Vấn đề ôn thi, kiểm tra năm học 2014-2015 môn: Triết học
lượt xem 20
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu về Triết học, mời các bạn cùng tham khảo nội dung vấn đề ôn thi, kiểm tra năm học 2014-2015 môn "Triết học" dưới đây. Nội dung tài liệu là những kiến thức, câu hỏi bài tập ôn thi môn Triết học, hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề ôn thi, kiểm tra năm học 2014-2015 môn: Triết học
- VẤN ĐỀ ÔN THI, KIỂM TRA NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN TRIẾT HỌC Câu 1. Phạm trù vật chất của triết học Mác – Lênin ; vận động là hình thức tồn tại của vật chất. I. ĐỊNH NGHĨA PHẠM TRÙ VẬT CHẤT 1. Quan điểm của triết học trước Mác về phạm trù vật chất a. Quan điểm của CNDT: CNDT nói chung, dưới mọi hình thức phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất; cho rằng vật chất chỉ là hình ảnh, là cái bóng của ý niệm, hoặc là sản phẩm phức hợp của các cảm giác. b. Quan điểm của CNDV trước Mác: Tích cực: Ngay từ thời cổ đại các nhà triết học thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, khẳng định vật chất có trước, ý thức có sau. Dùng vật chất để giải thích vật chất, không dựa vào lực lượng tinh thần, thượng đế. Hạn chế: với tư duy siêu hình, các nhà triết học duy vật trước Mác đồng nhất vật chất với vật thể hoặc đồng nhất vật chất với các thuộc tính của nó. Chính điều này gây nên sự bế tắc của con người trong khám phá thế giới. 2. Quan điểm của triết học Mác Lênin về phạm trù vật chất: a. Tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen. Mặc dù, Mác Ăngghen chưa đưa ra định nghĩa vật chất. Đó là do trong thời kỳ Mác Ăngghen, khoa học chưa có những thành tựu mới và cuộc đấu tranh về mặt triết học chưa đặt ra yêu cầu mới. Song các ông đã có những tư tưởng cơ bản về phạm trù vật chất: Một là, cần phân biệt (không được đồng nhất) phạm trù vật chất với vật thể cụ thể. Hai là, phạm trù vật chất phải bao quát được những thuộc tính chung của các SVHT đang tồn tại cảm tính. Ba là, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất thông qua sự phản ánh của các giác quan về các SVHT cụ thể cảm tính. Bốn là, về tính vô hạn, vô tận và tính không thể sáng tạo, không thể tiêu diệt của vật chất. Năm là, tính thống nhất vật chất của thế giới. Sáu là, các hình thức tồn tại của VC: không gian, thời gian, vận động. => Theo Mác Ăngghen những cái gì thoả mãn những tiêu chí trên thì đó là vật chất. Những tư tưởng thiên tài trên là tiền đề, cơ sở trực tiếp để Lênin đưa ra định nghĩa vật chất. b. Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin. 1
- Trên cơ sở kế thừa những tinh hoa triết học nhân loại, những tư tưởng thiên tài của Mác Ăngghen, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” Lênin đã tổng kết những thành tựu mới nhất của KHTN; khái quát cuộc khủng hoảng vật lý học, đấu tranh phê phán quan điểm duy tâm, siêu hình, thuyết không thể biết về vật chất. Đồng thời, đưa ra định nghĩa kinh điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (V. I. Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tr. 151). * Phương pháp định nghĩa của V. I. Lênin: Trong logic học, định nghĩa 1 khái niệm theo nhiều cách : + Định nghĩa thông qua giống khác biệt về loài: nghĩa là, đem quy khái niệm cần định nghĩa vào một khái niệm rộng hơn và chỉ ra những đặc điểm khác biệt. Vật chất là phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất”, không có phạm trù nào rộng lớn hơn nó để quy nó vào và chỉ ra điểm khác biệt nên không thể định nghĩa bằng cách này. + Cách định nghĩa theo phương pháp phát sinh: nhằm chỉ ra nguồn gốc của đối tượng. Vật chất có nguồn gốc tự nó, cho nên, cách định nghĩa này cũng không áp dụng được đối với phạm trù vật chất. Tìm bản nguyên cuối cùng cấu tạo nên vật chất lại rơi vào DVSH. Như vậy, có thể khẳng định nếu dùng phương pháp này không thể định nghĩa được phạm trù vật chất. Định nghĩa thông qua mối quan hệ đối lập với khái niệm khác: Lênin đã sử dụng cách định nghĩa này để định nghĩa phạm trù vật chất. Nghĩa là, đặt phạm trù vật chất trong quan hệ đối lập với phạm trù ý thức và chỉ ra một thuộc tính đặc trưng của vật chất để phân biệt vật chất với ý thức: Đó là thuộc tính tồn tại khách quan. Theo Lênin, định nghĩa vắn tắt: Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan bên ngoài ý thức. Cho nên cái gì tồn tại khách quan là vật chất, tồn tại chủ quan là ý thức Với cách định nghĩa trên, Lênin đã khắc phục được những thiếu sót của những phương pháp cũ. Đây là sự sáng tạo thiên tài của Lênin, là phương pháp định nghĩa duy nhất đúng, cho đến nay chưa có định nghĩa nào có thể vượt qua được. * Nội dung định nghĩa: Cần nắm được 3 dấu hiệu sau: Thứ nhất, vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan. + Đây là sự xác định “góc độ” của việc xem xét để phân biệt vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các quan niệm của KHTN về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các dạng vật chất. Tức là: Đã là phạm trù thì đều là sản phẩm của tư duy được khái quát từ hiện thực, cho nên vật chất là phạm trù triết học, là một khái niệm rộng nhất, dùng để chỉ tất cả các SVHT cụ thể có chung thuộc tính là tồn 2
- tại khách quan độc lập với ý thức con người, phạm trù này có chức năng nhận thức luận. Vật chất có ngoại diên rộng lớn vô cùng, vô tận, không sinh ra, không mất đi. Còn các phạm trù vật chất mà các KH cụ thể nghiên cứu là những thuộc tính cụ thể của các đối tượng và các dạng vật chất cụ thể. Nói cách khác, các phạm trù của khoa học cụ thể có phạm vi hẹp, có giới hạn nhất định. VD: Phạm trù biến dị, di truyền,... trong sinh học + Vi ệc xác định góc độ nghiên cứu này làm cơ sở để phân biệt vật ch ất v ới v ật th ể. ật chất là một phạm trù vừa có tính tr + V ừu tượng và v ừa có tính c ụ thể: Vật chất với tính cách là phạm trù triết học, nó tồn tại một cách trừu tượng vì nó là sản phẩm của quá trình tư duy, là sự khái quát hoá, trừu tượng hoá tất cả sự vật các tồn tại khách quan cảm tính. Nhưng phạm trù ấy được khái quát từ các SVHT cụ thể, tồn tại thông qua các SVHT cụ thể cảm tính, chúng ta có thể nhìn thấy, sờ thấy,… Thứ hai, thuộc tính chung đặc trưng của vật chất là tồn tại khách quan, ở ngoài và độc lập với ý thức của con người, không phụ thuộc vào ý thức con người và không phụ thuộc vào lực lượng siêu tự nhiên. Đây là thuộc tính quan trọng nhất để phân biệt vật chất với ý thức. + Thực tại khách quan là gì? Thực tại khách quan là tất cả những gì có thực tồn tại bên ngoài ý thức, không phụ thuộc vào ý thức. Vật chất tồn tại thông qua các dạng vật thể cụ thể, cảm tính, đều có chung một thuộc tính là tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, không phụ thuộc vào lực lượng siêu tự nhiên. Sự tồn tại của TGVC là vốn có, là khách quan, độc lập với ý thức của chúng ta. + Vật chất có nhiều thuộc tính, nhưng thuộc tính tồn tại khách quan là dấu hiệu cơ bản của vật chất, là tiêu chuẩn để phân biệt vật chất với ý thức. Thuộc tính tồn tại khách quan là dấu hiệu cơ bản của vật chất, t ức là: TGVC tồn tại dưới dạng các SVHT cụ thể rất phong phú, đa dạng. Các SVHT đó rất khác nhau, song chúng đều có thuộc tính chung là tính tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức con người. Thuộc tính “tồn tại khách quan” là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Đây là cơ sở để khẳng định thế giới có tồn tại thực hay không và là cơ sở để khoa học chống CNDT tức là những quan điểm triết học cho rằng vật chất không tồn tại khách quan mà phụ thuộc vào ý thức chủ thể hoặc một ý thức chung nào đó do họ tưởng tượng ra. Thứ ba, vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác + Một là: Vật chất là thực tại khách quan tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác khi tác động vào các giác quan gây nên cảm giác. 3
- Nghĩa là, vật chất có trước, ý thức (cảm giác) có sau. Và tất cả những gì mà thông qua cảm giác chúng ta cảm biết được đều phải có trong TGVC; quy định nội dung của cảm giác. Vì vậy, rút ra kết luận rằng vật chất quyết định ý thức. + Hai là: Vật chất là thực tại khách quan được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh. Nghĩa là vật chất không tồn tại một cách hư vô, thần bí mà nó tồn tại thực, mà tồn tại thông qua các SVHT cụ thể, cảm tính, bằng các giác quan con người có thể nhận thức được bằng các hình thức như: Chép lại, chụp lại, phản ánh. Do đó có thể rút ra kết luận: Con người có thể nhận thức được thế giới. Như vậy, định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, ý thức chỉ là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc người; con người có thể nhận thức được thế giới. * Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin: Giải quyết triệt để và khoa học cả hai mặt vấn đề cơ bản của trết học trên lập trường CNDVBC. Khắc phục triệt để thiếu sót chủ yếu của CNDV máy móc, siêu hình và những biến tướng của nó trong quan niệm về vật chất, mở đường cho khoa học và triết học phát triển. Do vậy, nó có tác dụng thúc đẩy KHTN và nhất là vật lý học thoát khỏi cuộc khủng hoảng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX để tiến lên. Nó trang bị TGQ và PPL khoa học cho các nhà khoa học trong nghiên cứu về thế giới vật chất; động viên, cổ vũ họ tin vào khả năng nhận thức của con người, tiếp tục đi sâu khám phá những thuộc tính mới của vật chất. Đến nay, định nghĩa vật chất của Lênin vẫn còn nguyên giá trị, là cơ sở khoa học, là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống CNDT và “thuyết không thể biết”, bảo đảm sự đứng vững của CNDV trước sự phát triển của KHTN II. Vận động của vật chất * Khái niệm vận động Vận động, theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung. Ph. Ăngghen viết: “Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là phương thức tồn tại của vật chất, một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cả từ sự thay đổi vị trí giản đơn cho đến tư duy” (Biện chứng của tự nhên, C. Mác và Ph. Ăngghen tt, tập 20, Nxb CTQG, H. 1994, tr. 519). Như vậy, vận động trong triết học được hiểu là mọi sự biến đổi nói chung, không phải chỉ là sự di chuyển vị trí giản đơn, cơ học như trong quan niệm thông thường . * Đặc trưng: 4
- Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất: Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất: Nghĩa là, nó gắn liền với vật chất, là cái vốn có của vật chất. Đã nói đến vật chất là nói đến vật chất vận động, không có vật chất đứng im không vận động. Nói đến vận động là vận động của vật chất, không có vận động thuần túy ở ngoài vật chất. Thực tế cho thấy từ vũ trụ bao la, đến hạt vi mô; từ vô cơ đến hữu cơ, từ tự nhiên đến xã hội và tư duy không ngừng vận động. Thực tiễn khoa học chứng minh chưa ai tìm thấy SVHT nào không vận động. Theo Ph. Ăngghen, “Bất kì ở đâu và bất kì lúc nào không có và không thể có vật chất mà không vận động” và “vật chất mà không vận động là điều không thể quan niệm được”. Nói đến vận động là vận động của vật chất và nói đến vật chất là vật chất đang vận động, không có vật chất đứng im. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất: Nghĩa là, vật chất chỉ tồn tại bằng vận động; trong vận động và thông qua vận động vật chất biểu hiện sự tồn tại của mình, và chỉ có thông qua vận động các sự vật mới bộc lộ các thuộc tính của mình. Nhờ nhận thức được các hình thức vận động cụ thể con người mới nhận thức được sự vật. * Các tính chất của vận động: ận động của vật chất mang tính khách quan V (là tự thân vận động) Nguồn gốc sinh ra vận động của vật chất là do sự tác động qua lại của các yếu tố, các bộ phận khác nhau ở bên trong sự vật và giữa các sự vật với nhau. Mà chủ yếu là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Cho nên, vận động của vật chất là tự thân vận động, là thuộc tính cố hữu của vật chất bởi vì nguyên nhân sinh ra vận động nằm trong bản thân nó, chứ không phải từ bên ngoài, từ “cái hích đầu tiên của thượng đế” như quan niệm duy tâm hay duy vật siêu hình. Vì thế, vận động là khách quan, không lệ thuộc vào một lực lượng siêu tự nhiên nào, cũng không lệ thuộc vào ý thức của loài người. ận động của vật chất là vĩnh vi V ễn và tuyệt đối (b ất diệt). Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, gắn liền với vật chất, mà vật chất là vô cùng vô tận, không do ai sinh ra và không mất đi, cho nên vận động mang tính tuyệt đối, vĩnh viễn. ận động b V ảo toàn về số lượng và chất lượng. Vận động được bảo toàn về số lượng. Khoa học đã chứng minh, tổng số vận động của thế giới vật chất là một hằng số không đổi. Lượng vận động được truyền từ vật này sang vật khác (từ hình thức nay sang hình thức khác) luôn bằng nhau giữa vật truyền và vật nhận vận động. Vận động được bảo toàn về chất lượng. Tức là bảo toàn mọi hình thức vận động và mọi khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức vận động. 5
- Như vậy, vận động là vận động của vật chất, không có vận động tách rời vật chất, cũng như vật chất không tách rời vận động. Nguyên nhân của vận động nằm ngay trong vật chất, chống lại quan điểm duy tâm tôn giáo và duy vật siêu hình về vấn đề này. * Các hình thức cơ bản của vận động: Có nhiều cách phân chia khác nhau: Cách phân loại phổ biến nhất theo Ăngghen là chia vận động thành 5 hình thức cơ bản (Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”) Tại sao lại phải phân loại? Phân loại vận động để xác định đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học và liên ngành các ngành khoa học. + Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. VD: Cá bơi dưới nước, xe chạy trên đường.... + Vận động vật lý: vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử, các quá trình nhiệt, điện. + Vận động hoá học: quá trình hoá hợp và phân giải các chất, vận động của nguyên tử. VD: O2 + H2 = H2O (đây là sự hóa hợp của các nguyên tử và cũng có thể phân tách chúng ra). + Vận động sinh học: quá trình trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường. VD: Sự hít vào, thở ra của con người; trao đổi chất của cây, hiện tượng quang hợp ánh sáng. + Vận động XH: sự thay đổi, thay thế các quá trình XH của các HT KTXH. Mối quan hệ giữa các hình thức vận động: Các hình thức vận động trên có quan hệ biện chứng với nhau theo những nguyên tắc nhất định: + Các hình thức vận động nói trên khác nhau về chất: mỗi hình thức vận động tương ứng với trình độ của các kết cấu vật chất. + Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn. Trong khi các hình thức vận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độ cao hơn. Vì thế, không được quy giản về hình thức vận động cao xuống thấp. + Trong mỗi sự vật hiện tượng có thể tồn tại nhiều hình thức vận động khác nhau nhưng bao giờ cũng có một hình thức vận động cơ bản đặc trưng cho sự vật ấy (là hình thức vận động cao nhất của nó). Việc phân loại các hình thức vận động cơ bản trên đây đã đặt cơ sở cho việc phân loại các ngành khoa học tương ứng với đối tượng nghiên cứu của chúng và chỉ ra cơ sở cho sự phân ngành và hợp ngành của các khoa học. Câu 2. Phạm trù ý thức, bản chất của ý thức, mối quan hệ vật chất và ý thức. I. PHẠM TRÙ Ý THỨC Ý thức là một vấn đề hết sức trừu tượng cho nên không thể nhận thức nó bằng trực quan cảm tính: 6
- nghĩa là, không có một giác quan nào của chúng ta có thể trực tiếp hoặc gián tiếp biết được ý thức (không thể nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy, sờ thấy và nếm được ý thức) đồng thời, cũng không thể dùng máy móc để nhìn và cân đo ý thức được Song như thế không có nghĩa là chúng ta không nghiên cứu được ý thức. Vậy thì, ý thức do đâu mà có, bản chất của nó là gì, kết cấu của nó ra sao và nó có vai trò như thế nào? Đó là những vấn đề chúng ta tiếp cận sau đây: a. Khái niệm ý thức Theo C. Mác: Ý thức không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức.(Hệ tư tưởng Đức, C.Mác và Ph. Ăngghen TT,tập3, Nxb.CTQG, H.1995, tr.37). Điều đó có nghĩa ý thức là sự phản ánh tồn tại. Theo V.I. Lênin: Cảm giác (ý thức) là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. (V. I. Lênin TT, tập 18, Nxb Tiến bộ, M. 1981, tr.138) . Nghĩa là, ý thức được nảy sinh trong mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. Từ điển triết học 1986: Ý thức là hình ảnh cao cấp, riêng có ở con người, đối với hiện thực khách quan. ý thức là toàn bộ quá trình tâm lý tích cực tham gia vào sự hiểu biết của con người đối với thế giới khách quan và sự tồn tại thực sự của nó (tr.711). > Tóm lại, các định nghĩa trên đều khẳng định: Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong óc người; Ý thức tồn tại chủ quan trong óc người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. => Khái niệm ý thức: Ý thức là phạm trù triết học dùng để chỉ hình thức phản ánh cao nhất, riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn. Hiểu khái niệm trên hai ý: Thứ nhất, ý thức là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Thứ hai, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. b. Nguồn gốc của ý thức * Quan điểm của triết học trước Mác: Quan điểm của CNDT: + Ý thức là một thực thể tinh thần duy nhất, có trước, tồn tại độc lập vĩnh viễn và là nguyên nhân sinh ra vật chất, chi phối sự tồn tại và biến đổi của thế giới vật chất. + Thực chất: Quan niệm duy tâm trong vấn đề trên là đã gán cho ý thức khả năng đặc biệt là tồn tại tách rời khỏi vật chất, phủ nhận sự tồn tại khách quan của vật chất, tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, tinh thần lấy đó là cơ sở ban đầu cho mọi sự giải thích thế giới. Quan điểm của CNDV trước Mác: 7
- + Nhìn chung, CNDV từ triết học duy vật cổ đại đến triết học duy vật cận đại của Phoiơbắc đều bác bỏ quan điểm của CNDT về ý thức, thừa nhận nội dung khách quan của ý thức song họ còn lẫn lộn, đồng nhất vật chất với ý thức, coi ý thức như một sản phẩm thuần tuý của một dạng vật chất thuần tuý. + Thực chất: Hạn chế của CNDV trước Mác là chưa giải thích đúng được nguồn gốc, bản chất của ý thức, còn lẫn lộn, đồng nhất vật chất với ý thức, xoá nhoà ranh giới giữa CNDT CNDV. > Nguyên nhân của những hạn chế trên, một mặt do các khoa học lúc đó còn kém phát triển, mặt khác do sự chi phối của phương pháp siêu hình. Tóm lại: Mặc dù cả CNDT và CNDV trước Mác có đóng góp được một số tư tưởng tiến bộ. Song nhìn chung đều không lý giải đúng đắn, khoa học về ý thức và nguồn gốc của nó. Do đó, các quan điểm trên hoàn toàn trái với khoa học và nó trở thành công cụ để giai cấp thống trị bóc lột, nô dịch đời sống tinh thần của QCND. * Quan điểm của CNDVBC: Ý th ứ c c ủa con ng ườ i là s ả n ph ẩm c ủ a quá trình phát triể n tự nhiên và lị ch sử xã hộ i. Do đó, đ ể hi ể u ngu ồn g ốc c ủa ý th ứ c c ầ n xét trên hai mặ t t ự nhiên và xã hộ i. Ngu ồn g ốc t ự nhiên CNDVBC khẳng định: ý thức là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất về mặt cấu trúc và các hình thức phản ánh tương ứng. + Ý thức là thuộc tính đặc biệt của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là não người. • Nghĩa là, ý thức không phải là thần bí, là siêu nhiên mà ý thức bắt nguồn từ vật chất, do vật chất sinh ra. Không có não người hoạt động thì không có ý thức. • Vì sao não người sinh ra ý thức: Vì: Thứ nhất, não người là sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của TGVC Khoa học đã chứng minh con người cùng bộ não phát triển là sản phẩm sự tiến hóa lâu dài của TGVC từ vô cơ > hữu cơ > động vật bậc thấp > bậc cao > vượn > vượn người > con người > có ý thức. Trái đất có cách đây 5 7 tỷ năm, tế bào sống xuất hiện cách đây 2,5 tỉ năm. Con người xuất hiện cách đây khoảng 1 triệu năm. Thứ hai, bộ não người là cơ quan phản ánh có cấu trúc đặc biệt, tổ chức hoàn chỉnh, cấu trúc tinh vi và phức tạp. Sự cấu tạo đặc biệt của óc người là tiền đề tạo ra khả năng có sự phản ánh ý thức, là khí quan vật chất của ý thức. + Phản ánh của ý thức là hình thức cao nhất của TGVC, cùng với quá trình phát triển của TGVC các hình thức phản ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. • Nghĩa là: phản ánh là thuộc tính khách quan của mọi dạng vật chất nhưng chỉ có phản ánh của óc người mới sinh ra ý thức. 8
- Tóm lại, Ý thức là thuộc tính (đặc tính) riêng có của bộ não người, do thuộc tính phản ánh của chính TGVC phát triển thành. Không phải mọi dạng vật chất đều có ý thức, ý thức nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của TGVC, cùng sự xuất hiện của con người, chỉ có não người (cơ quan phản ánh chuyên biệt, một dạng vật chất sống đặc biệt) mới có phản ánh ý thức. Cho nên ý thức là của con người, nằm trong con người, không thể tách rời con người, không có con người thì không có ý thức. Nếu chỉ có bộ não người thì chưa thể có ý thức được mà phải có sự tác động của TGKQ lên bộ não người thông qua các giác quan thì mới có ý thức. Trong óc người quá trình ý thức không đồng nhất, cũng không tách rời, độc lập hay song song với quá trình sinh lý. Đây là hai mặt của một quá trình quá trình sinh lý thần kinh mang nội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chất mang nội dung thông tin. Như vậy, Bộ óc người và TGKQ bên ngoài tác động lên nó là nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc sâu xa của ý thức hay là điều kiện cần để có ý thức. Nguồn gốc xã hội: CNDVBC khẳng định: ý thức ngay từ đầu đã là một sản phẩm mang tính xã hội. Phải thông qua các quan hệ xã hội mà biểu hiện tập trung nhất là lao động và ngôn ngữ, ý thức mới có thể ra đời và phát triển. Lao động và ngôn ngữ là nguồn gốc trực tiếp sinh ra ý thức. + Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức: Lao động là gì? Lao động là hoạt động có mục đích trong đó con người sáng tạo ra công cụ và sử dụng công cụ tác động vào tự nhiên để sản xuất ra của cải vật chất bảo đảm cho con người và xã hội tồn tại, phát triển. Vai trò của lao động được thể hiện: Lao động là hoạt động riêng có của con người, làm cho con người khác căn bản so với các loài động vật khác. Cái khác căn bản ở đây là con người thì có ý thức, con vật thì không có ý thức. > Như vậy, lao động là nguồn gốc xã hội quan trọng nhất để hình thành ý thức. Có thể nói lao động đã sáng tạo ra con người. + Vai trò của ngôn ngữ đối với sự hình thành ý thức Ngôn ngữ là gì? Đó là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong não người, bằng những dấu hiệu, tín hiệu, là phương tiện mã hoá và truyền đạt thông tin mang nội dung ý thức. 9
- Ngôn ngữ gồm: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, ngôn ngữ thầm… (Trên thế giới có khoảng 6000 ngôn ngữ khác nhau) Tóm lại: Lao động và ngôn ngữ là 2 sức kích thích chủ yếu làm chuyển biến dần bộ óc của loài vượn thành bộ óc con người và tâm lý đông vật thành ý thức con người. Ăngghen viết: “Trước hết là lao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người” . (C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, t.20, Nxb.CTQG, H.1994,tr.646) 2. Bản chất của ý thức Việc phân tích nguồn gốc của ý thức cũng bao hàm trong đó sự giải thích bản chất của nó. Tuy vậy, trên một ý nghĩa nhất định bản chất không nằm trong những điều kiện sinh ra nó. CNDVBC dựa trên cơ sở lý luận phản ánh khẳng định: * Về bản chất: Ý thức là hình ảnh chủ quan của TGKQ; là sự phản ánh hiện thực KQ vào trong bộ óc con người một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. + Ý thức không có tính vật chất, nó không phải là sự vật, mà chỉ là hình ảnh của sự vật ở trong óc người. Đối với con người, cả ý thức và vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại thực. Nhưng cần phân biệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập nhau về bản chất: Thứ nhất, vật chất là hiện thực khách quan; còn ý thức là hiện thực chủ quan. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là "hình ảnh" của sự vật ở trong óc người. Ý thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phản ánh luôn tồn tại cảm tính. Thứ hai, thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất. Còn ý thức chỉ là bản sao, là "hình ảnh" về thế giới đó, là tính thứ hai. Đây là căn cứ quan trọng nhất để khẳng định TGQ DVBC, phê phán CNDT và DVSH trong quan niệm về bản chất của ý thức. + Nội dung phản ánh của ý thức mang tính khách quan, do thế giới khách quan quy định. Nhưng kết quả phản ánh của ý thức lại phụ thuộc vào năng lực chủ quan của chủ thể phản ánh (hay lăng kính chủ quan của hệ thống thần kinh của từng người). Sự phản ánh của ý thức mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo. + Phản ánh ý thức mang tính tích cực, chủ động. Nghĩa là, con người trên cơ sở hoạt động thực tiễn, chủ động tác động vào SVHT làm cho chúng bộc lộ những thuộc tính, tính chất của mình. Qua đó con người hiểu biết về SVHT. + Phản ánh ý thức mang tính mục đích: con người có khả năng lựa chọn sự phản ánh và sự phản ánh ấy mang tính mục đích (đây là điểm khác biệt hoàn toàn so với con vật). 10
- + Phản ánh YT mang tính sáng tạo: Đây là đặc trưng bản chất nhất của YT. • Ý thức là sự phản ánh sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người: Vì • Tính sáng tạo của ý thức cũng có nghĩa là không mang tính thụ động, máy móc, sao chép nguyên xi. • Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện rất phong phú: Một là, trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, tưởng tượng ra cái chưa có trong thực tế, có thể tiên đoán, dự báo xu hướng vận động phát triển trong tương lai của sự vật. Hai là, thông qua HĐTT con người chế tạo ra công cụ, phương tiện “nối dài” giác quan của mình để có thể ngày càng nhận thức sâu sắc bản chất của TG. Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức sinh ra vật chất. Mà sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh, dựa trên cơ sở phản ánh hay sáng tạo trong khuôn khổ theo tính vật chất, quy luật của sự phản ánh. Do vậy, cần thấy sự sáng tạo và phản ánh là 2 mặt của 1 vấn đề thuộc bản chất của ý thức. Tính sáng tạo của ý thức là một đặc tính căn bản để phân biệt với hoạt động của người máy (rôbốt) và khác về chất so với tâm lý động vật: * Ý nghĩa phương pháp luận Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng quy luật khách quan, chống chủ quan duy ý chí. Ý thức là sự phản ánh tự giác sáng tạo hiện thực, nên cần phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức chống tư tưởng thụ động và chủ nghĩa giáo điều, xa rời thực tiễn. * Ý nghĩa vận dụng Từ nguồn gốc, bản chất ý thức vận dụng vào công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ trong quân đội. Cần có thái độ đúng đối với con người, quan tâm, chăm lo phát triển con người toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Trong xây dựng quân đội, trước hết chăm lo xây dựng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, có phẩm chất nhân cách phát triển toàn diện. Phê phán các quan điểm sai trái cho rằng đa thành phần kinh tế thì phải đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập. II. MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC Mối quan hệ vật chất và ý thức là "vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại". Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi giải quyết mối quan hệ giữa chúng mà hình thành hai đường lối cơ bản trong triết học là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. 1. Một số quan điểm phi mác xít. * Quan điểm của CNDT. 11
- CNDT nhìn chung đều tuyệt đối hoá vai trò của ý thức, coi ý thức là tính thứ nhất quyết định vật chất. * Quan điểm của CNDV trước Mác Thừa nhận tính thứ nhất của thế giới vật chất, khẳng định vật chất quyết định và sản sinh ra ý thức, nhưng lại tuyệt đối hoá vai trò của vật chất, hạ thấp vai trò tác động tích cực của ý thức đối với vật chất. Như vậy, cả CNDT và CNDV trước Mác đều cực đoan, phiến diện, thiếu căn cứ khoa học, chưa thấy được mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của ý thức tinh thần hoặc là tuyệt đối hóa vai trò của vật chất. 2. Quan điểm của CNDVBC. Xuất phát từ TGQ, PPLBC, triết học Mác Lênin đã khắc phục triệt để những sai lầm, hạn chế của CNDT, CNDVSH, đưa ra quan điểm hết sức đúng đắn về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Theo quan điểm của CNDVBC: Vật chất và ý thức là hai hiện tượng khác nhau về bản chất, nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức; ý thức có tính độc lập tương đối có tác động to lớn trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. a. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức . Vì sao? Bởi vì: + Ý thức chỉ là sản phẩm của bản thân thế giới vật chất, do thế giới vật chất vận động, phát triển sinh ra. + Ý thức chỉ là một thuộc tính chung, thuộc tính phản ánh của thế giới vật chất, nhưng là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Biểu hiện: Vật chất quyết định nguồn gốc ra đời, nội dung và sự vận động, biến đổi của ý thức. + Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức. Nghĩa là, nguồn gốc của ý thức (cả TN và XH) đều do vật chất sinh ra.(đã nêu ở phần nguồn gốc YT) + Vật chất quyết định nội dung phản ánh của ý thức. Nghĩa là nội dung của ý thức như thế nào do thế giới vật chất quyết định. + Vật chất quyết định sự vận động, biến đổi của ý thức. Nghĩa là, ý thức phản ánh hiện thực khách quan, cơ quan sản sinh ra ý thức là bộ óc người luôn vận động phát triển, do vậy ý thức không phải là bất biến mà nó luôn vận động phát triển từ thấp đến cao, từ nông đến sâu, từ hiện tượng đến bản chất từ biết ít đến biết nhiều từ đơn giản đến phức tạp. Sự vận động biến đổi ấy do thế giới vật chất quy định. b. Vai trò tác động trở lại của ý thức đối với vật chất. 12
- Sau khi ra đời, ý thức không tồn tại thụ động mà tác động trở lại thế giới vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người, chỉ đạo hoạt động cải tạo thế giới hiện thực theo nhu cầu của con người. Vì sao? Vì ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, có tính năng động sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất, góp phần cải biến TGKQ. Phương thức tác động: Ý thức tác động trở lại vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Biểu hiện của sự tác động: Đó là việc con người đề ra mục tiêu, phương hướng, chủ trương, biện pháp cho HĐTT nhằm cải tạo, biến đổi HTKQ. Chiều hướng của sự tác động Sự tác động trở lại của ý thức đôi với vật chất diễn ra theo hai chiều hướng trái ngược nhau: + Nếu ý thức phản ánh đúng bản chất, quy luật của hiện thực khách quan, đề ra mục tiêu, chủ trương, biện pháp phủ hợp thì sẽ thúc đẩy hiện thực khách quan phát triển. + Nếu ý thức phản ánh sai bản chất, quy luật của HTKQ, đề ra mục tiêu, chủ trương, biện pháp không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của HTKQ. Tóm lại: trong mối quan hệ vật chất ý thức, vật chất là cái có trước ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức. Nhưng ý thức có tính độc lập tương đối tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. * Ý nghĩa phương pháp luận Quán triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hành động : + Nội dung: Trong nhận thức và hành động thực tiễn phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. + Yêu cầu thực hiện: Trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân svht thực tế khách quan, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan, tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan, duy ý chí, định kiến không trung thực. Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức và vai trò của nhân tố con người. + Nguyên tắc khách quan không loại trừ mà còn đòi hỏi phải phát huy tính năng động chủ quan, phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức. + Khơi dậy ở con người tính tích cực trong nhận thức và cải tạo thế giới, làm cho con người hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động của mình. Các chủ trương chính sách phải được dân chủ rộng rãi, bàn bạc cụ thể, phát huy sáng kiến của từng tập thể và cá nhân. + Để phát huy tốt tính năng động chủ quan cần giáo dục nâng cao trình độ tri thức khoa học cho bộ đội. Đồng thời, củng cố, bồi dưỡng ý chí, nhiệt tình cách mạng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho họ, đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học. 13
- Lênin: Nhiệt tình + dốt nát = phá hoại + Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò nhân tố con người đồng thời chống thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ trong cải tạo hiện thực. Khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan duy ý chí. + Chủ quan, duy ý chí là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta hiện nay và nhiều nước XHCN trước đây, gây hậu quả nghiêm trọng với sự nghiệp xây dựng CNXH. Đó là khuynh hướng tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan của ý chí, xa rời hiện thực khách quan, lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém về tri thức khoa học. + Sai lầm của bệnh chủ quan duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan; định ra đường lối, chủ trương, chính sách xa rời hiện thực khách quan. + Nguồn gốc của bệnh chủ quan duy ý chí là do nhận thức, do yếu kém về tri thức khoa học, tri thức lý luận, không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Ngoài ra, còn có nguồn gốc lịch sử xã hội, giai cấp, tâm lý người sản xuất nhỏ chi phối. + Để khắc phục bệnh này phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết, phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của cán bộ, đảng viên, phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chống bảo thủ trì trệ, quan liêu. Câu 3. Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến Vị trí: Đây là một trong hai nguyên lý cơ bản của PBCDV chỉ ra cơ sở tồn tại của mọi sự vật. Thực chất nguyên lý mối liên hệ phổ biến nhằm lý giải các SVHT trong thế giới vật chất phong phú đa dạng nhưng có liên hệ với nhau. a. Khái niệm mối liên hệ phổ biến * Định nghĩa Thế giới được tạo thành từ những sự vật, những hiện tượng, những quá trình khác nhau. Vậy giữa chúng có mối liên hệ qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu chúng tồn tại trong sự liên hệ qua lại thì nhân tố gì qui định sự liên hệ đó? * Một số quan niệm trước Mác: Quan điểm CNDT: hiểu cơ sở của sự liên hệ, tác động qua lại và sự vận động, chuyển hoá của các mối liên hệ là do các lực lượng siêu nhiên hay ở ý thức, cảm giác của con người. Quan điểm siêu hình Nhìn chung, quan điểm siêu hình phủ nhận sự liên hệ giữa các SVHT. Tức là các SVHT tồn tại tách rời nhau hết cái này đến cái kia, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng không có sự liên hệ có chăng thì cũng chỉ là những mối liên hệ bề ngoài, ngẫu nhiên. Tuy cũng có người thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó, nhưng lại phủ nhận khả năng chuyển hoá lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau. 14
- * Quan điểm CNDVBC: CNDVBC khẳng định: Mọi SVHT vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau; cơ sở của mối liên hệ giữa các SVHT là tính thống nhất vật chất của thế giới. Vậy mối liên hệ là gì? Mối liên hệ phổ biến là gì Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau các SVHT hay giữa các mặt của một SVHT trong thế giới. Liên hệ là một đặc trưng của thế giới khách quan. Các SVHT trong thế giới được cấu thành từ các yếu tố, các bộ phận, SVHT chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố, các bộ phận và với SVHT khác. Và bản chất, tính quy luật của SVHT cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động giữa chúng với SVHT khác. Do vậy, liên hệ là một đặc trưng của TGKQ, diễn ra ngay trong các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật và giữa các SVHT với nhau. Liên hệ là cơ sở tồn tại của mọi SVHT. + Vì cách thức (phương thức) liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành sự vật quyết định hình thức tồn tại của sự vật (ở dạng này hay dạng khác). + Khi các mối liên hệ thay đổi (chủ yếu là những mối liên hệ đối lập) thì SV cũng thay đổi theo. Đương nhiên khi SV thay đổi thì các mối liên hệ của nó cũng thay đổi. + Mặt khác, thông qua các mối liên hệ và quan hệ mà các thuộc tính của sự vật được bộc lộ ra, nhờ đó mà con người có thể nhận thức được bản chất của nó. Vậy mối liên hệ phổ biến là gì? Mối liên hệ phổ biến là những mối liên hệ chung nhất, bao quát nhất, bản chất nhất, quyết định sự vận động, phát triển của toàn bộ hiện thực khách quan. Với tính cách là một loại của liên hệ, mối liên hệ phổ biến mang đầy đủ những đặc trưng của liên hệ nói chung. Tuy nhiên, với tính cách là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng, mối liên hệ phổ biến lại có những đặc trưng riêng : Thứ nhất, đây là những mối liên hệ chung nhất, diễn ra ở tất cả mọi SVHT, mọi lĩnh vực của hiện thực. Nghĩa là, một SVHT nào đó, một lĩnh vực cụ thể nào đó của hiện thực có thể không tham gia một liên hệ cụ thể nào đó, nhưng không thể không tham gia mối liên hệ phổ biến. Thứ hai, đây là những mối liên hệ bản chất nhất, tất nhiên, ổn định của hiện thực. Nghĩa là, một mối liên hệ cụ thể nào đó có thể mất đi, nhưng mối liên hệ phổ biến thì luôn tồn tại. Thứ ba, đây là những mối liên hệ quan trọng nhất. 15
- Vai trò của một mối liên hệ cụ thể nào đó đối với SVHT có thể thay đổi tuỳ theo từng trường hợp nhất định, nhưng vai trò quyết định nhất của mối liên hệ phổ biến là không thay đổi trong mọi trường hợp. Bởi vì nó là những mối liên hệ ở tầm quy luật phổ biến trong sự tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực. b. Nội dung của nguyên lý: Mọi SVHT của thế giới vật chất đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến. Nghĩa là, các SVHT trong TGVC phong phú, đa dạng nhưng nó không tồn tại cô lập, tách rời, mà đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến. Vì sao? Về lý luận: Xuất phát từ quan điểm của CNDVBC về tính thống nhất vật chất của thế giới: khẳng định các SVHT tạo thành thế giới rất đa dạng, phong phú nhưng chúng chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất ở tính vật chất. Chúng có kết cấu vật chất, tuân thủ theo quy luật của thế giới vật chất. Về thành tựu KHTN: Từ thành tựu về kết cấu: chứng minh bất cứ SVHT nào cũng có kết cấu từ những mặt, những bộ phận, những yếu tố khác nhau, trái ngược nhau, nhưng nó phải liên hệ với nhau để tạo thành một chỉnh thể sự vật. Thực tiễn chứng minh: liên hệ về thời gian. Không có SVHT nào sinh ra từ hư vô mà bao giờ cũng kế thừa cái trước đó, và khi mất đi không bị triệt tiêu hoàn toàn mà để lại cho cái sau kế thừa. Trong tự nhiên, xã hội và tư duy, đều có liên hệ giữa các mặt đối lập, đều có quan hệ lượ ng, chất, cái khẳng định, cái phủ định… c. Tính chất của mối liên hệ phổ biến. Tính khách quan: Các mối liên hệ là vốn có của mọi SVHT, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Tính phổ biến: + Biểu hiện: mối liên hệ tồn tại trong tất cả mọi SVHT, mọi quá trình, ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, tư duy; ngay trong các mặt, các yếu tố, các bộ phận của một SVHT hay giữa các giai đoạn của nó cũng có liên hệ lẫn nhau. Tính đa dạng muôn vẻ về phạm vi, vai trò và tính chất của các mối liên hệ. Vì: sự vật có kết cấu khác nhau, tồn tại trong điều kiện thời gian, không gian khác nhau cho nên mối liên hệ khác nhau. Biểu hiện: + Sự vật khác nhau thì có mối liên hệ khác nhau. + Sự vật có nhiều mối liên hệ nhưng vai trò vị trí không ngang nhau. 16
- + Một sự vật phát triển qua các giai đoạn khác nhau thì mối liên hệ khác nhau. d. Ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa vận dụng * Ý nghĩa phương pháp luận Cần có quan điểm toàn diện trong nhận thức, xem xét các SVHT cũng như trong hoạt động thực tiễn. Khi nghiên cứu sự vật phải xem xét tất cả các mối liên hệ của bản thân sự vật và với các SVHT khác. Xem xét toàn diện nhưng không dàn đều mà phải có trọng tâm, trọng điểm; phải phân loại các mối liên hệ để xác định rõ vị trí, vai trò của từng mối liên hệ trong tổng thể của chúng đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Xem xét toàn diện còn đòi hỏi để nhận thức được sự vật, cần phải đặt nó trong mối liên hệ với nhu cầu của chủ thể. Trong hoạt động thực tiễn, quan điểm toàn diện đòi hỏi, muốn cải tạo sự vật, phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động làm thay đổi các mối liên hệ tương ứng). Phê phán chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện: + Chủ nghĩa chiết trung, một mặt, tuy tỏ ra chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ khác nhau, nhưng lại kết hợp vô nguyên tắc những cái khác nhau tạo thành một hình ảnh không đúng về sự vật. Mặt khác, chủ nghĩa chiết trung xem xét “cào bằng” các mặt, kết hợp vô nguyên tắc các mối liên hệ với nhau, cho nên không biết rút ra mặt bản chất, mối liên hệ căn bản, do đó hoàn toàn bất lực khi cần có quyết sách đúng đắn. + Thuật nguỵ biện cũng giả chú ý tới nhiều mặt, nhiều mối liên hệ khác nhau của sự vật, song lại đưa cái không cơ bản thành cái cơ bản, cái không bản chất thành cái bản chất. Tóm lại, cả chủ nghĩa chiết trung và thuật nguỵ biện đều là những biểu hiện khác nhau của PPL sai lầm trong xem xét các SVHT. * Ý nghĩa vận dụng Vận dụng quan điểm toàn diện và đánh giá thời cuộc hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Văn kiện Đại hội IX chỉ rõ, trước mắt nhân dân ta có cả cơ hội lớn và thách thức lớn: Đảng ta nhấn mạnh: tình trạng tham nhũng và suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang gây cản trở việc thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân; nước ta vẫn còn là nước kinh tế kém phát triển, mức sống của nhân dân còn thấp. Vận dụng quan điểm toàn diện vào phân tích quan điểm: “Xây dựng quân đội ta vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp ngày càng cao, trong đó lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở”. 2. Nguyên lý về sự phát triển 17
- Vị trí: Đây là một trong hai nguyên lý cơ bản của PBCDV, chỉ ra khuynh hướng phát triển tất yếu của mọi sự vật hiện tượng. a. Phát triển là gì? * Quan điểm duy tâm, tôn giáo. CNDT, tôn giáo giải thích nguồn gốc của sự phát triển ở thần linh, thượng đế, ở các lực lượng siêu tự nhiên, hay ở ý thức con người. * Quan điểm siêu hình. Thừa nhận sự phát triển của các SVHT, song lại hiểu sự phát triển chỉ là sự tăng hay giảm thuần tuý về mặt lượng, không có sự thay đổi về chất của sự vật; hoặc có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng tròn khép kín; hoặc là lại hiểu phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có những bước quanh co, phức tạp. > Nh ư vậy, CNDT, tôn giáo và quan niệm siêu hình đều thừa nhận sự phát triển. Song ch ỉ th ừa nhận thôi thì chưa đủ để phân biệt với quan ni ệm c ủa CNDVBC. V ấn đề là ở chỗ phả i làm rõ quá trình phát triển ấy di ễn ra nh ư th ế nào? * Quan điểm của CNDVBC Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới Xem xét sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra vừa tuần tự, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Nguồn gốc của sự phát triển là do mâu thuẫn bên trong sự vật quy định. Vậy phát triển là gì? Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. T ừ khái ni ệ m trên cho th ấ y : Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biện chứng với nhau, vì nhờ có mối liên hệ thì sự vật mới có sự vận động, phát triển. Phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động, đó là sự vận động theo khuynh hướng tiến lên và gắn với sự ra đời của những tính quy định mới cao hơn về chất. Nó làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có của sự vật theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. b. Nội dung của nguyên lý: Phát triển là khuynh hướng chung của mọi SVHT trong thế giới. Nghĩa là, đ ố i v ới m ộ t SVHT thì có quá trình sinh thành, phát tri ể n, di ệt vong, nh ưng s ự v ật cũ m ấ t đi, sự v ậ t m ới ra đờ i thay th ế quá trình đó diễ n ra t ừ th ấ p đế n cao, quanh co ph ức t ạp nh ư ng khuynh h ướ ng chung là phát tri ể n đi lên. Ngu ồ n g ố c, độ ng l ự c s ự phát triể n là từ s ự th ố ng nhấ t và đấ u tranh củ a các mặ t đố i lậ p. 18
- Tr ạ ng thái c ủ a s ự phát tri ể n là đi từ s ự biế n đổ i dầ n dầ n về lượ ng đế n nhữ ng thay đổ i v ề chấ t và ng ượ c l ạ i. Con đ ườ ng v ậ n độ ng phát tri ể n không ph ả i lúc nào cũng theo đườ ng th ẳ ng mà rấ t quanh co, ph ức t ạp theo hình xoáy ố c. c. Tính chất của sự phát triển Phát triển mang tính khách quan, là tự thân phát triển, không phụ thuộc vào ý thức của con người. + Vì phát triển là thuộc tính vốn có của mọi SVHT; nguồn gốc sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình liên tục giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Phát triển là một quá trình khách quan. + Vận động có nhiều khuynh hướng khác nhau (đi lên, đi xuống, vòng tròn tuần hoàn lặp lại,... ) nhưng chỉ có khuynh hướng vận động đi lên, làm xuất hiện cái mới là sự phát triển. + Song phát triển chính là khuynh hướng chung, khuynh hướng chủ đạo của thế giới; nó thấm vào tất cả các khuynh hướng vận động khác (kể cả vận động thụt lùi, đi xuống). Bởi vì, xét từng SVHT cá biệt thì vận động có nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhưng xét toàn bộ quá trình và trên phạm vi rộng lớn, thì sự đi xuống, sự diệt vong của SVHT này lại là tiền đề cho sự xuất hiện SVHT khác. Vì mỗi SVHT đều có nguyên nhân từ những SVHT có trước và sinh ra nó. Như vậy, dù quanh co, phức tạp như thế nào thì vận động đi lên cũng tự vạch cho mình sự phát triển không ngừng. Phát triển mang tính phổ biến: nó diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của thế giới, cả tự nhiên, xã hội và tư duy (đã ví dụ ở phần định nghĩa). Phát triển mang tính đa dạng, phong phú do sự vật hiện tượng tồn tại trong không gian, thời gian khác nhau cho nên phát triển không giống nhau. d. Ý nghĩa phương pháp luận và ý nghĩa vận dụng * Ý nghĩa phương pháp luận Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn cần có quan điểm phát triển. Khi xem xét các SVHT phải đặt chúng trong sự vận động, sự phát triển, vạch ra xu hướng biến đổi và chuyển hoá của chúng. Khi phân tích sự vật không chỉ nắm bắt cái hiện đang tồn tại ở sự vật, mà cần phải thấy rõ các khuynh hướng phát triển trong tương lai của chúng, đặc biệt là tìm ra khuynh hướng biến đổi chính của sự vật. Quan điểm phát triển đòi hỏi trong xem xét sự vật phải tính đến các giai đoạn phát triển của nó. Trên cơ sở đó tìm ra phương pháp nhận thức và cách tác động thích hợp nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của sự vật, tuỳ theo mục đích, lợi ích của chủ thể. Cần chống tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. 19
- Thấy được sự phát triển là một quá trình khó khăn, phức tạp, mang tính khuynh hướng, nên khi đánh giá sự phát triển phải có quan điểm lịch sử cụ thể. Nghĩa là, khi nhận thức và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể mà sự vật đó sinh ra, tồn tại và phát triển. * Ý nghĩa vận dụng Vận dụng quan điểm phát triển vào phân tích sự đánh giá về CNXH hiện thực và triển vọng của nó theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng: “CNXH trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH”. (ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, H. 2001, tr. 14) Vận dụng quan điểm phát triển vào phân tích sự đánh giá những thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của toàn Đảng và toàn dân ta. Câu 4. Quy luật Mâu thuẫn: I. KHÁI NIỆM MÂU THUẪN 1. Mâu thuẫn là gì? * Khái quát một số quan điểm phi mácxít: CNDT: Có tư tưởng về mặt đối lập và mâu thuẫn, song họ đã không giải quyết được những vấn đề “mâu thuẫn khách quan”, xem sự tồn tại của chúng như là bằng chứng nói lên sự bất lực của con người trong quá trình nhận thức hiện thực. CNDV trước Mác: + CNDV cổ đại: có những phỏng đoán về sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập và xem đó như là cơ sở vận động, phát triển của thế giới. + CNDVSH: họ không thừa nhận quan điểm của những nhà triết học duy tâm, song họ lại đi vào một sai lầm khác: cho rằng mâu thuẫn chỉ là ngẫu nhiên, chỉ có ở bên ngoài sự vật, hiện tượng, không có mâu thuẫn bên trong... Tóm lại, nhìn chung các tư tưởng triết học trước Mác mặc dù có những đóng góp nhất định về mâu thuẫn, nhưng họ đều không nhận thức đúng đắn và đầy đủ về mâu thuẫn, họ đều phủ nhận sự tồn tại khách quan của mâu thuẫn do bị chi phối bởi lập trường, lợi ích giai cấp và hạn chế bởi trình độ khoa học. * Quan điểm CNDVBC: Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn và tổng kết từ thực tế lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã phát triển học thuyết mâu thuẫn lên một tầm cao mới: Mâu thuẫn là phạm trù dùng để chỉ sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau. Phải nhận thức đúng các dấu hiệu trong nội hàm khái niệm mâu thuẫn : 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập: Lịch sử văn minh thế giới
29 p | 856 | 84
-
BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN MÔN: QLNN VỀ VĂN HÓA – GIÁO DỤC – Y TẾ
13 p | 249 | 46
-
Đề kiểm tra môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án lần 1
12 p | 140 | 6
-
Đề thi hết môn học kỳ I năm học 2017-2018 môn Các phương pháp nghiên cứu khoa học (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
1 p | 58 | 4
-
Đề thi kết thúc học kỳ I năm học 2014-2015 môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Đề 1) - ĐH Khoa học Tự nhiên
1 p | 45 | 4
-
Đề thi hết học kỳ I năm học 2016-2017 môn Triết học Mác-Lênin (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 38 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2018-2019 môn Tâm lý học đại cương (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 50 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2019-2020 môn Logic học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 63 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Văn bản Hán văn Việt Nam năm 2021-2022 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 18 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2017-2018 môn Triết học Mác - Lênin - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 77 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2014-2015 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Đề số 2) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 41 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2018-2019 môn học Xã hội học đại cương (Đề thi số 1) – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 23 | 2
-
Đề thi kết thúc học kỳ I năm học 2013-2014 môn Tâm lý học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 44 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2015-2016 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lên nin - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 39 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2019-2020 môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 100 | 2
-
Đề thi hết môn học kỳ II năm học 2017-2018 môn Đường lối cách mạng của Đảng CSVN - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN)
1 p | 46 | 2
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Kiểm tra đánh giá theo năng lực người học năm 2020-2021 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
2 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn