intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường" giúp bạn nhìn nhận về vai trò của thuế đã tác động đến nền kinh tế như thế nào và giúp phát triển thị trường của chúng ta như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

  1. VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Nguyễn Quang Kiên, Lê Thị Ánh Dung, Lê Thị Mỹ Hạnh Nguyễn Thị Kim Duyên, Nguyễn Trần Hải Triều Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Lê Đức Thắng TÓM TẮT Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường của đất nước chúng ta là rất lớn. Có thể thấy tiền thu từ thuế rất quan trọng đối với ngân sách nhà nước khi chiếm gần 75% tổng thu của ngân sách nhà nước năm 2022. Và với một đất nước trong giai đoạn phát triển thì vai trò của thuế càng thể hiện rõ ràng nhằm điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô của nhà nước để cân đối và phát triển nền kinh tế thị trường như vậy chúng ta thấy rằng các khoản chi cho dịch vụ công cộng giúp đỡ cho đời sống nhân dân là từ tiền thu thuế, có thể nói rằng tiền thuế càng nhiều thì đất nước càng phát triển. Vì vậy chúng ta phải nhìn nhận về vai trò của thuế đã tác động đến nền kinh tế như thế nào và giúp phát triển thị trường của chúng ta như thế nào. Từ khóa: kinh tế, phát triển, thị trường, thuế, vai trò. 1. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ Thuế có thể hiểu rằng là nguồn tiền dùng để chi trả cho các hoạt động xây dựng xã hội của nhà nước. Thuế thường mang tính chất bắt buộc, vì nhà nước sẽ áp dụng những chính sách, những văn bản pháp luật nhằm bắt buộc tất cả tổ chức, cá nhân nào phải có nghĩa vụ đóng thuế nếu không thì sẽ có những chế tài tùy theo mức độ từ nhẹ tới nặng có thể từ phạt tiền cho đến tội phạm kinh tế hoặc nghiêm trọng có thể là tội phạm hình sự. Thuế cũng có đặc điểm không hoàn trả trực tiếp, vì những đối tượng đóng thuế thường không được đòi hỏi lợi ích với khoản tiền họ đã đóng bằng hàng hóa dịch vụ hay một lợi ích rõ ràng nào hết. Lợi ích người đóng thuế được nhận chính là những dịch vụ công mà nhà nước đã sử dụng từ các khoản thu thuế này nhằm mang lại mục đích chung cho xã hội. Ngoài ra thuế còn có các chức năng như là phân phối sản phẩm xã hội, ổn định hóa nền kinh tế - xã hội, công cụ huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước và là công cụ điều tiết thu nhập thực hiện công bằng xã hội. Nên có thể nói thuế là một hỗ trợ đắc lực cho nhà nước khi muốn điều chỉnh các chính sách về kinh tế, thông qua việc có thể nắm bắt được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp và hợp lý. Có ba cách phân loại thuế: + Theo đối tượng chịu thuế có 3 đối tượng là: thu nhập, hàng hóa dịch vụ, tài sản. + Theo phương thức huy động của thuế có 2 cách là: thuế trực thu và thuế gián thu. + Theo thẩm quyền của thuế có 3 loại là: thuế tiểu bang, thuế liên bang, thuế chính quyền địa phương. 188
  2. 2. VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Theo như báo cáo của Bộ tài chính, thì vào năm 2022 số tiền thu cho ngân sách Biểu đồ 1: nhà nước (NSNN) từ các khoản thuế là Thuế đối với nguồn thu NSNN giai đoạn 1,223,609 (tỷ đồng), chiếm hơn 75% tổng 2019 - 2022 thu của nhà nước và đóng vai trò quan THU NSNN VÀ VIỆN TRỢ THUẾ trọng việc chi tiêu cho dịch vụ công của nước ta. Chúng ta có thể thấy rằng thuế 1,553,611 1,614,059 1,323,100 1,365,530 đang tác động đến nền kinh tế thị trường 1,122,403 1,055,283 1,223,609 976,711 nước ta qua các hình thức là chính sách thuế. Và các chính sách này đang đánh mạnh vào những mặt như là: giá cả hàng hóa dịch vụ, thu nhập cá nhân và doanh Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 nghiệp, giao lưu thương mại quốc tế và dịch bệnh. 2.1 Vai trò thuế tác động đến giá cả hàng hóa dịch vụ Trong xã hội hiện nay chúng ta có thể thấy rằng không một sản phẩm dịch vụ hay hàng hóa nào không có sự xuất hiện của thuế, như là thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay như một số loại thuế nhập khẩu hay là thuế tiêu thụ đặc biệt sự xuất hiện của các loại thuế đã ngầm làm tăng giá cả hàng hóa dịch vụ cho nên sẽ làm điều chỉnh lượng người tiêu dùng nhằm tạo ra một điểm cân bằng mới cho nền kinh tế thị trường tránh việc phụ thuộc vào một mặt hàng duy nhất và nhằm tạo ra kích thích tiêu dùng toàn quốc. Bảng 1: Số liệu thu thuế tiêu dùng gia đoạn năm 2019 – 2022 (ĐVT: tỷ đồng) Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Thuế XK, NK, TTDB và BVMT 96.943 82.000 86.611 114.804 hàng NK Thuế tiêu thụ đặc 106.753 89.095 97.984 115.389 biệt Thuế GTGT 362.691 310.210 333.224 390.195 (VAT) Tổng cộng 566.387 481.305 517.819 620.388 Có thể thấy rằng vào giai đoạn năm 2020 – 2021 là thời điểm dịch bệnh nhưng không làm ảnh hưởng đáng kể về việc tiêu dùng của người dân nên có thể nhìn vào số liệu trên thì thuế tiêu dùng vẫn là một nguồn thu đáng kể nên đây là một trong những việc có thể đánh giá vô nền kinh tế thị trường có phát triển hay là đang suy yếu tại nước ta. 2.2 Vai trò thuế tác động đến thu nhập cá nhân và doanh nghiệp 189
  3. Thuế đánh vào các nguồn thu nhập của cá nhân và doanh nghiệp và từ đó chúng ta có thể thấy được sự phát triển của GDP tại một đất nước sẽ như thế nào, nhưng trong giai đoạn 2020 – 2021 dịch bệnh Covid – 19 đang hoành hành thì chính sách đánh về thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp của nhà nước đã hỗ trợ cho các thu nhập trong xã hội và nhằm tháo gỡ khó khăn và giúp cho người dân và doanh nghiệp có thể trải qua giai đoạn bệnh dịch vì vậy đã có những chính sách miễn thuế và giảm thuế tuy nhiên sự tác động này đã tạo nên một sự đột phá lớn đối với doanh nghiệp tăng từ 270.610 năm 2019 tăng lên 301.619 đến năm 2022 và đối với cá nhân là 109.406 và phát triển lên 145.679 và giúp GDP nước ta tăng lên thứ hạng 117 so với toàn cầu một bước phát triển đột phá cho nền kinh tế thị trường nước ta. Bảng số 2: Thu thuế thu nhập và GDP bình quân đầu người tại Việt Nam Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Thuế TNDN 270.610 234.847 272.973 301.619 (Tỷ VND) Thuế TNCN 109.406 108.245 107.796 145.679 (Tỷ VND) GDP bình quân 3.491,09 3.586,35 3.756,49 4.162,94 (USD / người) 2.3 Vai trò thuế tác động đến dịch bệnh Việc áp dụng hệ thống chính sách, quản lý thuế hoàn chỉnh với những cải cách mạnh mẽ hướng đến nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế. Cụ thể, thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2020 và 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước trong năm 2020. Bên cạnh đó, thực hiện giảm thuế một số loại thuế sau: giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 đối với các đối tượng trả tiền thuê đất hàng năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày trở lên, giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo quyết định hoặc hợp đồng của cơ quan nhà nước giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/8/2020 đến hết ngày 31/12/2021 để hỗ trợ ngành hàng không..Thực hiện giảm nhiều loại phí, lệ phí: giảm mức thu hơn 30 khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng để phục vụ việc phòng chống dịch bệnh như khẩu trang y tế, nguyên liệu để sản xuất khẩu trang, nước rửa tay sát trùng... miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 và ngân sách nhà nước đã chi ra rất nhiều nhằm mua những loại vắc – xin tốt để đảm bảo sức khỏe cho người dân và những máy móc hiện đại nhằm hỗ trợ đội ngũ y tế giảm bớt áp lực. Theo các chuyên gia kinh tế, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, khi Quốc hội, Chính phủ quyết định giảm thuế giá trị gia tăng vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định kinh tế vĩ mô kiểm soát lạm phát. 190
  4. Điều này, sẽ góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp và nền kinh tế sớm phục hồi cả người tiêu dùng và doanh nghiệp cùng chia sẻ lợi ích này. Chính vì vậy, khi giảm thuế giá trị gia tăng, ngoài doanh nghiệp, người dân, người tiêu dùng cũng được hưởng lợi. Với thực tế hiện nay, mặt bằng hàng hóa đã có chất lượng, giá cả cạnh tranh thì người dân sẽ càng có lợi khi được mua hàng hóa với một mức giá hợp lý hơn. Do đó, việc giảm thuế này không chỉ tiết kiệm chi phí cho người dân, kích cầu tiêu dùng mà còn thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. 2.4 Vai trò của thuế trong giao lưu thương mại Thuế xuất nhập khẩu tác động trực tiếp vào hoạt động nhập khẩu hàng hóa và sản xuất tuy nhiên thuế nhằm mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động kết nối với các nước khác. Vì thuế xuất nhập khẩu khi thấp thì nhằm thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và khuyến khích xuất khẩu nội địa và khi xảy ra chênh lệch về tiêu dùng hàng nội địa và hàng nhập khẩu thì điểu chỉnh thuế nhằm tạo ra một điểm cân bằng cho tiêu dùng của nước ta. Thuế xuất nhập khẩu còn làm cho nước ta có thể dễ dàng và giao lưu với các nước khác vì khi chúng ta có mức thuế suất ưu đãi sẽ gọi được nhiều nhà đầu tư vào nền thị trường và giải quyết được vấn đề thất nghiệp hay là vấn đề về an sinh xã hội khác. Đất nước chúng ta đang là nước phát triển cho nên cần thu hút nhiều nguồn vốn đa dạng khác nhau vì vậy để kêu gọi được người nước ngoài chúng ta đã có chính sách cho từng giai đoạn như hiện tại chúng ta có thuế xuất khẩu là 0% hay là những mức thuế ưu đãi và thậm chí là chúng ta còn có khu phi thuế quan. Điều này nhằm thúc đẩy và tạo ra giá trị xuất nhập khẩu của chúng ta cao hơn. Bảng số 3: Thu thuế nhập khẩu giai đoạn 2019 – 2022 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Giá trị xuất khẩu 264,19 281,5 336,25 371,85 (Tỷ USD) Giá trị nhập khẩu 253,07 262,4 332,25 358,9 (Tỷ USD) 3. KẾT LUẬN Qua các vai trò trên có thể thấy rằng vai trò của thuế trong thị trường là rất quan trọng cụ thể hơn là thuế đã tác động làm tăng giá cả thị trường, tác động đến các thu nhập cá nhân và doanh nghiệp, tác động đến dịch bệnh và cuối cùng là tác trong trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Bên cạnh những mặt tác động tốt đền nền kinh tế thì thuế vẫn còn vài yếu điểm như là: Một là, Nhà nước cần đẩy mạnh hơn việc thực hiện vai trò của từng sắc thuế trong nền kinh tế thị trường như là thuế xuất nhập khẩu nhằm bảo hộ cho hàng hóa trong nước cũng như là kích thích tiêu dùng nội địa, quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu nhằm góp phần điều tiết hàng hóa xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết lại với người có nhu cầu cao về tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ không tốt cho nền kinh tế, và các loại thuế thu nhập nhằm có vai trò cân đối các doanh nghiệp trong nước và thu hẹp lại khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, tuy nhiên phải kích thích tiết kiệm và đầu tư vào năng lực phát 191
  5. triển xã hội và nền kinh tế thị trường. Qua đó ta thấy rằng vì chưa thực hiện được rõ ràng cho nên vẫn có nhiều vụ gian lận thuế như trốn thuế rất lớn và làm giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Hai là, do là thuế góp phần làm tăng giá cả dịch vụ hàng hóa cho nên một số mặt hàng cần được giảm và miễn thuế nhằm giúp định hướng lại ngành nghề cần phát triển như là những ngành nghề giúp ích cho môi trường hay là các hoạt động từ thiện nhằm tạo ra một xã hội lành mạnh và đồng thời cũng phải đánh thuế đến những hoạt động gây ảnh hưởng nền kinh tế và môi trường. Ba là, thúc đẩy sự công bằng trong xã hội và điều tiết lại thu nhập của hệ thống thuế, vì một trong những nguyên tắc quan trọng của thuế là công bằng và thực hiện điều tiết thu nhập trong xã hội. Nhưng chủ yếu trong nền kinh tế thì thuế tiêu dùng thì rất cao còn thuế thu nhập và môi trường thì lại rất thấp. Vì vậy cần có sự điều chỉnh thuế thu nhập nhằm cân bằng và ổn định lại xã hội. Bốn là, sử dụng nguồn thu từ thuế để nhằm sử dụng cho mục đích bảo vệ sức khỏe cho người dân và hỗ trợ các dịch vụ công trong xã hội nhiều hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính (2019 – 2022), báo cáo thu chi NSNN. (https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/lvtc/ngan-sach-nha-nuoc/cong-khai-theo- chuan-quoc-te) 2. Tổng cục thuế, báo cáo thường niên. (https://www.gdt.gov.vn/wps/portal) 3. Thư viện pháp luật 4. Thuế xuất nhập khẩu (https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Luat-thue-xuat- khau-thue-nhap-khau-2016-280693.aspx). 5. Quốc hội Việt Nam 6. Thuế giá trị gia tăng (https://quochoi.vn/tintuc/Pages/he-thong-thong-tin-van- ban.aspx?ItemID=72060) 7. Thuế tiêu thụ đặc biệt (https://quochoi.vn/tintuc/Pages/he-thong-thong-tin-van- ban.aspx?ItemID=72060) 192
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2