intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) trong xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vai trò của tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) trong xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam" tập trung vào vai trò quan trọng của Digital marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, khám phá các khía cạnh quan trọng của Digital marketing đóng góp vào thành công của các doanh nghiệp. Bài viết cũng sẽ đề cập đến các thực trạng hiện tại và xu hướng tiếp thị kỹ thuật số, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing) trong xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam

  1. VAI TRÒ CỦA TIẾP THỊ KỸ THUẬT SỐ (DIGITAL MARKETING) TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI VIỆT NAM Nguyễn Dương Linh1*, Trần Thị Thành2 1 Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Marketing – Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: nd.linh@hutech.edu.vn TÓM TẮT Mặc dù nhận thức về vai trò của Digital marketing trong xây dựng thương hiệu tại Việt Nam trong thời gian gần đây đang tăng lên, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Cần có sự tăng cường trong việc thực hiện các biện pháp cụ thể để tối ưu hóa và thúc đẩy sự phát triển của Digital marketing. Do đó, bài viết này sẽ tập trung vào vai trò quan trọng của Digital marketing trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu, khám phá các khía cạnh quan trọng của Digital marketing đóng góp vào thành công của các doanh nghiệp. Bài viết cũng sẽ đề cập đến các thực trạng hiện tại và xu hướng tiếp thị kỹ thuật số, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai. Từ khóa: Digital marketing, Thương hiệu, Phát triển, Xây dựng 1. Tổng quan Ngày nay, khi hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều sử dụng hệ thống kỹ thuật số và ứng dụng những đổi mới, tiến bộ từ khoa học công nghệ, tích hợp robot vào trong các lĩnh vực, ngành nghề,… không thể không kể đến sự phát triển mạnh mẽ và thành công của mạng internet toàn cầu. Theo báo cáo của wearesocial.com (2023), tính đến tháng 10/2023, trên thế giới có khoảng 5,3 tỷ người dùng internet chiếm 65,7% dân số, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, số người dùng điện thoại di động đã tăng thêm 145 triệu người, tương ứng tăng 2,7%, nâng tổng số thuê bao di động toàn cầu đạt mức 5,6 tỷ thuê bao, chiếm 69,4% dân số thế giới. Trung bình người dùng trên thế giới dành ra 6 giờ 41 phút để trực tuyến sử dụng các thiết bị và dịch vụ được kết nối. Nhìn chung, thời gian sử dụng internet trung bình hằng ngày có xu hướng giảm theo độ tuổi, cao nhất ở nhóm tuổi từ 16 đến 24 tuổi (từ 7 giờ 10 phút đến 7 giờ 36 phút) và thấp nhất ở nhóm tuổi từ 55 đến 64 tuổi (từ 5 giờ 14 phút đến 5 giờ 22 phút). Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ người dùng sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đã chiếm hơn 10% dân số ở mọi khu vực trên toàn cầu và họ đã dùng 1/3 thời gian trực tuyến (tương đương 2,5 giờ mỗi ngày) dành cho các nền tảng xã hội (wearesocial.com, 2023). Với sự phát triển nhanh chóng của internet và sự lan rộng của các thiết bị kỹ thuật số, tiếp thị kỹ thuật số đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để tạo dựng, quản lý và tăng cường quảng bá thương hiệu. Khả năng tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng thông qua các kênh trực tuyến đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn. Đây là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị hiện đại và đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc phát triển và thành công của các thương hiệu. Tuy nhiên, vai trò của Digital marketing trong xây dựng và phát triển thương hiệu tại Việt Nam vẫn chưa thật sự rõ ràng, rất ít các nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung vào vai trò của tiếp thị kỹ thuật số trong xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua các khía cạnh quan trọng, cách thức tiếp thị kỹ thuật số tạo ra nhận thức về thương hiệu, đóng góp vào thành công của doanh nghiệp. Từ đó, xác định những thực trạng và xu hướng tiếp thị kỹ thuật số để đưa ra các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing) Tiếp thị kỹ thuật số đã trở thành xu hướng trong kinh doanh từ năm 2014, sau khi lần đầu tiên được giới thiệu vào đầu những năm 1990. Theo Rayan và Jones (2009), tiếp thị kỹ thuật số là các hoạt động tiếp thị cho các sản phẩm và dịch vụ thông qua việc sử dụng các công cụ có sẵn trên internet để tiếp cận người dùng internet. Hơn nữa, tiếp thị kỹ thuật số đang cạnh tranh mạnh mẽ hơn so với marketing truyền thống, nhờ vào sự đa dạng và hiệu quả của các phương thức tiếp thị số, cũng như ảnh hưởng tích cực của chúng đối với doanh số bán hàng của công ty (Yasmin và Cộng sự, 2015). Bên cạnh đó. tiếp thị kỹ thuật số còn được xem là việc sử dụng các công nghệ số để xây dựng các kênh tiếp cận khách hàng 595
  2. tiềm năng, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các thuật ngữ “internet marketing” và “e-marketing” đôi khi được sử dụng thay thế cho “Digital marketing” - một xu hướng đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây (Sawicki, 2016). Ngoài ra, tiếp thị kỹ thuật số còn là tập hợp các phương pháp, chiến lược, và công cụ để quảng bá dịch vụ và sản phẩm trên các nền tảng trực tuyến như: email, blog, mạng xã hội, trang web, di động, SEO,…. (Almaazmi và Cộng sự, 2020; Nuseir và Cộng sự, 2021). Hay tiếp thị kỹ thuật số là việc thực hiện mục tiêu tiếp thị thông qua việc áp dụng phương tiện số, dữ liệu và công nghệ (Chaffey và Ellis-Chadwick, 2022). Bhosale và Cộng sự (2020) lại cho rằng, tiếp thị kỹ thuật số là hoạt động quảng cáo hàng hóa hoặc thương hiệu thông qua nhiều hình thức của thiết bị điện tử. Tiếp thị số thường được gọi là “tiếp thị trực tuyến”, “tiếp thị qua internet” hoặc “tiếp thị trên web”. 2.2. Thương hiệu Thương hiệu là một khái niệm nghiên cứu khá phức tạp, mặc dù đã có rất nhiều thảo luận và tranh luận về khái niệm này. Tuy nhiên, đến nay trong giới chuyên gia học thuật vẫn chưa có được tiếng nói chung về thương hiệu, mỗi chuyên gia lại đưa ra định nghĩa theo cách riêng của mình. Trong nghiên cứu của (Maurya, Mishra và Management, 2012) đã đưa ra xem xét 12 chủ đề từ hơn 30 định nghĩa về thương hiệu của các chuyên gia khác nhau. Trong giới hạn của bài viết, một số định nghĩa được đưa ra để làm rõ hơn khái niệm về thương hiệu. Kapferer (1992) từng nhấn mạnh thương hiệu như một cấu trúc nhận dạng với sáu khía cạnh tích hợp: văn hóa, tính cách, sự tự thể hiện, vóc dáng, sự phản ánh và mối quan hệ. Thương hiệu là một tuyên bố pháp lý về quyền sở hữu (Crainer, 1995). Theo Kotler, Pfoertsch và Michi (2006) thương hiệu là “tên, thuật ngữ, logo, dấu hiệu, biểu tượng, thiết kế hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố này; được tạo ra nhằm nhận diện hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán hoặc một nhóm người bán và phân biệt chúng với sản phẩm hoặc dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”. Hiệp hội tiếp thị Hoa kỳ (2017) cũng nhận định rằng thương hiệu là “tên, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng, hoặc bất kỳ đặc điểm nào khác giúp phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người bán so với những người bán khác”. Trên cơ sở đó, tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (2021) bổ sung thêm vào định nghĩa rằng thương hiệu “là tài sản vô hình” nhằm tạo ra “những hình ảnh và liên tưởng đặc biệt trong tâm trí các bên liên quan, từ đó tạo ra lợi ích/giá trị kinh tế”. Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo ra giá trị bằng cách cung cấp cho khách hàng các ưu đãi, trải nghiệm hấp dẫn và nhất quán, nhằm đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và khuyến khích họ quay trở lại (Aaker, 1991; De Chernatony, McDonald và Wallace, 2010). Với sự phát triển của phương tiện truyền thông kỹ thuật số, việc xây dựng thương hiệu đã trở nên đa chiều và liên kết với nhau. Một phần của quá trình này nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà tiếp thị, do người tiêu dùng và các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn để tham gia thảo luận, tạo và chia sẻ nội dung, cũng như trò chuyện với nhau (Hennig-Thurau và Cộng sự, 2010). Trong môi trường kinh doanh ngày nay, việc phát triển thương hiệu đã trở thành một thách thức quan trọng đối với các công ty. Sự phát triển nhanh chóng của môi trường kinh doanh hiện đại yêu cầu các công ty phải áp dụng các phương pháp và phương thức hiện đại nhằm duy trì và nâng cao vị thế của họ trên thị trường (Grubor và Milovanov, 2017) 2.3. Một số nghiên cứu liên quan Digital marketing không chỉ là nền tảng quảng cáo mà còn là công cụ hỗ trợ cho việc tương tác giữa nhà sản xuất và khách hàng (de Ruyter, Isobel Keeling và Ngo, 2018; Low và Cộng sự, 2020). Chính vì lượng người tiêu dùng sử dụng các nền tảng số cũng như các phương tiện truyền thông xã hội ngày càng tăng đã khiến các công ty tập trung nhiều hơn vào Digital marketing (Tariq và Cộng sự, 2022). Nhiều nghiên cứu gần đây về Digital marketing đã và đang chứng minh rằng sự phát triển của thương hiệu phụ thuộc vào nhiều chiến lược Digital marketing khác nhau trong môi trường kinh doanh hiện đại (Alolayyan và Cộng sự, 2018; Tariq và Cộng sự, 2022). Điển hình như nghiên cứu của (Tariq và Cộng sự, 2022) về vai trò của Digital marketing, chính sách xã hội của doanh nghiệp và marketing xanh trong phát triển thương hiệu. Nghiên cứu này đã khảo sát chính thức 404 người làm việc trong lĩnh vực sản xuất tại Anh cho thấy hoạt động quảng cáo thông qua các phương tiện kỹ thuật số có tác động đáng kể đến phát triển thương hiệu. Tương tự, Sawlani và Susilo (2020) đã kiểm tra mối liên hệ của phương tiện truyền thông xã hội, trang web và công cụ tìm kiếm đến hình ảnh thương hiệu thông qua khảo sát 180 sinh viên tại trường Đại học Bunda Mulia, Jakarta. Kết quả nghiên cứu đưa ra lời giải thích thuyết phục rằng các trường đại học cần chú ý đến các yếu tố trên khi họ cần xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực. Khi trường đại học thực hiện các chiến lược Digital marketing tốt hơn thì có thể đạt được hình ảnh thương hiệu 596
  3. tích cực hơn. Từ đó cho thấy hiệu quả đáng kể và tích cực từ các yếu tố marketing thông mạng xã hội, trang web và công cụ tìm kiếm đến hình ảnh thương hiệu của tổ chức. Ở Việt Nam, việc nhận thức về vai trò của Digital marketing trong xây dựng và phát triển thương hiệu đang ngày được các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu chuyên sâu chưa được thực hiện nhiều. Bùi Nghĩa và Hồ Thức Tài (2023) đã chỉ ra một số vai trò của Digital marketing thông qua việc mang đến cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp từ các công ty lớn đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiết kiệm chi phí so với các hình thức truyền thống, hướng đến mục tiêu và sự chuyển đổi, đảm bảo doanh thu, hướng đến người dùng điện thoại di động và triển vọng nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3. Thực trạng Theo Báo cáo Vietnam Digital Marketing Trends 2021 ước tính trung bình quy mô thị trường Quảng cáo trực tuyến Việt Nam năm 2020-2025 tiếp tục giữ mức trưởng mạnh, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 21,5%. Theo đó, thông qua khảo sát trực tuyến và dựa trên quan điểm của 167 doanh nghiệp tiêu biểu tại Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các tập đoàn, công ty đa quốc gia có doanh thu hàng năm trên 5 tỷ VND (ANTS Digital, Accesstrade, Younet Group, Novaon, 2021). Kết quả cho thấy Digital marketing đang dần trở thành xu hướng chiến lược marketing trong tương lai (tăng từ 18% năm 2020 lên 39% trong năm 2021). Trong đó, phân bổ ngân sách cho các kênh Digital như: Facebook, Google Ads, YouTube và KOLs đang được đầu tư lớn Hình 1: Tỷ lệ phân bổ ngân sách cho các kênh Digital trong năm 2020 Nguồn: ANTS Digital, Accesstrade, Younet Group, Novaon (2021) Đến 10/2023 có khoảng 77,9 triệu người người dùng internet chiếm 79,1% dân số, như vậy trong điều kiện lý tưởng các doanh nghiệp có thể tiếp cận được khoảng 78 triệu khách hàng thông qua các công cụ digital. Mặt khác, số lượng thuê bao di động chiếm đến 161,6 triệu thuê bao, tương ứng chiếm 164% dân số. Trung bình người dùng tại Việt Nam dành ra 6 giờ 23 phút mỗi ngày để trực tuyến sử dụng các thiết bị và dịch vụ được kết nối internet, 2 giờ 32 phút dành cho social media. Bên cạnh đó, với tỷ lệ dân số từ 12 đến 54 tuổi chiếm 61,2% có thể nhận thấy rằng kênh Digital marketing là một công cụ hiệu quả để tiếp cận đối tượng tiềm năng trong việc truyền thông. Rộng hơn, ở độ tuổi từ 5 đến 64 tuổi chiếm 83,1% dân số, có thể thấy các công cụ digital đang “phủ sóng” gần như trọn vẹn từ trẻ em cho đến người lớn tuổi trong tháp dân số Việt Nam hiện nay (wearesocial.com, 2023). Thực trạng trên cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam và Digital marketing đang trở thành một xu hướng chiến lược quan trọng trong lĩnh vực marketing. Việc phát triển của thị trường quảng cáo trực tuyến, cùng với sự gia tăng đáng kể về số lượng người dùng internet và thuê bao di động đã tạo ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tiếp cận, tương tác với khách hàng tiềm năng. Một điểm nổi bật là sự tăng cường đầu tư vào các kênh digital như Facebook, Google Ads, YouTube và KOLs. Điều này phản ánh xu hướng của các doanh nghiệp trong việc di chuyển nguồn lực quảng cáo từ các phương tiện truyền thông truyền thống sang các nền tảng trực tuyến, nhằm mục đích tiếp cận với đối tượng khách hàng rộng lớn và đa dạng. Tuy 597
  4. nhiên, việc thành công trong Digital marketing không chỉ dựa vào việc chi tiêu ngân sách mà còn yêu cầu hiểu biết sâu sắc về khách hàng mục tiêu và sự linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược theo các xu hướng mới. Bên cạnh đó, hoạt động phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả của chiến lược Digital marketing cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để tận dụng hết tiềm năng của Digital marketing, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được đặc điểm và nhu cầu của từng phân khúc khách hàng mục tiêu. Tóm lại, Digital marketing không chỉ là một xu hướng mà là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Sự tập trung vào việc tận dụng nguồn lực và hiểu biết sâu sắc về khách hàng và các nền tảng trực tuyến sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được thành công trong môi trường kinh doanh số ngày càng cạnh tranh. 4. Kết luận và kiến nghị Mặc dù trên thực tế đã đạt được một số thành tựu, tuy nhiên các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng và tận dụng mọi cơ hội từ hoạt động Digital marketing. Vì vậy, trong thời gian tới, việc tăng cường thực hiện các biện pháp cụ thể để hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của Digital marketing trong các tổ chức, doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Cụ thể: Thứ nhất, cần xây dựng một trang web chuyên nghiệp: Trang web của của các tổ chức, doanh nghiệp là tâm điểm của hoạt động Digital marketing. Vì vậy, khi xây dựng và quản lý, cần đảm bảo tính năng dễ dàng tiếp cận, thân thiện với người dùng và cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm/dịch vụ đang cung cấp của doanh nghiệp. Thứ hai, tận dụng triệt để nền tảng mạng xã hội: Tạo lập và quản lý các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, Zalo, Youtube,… để tương tác với khách hàng, chia sẻ thông tin về sản phẩm/dịch vụ, và xây dựng mối quan hệ đa chiều giữa các ứng dụng. Sử dụng các nội dung hấp dẫn như video, hình ảnh, bài viết blog, và infographics để thu hút sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên, cần đảm bảo nội dung phải mang tính giáo dục, hấp dẫn và hữu ích cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, có thể tạo trải nghiệm đa kênh (omnichannel) thông qua việc kết hợp các kênh truyền thông và điểm tiếp xúc khác nhau như trực tuyến, ngoại tuyến, điện thoại di động để tạo ra một trải nghiệm liền mạch và nhất quán cho khách hàng. Thứ ba, thực hiện chiến lược tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO): Tối ưu hóa trang web của tổ chức, doanh nghiệp thông qua các từ khóa tìm kiếm nhằm tăng thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Điều này giúp tăng khả năng tìm thấy của thương hiệu và tăng lượng truy cập từ người dùng quan tâm. Thứ tư, sử dụng email marketing: Sử dụng email để gửi thông tin cập nhật, ưu đãi đặc biệt, và tin tức mới nhất về sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng hiện tại và tiềm năng. Thứ năm, quảng cáo trực tuyến: Tối ưu hóa các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, LinkedIn Ads để tiếp cận khách hàng tiềm năng và tăng hiệu quả marketing. Thứ sáu, tạo trải nghiệm tương tác: Tận dụng các công nghệ thực tế ảo như AR (Augmented Reality) và VR (Virtual Reality) để tạo ra các trải nghiệm tương tác độc đáo và gây ấn tượng với khách hàng. Thứ bảy, theo dõi và đánh giá hiệu quả thông qua các công cụ phân tích: Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các chiến lược Digital marketing, từ đó điều chỉnh và cải thiện các chiến lược trong tương lai. Thứ tám, chăm sóc khách hàng qua các kênh trực tuyến: Sử dụng các kênh như live chat, chatbot, hoặc hệ thống ticket để hỗ trợ khách hàng và giải đáp thắc mắc của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thứ chín, xây dựng cộng đồng trực tuyến: Tạo dựng một cộng đồng trực tuyến xung quanh thương hiệu thông qua việc tạo các nhóm, diễn đàn hoặc sự kiện trực tuyến, giúp khách hàng cảm thấy kết nối và gắn bó với thương hiệu. Mặt khác, tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, nhóm chuyên ngành để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, từ đó xây dựng uy tín và tăng cường nhận thức về thương hiệu. Thứ mười, sử dụng influencer marketing: Hợp tác với các influencer (người ảnh hưởng) hoặc người nổi tiếng trong lĩnh vực tương tự để quảng bá sản phẩm/dịch vụ và tăng cường uy tín thương hiệu. Đồng thời, thực hiện các chiến dịch viral bằng cách tạo ra các chiến dịch quảng cáo hoặc nội dung có tính chia sẻ cao nhằm lan truyền thông điệp của thương hiệu một cách nhanh chóng và rộng rãi trên mạng xã hội. Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp cần đổi mới liên tục, luôn tiếp tục nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới, 598
  5. xu hướng mới trong lĩnh vực Digital marketing để đảm bảo thương hiệu luôn ở trạng thái cạnh tranh và thu hút được sự chú ý của khách hàng. Việc kết hợp các phương pháp trên một cách sáng tạo và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi liên tục như ngày nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aaker, D. A. J. N. F. P. (1991). Managing Brand Equity New York. 2. Almaazmi, J., Alshurideh, M., Al Kurdi, B., & Salloum, S. A. (2020). The effect of digital transformation on product innovation: a critical review. Paper presented at the International conference on advanced intelligent systems and informatics. 3. Alolayyan, M. N., Al-Hawary, S. I. S., Mohammad, A. A. S., Al-Nady, B. A.-H. A. J. I. J. o. P., & Management, Q. (2018). Banking service quality provided by commercial banks and customer satisfaction. A structural equation modelling approaches. 24(4), 543-565. 4. Association, A. M. (2017). Definition of Brand. Retrieved from https://www.ama.org/the-definition-of- marketing-what-is-marketing/ 5. Bhosale, V. S., Raverkar, D. P., Tamondkar, T. J. I. J. o. A., & Research, I. (2020). Importance of digital marketing in the new age. 7(1), 79-82. 6. Crainer, S. (1995). The Real Power of Brands: Making Brands Work for Competitive Advantage: FT Pitman. 7. Chaffey, D., & Ellis-Chadwick, F. (2022). Digital Marketing: Pearson UK. 8. De Chernatony, L., McDonald, M., & Wallace, E. (2010). Creating powerful brands: Routledge. 9. de Ruyter, K., Isobel Keeling, D., & Ngo, L. V. J. A. m. j. (2018). When nothing is what it seems: A digital marketing research agenda. 26(3), 199-203. 10. Grubor, A., & Milovanov, O. J. I. D. o. C. S. I. (2017). Brand strategies in the era of sustainability. 15(1), 78-88. 11. Hennig-Thurau, T., Malthouse, E. C., Friege, C., Gensler, S., Lobschat, L., Rangaswamy, A., & Skiera, B. J. J. o. s. r. (2010). The impact of new media on customer relationships. 13(3), 311-330. 12. ISO. (2021). ISO 20671-1:2021(Brand evaluation). Retrieved from https://www.iso.org/obp/ui/en/#iso:std:iso:20671:-1:ed-1:v1:en 13. Kapferer, J. N. (1992). Strategic Brand Management: New Approaches to Creating and Evaluating Brand Equity: Kogan Page. 14. Kotler, P., Pfoertsch, W., & Michi, I. (2006). B2B brand management (Vol. 357): Springer. 15. Low, S., Ullah, F., Shirowzhan, S., Sepasgozar, S. M., & Lin Lee, C. J. S. (2020). Smart digital marketing capabilities for sustainable property development: A case of Malaysia. 12(13), 5402. 16. Maurya, U. K., Mishra, P. J. E. J. o. B., & Management. (2012). What is a brand? A Perspective on Brand Meaning. 4(3), 122-133. 17. Nuseir, M. T., Al Kurdi, B. H., Alshurideh, M. T., & Alzoubi, H. M. (2021). Gender discrimination at workplace: Do artificial intelligence (AI) and machine learning (ML) have opinions about it. Paper presented at the The international conference on artificial intelligence and computer vision. 18. Rayan, D., & Jones, C. J. M. s. f. e. t. d. g., editions Kogan. (2009). Understanding digital marketing. 19. Sawicki, A. J. W. S. N. (2016). Digital marketing. (48), 82-88. 20. Sawlani, D. K., & Susilo, D. J. I. J. M. E. R. (2020). How digital marketing helps higher education institution branding. 5(3), 45-55. 21. Tariq, E., Alshurideh, M., Akour, I., Al-Hawary, S., Kurdi, B. J. I. J. o. D., & Science, N. (2022). The role of digital marketing, CSR policy and green marketing in brand development. 6(3), 995-1004. 22. wearesocial.com. (2023). The changing world of digital in 2023. Retrieved from https://wearesocial.com/us/blog/2023/01/the-changing-world-of-digital-in-2023/ 23. Yasmin, A., Tasneem, S., Fatema, K. J. I. j. o. m. s., & administration, b. (2015). Effectiveness of digital marketing in the challenging age: An empirical study. 1(5), 69-80. 599
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2