intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận Dụng Đặt Tên Trong Excel trong File Loan Amortisation của Microsoft

Chia sẻ: Nguyen Quy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thấy cách sử dụng tên của họ rất sáng tạo và đáng học tập nên tôi tranh thủ bình luận và post lên đây để các bạn tham khảo. Chắc chắn đây không phải toàn bộ kiến thức về Name, nhưng hi vọng phần nào giúp các bạn thấy được cách vận dụng Name một cách sáng tạo vào công việc hàng ngày của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận Dụng Đặt Tên Trong Excel trong File Loan Amortisation của Microsoft

  1. Vận Dụng Đặt Tên Trong Excel trong File Loan Amortisation của Microsoft. Thấy cách sử dụng tên của họ rất sáng tạo và đáng học tập nên tôi tranh thủ bình luận và post lên đây để các bạn tham khảo. Chắc chắn đây không phải toàn bộ kiến thức về Name, nhưng hi vọng phần nào giúp các bạn thấy được cách vận dụng Name một cách sáng tạo vào công việc hàng ngày của mình. Đầu tiên bạn mở attached file ra nhé. Do sheet này bị protect, bạn vào Tools-Protection-Unprotectsheet để theo dõi các bước tiếp sau. Một số lưu ý: 1. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể sử dụng tổ hợp Ctrl+F3 để thấy tên và cách sử dụng Name. 2. Lưu ý là Name không chỉ được sử dụng thuần túy chỉ một địa chỉ cụ thể, mà còn sử dụng như một biến hoặc hằng số
  2. 3. Trong quá trình phân tích tác giả có sử dụng những công thức / hàm tài chính (chủ yếu liên quan đến đầu tư và dòng tiền tệ) Tôi đi luôn vào chi tiết phân tích nhé. 1. Tên dưới dạng một hằng số: Cái này ai cũng biết, tôi không dám nói nhiều. Nhóm tên này có mục đích làm các tham số trong các công thức phía dưới. Thay vì ta dùng các địa chỉ như $D$6, $D$7..., người ta sử dụng những tên này cho dễ theo dõi và mang tính gợi nhớ hơn. Ví dụ: Interest = Principle * Interest_Rate Nhóm này bao gồm: - Loan_Amount : Là khoản tiền vay ban đầu. - Interest_Rate: Là lãi suất tính theo năm. - Loan_Years: Số NĂM bạn vay tiền - Number_of_Payments_Per_Year: Số lần thanh toán một năm. Ví dụ bạn có thể qui định một tháng thanh toán 1 lần, tức là bạn thanh toán 12 lần một năm (theo hình thức trừ lương chẳng hạn). - Loan_Start: ngày khoản vay có hiệu lực. Nó chỉ có ý nghĩa tính toán ra "Payment Date" sẽ được trình bày ở dưới.
  3. - Optional_Extra_Payments: Cho phép ta chọn phương pháp trả nợ nhanh. Tức là ta có thể trả nhiều hơn số qui định. Tất cả những Name nêu trên đều có ý nghĩa nền tảng cho các bước tiếp theo. Những ô đề cập đều có thuộc tính UNLOCKED, tức là cho phép người sử dụng được nhập liệu và sửa chữa thoải mái. - Scheduled_Monthly_Payment(H6): Như sẽ đề cập ở phần 2, Name này chỉ có giá trị khi trigger được thiết lập. Hàm để tính tiền phải trả hàng tháng như sau: PMT(Lãi suất,Số lần thanh toán nợ,Số tiền vay). Bạn nào gỏi về về công thức tài chính (công thức toán học thứ thiệt, không phải hàm excel) thì chia sẻ cho anh em với nhé. - Total_Interest (H10): Hàm sumif đơn giản, ai cũng biết rồi. 2. Tên để làm một trigger (Khai hỏa): Tôi cũng không biết dịch chữ trigger là gì nữa. Nói túm lại nó là một biến để kích hoạt mọi hoạt động của một chương trình. Trong ví dụ trên, trigger chính là Name "Values_Entered". Nếu bạn chịu khó dạo vòng quanh worksheet một lần, bạn sẽ thấy phần lớn các ô đều bắt đầu bằng hàm =If(Values_Entered,...). Nôm na có nghĩa là "nếu đã nhập dữ liệu rồi thì làm cái này, nếu chưa nhập dữ liệu thì để trống.
  4. Bạn nhấn Ctrl+F3, bạn sẽ thấy Values_Entered được định nghĩa là =IF(Loan_Amount*Interest_Rate*Loan_Years*Loan_Star t>0,1,0) Theo như công thức trên, tác giả cho rằng người dùng phải nhập đủ bốn giá trị: Loan_Amount,Interest_Rate,Loan_Years và Loan_Start. Nếu thiếu một trong những số trên thì worksheet sẽ không hoạt động. 3. Tên dưới dạng một vùng: Loại này y chang như phần 1, đây loại tên thể hiện một vùng cố định làm mục đích cho các công thức tính toán. Nó chỉ khác là thay vì chỉ đến một hằng số (một ô cụ thể) nó tham chiếu đến một v ùng (range). Loại Name này bao gồm: - Pay_Num (A18:A377): chỉ là cột số thứ tự của các khoản thanh toán nợ vay. Trong vùng này, các công thức được thể hiện dưới dạng "sảnh" hoặc "chơi bài tiến lên" (tức là số chạy liên tục). Số này "chơi tiến lên" cho đến ô 377. Có bạn sẽ thắc mắc tại sao số chạy liên tục mà khi ta nhìn vào worksheet lại chỉ thấy những số thể hiện theo ô H8-Actual Number of Payments. Phần lớn các bạn đã biết đáp án. Những bạn n ào chưa biết, xin đọc kỹ phần sau, tôi sẽ nói kỹ hơn về thủ thuật này. - Pay_Date (B18:B377): Trong vùng này, tác giả vận dụng công thức khá lạ. Thông thường khi ta nói đến hàm Date() (ở đây là hàm Date của excel nha, các
  5. bác nghiền VBA đừng lẫn lộn qua hàm Date của VBA tội nghiệp tôi), người ta thường có khuynh hướng phải tính toàn tỉ mỉ số năm và tháng tương ứng. Trong ví dụ này, tác giả tận dụng tối đa khả năng của hàm Date để đơn giản hóa vấn đề bằng cách: + Số năm: chính là năm BẮT ĐẦU khoản vay + Ngày: là ngày bắt đầu khoản vay + Tháng: Đây chính là tuyệt chiêu của tác giả. Hàm Date() thực ra chấp nhận sô tháng lớn hơn 12. Nếu ta input số tháng lớn h ơn 12 thì hàm Date() sẽ cộng thêm 1 năm nữa vào giá trị của mình. Đây là điều mà có thể nhiều người biết nhưng rất ít ai áp dụng. Tôi lấy ví dụ: nếu tôi gõ vào hàm Date(2005,25,12) thì hàm này sẽ cho ra ngày 12 tháng 1 năm 2007. - Beg_Bal (C18:C377): Vùng này cực kỳ dễ hiểu, bình loạn nhiều các bạn cười chết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2