intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò phân lân cho lúa hè thu

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

121
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại sao các nhà khoa học khuyến cáo lượng bón phân lân cho vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân? So với vụ ĐX, vai trò của phân lân với lúa vụ hè thu có gì khác? Ngoài vai trò là một trong 3 yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây trồng, với lúa vụ hè thu, phân lân còn có vai trò lớn trong việc hạ phèn, hạn chế ngộ độc hữu cơ và tăng khả năng chống chịu hạn, mặn. Khác với vụ ĐX, khi trồng lúa hè thu, đất dễ bị khô, nứt, không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò phân lân cho lúa hè thu

  1. Vai trò phân lân cho lúa hè thu Tại sao các nhà khoa học khuyến cáo lượng bón phân lân cho vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân? So với vụ ĐX, vai trò của phân lân với lúa vụ hè thu có gì khác? Ngoài vai trò là một trong 3 yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu của cây trồng, với lúa vụ hè thu, phân lân còn có vai trò lớn trong việc hạ phèn, hạn chế ngộ độc hữu cơ và tăng khả năng chống chịu hạn, mặn. Khác với vụ ĐX, khi trồng lúa hè thu, đất dễ bị khô, nứt, không khí sẽ theo các khe nứt và các mao quản thâm nhập sâu hơn vào đất khiến cho phèn tiềm tàng biến thành phèn hoạt động xì lên mặt ruộng làm cho lúa không phát triển được. Phân lân tuy không trực tiếp giảm độ chua nhưng cố định được các ion Fe và Al trong phèn, qua đó pH sẽ được nâng lên và không còn gây độc cho cây. Mặt khác, thời gian nghỉ của đất từ vụ ĐX sang vụ HT ngắn hơn, rơm rạ, thân rễ lúa không kịp phân hủy dễ sinh ra ngộ độc hữu cơ. Bón phân lân vào đất là cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật phân hủy hữu cơ làm cho vi sinh vật hoạt động mạnh hơn nhờ vậy sẽ giúp rút ngắn thời gian phân hủy các chất hữu cơ, hạn chế được quá trình ngộ độc hữu cơ. Phân lân kích thích rễ phát triển nhanh, mạnh nên rễ có khả năng đi sâu hơn vào đất nên nếu ruộng lúa chỉ bị mặn trong ngắn hạn, chỉ bị mặn trên lớp đất mặt còn đất phía dưới vẫn ngọt nên cây có khả năng trốn được mặn. Ngoài ra phân tích thấy rằng nếu hàm lượng lân trong thân lá lúa cao thì sức chịu đựng của cây lúa với các điều kiện bất lợi cũng sẽ tăng lên. Tóm lại, ngoài vai trò là dinh dưỡng
  2. thiết yếu, phân lân còn có vai trò cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật nên nhu cầu phân lân cho lúa vụ hè thu cao hơn vụ đông xuân. Sử dụng phân lân để cải tạo đất phèn có hiệu quả như vôi không? P2O5 không trực tiếp làm giảm độ chua mà chỉ gián tiếp thông qua việc cố định ion Fe và Al. Tuy nhiên trong lân nung chảy và lân supe đều có hàm lượng can xi (vôi) cao nên nó còn có tác dụng trung hòa pH. Nếu ruộng quá chua (độ pH dưới 4) thì cần phối hợp với vôi. Việc phối hợp với vôi có ưu điểm là nâng độ pH nước mặt và đất mặt lên rất nhanh nhờ tác dụng của vôi. Thực nghiệm thấy rằng ngưỡng kinh tế nhất của vôi ở mức 300 – 500 kg vôi/ha. Cần lưu ý là khác với lân, vôi không lưu tồn trong đất được nên mỗi vụ phải mỗi bón. Triệu chứng khi lúa thiếu lân? Thiếu lân lúa sẽ phát triển kém. Quan sát bề ngoài thấy những lá lúa phía dưới bị vàng sớm, những lá phía trên có màu xanh đậm hơn bình thường nhưng chóp lại có hướng ngả sang màu tím. Nếu bị nặng hơn, phiến lá có những đốm nâu. Nhìn qua giống với bệnh đốm nâu, nhưng nhìn kỹ thấy có sự khác biệt vì vết bệnh của bệnh đốm nâu có dạng hình bầu dục. Lúa thiếu lân có rễ phát triển kém, ít lông hút. Nên chọn phân lân loại nào – lân supe, lân nung chảy hay DAP? Có nên bón xi măng thay lân không? Tùy chất đất của từng ruộng cụ thể. Nếu đất phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu thì sử dụng phân lân tan nhanh (DAP) sẽ có hiệu quả hơn, nếu phèn nhẹ nên sử dụng phân lân Long Thành (Supe), nếu phèn nặng nên sử dụng lân
  3. nung chảy. Trong xi măng không có lân mà chỉ có can xi, bởi vậy nếu muốn sử dụng can xi thì nên dùng vôi vì vôi rẻ hơn nhiều. Bón dư phân lân có gây độc cho cây, cho gạo? Chưa thấy tài liệu nói đến sự tồn dư của lân gây độc cho cây và sản phẩm. Tuy nhiên chỉ nên bón lân vừa đủ bởi lẽ nếu lân dư thừa sẽ tạo điều kiện cho rong tảo phát triển, rong tảo sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với lúa làm cho lúa giảm năng suất. Lân có khả năng chữa bệnh cho cây không? Lân không có khả năng chữa bệnh, nhưng việc cân đối giữa đạm, lân, kali sẽ làm cho cây lúa khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, chống chịu với các điều kiện bất lợi. Trên thị trường hiện có bán loại vi sinh vật phân giải lân. Vậy khi sử dụng loại này có cần bón lân bổ sung không? Trong đất có khá nhiều lân dạng khó tiêu và lượng lân này có thể chuyển thành dễ tiêu do vi sinh vật phân giải lân. Bởi vậy sử dụng vi sinh vật loại này sẽ tiết kiệm được lượng lân cần bón. Tuy nhiên cần lưu ý là kho lân khó tiêu trong đất cũng có giới hạn và việc duy trì lân trong đất dạng khó tiêu còn có tác dụng đảm bảo cấu tượng đất tốt, bởi vậy không nên quá lạm dụng vi sinh vật phân giải lân và cũng cần phải bón lân bổ sung. Điều cần lưu ý là lân do vi sinh vật chuyển hóa từ dạng khó tiêu thành dễ tiêu chỉ có tác dụng là dinh dưỡng cho cây trồng mà không có tác dụng cải
  4. tạo đất, bởi vậy những ruộng chua phèn, những ruộng có nguy cơ nhiễm độc hữu cơ cao thì vẫn phải dùng phân lân. Ngoài vi sinh vật phân giải lân còn có loại phân nào tiết kiệm lân? Hiện nay các nhà khoa học nông hóa ở Mỹ đã đưa ra thị trường một hoạt chất khi phối trộn cùng phân bón sẽ tiết kiệm được lân. Công ty Phân bón Bình Điền đang cùng Viện lúa ĐBSCL đang thử khảo nghiệm hiệu lực của chúng trên đồng ruộng Việt Nam với kết quả ban đầu rất khả quan. Nếu không có gì thay đổi thì vụ ĐX tới (2011 – 2012), Bình Điền sẽ sản xuất đại trà loại lân này cung ứng cho thị trường. Trên bao bì của phân lân hạ phèn Đầu Trâu, lân đa năng Đầu Trâu hiện nay thấy hàm lượng lân không cao nhưng hiệu quả vẫn tốt, có phải Bình Điền đã âm thầm sử dụng chất này? Lân hạ phèn Đầu Trâu của Bình Điền tuy có hàm lượng lân không cao (P2O5 tổng số: 15%, P2O5 hữu hiệu – 9%) nhưng vẫn có hiệu quả tốt bởi vì ngoài lân nhà sản xuất còn phối trộn thêm can xi (CaO – 20%), Si líc (SiO2 – 25%), Ma giê (MgO – 10%). Nhờ lân và các chất trung lượng này, nhất là Si líc, nên hiệu quả của lân Đầu Trâu được ghi nhận là rất tốt trên cả 2 phương diện cải tạo đất và dinh dưỡng cho lúa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2