(1). ngày 11/4/2020. Tiêu chí loại trừ KẾT QUẢ Bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch khác kèm 69BN được chẩn đoán HoHL nặng do bệnh theo có chỉ định phẫu thuật qua đường giữa lý thoái hoá được phẫu thuật sửa van ít xâm lấn xương ức. Khó thực hiện đường mổ qua ngực tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh phải (dị dạng lồng ngực, dính phổi – màng với tỷ lệ nam/nữ là 1,9:1. Tuổi trung bình tại thời phổi), có chống chỉ định tuần hoàn ngoài cơ thể điểm phẫu thuật 50,2 ± 13,6 tuổi. (THNCT) đường ngoại biên. Bảng 1:Đặc điểm chung Phương pháp nghiên cứu Đặc điểm n = 69 22,6 ± 3 Thiết kế nghiên cứu BMI trung bình, kg/m2, (Min – Max) (17,4 – 30,8) Nghiên cứu loạt ca, thu thập dữ liệu hồi cứu. EuroSCORE II trung bình, %, 0,9 ± 0,4 Chuyên Đề Ngoại Khoa 189
  3. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Đặc điểm n = 69 Thời gian THNCT trung bình (phút): 158 ± (Min – Max) (0,1 – 3) 29,5(95 – 246). Tiền căn rung nhĩ 7 (10,1%) NYHA I – II 62 (89,9%) Bảng 3:Đặc điểm hậu phẫu NYHA III – IV 7 (10,1%) Đặc điểm hậu phẫu n = 69 Phân độ hở van theo Carpentier Thời gian thở máy trung bình, giờ, (Min – 19,6 ± 7,7 Max) (9,8 – 48) Nhóm II 66 (95,7%) Thở máy kéo dài > 24 giờ 15 (21,7%) Phối hợp 3 (4,3%) Biến chứng SAM 2 (2,9%) LVEF trung bình, %, (Min – Max) 62,4 ± 6,5 (50 – 78) Nhiễm trùng 6 (8,7%) BMI: body mass index, LVEF: left ventricular ejection Loạn thần, kích thích 17 (24,6%) fraction, NYHA: New York heart association Rung nhĩ mới mắc 7 (10,1%) Bảng 2:Đặc điểm trong phẫu thuật Nhồi máu cơ tim 1 (1,4%) Đặc điểm n = 69 Suy thận cấp 1 (1,4%) Tổn thương lá trước ± mép van* 10 (14,5%) Block nhĩ thất cấp III 2 (2,9%) Tổn thương lá sau ± mép van 38 (55,1%) Phẫu thuật lại nguyên nhân van hai lá 0 (0,0%) Tổn thương cả hai lá ± mép van** 13 (18,8%) Phẫu thuật lại nguyên nhân khác 5 (7,2%) Tổn thương mép van đơn thuần 3 (4,3%) Thành công về mặt kỹ thuật 64 (92,8%) Tổn thương dạng Barlow 9 (13%) Tử vong 0 (0,0%) Giãn vòng van đơn thuần 1 (1,4%) Các kỹ thuật sửa van được ứng dụng SAM: systolic anterior motion Đặt dây chằng nhân tạo 45 (65,2%) Cắt tam giác lá sau 14 (20,3%) Khép bờ tự do 5 (7,2%) Khép mép van 12 (17,4%) Tạo hình trượt lá sau 1 (1,3%) Đặt vòng van 69 (100,0%) Số vòng van trung bình, mm, 31,3 ± 2,6 (Min – Max) (26 – 36) Các phẫu thuật tim phối hợp Đốt cắt rung nhĩ (Cox – Maze) 4 (5,8%) Sửa van 3 lá 5 (7,2%) Đóng thông liên nhĩ 1 (1,4%) Tất cả các tổn thương lá trước sửa bằng dây chằng nhân tạo Sửa tổn thương hai lá van: 46,1% dây chằng nhân tạo, ** Hình 1: Biểu đồ Kaplan–Meier tỷ lệ không tái phát 38,5% cắt bỏ mô van và 15,4% kỹ thuật khác theo thời gian Thời gian kẹp động mạch chủ trung bình Tỷ lệ không hở tái phát sau 3 tháng, 1 năm (phút): 100,1 ± 21,4(63 – 182). và 2 năm lần lượt là 97,1%, 92,6 % và 92,6%. Bảng 4: Quá trình theo dõi Ra viện (n = 69) 3 tháng (n = 69) 6 tháng (n = 45) 1 năm (n = 26) 2 năm (n = 10) Tỉ lệ khám 100,0% 100,0% 65,2% 37,7% 14,5% NYHA I – II 94,2% 98,6% 100,0% 100,0% 100,0% LVEF trung bình 56,7 ± 8,9 59,1 ± 7,8 58,8 ± 5,3 59 ± 4,7 59,5 ± 3,3 LVEF: left ventricular ejection fraction, NYHA: New York heart association BÀN LUẬN 89,9% trường hợp NYHA giai đoạn I – II, LVEF trung bình 62,4 ± 6,5% và nguy cơ phẫu thuật Thời điểm phẫu thuật thích hợp theo EuroSCORE II thấp (0,9 ± 0,4%). HoHL mãn Phần lớn bệnh nhân trong nghiên cứu của tính khi đã diễn tiến sang giai đoạn thất trái mất chúng tôi chưa biểu hiện suy tim nặng nề với bù khiến thất trái giãn dần và tăng sức ép lên 190 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu Y học thành tim, càng làm tăng thêm mức độ hở, trở chằng nhân tạo (DCNT), khép bờ tự do có thể thành một vòng xoắn bệnh lý, tiếp tục gây giảm sửa chữa được đến 95% trường hợp HoHL(6). chức năng thất trái(1). Khi các triệu chứng cơ Đối với bệnh lý thoái hoá van hai lá, bên năng đã rõ ràng hơn thì chức năng thất trái đã cạnh các tổn thương đứt, giãn dây chằng treo khó có thể hồi phục được, lúc này nếu HoHL van, tổn thương giãn vòng van hai lá phối hợp không được điều trị sẽ nhanh chóng diễn tiến cũng thường gặp. Tất cả các trường hợp (100%) phù phổi cấp và suy tim sung huyết. Chính sự trong nghiên cứu của chúng tôi đều ghi nhận quá tải về thể tích và dòng máu phụt ngược làm giãn vòng van và được đặt vòng van nhân tạo, giảm áp lực trong buồng tim, dẫn đến siêu âm đường kính vòng van trung bình 31,3 ± 2,6 mm. tim khó đánh giá được chức năng tâm thu thất Thay thế một hoặc nhiều DCNT là kỹ thuật trái một cách chính xác. Một khi LVEF giảm còn chính được chúng tôi sử dụng trong phần lớn 40 – 50% là đã suy tim nhiều, LVEF 65%) cho thấy kết quả phẫu thuật tối ưu kỷ trước, chất liệu Polytetrafluoroethylene được hơn so với trì hoãn chỉ định phẫu thuật muộn nghiên cứu và ứng dụng thành công để thay thế hơn. Theo hướng dẫn điều trị bệnh lý van tim cho dây chằng treo van, kể từ đó kỹ thuật sử năm 2014 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cập dụng DCNT được ứng dụng rộng rãi trong phẫu nhật năm 2017(1), phẫu thuật sửa van hai lá lý thuật sửa van hai lá, ở cả đối tượng bệnh nhân tưởng đối với những trường hợp bệnh nhân trẻ em và người lớn với kết quả lâu dài tốt(5). chưa biểu hiện triệu chứng, có chức năng thất David và cộng sự(8) nhận định rằng DCNT có trái bảo tồn (LVEF >60% và đường kính thất trái thể giúp sửa chữa 95% các tổn thương thoái hoá cuối kỳ tâm thu 95% và tỉ lệ lá trong hoạt động chức năng của bộ máy van, tử vong
  5. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 van, so với sa lá sau van hai lá(10). Theo cũng nhận định kỹ thuật DCNT hiệu quả trong Carpentier A(5) cần phối hợp sử dụng các kỹ sửa van hai lá, đơn giản và đặc biệt phù hợp thuật đã được ứng dụng đối với sửa chữa các trong phẫu thuật ít xâm lấn với kết quả tương tổn thương sa lá trước, lá sau và mép van hai đương(11). David TE(8) tổng kết 25 năm kinh lá để có thể sửa thành công sa 2 lá van. Tác giả nghiệm trong sửa van hai lá bằng DCNT, theo Castillo JG(10) đề xuất quy trình tiếp cận: bước dõi trong 18 năm cho kết quả tỷ lệ không mổ lại đầu tiên là sửa sa lá van sau một cách tốt nhất là 90,2 ± 2,4%, tỷ lệ không HoHL tái phát là 91,0 có thể, sau đó đặt vòng van nhân tạo và bơm ± 2,7% và kết luận rằng sửa van hai lá bằng nước muối vào buồng thất trái để đánh giá DCNT đem lại kết quả tốt trong dài hạn. tình trạng hở van. Lúc này, phần lớn các tổn Khó khăn của kỹ thuật DCNT chủ yếu trong thương có thể được đánh giá đầy đủ ngay cả việc xác định chiều dài DCNT vừa đủ, nếu dài đối với tổn thương van phức tạp nhất và các quá van vẫn còn bị sa, gây hở van, nếu ngắn quá kỹ thuật sửa van có thể được sử dụng bao gồm làm van bị kéo xuống dưới, biến HoHL từ nhóm DCNT, chuyển vị dây chằng, khép mép van, II thành nhóm III. Báo cáo mới đây của Moore khép bờ tự do để có thể sửa van hiệu quả(10). R(12) bàn luận về 2 trường hợp thất bại sớm (dưới Trong 13 trường hợp sa hai lá van của chúng 1 năm) sau sửa van hai lá bằng DCNT. Theo tác tôi, tương tự chúng tôi cũng ứng dụng nhiều giả, ở những trường hợp suy giảm chức năng và kỹ thuật thực hiện trên cả hai lá van bao gồm giãn thất trái, sau sửa van xảy ra sự tái cấu trúc 46,1% sử dụng DCNT, 38,5% cắt bỏ mô van và thất trái làm giảm trở lại kích thước thất trái. 15,4% các kỹ thuật khác (khép mép van, khép Điều này ảnh hưởng kết quả phẫu thuật, gây sa bờ tự do). trở lại lá van do chiều dài DCNT trở nên dài hơn Kể từ khi bắt đầu triển khai phẫu thuật sửa so với thất trái. Moore đề xuất cần chọn chiều van hai lá năm 2014, đến thời điểm thực hiện dài DCNT ngắn hơn hoặc cắt bỏ mô van đối với nghiên cứu này, nhóm phẫu thuật đã vượt qua HoHL có giãn thất trái khả năng tái cấu trúc cơ đường cong đào tạo sửa van hai lá ít xâm lấn. tim sau phẫu thuật(12). Trong số các kỹ thuật sửa van hai lá ít xâm lấn Kỹ thuật DCNT đóng góp cực kỳ quan trọng đã được ứng dụng, chúng tôi nhận định rằng kỹ vào kho tàng các kỹ thuật sửa van hai lá, sau thời thuật DCNT có thể thực hiện tốt, thuận tiện kỳ các kỹ thuật sửa van theo“trường phái Pháp” trong phẫu trường nhỏ, tránh được việc phải cắt mà Carpentier A là đại diện tiêu biểu, là khởi bỏ mô van qua đó dùng được vòng van nhân tạo nguồn cho quan điểm “ưu tiên bảo tồn, hạn chế số lớn hơn, cải thiện được diện áp giữa hai lá cắt bỏ”do Perier P đề xuất lần đầu tiên năm van. Sử dụng DCNT tỏ ra ưu thế hơn so với 2005(5,13). Quan điểm bao gồm ưu tiên tái sắp xếp phương pháp cắt mô van trong trường hợp tổn lại mô van hai lá thay vì cắt bỏ mô van nhằm giữ thương sa phức tạp, cần phải cắt nhiều ≥1/3 diện được sự liên kết giữa các cấu trúc của hệ thống tích lá van, vôi hoá vòng van hay bản chất mô van hai lá, bảo tồn được diện áp. van mỏng manh. Nguyên lý của kỹ thuật DNCT Kết quả phẫu thuật phù hợp với giải phẫu bộ máy van hai lá, đủ Có 2 (2,9%) trường hợp siêu âm tim thực đơn giản mà vẫn hiệu quả, phù hợp để truyền quản trong quá trình phẫu thuật ghi nhận biến đạt và chuyển giao kỹ thuật cho các phẫu thuật chứng SAM (Systolic Anterior Motion): xảy ra viên tim giai đoạn đầu học tập và triển khai sửa do sự di chuyển của lá trước van hai lá ra phía van hai lá nói chung và ứng dụng trong phẫu trước trong kỳ tâm thu, gây tình trạng HoHL và thuật tim xâm lấn tối thiểu nói riêng, với khả hẹp đường ra thất trái. SAM sau phẫu thuật năng sửa thành công cao. Khi so sánh với kỹ thường gặp 10% sau phẫu thuật sửa van hai lá, thuật cắt bỏ mô van, các tác giả trên thế giới chủ yếu do mô van lá sau còn nhiều và kích 192 Chuyên Đề Ngoại Khoa
  6. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập p 25 * Số 1 * 2021 Nghiên cứu c Y học thước vòng van nhỏ, góc giữa mặtt phẳng ph vòng trái nhỏ và tăng động, cấu u trúc bất b thường của lá van hai lá và vòng van động mạch ch chủ ch nhỏ, thất trước . (5) Bảng 5: Các trường hợp biến chứng ng SAM trong nghiên cứu c Mô tả tổn thương Kỹ thuật sửa van Siêu âm tim qua thực th quản C hình tam giác phần sa P2 Cắt SAM nhẹ,, không gây hẹp h đường thoát thất BN1 Sa P2, P3 do đứt dây chằng Khép P3, đặt vòng van 28 trái 1 DCNT dạng d loop số 20 tại P2 BN2 Sa P2 do đứt dây chằng SAM nhẹ,, tim co bóp tốt t Khép P1–P2, P1 đặt vòng van 30 DCNT: dây chằng nhân tạo SAM: systolic anterior motion Chúng tôi gặp 2 trường hợp (2,9%) có biếnbi phẫu thuật. Theo Alfieri O(14)), khoảng 1/3 các chứng SAM nhẹsau khi hoàn tất sử ửa van, cho trường hợp SAM sẽ giảm m sau khi ngưng tim đập lại và ngưng tạm thờii THNCT để đ inotrope và bù dịch, ch, 80% các trường trư hợp sẽ kiểm tra bằng siêu âm tim qua thựcc quản(Bảng qu giảm sau khi tần số tim giả ảm và tăng tiền 5). Đểxử trí cáctình huống này, chúng tôi chưa gánh, chỉ một số ít trường hợpp SAM nặngn thất cho liệt tim và khởi động THNCT trở tr lại để bại điều trị nội khoa, cần phảải phẫu thuật lại. sửa van ngay. Ban đầu u chúng tôi ngưng dùng Bên cạnh đó, trong quá trình ình hậu h phẫu bệnh inotrope khi điều kiện huyết động ng cho phép, nhân được duy trì huyếtt áp trung bình ở mức theo sau đó chúng tôi sử dụng chẹn n kênh bê–ta bê cao 75 – 90 mmHg, tiếp tụcc dùng chẹn ch bê–ta và (liều 1 mg/kg) làm giảm tần số tim, bù dịch d và tuyệt đối không dùng lợi tiểu. ểu. Tại T thời điểm ngưng lợi tiểu. Sau một thờii gian theo dõi trên xuất viện và các lần n tái khám bệnh b nhân, siêu âm tim thực quản, tất cả các trường trư hợp chúng tôi không còn ghi nhận SAM trên siêu đều hết SAM và có thể tiếp tụcc giảm gi ngưng âm tim. Thái độ xử trí SAM được đư tóm tắt như THNCT cũng như đóng ngựcc hoàn tất t cuộc Hình 2 : (14) Hình 2: Thái độ xử trí biến chứng SAM(14) Về các biến chứng hậu phẫu, u, có 24,6% ít xâm lấn thấp hơn đáng kể so với v phẫu thuật trường hợp được chúng tôi ghi nhậ ận các biến truyền thống do tình trạng giảm m ph ứng đám phản chứng liên quan đến rối loạn tinh thầần sau phẫu ứng viêm hệ thống (đường ng mổ m ít xâm lấn hạn thuật. Các quan điểm hiện n nay cho rằng r có sự chế tổn thương rộng) và giảm m tác động đ cơ học gia tăng tỷ lệ biến chứng thần n kinh trong phẫu ph lên nhĩ phải(16). Đánh giá thành công về v mặt kỹ thuật ít xâm lấn, nhiều yếu tố có liên quan như thuật phẫu thuật, 65 trường ng hợp h (92,8%) được dòng THNCT ngược, đuổi khí buồng ng tim khó chúng tôi đánh giá là thành công theo các tiêu khăn . Tỷ lệ rung nhĩ mới mắcc sau mổ (15) m của chí đã đặt ra, không có trường ng hợp h nào tử vong chúng tôi là 10,1% thấp hơn so vớii Miceli A 9 là ( ) trong thời gian điều trị cũng ũng nh như trong quá trình 15%. Tỷ lệ rung nhĩ mới mắc sau phẫ ẫu thuật tim theo dõi. Tỷ lệ thành công về mặt kỹ thuật của Chuyên Đề Ngoại Khoa 193
  7. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 1 * 2021 chúng tôi ở mức cao, tương tự các tác giả khác 2. Nguyễn Công Hựu, Phan Thảo Nguyên, Đỗ Anh Tiến, và cs (2014). Phẫu thuật tim hở ít xâm lấn với nội soi hỗ trợ tại Trung như Miceli A(9) (95,3%). tâm tim mạch Bệnh viện E: những kinh nghiệm ban đầu qua Quá trình theo dõi 63 BN phẫu thuật. tim mạch và lồng ngực Việt Nam, 7:24-28. 3. Chikwe J, Cooke DT, Weiss A (2013). Valve disease. In: Chikwe Quá trình theo dõi bệnh nhân, có 26 trường J, Cooke DT, Weiss A. Oxford specialist handbook of hợp (14,5%) được chúng tôi theo dõi đủ 2 năm Cardiothoracic Surgery, 2nd ed, pp.363-422. Oxford University Press, Oxford. tính từ ngày bệnh nhân xuất viện. Có 10 trường 4. Suri RM, Schaff HV, Dearani JA, et al (2009). Recovery of left hợp chúng tôi không liên lạc được, còn lại là các ventricular function after surgical correction of mitral regurgitation caused by leaflet prolapse. J Thorac Cardiovasc trường hợp chưa đủ thời gian tái khám. Tỉ lệ Surg, 137(5):1071-1076. bệnh nhân tái khám suy tim NYHA ở giai đoạn I 5. Carpentier A, Adams DH, Filsoufi F, Williams M (2010). Mitral – II tăng dần theo thời gian, đến thời điểm tái valve reconstruction. In: Carpentier A, Adams DH, Filsoufi F. Carpentier's reconstructive valve surgery from valve analysis khám sau 6 tháng đạt tỉ lệ 100%. Theo dõi chức to valve reconstruction, 1st ed, pp.25-171. Saunders Elsevier, năng thất trái trong nghiên cứu của chúng tôi có Missouri, MI. sự thay đổi chỉ số từ 62,4 ± 6,5% khi trước phẫu 6. Hodges K, Mick S, Wierup P, Burns DJP, Gillinov AM (2019). Mitral Valve Repair: Five Techniques for 95% Repair. thuật, giảm nhẹ xuống 56,7 ± 8,9% tại thời điểm CTSnet.Org,doi:10.25373/ctsnet.9275057 xuất viện và cải thiện dần cho đến 59,5 ± 3,3% 7. Jouan J (2015). Mitral valve repair over five decades. Ann Cardiothorac Surg, 4(4):322-334. sau 2 năm theo dõi. Kết quả của Suri RM(4) cũng 8. David TE, Armstrong S, Ivanov J (2013). Chordal replacement cho thấy điều tương tự khi LVEF giảm từ 62% with polytetrafluoroethylene sutures for mitral valve repair: a xuống 53% ngay sau phẫu thuật (bao gồm cả sửa 25-year experience. J Thorac Cardiovasc Surg, 145(6):1563-1569. 9. Miceli A, Murzi M, Canarutto D, et al (2015). Minimally và thay van hai lá) và tăng dần cho đến 57% invasive mitral valve repair through right minithoracotomy in trong 3 – 5 năm theo dõi(4). Tỷ lệ không tái phát the setting of degenerative mitral regurgitation: early outcomes trong nghiên cứu của chúng tôi sau 3 tháng, 1 and long-term follow-up. Ann Cardiothorac Surg, 4(5):422-427. 10. Castillo JG, Anyanwu AC, El-Eshmawi A, Adams DH (2014). năm và 2 năm lần lượt là 97,1%, 92,6% và 92,6%. All anterior and bileaflet mitral valve prolapses are repairable David và cộng sự(8) theo dõi đến 18 năm các in the modern era of reconstructive surgery. Eur J Cardiothorac Surg, 45(1):139-145. trường hợp sửa van bằng DCNT, tỉ lệ không hở 11. Seeburger J, Falk V, Borger MA, et al (2009). Chordae trung bình – nặng tái phát sau 1 năm là 98,5%, replacement versus resection for repair of isolated posterior sau 10 và 18 năm lần lượt là 87,8% và 67,5%. mitral leaflet prolapse: a egalite. Ann Thorac Surg, 87(6):1715- 1720. KẾT LUẬN 12. Moore R, Wierup P, Gillinov AM (2020). Early Failure after Non-resectional Mitral Valve repair with Articial Chordae. J Phẫu thuật sửa van hai lá thoái hoá ít xâm Card Surg, 35(9):2432-2435. lấn là phương pháp hiệu quả với tỉ lệ sửa van 13. Perier P (2005). A New Paradigm for the Repair of Posterior thành công trong nghiên cứu của chúng tôi là Leaflet Prolapse: Respect Rather Than Resect. Oper Tech Thorac Cardiovasc Surg, 10(3):180-193. 92,8%, đem lại kết quả ngắn và trung hạn tốt với 14. Alfieri O, Lapenna E (2015). Systolic anterior motion after tỉ lệ không hở tái phát 92,6%. Kỹ thuật sử dụng mitral valve repair: where do we stand in 2015?Eur J Cardiothorac Surg, 48(3):344-346. dây chằng nhân tạo có tính khả thi và hiệu quả 15. Daniel P, José LP (2017). Contemporary results in minimally đặc biệt trong phẫu thuật ít xâm lấn, phù hợp invasive mitral valve surgery. In: Hunaid AV, Marco S. cho các phẫu thuật viên tim trong giai đoạn đầu Minimally invasive mitral valve surgery, 1st ed, pp.313-232. Nova Biomedical, New York, NY. học tập và triển khai sửa van hai lá. 16. Suri RM, Schaff HV, Meyer SR, Hargrove WC (2009). TÀI LIỆU THAM KHẢO Thoracoscopic versus open mitral valve repair: a propensity score analysis of early outcomes. Ann Thorac Surg, 88(4):1185- 1. Nishimura RA, Otto CM, Bonow RO, et al (2017). 2017 1190. AHA/ACC Focused Update of the 2014 AHA/ACC Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Ngày nhận bài báo: 12/12/2020 Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines. Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 13/01/2021 Circulation, 135(25):1159-1195. Ngày bài báo được đăng: 10/03/2021 194 Chuyên Đề Ngoại Khoa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0