Vai trò của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Quan điểm, giải pháp nhằm tạo động lực mới đối phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến 2030, tầm nhìn đến 2045
lượt xem 4
download
Bài viết "Vai trò của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Quan điểm, giải pháp nhằm tạo động lực mới đối phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến 2030, tầm nhìn đến 2045" tập trung phân tích chỉ ra vai trò của vùng này trong phát triển KT-XH của Việt Nam và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tạo động lực mới cho phát triển KT-XH của vùng và cả nước đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vai trò của vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam: Quan điểm, giải pháp nhằm tạo động lực mới đối phát triển kinh tế - xã hội của vùng đến 2030, tầm nhìn đến 2045
- VAI TRÒ CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM TẠO ĐỘNG LỰC MỚI ĐỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẾN 2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2045 Võ Thanh Thu* Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh * Tác giả liên hệ: vt.thu@hutech.edu.vn TÓM TẮT Thời gian gần đây vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có nhiều khởi sắc trong phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH), nhưng vẫn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối mặt với nhiều rủi ro thường xuyên như thiên tai và rủi ro do thị trường như mất giá nông sản. Nghiên cứu nhằm hướng tới làm rõ vai trò hiện tại của ĐBSCL trong nền kinh tế cả nước cũng như những thách thức và cơ hội của Vùng ĐBSCL sẽ đối mặt. Thông qua việc tổng hợp, phân tích dữ liệu từ các nguồn thống kê, cùng đối xét với những cơ chế chính sách nhà nước, cũng như phỏng vấn chuyên gia để thu thập ý kiến, đánh giá, bài tham luận tập trung phân tích chỉ ra vai trò của vùng này trong phát triển KT - XH của Việt Nam và đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm tạo động lực mới cho phát triển KT - XH của vùng và cả nước đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2045. Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long, Giải pháp tạo động lực, Đổi mới phát triển kinh tế - xã hội 1. Tổng quan nghiên cứu ĐBSCL là vùng đất chín rồng, hay có tên gọi khác là Tây Nam Bộ nằm ở phía Nam của Tổ Quốc, nơi đây có diện tích lãnh thổ 40.816,3 km² (12% diện tích Việt Nam), lớn gấp đôi diện tích Đồng bằng Sông Hồng, dân số vùng 17.754 triệu người1. ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông sản nhiệt đới không những lớn nhất Việt Nam mà còn của khu vực và thế giới: Sản xuất trên 50% sản lượng gạo của Việt Nam, đóng góp 95% lượng gạo xuất khẩu trong tổng số 8,34 triệu tấn, thu về 4,8 tỷ USD (2023), năm 2023 ĐBSCL góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 của thế giới; vùng này đóng góp 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% sản lượng trái cây... Bài viết thông qua phân tích các chủ trương nhà nước nhằm đánh giá hiệu quả của các chính sách KT - XH và quy hoạch đối với vùng ĐBSCL. Khảo sát và phỏng vấn được sử dụng để thu thập ý kiến của các chuyên gia, cơ quan quản lý và cộng đồng dân cư địa phương về vai trò và tầm quan trọng của vùng này trong phát triển KT - XH của Việt Nam. Cuối cùng, phân tích dữ liệu thống kê được áp dụng để minh họa và chứng minh những quan điểm và giải pháp được đề xuất từ nghiên cứu. Nghiên cứu tập trung vào vai trò của vùng ĐBSCL trong phát triển KT - XH của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Vùng này đóng góp quan trọng vào nền kinh tế quốc gia thông qua nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, và xuất khẩu. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện các chính sách và chuẩn bị cho tương lai của ĐBSCL vẫn còn nhiều thách thức. Đề xuất cần tập trung vào việc tăng cường hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao hiệu suất sản xuất, bảo vệ môi trường, và tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi. Thông qua kết luận nghiên cứu cung cấp những khuyến nghị cụ thể để thúc đẩy phát triển bền vững của ĐBSCL trong tương lai. 2. Đánh giá vai trò của Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam 2.1. Đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo an ninh lương thực không những cho Việt Nam mà còn cho khu vực và thế giới Thật vậy, ĐBSCL đóng góp trên 50% sản lượng lúa gạo của Việt Nam, trở thành trụ đỡ, chỗ dựa quan trọng cho KT - XH Việt Nam. Còn vai trò của ĐBSCL đối với thế giới, theo tổng kết từ tài liệu của Ngân hàng thế giới: ĐBSCL là vựa lúa chính chiếm khoảng 20% trong lượng gạo thương mại toàn cầu và chính miền Tây đã góp phần đảm bảo lương thực 1 Số liệu của Tổng cục thống kê 2023 9
- ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh2. Cho nên, sản xuất lúa gạo ở ĐBSCL không những là mối quan tâm của Việt Nam, mà còn của khu vực và thế giới. 2.2. Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong duy trì sự phát triển đời sống kinh tế – xã hội của cả Vùng kinh tế phía Nam bao gồm Đông và Tây Nam Bộ Nơi đây sản xuất nông nghiệp, không những nuôi gần 17,75 triệu dân của Vùng, mà còn là nơi cung cấp nguồn nhân lực, thủy sản, rau quả, cây trái… cho các tỉnh Đông Nam Bộ khác, góp phần không nhỏ vào hoạt động sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân ở Vùng Nam Bộ. 2.3. Hoạt động vận tải, logistics, kho vận… của Miền Đông Nam Bộ Các khu vực như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà rịa Vũng Tàu,… có hoạt động logistics diễn ra sôi động, có nguồn thu lớn, có đóng góp không nhỏ từ Tây Nam Bộ: Gần 2/3 hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL được chuyển tải qua Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu. 2.4. Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò lớn trong hoạt động xuất khẩu nông thủy sản của Việt Nam Năm 2023 nông sản xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu trên 53 tỷ USD, xuất siêu thương mại của ngành đạt 11 tỷ USD, một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như: hàng rau quả tăng trên 70% và xuất khẩu gạo đạt gần 8,34 triệu tấn và 4,78 tỷ USD tăng trên 38,4% so với 2022, gạo ST25 lần thứ 2 đạt giải quán quân, ngon nhất thế giới.… thành tựu ngành xuất khẩu nông sản Việt Nam có đóng góp không nhỏ của ĐBSCL và Việt Nam cũng trở thành nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu cá tra, basa, đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo và tôm, trong tốp 3 về xuất khẩu trái cây nhiệt đới. ĐBSCL là Vùng kinh tế suốt nhiều năm qua cán cân thương mại “xuất siêu”, góp phần không nhỏ trong cải thiện cán cân thương mại Quốc gia. 2.5. Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp vai trò quan trọng trong bảo đảm quốc phòng, an ninh Biên giới phía Tây và Tây Nam của Việt Nam giáp với Campuchia có chiều dài trên đất liền là 1137 km, trong đó có 4 tình ĐBSCL có đường biên giới chung với Campuchia: với tỉnh Long An dài khoảng 136 km; với tỉnh An Giang dài khoảng 96 km; và với Kiên Giang dài khoảng 48 km, với tỉnh Đồng Tháp dài khoảng 49 km. Việt Nam – Campuchia còn 16% đường biên giới trên Bộ chưa thỏa thuận được, chưa kể còn tranh chấp về đảo và thềm lục địa trên biển. Chính sự tranh chấp về lãnh thổ với Campuchia dẫn tới chiến tranh biên giới phía Tây Nam năm 1979. Ngày nay, dù tranh chấp về lãnh thổ vẫn còn, nhưng Vùng đất và nước của Tây Nam nước ta vẫn bảo toàn, thắng lợi này có sự đóng góp không nhỏ của nhân dân, chính quyền, quân đội của ĐBSCL. 3.Những vấn đề cần chú ý trong phát triển kinh tế-xã hội Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. 3.1. Là Vùng lúa gạo lớn của Việt Nam và thế giới, nhưng chưa hiện đại: ➢ Quy mô sản xuất lúa mang tính manh mún, nhỏ lẻ, khoảng 0,5 ha/hộ nông dân, tính tổ chức thống nhất trong sản xuất hạn chế: khâu chọn giống, công nghệ tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, liên hệ với thị trường trong và ngoài nước để tiêu thụ gạo phụ thuộc vào thương lái, vào các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. ➢ Đã hình thành chuỗi kinh doanh sản xuất và tiêu thụ gạo, nhưng giữa các mắt xích của chuỗi lỏng lẻo, chưa mang tính cộng sinh, rủi ro cao cho nông dân trực tiếp sản xuất lúa gạo. ➢ Chưa hình thành các khu nông nghệ cao trong sản xuất lúa gạo, việc sử dụng các công nghệ 4.0 trong sản xuất kinh doanh gạo còn hạn chế: Dữ liệu lớn để dự báo, hoạch định hoạt động sản xuất thương mại gạo, công nghệ khối chuỗi (blockchain) để truy soát nguồn gốc gần như chưa sử dụng. ➢ ĐBSCL chưa quan tâm thỏa đáng đến bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu: Để tăng sản lượng lúa gạo người dân ĐBSCL phải tổ chức sản xuất 2,5-3 vụ trong năm, việc thâm canh tăng vụ lúa, không những ảnh hưởng đến chất lượng gạo, mà còn tác động xấu đến môi trường: theo các nhà khoa học cánh đồng lúa là nguồn sản xuất chính khí mêtan, một loại khí nhà kính góp phần gây ra biến đổi khí hậu. Ngoài ra tăng vụ sẽ kích thích sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu ảnh hưởng xấu đến môi trường đất và nước, tác động xấu đến sức khỏe người dân. 2 World Bank(2016).Vietnam Development Report 2016 Transforming Vietnamese Agriculture: Gaining More from Less 10
- ➢ Thu nhập của người dân trồng lúa thấp hơn so với nhiều loại nông sản khác. Theo một nghiên cứu của nước ngoài: Tại tỉnh An Giang, thuộc ĐBSCL, trung bình một gia đình chỉ kiếm được 100 USD một tháng từ trồng lúa, bằng khoảng 1/5 số tiền mà người trồng cà phê kiếm được ở Tây Nguyên của Việt Nam (Oxfam trích dẫn trên The Economist, 2014). Tình hình hiện nay năm 2021 có sự thay đổi, nhưng vẫn còn có sự chênh lệch trong thu nhập của người trồng lúa, nhưng vì thực hiện nhiệm vụ quốc gia “đảm bảo an ninh lương thực”, mà người dân không thể thay đổi mục đích sử dụng trên chính mảnh đất mà mình có “Quyền” sử dụng. Sau Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu cho phép chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng các cây có giá trị kinh tế cao nhưng rất cần có những quy định thống nhất, cụ thể để quản lý sản xuất gạo. 3.2. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước nhưng hoạt động sản xuất thương mại thiếu bền vững ➢ Về nuôi trồng thủy sản: vùng chưa tự đảm bảo được nguồn cung con giống tôm, cá tra...đầy đủ và khỏe, không bị bệnh. Chưa có viện, cơ sở cung cấp giống thủy sản mang tính đặc thù của Vùng. ➢ Nuôi trồng thủy sản bán tự nhiên như hiện nay rủi ro cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn, gây ô nhiễm môi trường nước. ➢ Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ĐBSCL thường xuyên đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá trên các thị trường chủ lực: từ năm 2002 cá tra, cá basa Việt Nam đối mặt với 19 lần rà soát tại Hoa Kỳ thuế chống bán phá giá, tôm sú của vùng cũng đối mặt với 03 vụ kiện. Nông thủy sản của Vùng ĐBSCL bị đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại và các rào cản kỹ thuật sẽ dẫn tới: hoạt động kinh doanh thiếu ổn định, tốn kém chi phí để hầu kiện, sản phẩm thủy sản khó tiêu thụ hơn. Theo chúng tôi để giảm bớt khó khăn này ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản là minh bạch hóa hồ sơ liên quan đến chi phí kinh doanh, tăng chi phí đầu tư nâng cao chất lượng thì việc Bộ công thương sớm đại diện cho Nhà nước đàm phán để Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sớm thừa nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ, điều này giúp các doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện thuận lợi, ngoài ra Cục phòng vệ thương mại triển khai có hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/3/2020. 3.3. Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sản xuất và cung cấp cây ăn trái lớn nhất nước, cung cấp 70% sản lượng cây ăn trái nhiệt đới xuất khẩu của Việt Nam, nhưng vẫn thiếu ổn định ➢ Trái cây của Vùng ĐBSCL đã xuất hiện tại 60 nước nhưng Vùng này chưa thực sự hình thành vùng chuyên canh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản. Quy mô diện tích trồng cây ăn trái tại mỗi hộ trong vùng còn nhỏ lẻ (phổ biến từ 0,3-0,5 ha) và thiếu tập trung. Vì vậy, tình trạng được mùa mất giá vẫn thường xuyên xảy ra, gây thiệt hại kinh tế hộ dân vùng trồng cây ăn trái. ➢ Trồng cây ăn trái chịu ảnh hưởng nặng bởi sự biến đổi khí hậu: ngập lụt, hạn hán, thêm vào đó, tình trạng xói lở và xâm ngập mặn ngày một gia tăng đã làm thay đổi thổ nhưỡng, sử dụng nước ngọt dần bị thu hẹp, năng suất và sản lượng cây ăn trái suy giảm. ➢ Thị trường thế giới đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm tươi sống, trong đó có trái cây nhưng tính tùy tiện ở hầu hết các khâu trong quá trình kinh doanh trái cây ở ĐBSCL khá cao, sản xuất trái cây an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) tuy đã hình thành tại các vùng trồng cây ăn trái, nhưng diện tích trồng còn rất hạn chế, phần lớn diện tích trồng chưa áp dụng các quy trình sản xuất sạch như Global GAP, Viet GAP, ít cây trái ở ĐBCCL truy xét được nguồn gốc xuất xứ, điều này tác động không nhỏ đến tính bền vững trong phát triển thị trường cây ăn trái ở ĐBSCL, đặc biệt khó tiếp cận với thị trường cao cấp như: Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản... ➢ Chưa thực sự hình thành chuỗi cung ứng: Các mắt xích trong chuỗi chưa phát triển mang tính cộng sinh trong kinh doanh cây trái ở ĐBSCL. Quy mô sản xuất nhỏ, thiếu tính liên kết trong tổ chức tiêu thụ, khiến cho người trồng cây ăn trái dễ bị tổn thương, hiện tượng bị ép giá trong tiêu thụ cây ăn trái thường xuyên diễn ra. ➢ Công nghệ bảo quản cây trái mang tính hiệu quả và an toàn chưa thực sự phát triển trong Vùng, trong khi đó cây ăn trái ở ĐBSCL chủ yếu tiêu thụ dưới dạng tươi sống, ít qua chế biến điều này dẫn tới tỷ lệ hư hỏng lớn, nhanh, làm giảm giá trị của sản phẩm, khó xuất khẩu đi xa. 11
- ➢ Sử dụng công nghệ số trong tiêu thụ sản phẩm cây trái ở ĐBSCL còn rất hạn chế, khiến người trồng khó tiếp cận trực tiếp với thị trường, khó nắm bắt nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, khó quảng bá sản phẩm và bán sản phẩm. 3.4. Hạn chế lớn thứ 4 trong phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long số doanh nghiệp được hình thành thấp so với cả nước và quy mô doanh nghiệp nhỏ Bảng 1. Vài nét về phát triển doanh nghiệp ở ĐBSCL 31/12/2020 Mật độ doanh nghiệp/ 1.000 dân trong tuổi Tổng doanh nghiệp lao động STT Tỉnh, TP Số doanh Mật độ doanh Thứ hạng của tỉnh trong 63 Xếp hạng3 nghiệp nghiệp/1.000 dân tỉnh /Thành phố 1 Việt Nam 811.538 - 16,8 2 Long An 10.476 12 11,4 15 3 Tiền Giang 4.853 30 5,0 49 4 Bến Tre 3.326 42 4,7 52 5 Trà Vinh 2.301 50 4,7 53 6 Vĩnh Long 2.663 48 5,3 48 7 Đồng Tháp 3.611 40 4,5 55 8 An Giang 4.794 32 5,4 46 9 Kiên Giang 7.777 51 9,6 23 10 Cần Thơ 9.088 15 14,2 11 11 Hậu Giang 2.236 51 6,4 41 12 Sóc Trăng 2.676 47 4,8 51 13 Bạc Liêu 2.078 53 4,6 54 14 Cà Mau 3.573 41 6,3 43 7,33% so với Tổng cộng 59.452 Việt Nam Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021 - Bộ kế hoạch đầu tư Qua bảng 1 cho thấy: ĐBSCL chiếm 17,7% dân số Việt Nam, nhưng ở thời điểm cuối 2020 trong Vùng chỉ có gần 60 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 7,33% số doanh nghiệp cả nước, mật độ doanh nghiệp tính trên 1.000 người dân trong độ tuổi lao động của tất cả các tỉnh đều thấp hơn bình quân cả nước. Xếp hạng trong 2 chỉ tiêu: Số doanh nghiệp và mật độ doanh nghiệp trên 1.000 người lao động, nhiều tỉnh trong Vùng đứng thứ hạng thấp trong 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều tỉnh có thứ hạng chỉ nhỉnh so với Vùng Tây Bắc, vùng núi xa sôi, ít có điều kiện phát triển doanh nghiệp. 3.5. Hạn chế lớn thứ 5 trong phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long là thu hút vốn FDI thấp, ít dự án mang tính lan tỏa, kích thích kinh tế của Vùng phát triển Thật vậy các tỉnh ở ĐBSCL có rất nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trước năm 2021 nhiều tỉnh ĐBSCL nằm trong tốp 10 các tỉnh ở Việt Nam, có môi trường kinh doanh tốt, nhưng từ năm 2022 trở về đây chi số PCI đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bình quân của ĐBSCL nói chung đã giảm so với mức bình quân của cả nước. Điều này làm giảm khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế của Vùng. Qua bảng 2 cho thấy trong năm 2023 không có tỉnh nào ở ĐBSCL nằm trong tốp 10 tỉnh thu hút vốn FDI nhiều. Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài (Bộ kế hoạch – Đầu tư) 4. Các hệ quả và nguyên nhân: 4.1. Các hệ quả trong phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long 3 Xếp hạng so với cả nước (63 tỉnh, thành phố) 12
- 4.1.1. Tỷ lệ người lao động ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long di cư lớn nhất nước ĐBSCL cao hơn 2 lần so với mức bình quân của cả nước, đặc biệt tỷ lệ xuất cư của 1 số tỉnh rất cao: Sóc Trăng - 80,8%; An Giang - 72,9%; Hậu Giang - 72,9%; Cà Mau – 69%... tình trạng này cũng gây bất ổn nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế của Vùng (Hình 1).1: Biểu đồ Cơ cấu đầu tư nước ngoài năm 2023 theo địa phương Hình 1: Cơ cấu đầu tư nước ngoài năm 2023 theo địa phương 4.1.2. Nguồn thu ngân sách thấp và mức sống của Đồng bằng sông Cửu Long thấp Cả Vùng ĐBSCL với nguồn tài nguyên nông nghiệp lớn, dân số chiếm gần 17,75% dân số cả nước, nhưng Tổng thu ngân sách Nhà nước của vùng ĐBSCL năm 2023 chỉ ước đạt 121,5 nghìn tỷ đồng và tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 192,6 nghìn tỷ đồng. Một số địa phương ở ĐBSCL như Bạc Liêu, Cà mau...thu ngân sách từ nguồn xổ số chiếm tỷ trọng cao trên 30%. Với tình hình thu nhập như vậy cũng giải thích phần nào nhiều tỉnh trong vùng ít thực hiện liên kết với nhau, hoặc có kế hoạch liên kết chỉ dừng trên văn bản ký, khi triển khai gặp khó vì thiếu nguồn ngân sách thực hiện và cũng giải thích tại sao dân “Đồng bằng” thoát ly quê hương nhiều, lấy chồng ngoại đông. Bảng 2: Vài nét tổng quan về chỉ tiêu GRDP của các tỉnh ĐBSCL năm 2022 GRDP bình quân đầu Tổng GRDP/người GRDP bình quân đầu người STT người Thứ hạng xếp ở Việt Nam Tỉnh, TP (triệu Việt Nam đồng/người/năm) (USD/người/năm) X/63 tỉnh 1 Việt Nam 95,6 4.110 2 Long An 90,16 3.874 14 3 Tiền Giang 63,30 2.796 36 4 Bến Tre 49,05 2.106 55 5 Trà Vinh 70,33 3.054 29 6 Vĩnh Long 66,14 2.678 34 7 Đồng Tháp 62,00 2.678 38 8 An Giang 53,34 2.316 50 9 Kiên Giang 66,37 2.846 33 10 Cần Thơ 85,96 3.697 18 11 Hậu Giang 66,60 2.832 32 12 Sóc Trăng 54,77 2.357 47 13 Bạc Liêu 59,24 2.605 43 14 Cà Mau 61,80 2.617 39 Nguồn: Các báo cáo tình hình KT - XH của các tỉnh ĐBSCL và Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2023 4.2. Những nguyên nhân chính dẫn tới tồn tại trong phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long 13
- 4.2.1. Nguyên nhân từ cơ chế chính sách Nghị quyết của Trung ương và Chính phủ chậm cụ thể hóa, thậm chí không được cụ thể hóa trong các văn kiện chính trị - KT - XH của từng tỉnh ĐBSCL: Ví dụ, Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT - XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001- 2010, nhưng trong nhiều văn kiện ban hành ở các cấp trong 19 năm qua ít đề cập, chỉ đến năm 2012, Bộ Chính trị đã chỉ đạo sơ kết thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW nhằm đánh giá kết quả triển khai Nghị quyết. Ví dụ, hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu, Chương trình Giảm nhẹ và phòng chống thiên tai, Chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược Bảo vệ môi trường, chiến lược Phát triển bền vững,... có nhiều điểm chưa thống nhất, mục tiêu trùng nhau, làm từng tỉnh của Vùng ĐBSCL gặp khó khăn trong triển khai thực hiện và báo cáo về thực hiện nghị quyết Nghị quyết 21-NQ/TW ban hành 2003 và Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ ngày 17 tháng 11 năm 2017. Từng nghị quyết của Đảng và Nhà Nước chưa thể hiện rõ ràng, khoa học và thực tiễn: ai là đầu mối thực hiện? Sự kết nối giữa các văn bản ban hành bởi các cơ quan thế nào? Sự sung đột (mâu thuẫn) giữa các văn bản thì thực hiện thế nào? Theo khảo sát của chúng tôi cho thấy các nghị quyết, kế hoạch phát triển KT - XH của nhiều tỉnh ĐBSCL không dẫn chiếu tới các chỉ thị của Chính phủ, hoặc dẫn chiếu nhưng không đề xuất biện pháp thực hiện các chủ trương này trên địa bàn tỉnh. Vấn đề giám sát và phối hợp giám sát thực hiện các chính sách, chủ trương, sơ kết, tổng kết kịp thời mới giúp tăng cường đưa chủ trương chính sách vào phát triển ĐBSCL một cách có hiệu quả. 4.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở Vùng Đồng bằng sông Cửu Long yếu + Về đường bộ: 80% hàng hóa của ĐBSCL xuất khẩu ra nước ngoài và phân phối trong nước đều thực hiện bằng đường bộ qua Quốc lộ 1A, đến Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng con đường này nhiều đoạn hẹp xuống cấp vì quá tải. Đường bộ nội Vùng về cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tính đến thời điểm 11.2021 ĐBSCL mới có khoảng 40 km đường cao tốc đạt chuẩn đường cao tốc Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Thuận). Theo Tiến sĩ Lê Đỗ Mười, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải, với hiện trạng này Đồng Bằng mới đạt 28% chỉ tiêu quy hoạch đến 2020, mật độ cao tốc đạt 0,2 km/100.000 dân là thấp so với các vùng trong toàn quốc (chỉ cao hơn khu vực Tây Nguyên). Theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Chính phủ phê duyệt thì khu vực ĐBSCL sẽ có khoảng 14 tuyến cao tốc với tổng chiều dài trên 600 km được đưa vào quy hoạch đầu tư trong giai đoạn này. + Về đường thủy: Toàn Vùng có trên 100 tuyến sông rạch với tổng chiều dài các tuyến 14.826 km, là khu vực có mật độ đường TNĐ cao nhất nước, đạt 0,61km/km2... mang tính chất liên tỉnh và quốc tế. Tất cả các dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh rạch tại ĐBSCL liên hoàn chảy qua tất cả các khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư, các vùng tài nguyên… tạo nên một sự kết nối, giao lưu vô cùng thuận lợi. Tuy nhiên, ĐBSCL có lợi thế về đường thủy nhưng lâu nay sự phát triển của ngành vận tải thủy nội chưa tương xứng với tiềm năng và ít được quan tâm đầu tư bài bản, ngoài ra các cảng quốc tế ở ĐBSCL chưa hoạt động có hiệu quả nên 80% hàng xuất khẩu của Vùng phải bằng đường Bộ đã làm giảm sức cạnh tranh của Vùng. + Đường hàng không: Miền Tây có 4 sân bay: Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc, Cần Thơ, trong đó có 2 sân bay quốc tế: Sân bay Cần Thơ và Phú Quốc. Tuy nhiên các Sân bay ở Miền Tây ở thời kỳ không dịch bệnh Covid, cũng chỉ mới khai thác 30-40% công suất vì các tuyến nội địa cũng như trong nước ít, nối kết giao thông đến các sân bay chưa thuận lợi, thêm vào đó thu nhập của người dân trong vùng thấp, nên phương tiện vận tải hàng không chưa thực sự tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế và mức sống của Vùng ĐBSCL. + Đường sắt: Nếu đường sắt ở ĐBSCL được mở ra, thì triển vọng con đường sắt sẽ nối kết Vùng nông nghiệp này với cả nước và với các nước trong khu vực Campuchia và Thái Lan, Lào vì các nước này đang tham gia vào dự án “con đường tơ lụa” do Trung Quốc khởi xướng, không những hàng hóa vận chuyển thuận lợi, mà còn tăng cường phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống và tinh thần của người dân Tây Nam Bộ. 4.2.3. Chất lượng liên kết trong nội vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn hạn chế Ví dụ bằng Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm liên kết phát triển KT - XH vùng ĐBSCL. Đã trên 05 năm trôi qua kể từ khi có quyết định, liên kết vùng chưa thực hiện được mục tiêu mà Chính phủ và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL kỳ vọng, chất lượng liên kết thấp. Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa có sự phối hợp; cơ 14
- sở dữ liệu thông tin vùng kinh tế trọng điểm mới chỉ mang tính tập hợp, chưa thiết kế nhằm phục vụ liên kết. Liên kết về sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản còn hạn chế và liên kết tiểu vùng triển khai chưa đồng bộ... 4.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực của Đồng bằng sông Cửu Long còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển Chất lượng lao động, thể hiện quả tỷ lệ lao động qua đào tạo của ĐBSCL tuy có cải thiện song vẫn luôn là một quan ngại lớn. Trong năm 2022, tỷ lệ này tại ĐBSCL chỉ đạt 15%, thấp hơn cả Tây Nguyên (17%) và thấp hơn nhiều so với cả nước (26%). Số lượng và chất lượng lao động thấp đã làm suy giảm đáng kể tính cạnh tranh của Vùng trong thu hút các nguồn lực. Chính chất lượng nguồn nhân lực chưa cao là một trong những nguyên nhân làm cho Vùng đất màu mỡ nhất nước chưa phát huy có hiệu quả được vai trò “Trụ đỡ” cho sự phát triển của đất nước. 5. Quan điểm, giải pháp nhằm tạo động lực mới đối phát triển kinh tế – xã hội của Vùng và của cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. 5.1. Mục tiêu của các giải pháp Nhằm tạo động lực mới đối phát triển KT - XH của Vùng và của cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. 5.2. Quan điểm • ĐBSCL đang thực hiện 3 sứ mạng quan trọng: (1) phát triển KT - XH đáp ứng yêu cầu Hội nhập, nâng cao mức sống của người dân; (2) Giữ vững an ninh lương thực không những Quốc gia mà còn Quốc tế. Thế giới sẽ biến động xấu khi hàng năm không có 7-8 triệu tấn gạo từ ĐBSCL đưa ra thị trường thế giới. (3) Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ phía Tây Nam của Tổ Quốc trên đất liền cũng như trên biển. Theo chúng tôi để làm tốt các sứ mạng này thì dù các tỉnh Tây Nam bộ đóng góp không nhiều cho ngân sách, thì Nhà nước và Trung ương vẫn phải ưu tiên đầu tư cho Vùng bằng các nguồn vốn ngân sách hoặc vốn vay Quốc tế: Ngân hàng thế giới, vốn vay song phương khác... • Nguồn lực có hạn, trong khi đó nhiều vần đề cần giải quyết nên, đầu tư không dàn trải cho Vùng ĐBSCL, tập trung đầu tư cho các hạn mục cấp bách, mang tính liên lãnh thổ, lan tỏa lâu dài. • Mọi quy hoạch, chiến lược và giải pháp cho Vùng ĐBSCL phải mang tính kế thừa. Với quan điểm này mọi cơ chế chính sách mới đưa ra phải có sự đánh giá, phân tích sâu sắc kết quả của các chính sách trước đó để có thể kế thừa, tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả áp dụng các chủ trương Nhà nước áp dụng với ĐBSCL. • Tránh đưa ra các giải pháp về ĐBSCL mang tính phong trào, kiểu “đánh trống, bỏ dùi” chỉ công bố các chủ trương, quyết định sau nhiều năm quay lại tổng kết và đưa ra chủ trương mới. Tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách mới là khâu quyết định đưa chúng đi vào cuộc sống có hiệu quả, tác động thực sự đến sự phát triển KT - XH của ĐBSCL. 5.3. Cơ hội và thách thức 5.3.1. Cơ Hội 1) Nhà nước trong vòng 10 năm nay có nhiều quyết sách về ĐBSCL, trong đó có các chủ trương nếu tổ chức thực hiện thành công sẽ góp phần thúc đẩy KT - XH của Vùng phát triển. 2) Các tổ chức tài chính Quốc tế như Ngân hàng thế giới,... đã và đang rót vốn vào các dự án đã phê duyệt nhằm phát triển Vùng ĐBSCL. 3) Việt Nam đã có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước và vùng lãnh thổ mang lại lợi thế về thuế xuất nhập khẩu và cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay, Việt Nam đã tham gia 16 FTA, với các nước tham gia chiếm 73% xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó 13 FTA đã ký (chiếm 71% xuất khẩu). 4) Nhiều chương trình trên thế giới, khu vực sông Mekong và Quốc gia đều quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu, và đưa ra những giải pháp hạn chế có hiệu quả. 5.3.2. Thách thức 1) Có quá nhiều cơ chế chính sách về ĐBSCL, nhưng thiếu liên kết, thiếu nhạc trưởng để tổ chức thực hiện, thêm vào đó từng tỉnh trong vùng: các chiến lược, kế hoạch mang tính cục bộ, giới hạn bởi địa giới hành chính, thiếu liên kết và đồng bộ, trong khi đó nhiều vấn đề khó khăn của Vùng ĐBSCL như: chống biến đổi khí hậu, giao thông vận tải, chống bệnh dịch... chỉ có thể giải quyết căn cơ, có hiệu quả khi có sự tham gia của TW và các tỉnh trong Vùng ĐBSCL. 15
- 2) Nhiều vấn đề về biến đổi khí hậu diễn ra ở ĐBSCL, không thể chỉ Việt Nam giải quyết, mà còn phải có sự tham gia của nhiều nước dọc sông Mê công. Các nước thượng nguồn sông Mê Kong ngày càng có nhiều công trình triển khai bất lợi cho Vùng ĐBSCL: gây hạn hán, xâm nhập mặn, giảm nguồn phù sa... 3) Bệnh dịch hoành hành không những đối với con người, mà còn đối với, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trong khi đó năng lực y tế, phòng chống bệnh dịch cho nông nghiệp ở ĐBSCL còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện đại và bền vững. 4) Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp ở Vùng ĐBSCL còn hạn chế, đa số các nông sản của Vùng không truy xét được nguồn gốc xuất xứ, ứng dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản ở Vùng còn chưa phổ biến. 5) Năng lực nguồn nhân lực của Vùng còn nhiều hạn chế không những ở phía người lao động mà còn thiếu các Nhà quản lý vĩ mô có tầm và có kiến thức quản lý nông nghiệp. 5.4. Các giải pháp nhằm tạo động lực mới đối phát triển kinh tế – xã hội của Vùng và của cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 5.4.1. Về cơ sở pháp lý liên quan đến sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long Hệ sinh thái pháp lý tốt mới tạo ra môi trường tốt phục vụ cho sự phát triển, chúng tôi kiến nghị: a) Để giảm bớt tình trạng nhiều cấp ở Trung ương ban hành quá nhiều văn bản về ĐBSCL, nhưng hiệu lực thực thi rất hạn chế, mâu thuẫn giữa các văn bản, khó đánh giá tổng kết, khó quy trách nhiệm chúng tôi khuyến nghị: ➢ Tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 và Luật số: 63/2020/QH14 Quốc hội thông qua tháng 6.2020. ➢ Xây dựng luật riêng cho Vùng ĐBSCL. Có luật về Vùng giúp giảm thiểu tính tùy tiện trong ban hành và tăng cường tính thực thi pháp luật, để đàm bảo các quy hoạch, chiến lược của các địa phương đều dựa trên lợi ích chung toàn Vùng. ➢ Các văn bản dưới luật liên quan đến phát triển Vùng ĐBSCL phải được xem xét toàn diện, sử dụng big data, Blockchain để tham gia xây dựng đảm bảo không mâu thuẫn hoặc trùng lắp với các văn bản đã ban hành. b) Tiếp tục nâng cao chất lượng các văn bản pháp lý đang điều chỉnh hoạt động ở ĐBSCL: Quy hoạch tổng thể, các kế hoạch về phát triển giao thông vận tải, chống biến đổi khí hậu... ngoài lãnh đạo các tỉnh, các chuyên gia trong nước, nên có sự tham gia của các chuyên gia Quốc tế có chuyên môn. c) Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Vùng, phải xác định cơ quan giám sát thực thi, xây dựng quy chế báo cáo định kỳ tình hình thực thi: phản hồi kịp thời thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực thi các chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển Vùng ĐBSCL. 5.4.2. Tăng cường các biện pháp để Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện tốt, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng Chúng tôi kiến nghị: a) Cần rà soát, đánh giá nghiêm túc việc thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được ban hành năm 2017, thường được gọi với cái tên là Nghị quyết “thuận thiên”, đánh giá lại gần 4 năm qua Nghị quyết đi vào cuộc sống thế nào? Thuận lợi, hạn chế ra sao? Ý kiến từ lãnh đạo các tỉnh? Từ các chuyên gia trong và ngoài nước? Từ doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân… b) Đánh giá tính hiệu quả chung và từng dự án đầu tư cho ĐBSCL để xem xét, lý giải đầu tư cho ĐBSCL khá nhiều, nhưng sự thay đổi chưa tương xứng với kỳ vọng. c) Xây dựng Vùng ĐBSCL là Vùng lương thực phát triển bền vững, hiện đại với các giải pháp triển khai dựa trên nguyên tắc: ➢ Người dân tham gia trực tiếp vào thực hiện đề án đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và quốc tế có thu nhập và mức sống tốt, ngày càng cải thiện. ➢ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL theo hướng “thuận thiên”, nhưng hiện đại, đồng bộ để giữ đất và nước, đối phó có hiệu quả với tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng khốc liệt. Đề án xây dựng cơ sở hạ tầng phải được thẩm định độc lập và có ý kiến đóng góp của các chuyên gia về ĐBSCL. 16
- ➢ Đề án phát triển Vùng Lương thực ĐBSCL theo hướng hiện đại rất tốn kém, nên đề án phải được đánh giá tính hiệu quả và xây dựng thứ tự để triển khai các hạng mục công trình hợp lý khoa học. ➢ Cùng với chiến lược phát triển ĐBSCL, thì Việt Nam chủ động tăng cường thực thi và giám sát thực thi chiến lược do Ủy hội sông Mekong (MRC) công bố Chiến lược Phát triển lưu vực 10 năm (2020-2030)4 cho lưu vực sông Mekong với trị giá 60 triệu USD và Kế hoạch chiến lược 5 năm để cho phép các nước lưu vực sông Mekong giải quyết những thách thức đang nảy sinh và cải thiện tình trạng chung của lưu vực. 5.4.3. Nhóm giải pháp liên quan đến tăng cường liên kết giữa các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long: Chúng tôi khuyến nghị: a) Khi xây dựng luật về phát triển Vùng ĐBSCL nhất thiết phải có chương và các điều khoản liên kết Vùng. Các dự án, quy hoạch mang tính Vùng, liên tỉnh được ưu tiên xem xét đầu tư. b) Khi Thủ Tướng phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh, thành phố nhất thiết lãnh đạo phải xem xét nội dung liên kết Vùng và liên Vùng. c) Bộ nội vụ cần chủ trì đề án: “Tăng cường quản lý Vùng kinh tế ở Việt Nam” vì trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL không hiệu quả. Đề án được xây dựng không nên chỉ xây dựng dựa vào thực trạng, cải thiện thực trạng mà còn nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, đưa ra giải pháp có thể mang tính “cách mạng” về tổ chức quản lý KT - XH trên bình diện Vùng kinh tế. 5.4.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long: a) Nền tảng của phát triển kinh tế số ở ĐBSCL là: Nghị quyết 52 NQ/TW ngày 27/09/2019 Của Bộ Chính trị về: “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”; Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tháng 6 năm 2020 và Chiến lược Phát triển kinh tế số và xã hội số mà Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt trong cuối năm 2021. b) Kinh tế số bao gồm 3 thành phần: (1) Kinh tế số ICT/viễn thông (Kinh tế số ICT); (2) Kinh tế số Internet/nền tảng (Kinh tế số Internet); và (3) Kinh tế số ngành/lĩnh vực (Kinh tế số ngành). Toàn Vùng ĐBSCL và từng tỉnh của Vùng nên tập trung vào thực hiện kế hoạch phát triển thành phần 2 và 3 của hoạt động kinh tế số. c) Ứng dụng các công nghệ 4.0 như: dữ liệu lớn (big data); chuỗi khối (Blockchain)… trong nông nghiệp để tăng cường hiệu quả công tác dự báo các vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu, nguy cơ dịch bệnh, sự thay đổi thị trường, truy soát nguồn gốc sản phẩm nông thủy sản, để sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nhiên vật liệu d) Khuyến khích phát triển cung cấp các dịch vụ số, hỗ trợ các doanh nghiệp, người dân ở Vùng ĐBSCL sớm ứng dụng số có hiệu quả vào phát triển KT - XH. e) Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì với sự hỗ trợ của các tập đoàn công nghệ lớn ở Việt Nam thực hiện đề án thúc đẩy thương mại điện tử ở ĐBSCL. Về vấn đề này chúng tôi sẽ đề xuất sâu sắc hơn ở 1 nghiên cứu khác. f) Từng tỉnh ở ĐBSCL xây dựng kế hoạch đào tạo, phổ biến, chuyển giao công nghệ ứng dụng công nghệ 4.0, thương mại điện tử. Các lớp mở ra theo chuyên đề: thương mại hàng hóa, ứng dụng trong trồng chọn, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Kết luận, ĐBSCL là Vùng nông nghiệp lớn, không những có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo sự phát triển KT - XH ổn định trong nước, mà còn với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng sự phát triển của Vùng gặp nhiều khó khăn: Đối mặt lớn với sự biến đổi khí hậu bất lợi, bệnh dịch đối với con người, với động, thực vật thường xuyên diễn ra. Nhưng về cơ bản ĐBSCL vẫn nghèo, cơ sở hạ tầng yếu chưa đáp ứng cho phát triển KT - XH, thu nhập và tích lũy của người dân thấp. Bài viết chỉ ra những giải pháp cho sự phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu bao gồm tăng cường cơ sở pháp lý, thúc đẩy liên kết giữa các địa phương và ứng dụng công nghệ 4.0. Điều này bao gồm cả việc đổi mới chính sách để thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo chính sách hỗ trợ công nghệ và đào tạo năng lực cho cộng đồng địa phương. Đồng thời, việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương 4 http://dwrm.gov.Việt Nam/index.php?language=vi&nv=news&op=Hoat-dong-cua-Cuc-Tin-lien-quan/Uy-hoi-song- Mekong-cong-bo-Chien-luoc-phat-trien-10-nam-cho-luu-vuc-10016 17
- và sử dụng công nghệ sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực này. Tuy nhiên các giải pháp cũng chỉ dừng ở mức khuyến nghị và rất cần thêm các cơ chế, chính sách phụ trợ đi kèm để đảm bảo việc tiến hành, thực hiện được hiệu quả, từ đó tạo động lực mới đối với phát triển KT - XH của Vùng và của cả nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2021- Bộ kế hoạch đầu tư (2021) 2. VCCI & USAID (4.2021) Báo cáo PCI 2020 3. Báo cáo thường niên ĐBSCL (2020) của VCCI & FULBRIGHT-Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững. 4. Báo cáo tổng hợp 3 năm thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, ngày 17-11-2017, của Chính phủ, về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu. cần Thơ 3.2021. 5. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2010; 6. Nguyễn Thành Hưng (2021) Liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững và thịnh vượng. Tạp chí cộng sản. 7. Han Entzinger và Peter Scholten (2016) Thích nghi với biến đổi khí hậu thông qua di cư. Một nghiên cứu về trường hợp ĐBSCL, 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn