intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng kỹ thuật 5W1H trong phát triển tư duy phản biện của sinh viên

Chia sẻ: ViVatican2711 ViVatican2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

268
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quá trình dạy học đại học hiện nay không chỉ nhằm mục tiêu trang bị kiến thức căn bản cho sinh viên, mà điều quan trọng hơn là nâng cao năng lực tư duy, phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong học tập nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Bài viết này sẽ trình bày và luận giải việc vận dụng kỹ thuật 5W1H trong phát triển tư duy phản biện của sinh viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng kỹ thuật 5W1H trong phát triển tư duy phản biện của sinh viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL<br /> ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY<br /> Số 64 (4/2019) No. 64 (4/2019)<br /> Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn<br /> <br /> <br /> VẬN DỤNG KỸ THUẬT 5W1H<br /> TRONG PHÁT TRIỂN TƯ DUY PHẢN BIỆN CỦA SINH VIÊN<br /> Applying the 5W1H technique in developing students’ critical thinking<br /> <br /> ThS.NCS. Bùi Ngọc Quân<br /> Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng<br /> <br /> Tóm tắt<br /> Quá trình dạy học đại học hiện nay không chỉ nhằm mục tiêu trang bị kiến thức căn bản cho sinh viên,<br /> mà điều quan trọng hơn là nâng cao năng lực tư duy, phát huy tiềm năng sáng tạo của họ trong học tập<br /> nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong đó, vận dụng kỹ thuật 5W1H - một trong những kỹ thuật tư duy<br /> tích cực và hữu hiệu, nhằm phát triển tư duy phản biện của sinh viên là yêu cầu tất yếu khách quan<br /> nhằm nâng cao chất lượng dạy học đại học. Bài viết này sẽ trình bày và luận giải việc vận dụng kỹ thuật<br /> 5W1H trong phát triển tư duy phản biện của sinh viên.<br /> Từ khóa: kỹ thuật 5W1H, sinh viên, phát triển tư duy phản biện, tư duy phản biện<br /> Abstract<br /> The process of teaching and learning at university nowadays is not only aimed at equipping students<br /> with basic knowledge, but more importantly, improving their thinking capacity and promoting their<br /> creative potential in learning to meet social needs. In particular, the application of 5W1H technique, one<br /> of the positive and effective techniques to develop students' critical thinking, is an objective requirement<br /> to improve the quality of teaching at university. This article will present and interpret the application of<br /> the 5W1H technique in the development of students' critical thinking.<br /> Keywords: 5W1H technique, students, developing critical thinking, critical thinking<br /> <br /> <br /> <br /> 1. Mở đầu yêu cầu đó, đòi hỏi giảng viên cần có sự<br /> Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương<br /> học hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp pháp dạy học theo hướng phát triển TDPB<br /> dạy học theo định hướng phát triển tư duy của sinh viên. Trong đó, phương pháp dạy<br /> phản biện (TDPB) của sinh viên đã và học sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi ứng dụng<br /> đang là yêu cầu cấp thiết để nâng cao chất 5W1H là một phương pháp hữu ích để hình<br /> lượng và hiệu quả đào tạo đại học. Ngoài thành, bồi dưỡng và phát triển TDPB của<br /> việc trang bị kiến thức cho sinh viên, giảng sinh viên một cách bền vững, nhằm phục<br /> viên phải chú tâm đến phát triển năng lực vụ tốt nhất cho quá trình học tập, nghiên<br /> tư duy, TDPB của họ nhằm đạt hiệu quả cứu trong môi trường giáo dục đại học.<br /> học tập cao nhất trong quá trình học tập và TDPB đã được nghiên cứu nhiều trong<br /> thực tiễn công tác sau này. Thực hiện được lĩnh vực giáo dục ở các nước phương Tây,<br /> Email: ngocquan20@gmail.com<br /> 96<br /> BÙI NGỌC QUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br /> <br /> <br /> và hiện nay đang trở thành từ khóa thông lực thực tiễn của sinh viên, đáp ứng mục<br /> dụng trong nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao<br /> tế giáo dục đại học Việt Nam. Nó liên tục với đầy đủ các tiêu chí. TDPB giúp sinh<br /> được bổ sung, phát triển như một nhu cầu viên: vượt ra khỏi cách suy nghĩ theo<br /> tất yếu của việc dạy và học một phong cách khuôn mẫu, thói quen, truyền thống có sẵn;<br /> tư duy hữu hiệu nhằm đào luyện nên thế hệ tạo lập cách nhìn đa chiều, với những cách<br /> trẻ Việt Nam ưu việt hội nhập tốt hơn với giải quyết khác nhau; sẵn sàng lắng nghe<br /> khu vực và quốc tế. Ở nước ta, gần đây đã và tôn trọng ý kiến người khác khi tranh<br /> có một số công trình và báo cáo bàn về luận, tránh được các rào cản tâm lý như<br /> TDPB. Mặc dù chưa trở thành hệ thống lý thành kiến, tự ái; có phương pháp tư duy<br /> luận khoa học mang tầm khái quát, song độc lập, sáng tạo, biết nhận diện những hạn<br /> những công trình đó đã góp phần phát triển chế, điểm yếu trong quá trình tư duy của<br /> da dạng các cách tiếp cận, luận giải về chính mình; chủ động cập nhật, lựa chọn<br /> TDPB và đề xuất các giải pháp ứng dụng thông tin cần thiết, có giá trị.v.v. Ngoài ra,<br /> thực tiễn mang tính hiệu quả cho nền giáo thông qua quá trình phát huy TDPB của<br /> dục nước nhà. Có thể kể đến các công trình sinh viên, giảng viên còn thu thập được<br /> liên quan của các tác giả như Trần Thị những thông tin phản hồi hữu ích, nâng cao<br /> Tuyết Oanh (2009), “Hình thành tư duy phê năng lực sư phạm, năng lực tư duy, TDPB<br /> phán cho sinh viên trong quá trình dạy học của mình, từ đó điều chỉnh phương pháp<br /> ở đại học”, Huỳnh Hữu Tuệ (2010), “Tư dạy học theo hướng tích cực, thiết thực và<br /> duy phản biện trong học tập đại học”, Đỗ hiệu quả hơn.<br /> Kiên Trung (2012), “Về vai trò của tư duy Thực tế giáo dục đại học hiện nay cho<br /> phản biện và những yêu cầu cho việc giảng thấy, sinh viên thường gặp khó khăn hay<br /> dạy ở Việt Nam”, Dương Thị Hoàng Oanh lúng túng ở cách tiếp cận và giải quyết các<br /> và Nguyễn Xuân Đạt (2015), “Tư duy biện vấn đề trong học tập. Nguyên nhân chủ<br /> luận ứng dụng”, Trịnh Chí Thâm (2018), yếu là do họ còn thiếu và yếu về kỹ năng<br /> “Một số chiến lược nhằm phát triển tư duy đặt câu hỏi khoa học - một yếu tố, mắt<br /> phản biện cho sinh viên Đại học”.v.v. Nhìn xích quan trọng trong quá trình tư duy của<br /> chung, các tác giả trên đây đều có hướng sinh viên. Kỹ năng đặt câu hỏi theo các<br /> tiếp cận và luận giải về TDPB ở góc độ dạng khác nhau có liên quan mật thiết đến<br /> nhấn mạnh đến khía cạnh logic, lập luận để việc rèn luyện TDPB của sinh viên ở các<br /> đi đến một hay nhiều giải pháp tốt hơn cấp độ khác nhau. Do đó, trong giảng dạy<br /> hướng về chân lý của kiến thức. đại học cần thiết phải có biện pháp giúp<br /> Dựa trên những kết quả nghiên cứu đó, họ phát triển năng lực tư duy, TDPB<br /> theo chúng tôi, TDPB là khả năng tiếp cận thông qua việc sử dụng kỹ thuật đặt câu<br /> vấn đề một cách đa chiều, dựa trên kiến hỏi 5W1H hay kỹ thuật tư duy 5W1H<br /> thức đã biết, tìm ra lập luận sai, dẫn chứng (Bình, 2010). Đây là một trong những kỹ<br /> không chính xác, từ đó lập luận logic và thuật tư duy tích cực và hữu hiệu góp<br /> đưa ra cách giải quyết hiệu quả vấn đề của phần hiện thực hóa mục đích của TDPB<br /> chủ thể nhận thức. Đây là loại hình tư duy trong quá trình dạy và học ở bậc đại học<br /> rất cần thiết cho việc phát triển trí tuệ, năng hiện nay.<br /> <br /> <br /> 97<br /> SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019)<br /> <br /> <br /> 2. Nội dung nghiên cứu Những dạng câu hỏi 5W1H hướng đến<br /> 2.1. Vai trò của kỹ thuật 5W1H trong việc khai thác thông tin đầy đủ, đa chiều,<br /> hoạt động dạy và học hệ thống giúp sinh viên sẽ tiếp nhận vấn đề<br /> Trong hoạt động dạy và học, việc xem một cách sâu sắc nhất và toàn diện nhất.<br /> xét bản chất của TDPB bao giờ cũng phải Qua đó, họ sẽ được hướng dẫn triển khai,<br /> đặt trong mối tương quan với các phương mở rộng câu hỏi theo các chiều hướng và<br /> pháp giải quyết vấn đề, với một số phương mức độ khác nhau xung quanh vấn đề học<br /> pháp tư duy khác như phương pháp đánh tập. Đặc biệt, vận dụng kỹ thuật 5W1H sẽ<br /> giá mục tiêu, quá trình dạy học của Bloom giúp sinh viên xóa bỏ được tình trạng thụ<br /> (Thang cấp độ tư duy Bloom), phương động trong tiếp nhận kiến thức, phụ thuộc<br /> pháp “Sáu chiếc nón tư duy”, phương vào sự truyền dạy của giảng viên. Đồng<br /> pháp “Động não”, phương pháp lập “Bản thời, khuyến khích họ chủ động xác lập các<br /> đồ tư duy”, “Sơ đồ Ishikawa” (Nguyễn câu hỏi thích hợp trong lĩnh hội kiến thức<br /> Thị Hoà, 2017, tr. 27). Trong những nhằm đào sâu vấn đề, nâng cao khả năng<br /> phương pháp dạy học đó, phương pháp sử phân tích, tổng hợp, đánh giá, kết luận các<br /> dụng Bản đồ tư duy với kỹ thuật đặt câu vấn đề, qua đó thực hiện mục tiêu của<br /> hỏi 5W1H có vai trò quan trọng cho việc TDPB. Kỹ thuật 5W1H còn tạo dựng sự tự<br /> cải thiện khả năng TDPB. Đó là “nền tảng tin trong việc nắm bắt, phân tích, xử lý<br /> TDPB” (Dương Thị Hoàng Oanh, 2015, nhanh chóng, chính xác, sáng tạo và thiết<br /> tr. 75) giúp người dạy và người học tranh lập cách thức giải quyết hiệu quả các vấn<br /> luận, phản biện, trao đổi và học tập lẫn đề học tập đặt ra.<br /> nhau trong môi trường học tập tích cực và Đối với giảng viên, vận dụng hiệu quả<br /> chủ động. kỹ thuật 5W1H sẽ khắc phục những hạn chế<br /> Kỹ thuật 5W1H hiện được sử dụng về cách thức đặt câu hỏi trong giảng dạy như<br /> rộng rãi và mang tính ứng dụng cao trong câu hỏi chỉ tập trung vào việc tái hiện lại các<br /> quá trình học tập của sinh viên. Kỹ thuật kiến thức đã học, thiếu tính kích thích tư duy<br /> này được xác lập bằng cách đưa ra các câu của sinh viên; câu hỏi quá trừu tượng, xa rời<br /> hỏi tư duy như: Cái gì? (What); Tại sao? thực tiễn hoặc khó giải đáp trong khuôn khổ<br /> (Why); Ở đâu? (Where); Lúc nào? (When); giảng dạy, không phù hợp với đối tượng tiếp<br /> Ai? (Who); Làm thế nào? (How). nhận.v.v. Đây cũng là những rào cản lớn đối<br /> với quá trình phát triển TDPB của sinh viên.<br /> Who What Đồng thời, chính quá trình vận dụng kỹ<br /> thuật 5W1H còn gợi mở cho giảng viên một<br /> phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả, phù hợp<br /> 5W1H trong hoạt động giảng dạy, qua đó nâng cao<br /> How Where<br /> năng lực sư phạm, năng lực sư phạm phản<br /> biện của bản thân.<br /> 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu<br /> Why When quả vận dụng kỹ thuật 5W1H trong phát<br /> triển TDPB của sinh viên<br /> Để vận dụng hiệu quả kỹ thuật 5W1H<br /> Kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H<br /> trong phát triển TDPB của sinh viên, cần<br /> <br /> <br /> 98<br /> BÙI NGỌC QUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br /> <br /> <br /> thiết phải thực hiện một số giải pháp sau: câu hỏi yêu cầu người học phải phát huy<br /> 2.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng kỹ tính tích cực, độc lập, phản biện và sáng<br /> thuật đặt câu hỏi 5W1H của giảng viên tạo khi tiếp nhận và giải quyết vấn đề trong<br /> theo hướng phát triển TDPB của sinh viên học tập. Giảng viên có thể sử dụng một số<br /> Dạy học bằng phương pháp đặt câu hỏi loại câu hỏi theo kỹ thuật 5W1H nhằm<br /> cho người học đã được biết đến từ lâu với kích thích TDPB của sinh viên như dạng<br /> kỹ thuật đặt câu hỏi của Socrates. Kỹ thuật câu hỏi: Tại sao? Thông tin này ở đâu? Bản<br /> này thể hiện ở việc thiết kế một loạt câu chất vấn đề đó là gì? Nếu thế này/thế kia<br /> hỏi để giúp một người hay một nhóm thì sao? Hoặc dạng câu hỏi đánh giá: Em<br /> người có thể xác định được niềm tin cơ bản có đồng ý với luận điểm đó không? Em có<br /> vào kiến thức của họ. Socrates tin rằng, phát hiện ra vấn đề gì không? Em có ý kiến<br /> việc luyện tập đặt các câu hỏi sâu sắc theo khác không? Tại sao em nghĩ vậy? Hãy<br /> nguyên tắc giúp người học nghiên cứu các trình bày ý kiến của em? Ngoài ra, giảng<br /> ý tưởng một cách logic và xác định được viên cần khuyến khích sinh viên suy nghĩ<br /> giá trị của chúng. Theo đó, việc sử dụng kỹ độc lập, đặt ra các câu hỏi khác nhau trước<br /> thuật đặt câu hỏi là công cụ hiệu quả để một vấn đề, đánh giá vấn đề, chủ động lập<br /> giảng viên có thể thúc đẩy TDPB của sinh luận, chứng minh thuyết phục cho quan<br /> viên trong học tập, cũng như giúp giảng điểm của mình.<br /> viên thu nhận được khả năng phản hồi về 2.2.2. Phát huy tính tích cực, độc lập<br /> kiến thức và cách giải quyết vấn đề của và sáng tạo của sinh viên trong việc tiếp<br /> sinh viên. Vì vậy, giảng viên cần phải có cận và giải quyết vấn đề học tập trên cơ sở<br /> sự kết hợp linh hoạt, sáng tạo giữa kiến vận dụng kỹ thuật 5W1H<br /> thức truyền thụ và kỹ năng đặt câu hỏi một Những câu hỏi mang tính TDPB là<br /> cách khoa học. Đó cũng là nghệ thuật sư một phần không thể thiếu của quá trình học<br /> phạm hữu hiệu nhất giúp lan tỏa tri thức và hỏi và sáng tạo của sinh viên. Do đó, họ<br /> kỹ năng TDPB trong mỗi sinh viên. Người nên tự đặt ra những câu hỏi, tìm kiếm câu<br /> giảng viên vun đắp TDPB của sinh viên trả lời và đưa ra kết luận về vấn đề học tập.<br /> bằng cách đưa ra những câu hỏi 5W1H Quá trình này dẫn dắt họ xây dựng ý tưởng<br /> kích thích tư duy, là điều cốt lõi trong việc mới làm nền tảng phát triển tư duy sáng tạo<br /> kiến tạo tri thức, năng lực cho thế hệ trẻ và giải quyết hiệu quả các vấn đề đặt ra.<br /> trong thời đại mới. Sinh viên cần quan tâm đến những câu<br /> Trong giảng dạy, giảng viên cần sử hỏi thiết yếu: Cái gì? Nó đề cập đến vấn đề<br /> dụng thường xuyên và hợp lý hệ thống câu gì? Nó có ý nghĩa gì? Có những gì khác có<br /> hỏi đặt ra theo hướng TDPB. Mỗi câu hỏi liên quan (xác định vấn đề); Ai đã nói thế?<br /> phải được tính toán kỹ lưỡng và thực sự Đó có phải là người mà bạn có thể tin<br /> cần thiết, phù hợp với nhận thức của sinh tưởng? Vấn đề trình bày ở đâu? Thời điểm<br /> viên; tránh đặt câu hỏi quá khó sẽ tạo hiệu nào? (lựa chọn dữ liệu); Tại sao nghiên cứu<br /> ứng ngược của sinh viên như gây tâm lí vấn đề? (phân tích vấn đề một cách sâu<br /> căng thẳng, sợ sệt, cản trở việc tiếp nhận sắc, xem xét các lý do); Ai đã nghiên cứu<br /> nội dung học tập. vấn đề này? Như thế nào? (xem xét quá<br /> Quá trình thực hành kỹ thuật 5W1H, trình thực hiện, phương pháp giải quyết<br /> giảng viên nên xác lập hệ thống các loại vấn đề); Thế thì sao? (đưa ra đánh giá, kết<br /> <br /> <br /> 99<br /> SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 64 (4/2019)<br /> <br /> <br /> luận và thể hiện quá trình phản ánh những đề, những câu hỏi “vì sao” và “như thế<br /> tác động của lý thuyết đến thực tiễn giải nào” để phân tích và giải thích, những câu<br /> quyết vấn đề)… (Dương Thị Hoàng Oanh, hỏi “thế thì sao” đưa ra các đánh giá về<br /> 2015). Những câu hỏi này đòi hỏi sinh viên mức độ đúng, sai của vấn đề… Các nhóm<br /> phải trả lời và xây dựng các lập luận để bảo câu hỏi này mang tính chất liệt kê và có thể<br /> vệ quan điểm của mình, đến lượt các lập được sử dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào<br /> luận ấy phải dựa trên các tiêu chí đánh giá khi cần giải quyết một vấn đề. Các bước trả<br /> rõ ràng, phù hợp với góc nhìn khách quan, lời câu hỏi 5W1H nhằm đưa ra ý tưởng<br /> toàn diện nhất. Mô hình câu hỏi như vậy có mới, tạo cơ sở phát triển tư duy sáng tạo,<br /> thể sử dụng thông qua nhiều cách thức với khuyến khích sinh viên xem xét cân nhắc<br /> các bước khác nhau. Khi cần xác định một tất cả mọi khía cạnh của vấn đề, lập luận<br /> hay nhiều vấn đề chủ yếu, cần chú ý đến logic, chặt chẽ để giải quyết vấn đề một<br /> mục đích giải quyết thấu đáo vấn đề đang cách toàn diện, sâu sắc và thuyết phục nhất.<br /> học tập. Thao tác đặt câu hỏi cũng giúp Khi giải quyết vấn đề trong học tập,<br /> sinh viên tự định hướng trả lời, với các sinh viên nên thường xuyên tự đặt câu hỏi<br /> cách thu thập và xử lý thông tin theo nhiều mới và tìm cách giải quyết những câu hỏi<br /> chiều khác nhau, phân biệt thông tin đúng, đó. Giải pháp này giúp tăng cường tính chủ<br /> sai và các yếu tố gây nhiễu, đặc biệt trong động của họ trong quá trình học tập tương<br /> thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. tác, kích hoạt TDPB và làm cho kỹ năng<br /> Trong quá trình học tập, dưới sự TDPB của họ dần dần được nâng cao hơn.<br /> hướng dẫn của giảng viên, sinh viên cần Có thể nói, đây chính là phương cách<br /> tham gia tích cực vào giải quyết các tình chung góp phần hình thành TDPB, thông<br /> huống có vấn đề. Điều này đòi hỏi họ phải qua những kiến thức được tích lũy, khả<br /> chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp năng lập luận, phản biện khoa học và<br /> để bắt đầu tìm hiểu tình huống có vấn đề, nghiên cứu hướng giải quyết hiệu quả vấn<br /> đặc biệt là trả lời được câu hỏi xem xét đề sẽ tạo nên sự thành công trong học tập<br /> thực chất vấn đề. Trên cơ sở đó, giúp họ của sinh viên.<br /> có thể vận dụng những phương pháp khác 3. Kết luận<br /> nhau nhằm xác lập, khám phá, phát huy Việc hiểu rõ vai trò của kỹ thuật đặt<br /> điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của câu hỏi ứng dụng 5W1H và vận dụng nó<br /> chính mình. Việc sử dụng các câu hỏi một một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng<br /> cách linh hoạt, khéo léo, thông minh sẽ trong phát triển TDPB của sinh viên. Do<br /> giúp sinh viên có suy nghĩ sâu sắc về vấn đó, đối với giáo dục đại học hiện nay, để<br /> đề, tạo ra những thay đổi tích cực trong tư nâng cao hiệu quả quá trình vận dụng kỹ<br /> duy. Từ đây cũng rèn luyện cho họ thói thuật 5W1H, cần thiết phải phát huy tính<br /> quen tìm tòi các phương án, góc nhìn và tích cực, chủ động, sáng tạo của giảng viên<br /> cách tiếp cận vấn đề khác nhau, xây dựng và sinh viên, nhằm đạt đến mục tiêu làm<br /> lối tư duy mở, hữu hiệu hơn. chủ tri thức, “phát triển toàn diện năng lực<br /> Ngoài ra, sinh viên cần xem xét mối và phẩm chất” (Đảng Cộng sản Việt Nam,<br /> quan hệ giữa các câu hỏi, những điều cần 2016, tr. 27), đặc biệt là năng lực TDPB<br /> làm và những chức năng được thực hiện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực<br /> như những câu hỏi “cái gì” để miêu tả vấn chất lượng cao cho xã hội.<br /> <br /> <br /> 100<br /> BÙI NGỌC QUÂN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên) và Đỗ Hương Trà. (2010). Dạy và học tích cực. Một số<br /> phương pháp và kỹ thuật dạy học. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm.<br /> Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Hà<br /> Nội: NXB Chính trị quốc gia.<br /> Nguyễn Thị Hoà. (2017). “Bàn về tư duy phản biện trong giáo dục đại học”. Tạp chí Khoa<br /> học - Trường Đại học Đồng Nai, (5), 23-30.<br /> Dương Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Xuân Đạt. (2015). Tư duy biện luận ứng dụng. Hồ Chí<br /> Minh: NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Trần Thị Tuyết Oanh. (2009). “Hình thành tư duy phê phán cho sinh viên trong quá trình<br /> dạy học ở đại học”. Tạp chí Giáo dục, (213), 14-16.<br /> Trịnh Chí Thâm. (2018). “Một số chiến lược nhằm phát triển tư duy phản biện cho sinh<br /> viên Đại học”. Tạp chí Giáo dục, (423), 23-26.<br /> Đỗ Kiên Trung. (2012). “Về vai trò của tư duy phản biện và những yêu cầu cho việc giảng<br /> dạy ở Việt Nam”. Tạp chí Phát triển và hội nhập, (5), 80-83.<br /> Huỳnh Hữu Tuệ. (2010). “Tư duy phản biện trong học tập đại học”, Bản tin Đại học Quốc<br /> gia Hà Nội, (232), 14-16.<br /> Roy Van Den Brink - Budgen. (2017). Tư duy phản biện dành cho sinh viên. Hồ Chí Minh:<br /> NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Richard Paul và Linda Elder. (2015). Cẩm nang tư duy phản biện - Khái niệm và công cụ.<br /> Hồ Chí Minh: NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.<br /> <br /> <br /> Ngày nhận bài: 11/3/2019 Biên tập xong: 15/4/2019 Duyệt đăng: 20/4/2019<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 101<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0