intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của người bố và việc cân bằng giữa Công việc – Gia đình.

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

58
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với vai trò người chủ gia đình, các ông bố phải tham gia năng động trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của gia đình, đồng thời vào quá trình trưởng thành của các con. Tuy nhiên, nếu vừa phải duy trì đảm bảo những nhiệm vụ công việc bận rộn, vừa phải dành đủ thời gian có chất lượng với gia đình, thì thử thách này quả là lớn với bất cứ một người đàn ông nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của người bố và việc cân bằng giữa Công việc – Gia đình.

  1. Vai trò của người bố và việc cân bằng giữa Công việc – Gia đình. Với vai trò người chủ gia đình, các ông bố phải tham gia năng động trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của gia đình, đồng thời vào quá trình trưởng thành của các con. Tuy nhiên, nếu vừa phải duy trì đảm bảo những nhiệm vụ công việc bận rộn, vừa phải dành đủ thời gian có chất lượng với gia đình, thì thử thách này quả là lớn với bất cứ một người đàn ông nào. Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy những người bố hiện tại đang dành nhiều thời gian cho gia đình hơn so với quá khứ, và có sự tham gia tương tác nhiều hơn với các thành viên trong gia đình (hướng dẫn con làm bài tập, chơi với con, chia sẻ công việc gia đình với vợ...) Nhiều ông bố chia sẻ: họ luôn đặt gia đình trên so với công việc, địa vị hay quyền lực. Số khác thậm chí nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng đánh đổi việc được tăng lương nếu như việc đó có ý nghĩa là dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Tuy nhiên, một số khác tỏ ra lo lắng việc ưu tiên cho gia đình sẽ có nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực lên sự nghiệp của họ, điển hình là giảm cơ hội thăng tiến. Lao động nam giới hiện đại nhận ra được nhu cầu của người bố. Lịch làm việc đầy áp lực nhưng linh hoạt sẽ cho phép những người bố nhận thức được nhu cầu duy trì chất lượng thời gian dành cho gia đình, trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu công việc. Một số công ty thậm chí đưa ra khoảng thời gian dành cho nam giới khi người bạn đời của họ sinh con. Luật lao động Việt Nam đã cho phép khi vợ sinh, người chồng được nghỉ một vài ngày. Để hiểu rõ thông tin về chế độ nghỉ khi vợ sinh con, bạn hãy liên hệ với bộ phận nhân sự bên mình. Có khả năng việc bạn xin nghỉ dài hơn so với quy định để giành chăm sóc vợ, con ảnh hưởng tới lương bổng, thăng tiến... hãy cân nhắc và đưa ra đề nghị với sếp và bộ phận nhân sự cho phù hợp.
  2. Trong trường hợp bạn không được nghỉ, hoặc không được nghỉ theo đề nghị, thì vẫn có những cách khác để bạn duy trì chất lượng kết nối với gia đình. Luôn ghi nhớ: Chất lượng nên được đề cao hơn so với lượng thời gian, yếu tố này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn. • Hạn chế làm việc vào cuối tuần, kỳ nghỉ hay Tết. Tránh trả lời điện thoại, tránh vào thư điện tử công việc trong khi ở nhà, điều này giúp bạn có nhiều thời gian và tập trung cho gia đình. Thông báo trước cho đồng nghiệp, sếp rằng bạn sẽ không sẵn sàng tham gia công việc phát sinh vào thời gian đó, cũng như điện thoại sẽ không bật. • Nếu bạn thường xuyên đi công tác, hãy giữ liên lạc thường xuyên với con. Khi đi công tác, hãy thông báo cho con, có thể quay video lại những khoảnh khắc bạn bên con, hoặc ghi âm lại một câu chuyện con thích khi bạn đọc cho con trước giờ đi ngủ để bé có thể nghe lại. Ngoài ra, khi trở về, kể cho con nghe chuyến công tác của mình, có thêm ảnh minh họa sẽ sinh động hơn. Qua hành động này, con bạn sẽ cảm nhận được sự gần gũi, tình cảm bạn dành cho con. • Cân nhắc việc đề nghị với sếp lịch làm việc linh hoạt. Không bao giờ là thiệt nếu bạn đề nghị mạnh dạn với sếp. Hãy cố gắng làm việc muộn hơn vào cuối ngày nếu điều đó đem lại cho bạn trọn vẹn một ngày nghỉ cuối tuần. Hãy làm việc xuyên giờ nghỉ trưa nếu bạn có thể được về sớm hơn. Thậm chí vào những ngày đặc biệt, bạn có thể đề nghị được đem việc về nhà, làm việc qua mạng internet, email... Nếu tạo ra lịch biểu linh hoạt làm việc, cũng phải xem xét tránh để công việc "tràn" vào mọi nơi, mọi lúc khi bạn ở nhà. Thêm vào đó, lưu ý rằng bản thân bạn cũng cần có thời gian riêng. • Tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng con. Nếu trường của con cho phép bạn được cùng ăn trưa với con, hay tham gia vào các sự kiện đặc biệt như từ thiện, lễ thành lập trường, lễ khai giảng... bạn nên tranh thủ tham gia. Chia sẻ với sếp để sếp hiểu và thông cảm.
  3. • Tạo lập khu vực làm việc thân thiện, gần gũi. Nếu bạn là nhân viên, thử hỏi sếp việc để các bức ảnh thành viên gia đình tại góc làm việc. Nếu bạn là người chủ lao động, hãy treo ảnh, các tác phẩm của con; vào những ngày thư thả, hãy đưa con tới nơi làm việc, chủ động sắp xếp công việc với nhân viên để đưa con đi chơi, về nhà sớm hơn thường lệ một vài buổi... • Tạo ra "thời gian chất lượng với gia đình" Vào đầu mỗi tháng, lên lịch biểu dành cho gia đình và đánh dấu lên lịch sao cho dễ nhận thấy. Lôi kéo tất cả cách thành viên trong gia đình vào các hoạt động vui nhộn hoặc bàn luận các ý tưởng về kỳ nghỉ. Dành bất cứ thời gian nào có thể để ở bên gia đình, dù chỉ là để đọc sách hay đưa vợ đi mua sắm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0