Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
lượt xem 6
download
Bài viết Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA trình bày các nội dung đã đạt được trong cam kết về lao động sau hai năm thực thi EVFTA và gợi ý giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc triển khai vấn đề này của những năm tiếp theo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vấn đề phát triển bền vững trong lao động sau hai năm thực thi EVFTA
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 273 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG LAO ĐỘNG SAU HAI NĂM THỰC THI EVFTA TS. Vũ Huyền Phương Trường Đại học Ngoại thương Email: phuongvh@ftu.edu.vn Nguyễn Minh Phương Trường Đại học Ngoại thương Email: nguyenminhphuong@ftu.edu.vn Tóm tắt: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) là một FTA thế hệ mới và cũng là FTA đầu tiên mà Việt Nam tham gia có một Chương riêng biệt về Thương mại và Phát triển bền vững (Chương 13). Chương này đề cập đến các vấn đề lao động và môi trường với vai trò là những trụ cột cơ bản của thương mại và đầu tư. Phát triển bền vững, lao động và môi trường là những nội dung phi truyền thống trong thương mại, đặt ra không ít thách thức cho bên liên quan trong quá trình thực thi, đặc biệt là doanh nghiệp. Bài viết trình bày các nội dung đã đạt được trong cam kết về lao động sau hai năm thực thi EVFTA và gợi ý giải pháp cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc triển khai vấn đề này của những năm tiếp theo. Từ khoá: EVFTA, phát triển bền vững, lao động SUSTAINABLE DEVELOPMENT IN LABOR AFTER TWO YEARS OF IMPLEMENTATION OF EVFTA Abstract: The Free Trade Agreement between Vietnam and the European Union (EVFTA) is a new generation FTA and also the first FTA that Vietnam participates in with a separate Chapter on Trade and Sustainable Development (Chapter 13). This chapter addresses labor and environmental issues as fundamental pillars of trade and investment. Sustainable development, labor and environment are non-traditional topics in commerce, posing many challenges for stakeholders in the implementation process, especially businesses. The article presents the contents achieved in the labor commitment after two years of implementing the EVFTA and suggests solutions for governement agencies and businesses in implementing this problem in the following years. Keywords: EVFTA, sustainable development, labor 1. Sơ lược về EVFTA và cam kết phát triển bền vững trong EVFTA 1.1. Sơ lược về EVFTA và thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu
- 274 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được ký kết ngày 30 tháng 6 năm 2019 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020. EVFTA được khởi động và kết thúc đàm phán trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên. Theo báo cáo từ Trung tâm WTO và Hội nhập (2022), trong 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 57 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD, tăng 21%. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực như dệt may (tăng 24%), giày dép (tăng 19%), thủy sản (tăng 41%)... Nguồn: Bộ Công Thương Hình 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang EU năm 2016 - 2021 và 11T/2022 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như dệt may, giày dép, nông thuỷ sản đạt mức tăng trưởng xuất khẩu tốt, trong đó một số mặt hàng đạt mức tăng trưởng hai con số như sắt thép & sản phẩm sắt thép; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; phương tiện vận tải và phụ tùng; sản phẩm từ chất dẻo; gỗ và sản phẩm gỗ. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) để được hưởng ưu đãi theo EVFTA đạt 20,18% cho năm 2021, tăng 5,35 điểm phần trăm so với năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU tận dụng C/O EVFTA trong 10 tháng đầu năm 2022 cũng ghi nhận mức tăng 52,16% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Liên hiệp Vương quốc Anh tận dụng C/O UKVFTA trong 10 tháng đầu năm 2022 đạt mức 22,93%, tăng so với mức 17,19% của cả năm 2021. Về thị trường xuất khẩu, năm 2020, C/O được cấp chủ yếu cho hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU. Đến năm 2021-2022, thị trường nhập khẩu đa dạng hơn, bao gồm toàn bộ các nước EU và tiếp tục tăng mạnh ở các thị trường truyền thống và có dung lượng thị trường lớn như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp.
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 275 Tính đến tháng 11 năm 2022, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 7,5%, chiếm tỷ trọng bình quân 13,6% trong tổng xuất khẩu của cả nước (2016 - 2021). Hiện Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng vị trí thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU. Cho đến nay, vấn đề thương mại giữa Việt Nam và EU có sự phát triển tương đối tốt đẹp, tuy nhiên, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam đang cần có sự nghiên cứu, thực hiện quyết tâm hơn nữa trong vấn đề phát triển bền vững nếu muốn giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với thị trường EU trong những năm tiếp theo. 1.2. Cam kết về phát triển bền vững trong Hiệp định EVFTA Các cam kết về phát triển bền vững trong Hiệp định EVFTA tập trung tại một Chương riêng biệt là Chương 13 với tiêu đề “Thương mại và Phát triển bền vững” (TMPTBV). Chương này thể hiện sự chú trọng của Việt Nam và EU đối với PTBV trong thương mại tự do, khẳng định cam kết theo đuổi PTBV của Việt Nam và EU, bao gồm ba yếu tố phụ thuộc lẫn nhau và củng cố lẫn nhau là phát triển kinh tế; phát triển xã hội, và bảo vệ môi trường. Hai Bên cũng nhấn mạnh những lợi ích của hợp tác về các vấn đề lao động và môi trường liên quan tới thương mại là một phần của chiến lược toàn cầu về thương mại và PTBV. Chương này hình thành một hướng hợp tác dựa trên các giá trị và lợi ích chung, trên cơ sở cân nhắc đến những khác biệt về mức độ phát triển của hai Bên. Chương TMPTBV gồm 17 điều, có nền tảng là các văn bản chính thức của các cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ) đã được công nhận và triển khai rộng rãi trên toàn thế giới, chẳng hạn Chương trình nghị sự 21 về Môi trường và Phát triển (1992), Kế hoạch Johannesburg về Thực thi Phát triển bền vững (2002), Tuyên bố Bộ trưởng của Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ về Việc làm đầy đủ và việc làm bền vững (2006), Chương trình nghị sự Việc làm tử tế của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tài liệu về kết quả của Hội nghị LHQ về PTBV (2012) có tựa đề Tương lai chung của chúng ta, và Kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh LHQ về PTBV (2015) mang tựa đề Chương trình nghị sự năm 2030 về Phát triển bền vững. 2. Thực trạng thực thi cam kết phát triển bền vững của Việt Nam trong EVFTA 2.1. Về thành lập các thiết chế theo cam kết trong Hiệp định Ủy ban TMPTBV tại Việt Nam được thành lập theo quy định tại Điều 17.2 của Hiệp định EVFTA, có hai vai trò chính: rà soát thực thi Chương 13 EVFTA (theo Điều 13.15.3); và tham gia vào quá trình xử lý, giải quyết tranh chấp Chương 13 EVFTA (Điều 13.16 và 13.17). 2.2. Về thực thi các cam kết lao động a) Về nghiên cứu gia nhập công ước của ILO Năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng Tờ trình phê chuẩn các Công ước số 98 về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức và số 87 về Quyền tự do hiệp hội của ILO lần lượt vào các năm 2019, 2020 và 2023. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các bước nghiên cứu, trình gia nhập Công ước số 98 và 105. Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn việc gia nhập hai Công ước này lần lượt vào tháng 6/2019 và tháng 6/2020. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện hai Công
- 276 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 ước. Sau khi gia nhập, Việt Nam phải thực hiện nghĩa vụ xây dựng báo cáo quốc gia lần đầu về việc áp dụng hai Công ước này. Đối với Công ước số 98, báo cáo quốc gia lần đầu về việc áp dụng công ước của Việt Nam đã được gửi đến ILO trong năm 2021, ILO đã có phản hồi về báo cáo dưới dạng Yêu cầu trực tiếp (Direct Request) trong năm 2022. Đối với Công ước số 105, đến thời điểm tháng 8/2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang chủ trì xây dựng báo cáo quốc gia lần đầu về việc áp dụng công ước, và theo kế hoạch sẽ gửi ILO trong năm 2022. Tính tới thời điểm tháng 11/2022, Việt Nam đã gia nhập tổng cộng 25 công ước của ILO, bao gồm 9/10 công ước cơ bản, 3/4 công ước quản trị và 13 công ước kỹ thuật. Đây là một nỗ lực tuyệt vời của Việt Nam trong việc nghiên cứu phê chuẩn các công ước phù hợp của ILO, thể hiện sự nghiêm túc trong thực hiện cam kết lao động trong các FTA, trong đó có EVFTA. Đối với Công ước số 87, lộ trình đề ra tại Quyết định số 121/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện CPTPP là năm 2023 sẽ trình Hồ sơ gia nhập công ước. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang chủ trì thực hiện các bước nghiên cứu gia nhập công ước nói trên, bao gồm: tổ chức họp liên ngành về kế hoạch nghiên cứu gia nhập Công ước, ban hành kế hoạch nghiên cứu gia nhập Công ước số 87. Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xuất bản ấn phẩm Hỏi - Đáp Công ước số 87 nhằm tăng cường hiểu biết và nhận thức về Công ước này. Mặc dù chưa được phê chuẩn nhưng những nội dung cơ bản của Công ước này đã được nội luật hóa trong Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, cụ thể là vấn đề tổ chức của người lao động và hoạt động của tổ chức này trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động. Đây là tiền đề quan trọng để Chính phủ có thể hoàn thiện Hồ sơ trình gia nhập Công ước số 87. b) Về sửa đổi, bổ sung luật pháp Trong lĩnh vực lao động, Việt Nam đã ban hành Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, 05 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 02 Thông tư. Trong những lĩnh vực khác, Việt Nam đã ban hành 04 văn bản luật: Luật Thi hành án hình sự 2019, Luật Dân quân tự vệ 2019, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính 2020, Luật phòng chống ma túy 2021; bảo đảm các luật này phù hợp với tiêu chuẩn lao động quốc tế về lao động cưỡng bức và quyền trẻ em. Cụ thể: Về triển khai nội dung xóa bỏ lao động trẻ em (Công ước số 138 và Công ước số 182). Bộ luật Lao động năm 2019 tăng cường bảo vệ nhóm lao động chưa thành niên ở cả khu vực phi chính thức, không có quan hệ lao động; quy định điều kiện lao động khác nhau cho các độ tuổi khác nhau; tăng cường trách nhiệm của cha, mẹ, người giám hộ. Về xóa bỏ phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp (Công ước số 100 và Công ước số 111). Để tiệm cận hơn với các công ước nói trên, Bộ luật Lao động đã bổ sung khái niệm về hành vi phân biệt đối xử và sửa đổi, bổ sung 7 cơ sở phân biệt đối xử bị nghiêm cấm: (1) chủng tộc; (2) nguồn gốc quốc gia; (3) nguồn gốc xã hội; (4) độ tuổi; (5) tình trạng thai sản; (6) chính kiến; (7) trách nhiệm gia đình. Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 đã có những điều nhằm thúc đẩy bình đẳng giới được quy định chung cho cả nam và nữ, thay vì chỉ quy định cho lao động nữ như Bộ luật lao động 2012 như quy định về nhà trẻ, nhà mẫu giáo; chăm sóc con ốm, thực hiện các biện pháp thai sản; bảo đảm việc làm cho người lao động nghỉ thai sản), bảo vệ lao động nữ thông qua quy
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 277 định trao quyền cho lao động nữ được quyết định làm hoặc không làm các công việc có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh sản và nuôi con nhỏ; quyết định có làm việc ban đêm, làm thêm giờ hay đi công tác xa khi đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; tăng cường bảo vệ thai sản; tăng cường phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Đối với các nhóm lao động đặc thù, Bộ luật Lao động 2019 đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử, tăng cường bảo vệ các nhóm lao động đặc thù như người lao động là người khuyết tật, người lao động là người cao tuổi. Về xóa bỏ lao động cưỡng bức (Công ước số 29 và Công ước số 105). Bộ luật Lao động năm 2019 quy định một số nội dung để nội luật hóa các công ước, trong đó Bộ luật đã quy định rõ ràng, cụ thể hơn về 05 nhóm ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm. Một số bộ luật, luật khác cũng được sửa đổi, bổ sung nhằm giảm thiểu nguy cơ về lao động cưỡng bức, như: Bộ luật hình sự năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định rõ hơn về hành vi mua bán người, trong đó có “cưỡng bức lao động” (Điều 150. Tội mua bán người); bổ sung một tội danh mới “tội cưỡng bức lao động” (Điều 297). Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có các quy định bảo đảm lao động của tù nhân phù hợp với các tiêu chuẩn của ILO. Luật đã bảo đảm chế độ lao động của phạm nhân trong trại giam phù hợp với các quy định của Công ước số 29 và Công ước số 105. Luật Dân quân tự vệ quy định việc huy động lực lượng dân quân tự vệ về việc tham gia phát triển kinh tế, bảo đảm các hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, đồng thời, bảo đảm phù hợp với các công ước về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Về tự do hiệp hội (Công ước số 98 và Công ước số 87). Bộ luật Lao động năm 2019 đã thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo quyền của người lao động trong việc thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp; vừa quản lý chặt chẽ, vừa tạo điều kiện để tổ chức của người lao động ra đời, hoạt động thuận lợi, lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật; phát huy vai trò của công đoàn cơ sở thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, nội luật hóa các tiêu chuẩn lao động quốc tế phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và thể chế chính trị của Việt Nam. Hiến pháp 2013 quy định công đoàn thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội. Bởi vậy, tổ chức của người lao động nằm ngoài hệ thống Tổng liên đoàn lao động Việt Nam được quy định trong Bộ luật Lao động là tổ chức không có chức năng chính trị-xã hội mà chỉ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong phạm vi quan hệ lao động. Ngoài ra, Bộ luật Lao động tăng cường bảo vệ người lao động, cán bộ tổ chức đại diện người lao động không bị phân biệt đối xử và tổ chức đại diện người lao động không bị can thiệp, thao túng; bảo đảm cán bộ tổ chức đại diện người lao động có quyền tiếp cận người lao động, được bố trí thời gian hoạt động tổ chức đại diện người lao động trong thời gian làm việc và được bảo đảm việc làm. Về thực tiễn đáp ứng cam kết lao động trong EVFTA tại các doanh nghiệp Việt Nam Tháng 12 năm 2022, Bộ Công Thương phối hợp nhóm nghiên cứu tổ chức khảo sát 31 doanh nghiệp tại 6 tỉnh, thành phố tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam về thực tiễn đáp ứng các cam kết về phát triển bền vững mà cụ thể là lao động và môi trường trong EVFTA.
- 278 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 Khảo sát với 48% doanh nghiệp nói trên là doanh nghiệp có quy mô lao động lớn, sử dụng trên 500 lao động, 16% số doanh nghiệp được khảo sát sử dụng từ 200 - 500 lao động, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nguồn: Nhóm nghiên cứu Bộ Công Thương Hình 2: Quy mô doanh nghiệp tham gia khảo sát 22 trên tổng số 31 doanh nghiệp được khảo sát (chiếm 70,9%) có mặt hàng xuất khẩu sang các nước khác. Các thị trường xuất khẩu khá đa dạng, trong đó phần lớn là các quốc gia thuộc EU, Hoa Kỳ, Canada và Hàn Quốc. Các thị trường có tiêu chuẩn cao về lao động và môi trường bao gồm EU, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may có thị trường xuất khẩu ở cả 03 châu lục (châu Mỹ, châu Âu và châu Á). Có thể thấy, với tình hình trên, phần lớn các doanh nghiệp thuộc diện khảo sát sẽ dễ bị tổn thương bởi những biến động tại các thị trường xuất khẩu như vấn đề lạm phát, xung đột địa - chính trị, khủng hoảng năng lượng, v.v.... Điển hình là sự sụt giảm về nhu cầu của các nước như EU và Hoa Kỳ - vốn là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Việt Nam cho đến nay. 41% doanh nghiệp cho biểt thị trường xuất khẩu của mình có các quy định riêng về lao động. 50% doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu cho biết phía đối tác không đưa ra yêu cầu riêng về lao động. 9% còn lại không nắm rõ phía đối tác nước ngoài có các yêu cầu về lao động hay không. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp được khảo sát chủ yếu thuộc EU và Hoa Kỳ - vốn là các thị trường có tiêu chuẩn chất lượng rất khắt khe, bao gồm cả các tiêu chuẩn lao động. Nhóm nghiên cứu cho rằng lý do có thể là các cán bộ trả lời khảo sát không biết cụ thể về những yêu cầu riêng về lao động hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ thông tin trong hệ thống các tiêu chuẩn mà các thị trường xuất khẩu yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ. Cũng cần lưu ý rằng, đối tượng trả lời khảo sát phần đông là cán bộ nhân sự và lãnh đạo doanh nghiệp trả lời (chiếm hơn 80%). Xét thực trạng nói trên, cần nâng cao nhận thức cho các cán bộ trong doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn các quy định của thị trường xuất khẩu. 83% doanh nghiệp cho biết họ thực hiện tốt các quy định pháp luật về lao động trong nước. 5/31 doanh nghiệp (chiếm tỉ lệ 16,1%) cho biết gặp khó khăn trong việc thực hiện các
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 279 quy định pháp luật trong nước. Điều này cũng dễ hiểu vì hầu hết các doanh nghiệp khảo sát đều có mặt hàng xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu khắt khe về các tiêu chuẩn bao gồm cả tiêu chuẩn về lao động. Việc tuân thủ pháp luật nước sở tại là một trong các tiêu chuẩn cơ bản bên cạnh các yêu cầu khác do các thị trường xuất khẩu đề ra mà các doanh nghiệp phải tuân thủ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU chưa được nhận diện thương hiệu do họ chưa ý thức được tầm quan trọng của tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu hay tiêu chuẩn chất lượng. Nguyên nhân của tình trạng này là vì doanh nghiệp chưa được trang bị đầy đủ thông tin và tuân thủ những tiêu chuẩn đối với mặt hàng xuất khẩu, dẫn đến hàng hóa của Việt Nam bị trả lại nhiều, giá thành lại thấp. Thị trường EU có 02 tiêu chuẩn mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng Việt Nam cần lưu ý, đó là tiêu chuẩn chung (mang tính ràng buộc pháp lý) và tiêu chuẩn riêng (mang tính tự nguyện, khuyến khích). Tiêu chuẩn riêng bao gồm các quy định như môi trường làm việc quan tâm đến sức khỏe, công bằng cho người lao động, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, phúc lợi động vật, v.v...). Những năm gần đây, ngày càng nhiều tiêu chuẩn riêng của EU đang được luật hoá thành các tiêu chuẩn chung, mang tính ràng buộc pháp lý. Có thể thấy, những khó khăn về nhận thức pháp luật, ý thức, tác phong, ý thức tuân thủ luật pháp của người lao động vẫn đang là cản trở đối với doanh nghiệp trong quá trình đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn về lao động. Trong khi đó, công tác đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cũng vẫn còn nhiều hạn chế. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng nâng cao nhận thức của người lao động, song song với thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, cũng như các chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian tới. 3. Một số khuyến nghị chính sách và thực thi cho Việt Nam Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 115 mục tiêu cụ thể đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn từ 2021 đến năm 2030 trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường.Phát triển bền vững là phù hợp với chiến lược dài hạn của Việt Nam, điều này cũng phù hợp với những lợi thế so sánh của Việt Nam cần phát huy trong thế giới toàn cầu hóa. Nhằm nâng cao năng lực quản lý, thực thi của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, bài viết khuyến nghị một số nội dung đối với cơ quan quản lý nhà nước các cấp và doanh nghiệp như sau: 3.1. Khuyến nghị với cơ quan quản lý nhà nước Một là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, các cơ chế, chính sách liên quan đến thị trường lao động, kịp thời khắc phục các hạn chế, bất cập; từng bước tiếp cận tiêu chuẩn quốc tế và thông lệ các nước, bảo đảm cho thị trường lao động vận hành an toàn, ổn định, đồng bộ, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định các loại thị trường, tháo gỡ khó khăn, tập trung nguồn lực cho các động lực tăng trưởng như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng; đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh; có giải pháp cụ thể thúc đẩy tạo việc làm, bảo đảm thu nhập và ổn định đời sống cho người lao động hoàn thiện hệ thống quản trị thị trường lao động phù hợp, từng bước hiện đại, minh bạch có kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác làm cơ sở xây
- 280 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 dựng và tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách về lao động, việc làm, an sinh xã hội. Hai là, tập trung rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng địa phương, từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu lao động, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, bảo đảm cung ứng lao động kịp thời đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030, căn cứ định hướng thu hút đầu tư để phối hợp chặt chẽ với các DN mở các ngành nghề mới theo xu hướng cách mạng công nghiệp 4.0; phối hợp chặt chẽ với Bộ NN&PTNT rà soát, có bước nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm đào tạo nghề nông thôn; khẩn trương thực hiện chuyển đôi số xây dựng nền tảng kết nối thị trường lao động. 3.2. Khuyến nghị với doanh nghiệp Lợi ích từ Hiệp định EVFTA sẽ được phát huy tối đa khi doanh nghiệp nắm bắt đủ thông tin và đáp ứng được một số điều kiện nhất định, trong đó có điều kiện liên quan đến lao động. Tuy nhiên các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay chưa thực sự chú ý đến vấn đề này, chưa đảm bảo được các điều kiện làm việc theo đúng quy định của pháp luật, không đáp ứng được cam kết về lao động theo quy định của ILO từ đó đánh mất cơ hội giao thương, mở rộng thị trường với các quốc gia trong Hiệp định EVFTA. Việc củng cố và đáp ứng điều kiện về lao động không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội kinh doanh mà còn là tiền đề để doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài với lực lượng lao động ổn định, nâng cao giá trị quyền lao động. Các khuyến nghị cho doanh nghiệp để đảm bảo việc tuân thủ đúng các quy định và cam kết về lao động được đề xuất như sau: Một là, tổ chức đào tạo, phổ biến thông tin các cán bộ quản lý và chuyên viên phụ trách. Từ góc độ kinh tế vĩ mô đến góc độ quản lý doanh nghiệp với các hoạt động cụ thể đòi hòi có sự nhìn nhận thông suốt và các khóa đào tạo cụ thể cho từng đối tượng quản lý, từng bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp. Việc tổ chức đào tạo cần được diễn ra thường xuyên, có tính chất nhắc lại để toàn thể người lao động được nâng cao kiến thức và hiểu biết trong lĩnh vực lao động. Vì tính chất công việc khác nhau, nội dung của các khóa đào tạo nên được thiết kế phù hợp với từng đối tượng. Ví dụ, các nội dung về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cần được phổ biến cho toàn thể đội ngũ; nội dung đào tạo về các cam kết lao động của ILO cần được đào tạo cho các cán bộ chuyên môn phụ trách mảng lao động; nội dung về các chính sách, thị trường, chiến lược cần được đào tạo cho cấp độ quản lý. Hai là, xác lập mục tiêu về việc tuân thủ cam kết lao động. Trên thực tế các doanh nghiệp trong khối kinh doanh vẫn đặt các mục tiêu về tài chính là ưu tiên hàng đầu, cụ thể là mục tiêu về doanh thu lợi nhuận. Tuy nhiên để có thể phát triển bền vững trong nền kinh tế hiện tại, các mục tiêu về việc sử dụng nguồn nhân lực sẽ là các chỉ số đáng quan tâm, hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển ổn định của doanh nghiệp. Hiện nay một số tổ chức đã có những mục tiêu cụ thể như tăng thu nhập cho nhân viên, căt giảm tỷ lệ nghỉ việc, gia tăng tỷ lệ gắn bó... Đây đều là những mục tiêu thiết thực, thể hiện sự quan tâm đến người lao động của doanh nghiệp, từ đó giúp hình thành nguồn nhân lực gắn kết hiệu quả. Xét về khía cạnh lao động theo Hiệp định EVFTA, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc và đặt các mục tiêu cụ thể liên quan đến vấn đề này như mục tiêu 0% sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức bao gồm cả các đối tác cung ứng dịch vụ; hoặc mục tiêu giảm thiểu tai
- THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 281 nạn lao động 30%, mục tiêu cung cấp bảo hộ lao động 100%..v..v Khi quy mô của tổ chức càng lớn, đặc biệt ở các doanh nghiệp sản xuất với quy mô hàng nghìn người, việc bao quát và quản lý lao động sẽ ngày càng khó khăn. Vì vậy việc đặt ra mục tiêu cụ thể giúp bộ phận quản lý và từng người lao động nhận thức rõ tầm nhìn, sự trân trọng quan tâm đến nguồn nhân lực và tầm quan trọng của việc tuân thủ các cam kết lao động. Ba là, Tăng cường việc minh bạch hóa thông tin trong tổ chức. Việc thúc đẩy truyền thông nội bộ và giao tiếp tại doanh nghiệp sẽ hỗ trợ cho việc nắm bắt thông tin và nâng cao kiến thức của người lao động và quản lý. Để tiến hành minh bạch hóa thông tin, doanh nghiệp có thể cân nhắc các phương án sau: xây dựng cổng thông tin cho người lao động trong đó bao gồm đầy đủ các quy trình quy định cần biết và các thông tin cá nhân về lương, thời gian làm việc, thời gian làm thêm (hiển thị cho mỗi cá nhân người lao động); tổ chức các buổi đối thoại ba bên giữa người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức đại diện người lao động để giải đáp các khúc mắc nếu có; xây dựng kênh liên lạc nội bộ hoặc đường dây nóng để người lao động dễ dàng báo cáo các trường hợp như tai nạn lao động, phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động...; tăng cường công tác truyền thông nội bộ thông qua các bản tin định kỳ... Các phương án trên giúp luồng thông tin của doanh nghiệp được thông suốt, rõ ràng và hỗ trợ ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2022) “Nhìn lại hai năm thực thi EVFTA: những thành tựu nổi bật và những vấn đề cần lưu ý”. 2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019), “Những điểm nổi bật của Công ước 98 ILO về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể”. Truy cập tại: [http://www.molisa.gov. vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=29428] 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2020), “Phê chuẩn Công ước số 105: Việt Nam cam kết xoá bỏ lao động cưỡng bức”. Truy cập tại: [http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=222986] 4. Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019 5. Bộ Tài chính (2020), Tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Bộ Tài chính; 6. Chính phủ (2018), Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững; 7. Mạnh Hùng (2022), “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động”. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Truy cập tại: [https://dangcongsan.vn/xa-hoi/ phat-trien-thi-truong-lao-dong-linh-hoat-hieu-qua-ben-vung-va-cham-lo-doi-song-nguoi-lao-dong-627815. html] 8. Nguyễn Thị Việt Nga (2019), Phát triển bền vững ở Việt Nam và gợi mở hai mô hình chính sách, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 11/2019. 9. PGS. TS Đặng Thị Phương Hoa (2022), “Thực thi các cam kết về lao động của Việt Nam trong EVFTA”. Hội thảo khoa học: “Hai năm thực hiện Hiệp định EVFTA: Tác động kinh tế-xã hội và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”. Truy cập tại: [https://trungtamwto.vn/chuyen-de/21746-thuc-thi-cac-cam-ket- ve-lao-dong-cua-viet-nam-trong-evfta] 10. Phạm Thị Thanh Bình (2019), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển đến năm 2030, Tạp chí Ngân hàng số 24/2019;
- 282 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 11. ThS. Đinh Quốc Tuyền (2021), “Một số khuyến nghị về phát triển bền vững ở Việt Nam”. Tạp chí Tài chính, kỳ 2 tháng 6 (2021) 12. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 121/QĐ-TTg 13. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, Công ước số 87. Bản dịch của Thư viện Pháp luật. Truy cập tại: [https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Cong-uoc-87-nam-1948-quyen-tu-do-hiep-hoi- bao-ve-quyen-duoc-to-chuc-103343.aspx] 14. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, Công ước số 105 15. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO, Công ước số 98. Bản dịch của Tổ chức lao động quốc tế. Truy cập tại:[https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-hanoi/documents/publication/ wcms_721935.pdf] 16. Trung tâm WTO và Hội nhập, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2017), Văn kiện Hiệp định EVFTA, EVIPA và tóm tắt từng chương. Truy cập tại: [https://trungtamwto.vn/chuyen-de/8445- van-kien-hiep-dinh-evfta-evipa-va-cac-tom-tat-tung-chuong] 17. Trung tâm WTO và Hội nhập (2022), “Nhìn lại 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA và 4 giải pháp để tận dụng hiệu quả thị trường EU”. Truy cập tại: [https://trungtamwto.vn/chuyen-de/22474-nhin-lai-2-nam- thuc-thi-hiep-dinh-evfta-va-4-giai-phap-de-tan-dung-hieu-qua-thi-truong-eu]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam (Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển bền vững (RIO+20))
83 p | 415 | 162
-
Phát triển bền vững ở Việt Nam - Vũ Văn Hiền
5 p | 426 | 52
-
Thu hút FDI "sạch" để phát triển bền vững
4 p | 90 | 15
-
Môi trường đầu tư ở Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững
10 p | 82 | 8
-
Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông Công tỉnh Thái Nguyên
10 p | 100 | 6
-
Hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững: Phần 2
254 p | 12 | 6
-
Phát triển bền vững - Những vấn đề lý luận
5 p | 77 | 6
-
Khai thác các tiềm năng để phát triển bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 46 | 5
-
Phát triển bền vững và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam
3 p | 11 | 5
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 6: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững (Năm 2022)
21 p | 20 | 5
-
Đổi mới chất lượng tăng trưởng, tạo việc làm để phát triển bền vững
7 p | 61 | 4
-
Điểm nhấn định hướng và chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam
13 p | 8 | 4
-
Vấn đề phát triển bền vững trong đô thị hóa và phát triển nông thôn
2 p | 111 | 4
-
Phát triển bền vững và sự lựa chọn hướng tiếp cận phát triển bền vững cho khu vực đồng bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam hiện nay
8 p | 77 | 3
-
Môi trường đầu tư của các nước ASEAN và vấn đề phát triển bền vững
4 p | 66 | 3
-
Giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020
7 p | 108 | 3
-
Tác động của các yếu tố quốc tế và khu vực đến phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
13 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn