JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 19-26<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0126<br />
<br />
VẬN DỤNG MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG<br />
TRONG QUẢN LÍ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC<br />
1<br />
1 Khoa<br />
<br />
Nguyễn Quang Uẩn và 2 Nguyễn Thứ Mười<br />
<br />
Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2 Trường Lê Duẩn, Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt. Bài viết đã đặt vấn đề cần nghiên cứu và vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng<br />
trong quản lí đào tạo đại học, nêu lên mô hình quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo<br />
chất lượng, đề xuất mô hình quản lí CIPO với 12 thành tố cần được xem xét, vận dụng vào<br />
quản lí đào tạo ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cùng với 3 nhóm quản lí đào tạo: quản<br />
lí đầu vào, quản lí quá trình, quản lí đầu ra.<br />
Từ khóa: Đảm bảo chất lượng, quản lí đào tạo, giáo dục đại học, vận dụng, mô hình.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm xây dựng, thực hiện nhiều chủ<br />
trương, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục<br />
và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban<br />
Chấp hành Trung ương khóa XI vê Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ mục<br />
tiêu đổi mới giáo dục đại học là: “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát<br />
triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng<br />
lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp ngang tầm khu<br />
vực và quốc tế” [5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến vấn đề quản lí giáo dục và đào tạo.<br />
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “. . . Chất lượng giáo dục<br />
và đào tạo có tiến bộ. Công tác quản lí giáo dục và đào tạo có bước chuyển biến. . . Tuy nhiên chất<br />
lượng hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề<br />
nghiệp. . . Quản lí giáo dục và đào tạo có mặt còn yếu kém. . . ” [3]. Đại hội cũng nêu lên 12 nhiệm<br />
vụ tổng quát phát triển đất nước trong 5 năm tới, trong đó có nhiệm vụ thứ ba: “Đổi mới căn bản<br />
và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát<br />
triển, ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục đào tạo và<br />
khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước” [3]. Để thực hiện nhiệm vụ<br />
thứ 3 này, Nghị quyết đã nêu rõ các phương hướng nhiệm vụ cụ thể, trong đó có phương hướng,<br />
nhiệm vụ “Đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất, tăng<br />
quyền tự quyết, tự chủ và trách nhiệm xã hội của cơ sở giáo dục, đào tạo. Coi trọng quản lí chất<br />
lượng” [3]. Để thực hiện các phương hướng, nhiệm vụ về quản lí giáo dục và đào tạo do Đại hội<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII đề ra ở trên, các trường đại học cần tiếp tục đổi mới công tác<br />
Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016<br />
Liên hệ: Nguyễn Quang Uẩn, e-mail: congdvt20/11@gmail.com<br />
<br />
19<br />
<br />
Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thứ Mười<br />
<br />
quản lí toàn diện nhà trường, đặc biệt coi trọng nhiệm vụ trọng tâm số một là đổi mới sự nghiệp<br />
đào tạo cũng như đổi mới quản lí đào tạo.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu về quản lí chất lượng<br />
<br />
Có nhiều mô hình đã được nghiên cứu và triển khai có kết quả trong giáo dục, trong đó có<br />
thể kể đến 3 mô hình tiêu biểu: Mô hình kiểm soát chất lượng (Quality Control), mô hình đảm bảo<br />
chất lượng (Quality Assurance Management) và mô hình quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality<br />
Management).<br />
<br />
2.1.1. Nghiên cứu về kiểm soát chất lượng<br />
Kiểm soát chất lượng nhằm mục đích tạo ra sản phẩm có chất lượng thông qua một quá<br />
trình được kiểm soát ở từng khâu nhằm phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng để loại bỏ.<br />
- Theo hướng kiểm soát chất lượng, vận dụng vào quản lí chất lượng giáo dục ở nước ta<br />
được thể hiện trong một số văn bản, quyết định của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo về<br />
kiểm định chất lượng giáo dục, chẳng hạn: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung<br />
ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện hệ thống kiểm định chất<br />
lượng giáo dục theo mục tiêu giáo dục”. Báo cáo của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam<br />
trình Quốc hội tháng 10/2004 số 1534/CP – KG về tình hình giáo dục nước nhà trong thời gian này<br />
đã ghi: “Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng, thực hiện đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo<br />
dục” và sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kí Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT<br />
ban hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng giáo dục đại học.<br />
- Các nhà nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học đã có những đóng góp cơ bản về chất<br />
lượng giáo dục cũng như quản lí chất lượng giáo dục đại học, kiểm định chất lượng giáo dục đại<br />
học, chẳng hạn:<br />
Năm 2002, GS. Nguyễn Đức Chính đã phân tích cơ sở lí luận của vấn đề đánh giá và kiểm<br />
định chất lượng giáo dục đại học, khái quát những kinh nghiệm quốc tế về kiểm định chất lượng<br />
trong giáo dục, nêu lên các mô hình quản lí chất lượng, bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo<br />
gồm 8 lĩnh vực với 26 tiêu chí, điều kiện đảm bảo chất lượng trong các trường đại học, nêu cách<br />
đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đại học.<br />
Năm 2004, PGS. Trần Khánh Đức trong công trình Quản lí và kiểm định chất lượng đào<br />
tạo nhân lực theo ISO và TQM đã nêu rõ cơ sở khoa học quản lí phát triển nguồn nhân lực.<br />
Năm 2008, GS. Nguyễn Hữu Châu trong công trình Chất lượng giáo dục – Những vấn đề lí<br />
luận và thực tiễn đã trình bày khái niệm chất lượng giáo dục, đưa ra các tiêu chí, các chỉ số cơ bản<br />
về chất lượng giáo dục, nêu lên 4 nhóm thành tố cơ bản tạo thành chất lượng của một nhà trường<br />
là: Hoàn cảnh (Context), Đầu vào (Input), Quản lí quá trình (Management by process) và Kết quả<br />
(Đầu ra) (Outcome), viết tắt là CIMO.<br />
<br />
2.1.2. Nghiên cứu về quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng<br />
- Một số quốc gia ở Anh, Đan Mạch, Pháp, Phần Lan, Italia, Úc đã nghiên cứu thành lập cơ<br />
quan, tổ chức đảm bảo chất lượng và thiết lập quy trình đảm bảo chất lượng giáo dục quốc gia. Ở<br />
một số nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Philippin, Indonesia. . . cũng đã triển<br />
khai có kết quả hướng nghiên cứu này.<br />
- Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu về quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng<br />
20<br />
<br />
Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học<br />
<br />
ở phạm vi liên quốc gia như:<br />
Mô hình quản lí chất lượng châu Âu (EFQM) (European Foundation for Quality<br />
Management) của tổ chức Quản lí chất lượng châu Âu.<br />
Khối ASEAN đã nghiên cứu có kết quả việc đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở các<br />
nước trong khối ASEAN (Asean University Netwok – AUN) gồm 20 trường đại học hàng đầu của<br />
10 nước trong khối ASEAN tham gia, trong đó có 2 đại diện của Việt Nam là Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Hệ thống đảm bảo chất lượng các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA) đã xây dựng một<br />
số tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học:<br />
1) Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong.<br />
2) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo.<br />
Ở Việt Nam có thể nêu lên một số luận án tiến sĩ khoa học giáo dục về quản lí đào tạo theo<br />
hướng đảm bảo chất lượng:<br />
Luận án của Nguyễn Quang Giao, bảo vệ năm 2011 tại Đại học Quốc gia Hà Nội về đề tài<br />
“Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng quá trình dạy học các môn chuyên ngành ở trường Đại<br />
học Ngoại ngữ”.<br />
Luận án của Ngô Phan Anh Tuấn, bảo vệ năm 2013 tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam<br />
về đề tài “Đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm dạy nghề công lập vùng đồng bằng Nam Bộ”.<br />
Luận án của Nguyễn Thứ Mười bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về<br />
đề tài “Quản lí đào tạo cán bộ chỉ huy Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh theo hướng đảm<br />
bảo chất lượng”.<br />
Luận án của Phạm Huy Tư bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về đề tài<br />
“Quản lí dạy học tiểu học theo hướng đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học tỉnh Vĩnh Long”.<br />
<br />
2.1.3. Nghiên cứu về quản lí chất lượng tổng thể (Total Quality Management)<br />
Nghiên cứu về quản lí chất lượng tổng thể bao gồm sự tham gia toàn diện của các thành<br />
viên tham gia quá trình đào tạo, lập kế hoạch giám sát từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình đào<br />
tạo, ngăn ngừa sai sót, xây dựng cam kết chất lượng trong tổ chức, mọi người cùng tham gia quyết<br />
định, cải tiến liên tục hướng vào chất lượng sản phẩm (đầu ra) đáp ứng yêu cầu phục vụ khách<br />
hàng.<br />
Ở trong nước đã có một số luận án tiến sĩ về quản lí chất lượng tổng thể trong quản lí giáo<br />
dục, chẳng hạn:<br />
Luận án của Lê Đức Ánh bảo vệ năm 2007 tại Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục<br />
về đề tài “Vận dụng lí thuyết quản lí chất lượng tổng thể vào quản lí quá trình dạy học ở trường<br />
trung học phổ thông dân lập”.<br />
Luận án của Võ Ngọc Vĩnh bảo vệ năm 2014 tại Đại học Quốc gia Hà Nội về đề tài “Quản<br />
lí chất lượng dạy học ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận quản lí chất lượng tổng thể”.<br />
Tóm lại, đã có nhiều văn bản, quyết nghị của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo<br />
nước nhà về việc quản lí chất lượng giáo dục.<br />
Các nhà khoa học đã có những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về các mô hình quản<br />
lí giáo dục trong nhà trường, trong đó đặc biệt cần quan tâm xem xét tiếp tục nghiên cứu vận dụng<br />
mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học.<br />
<br />
21<br />
<br />
Nguyễn Quang Uẩn và Nguyễn Thứ Mười<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Quản lí đào tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng<br />
<br />
Đã có nhiều công trình nghiên cứu quản lí chất lượng nhà trường, chất lượng giảng dạy.<br />
Năm 1992, West Burnhan đã công bố công trình Quản lí chất lượng trong nhà trường. Năm<br />
1993, Warren Pipor D trong tác phẩm Quản lí chất lượng trong các trường đại học đã xác định<br />
các chức năng đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo gồm: Xác lập chuẩn, xây dựng quy trình, xác<br />
định tiêu chí đánh giá và vận hành, đo lường, đánh giá thu thập và xử lí số liệu. Ngoài ra, có rất<br />
nhiều công trình đi sâu nghiên cứu đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở các quốc gia, liên quốc<br />
gia ở châu Âu, các nước trong khối ASEAN như đã trình bày ở trên.<br />
<br />
2.2.1. Các khái niệm “đảm bảo chất lượng”, “đảm bảo chất lượng đào tạo”, “quản lí đào<br />
tạo đại học theo hướng đảm bảo chất lượng”<br />
* Khái niệm đảm bảo chất lượng<br />
Chúng tôi đồng tình với quan niệm: Đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch<br />
và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự<br />
tin tưởng thỏa đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng (Theo<br />
tiêu chuẩn Việt Nam 5814).<br />
* Khái niệm đảm bảo chất lượng đào tạo: Là một hệ thống các hoạt động có kế hoạch được<br />
tiến hành trong và ngoài cơ sở đào tạo và được chứng minh là đủ mức cần thiết để vừa đạt mục<br />
tiêu đào tạo vừa thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng của xã hội. Nói đến đảm bảo chất lượng đào<br />
tạo là nói đến các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá được đặt ra trong quá trình đào tạo nhằm<br />
vào chất lượng đào tạo.<br />
Đảm bảo chất lượng đào tạo là cấp độ quản lí có sự kết hợp giữa quản lí bên trong và quản<br />
lí bên ngoài cơ sở đào tạo. Việc quản lí bên trong giúp nâng cao quyền tự chủ của cơ sở đào tạo.<br />
Việc quản lí bên ngoài (do các cơ quan quản lí bên ngoài tiến hành) được thể hiện thông qua việc<br />
đặt ra cơ chế để làm rõ quy trình, cơ chế đảm bảo chất lượng của cơ sở đào tạo, mức độ sử dụng<br />
các cơ chế đó, kết quả và hiệu quả của chúng. Sự giám sát bên ngoài nhằm làm rõ trách nhiệm của<br />
cơ sở đào tạo.<br />
* Quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng<br />
- Khái niệm quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng: Là quản lí một hệ thống các<br />
biện pháp, các hoạt động có kế hoạch được tiến hành trong và ngoài cơ sở đào tạo và được chứng<br />
minh là đủ mức cần thiết để đáp ứng mục tiêu của đào tạo và thỏa mãn các yêu cầu chất lượng của<br />
khách hàng. Nói đến quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng là nói đến quản lí việc thực<br />
hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh giá được đặt ra trong quá trình phấn đấu đạt chất lượng<br />
đào tạo.<br />
- Các thành tố của hệ thống quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng: Bao gồm 3<br />
thành tố chính: 1) Quản lí chất lượng bên trong cơ sở đào tạo: gồm quản lí đầu vào, quá trình và<br />
đầu ra; 2) Tự đánh giá: Chất lượng đào tạo được đánh giá trước hết từ chính cơ sở đào tạo; 3) Đánh<br />
giá ngoài: do cơ quan độc lập về chuyên môn tiến hành.<br />
<br />
2.2.2. Mô hình CIPO đảm bảo chất lượng giáo dục<br />
Một số mô hình quản lí đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng đã và đang được phổ biến<br />
trong lĩnh vực giáo dục hiện nay là: Mô hình ISO 9000, Mô hình EFQM (Mô hình quản lí chất<br />
lượng Châu Âu), Mô hình SEAMEO (Mô hình các yếu tố tổ chức của Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục<br />
các nước Đông Nam Á) và Mô hình C.I.P.O (Context - Input - Process - Outcome).<br />
22<br />
<br />
Vận dụng mô hình đảm bảo chất lượng trong quản lí đào tạo đại học<br />
<br />
Theo Mô hình CIPO (do UNESCO đề xuất trong Chương trình hành động Dakar năm 2000)<br />
thì chất lượng của một cơ sở đào tạo được đánh giá qua 10 yếu tố: 1) Người học khoẻ mạnh được<br />
nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có động cơ học tập chủ động. 2) Giảng viên<br />
thành thạo nghề nghiệp và được động viên đúng mức. 3) Phương pháp dạy học tích cực. 4) Chương<br />
trình giáo dục thích hợp với người học và người dạy. 5) Trang thiết bị, phương tiện, tài liệu dạy học<br />
phù hợp. 6) Môi trường giảng dạy và học tập tốt. 7) Hệ thống đánh giá chất lượng giáo dục thích<br />
hợp. 8) Hệ thống quản lí giáo dục tốt. 9) Thu hút được nguồn lực của địa phương và cộng đồng.<br />
10) Chính sách phù hợp với giáo dục.<br />
Nếu như các mô hình quản lí chất lượng ISO, EFQM, SEAMEO chủ yếu hướng vào quản<br />
lí đào tạo ở bậc đại học thì mô hình CIPO (tiếp cận theo quá trình, từ đầu vào – quá trình đến đầu<br />
ra) trong bối cảnh cụ thể của môi trường kinh tế - xã hội địa phương với 10 yếu tố lại tỏ ra phù hợp<br />
với quản lí chất lượng của một cơ sở đào tạo cụ thể. Mười yếu tố trên được sắp xếp thành 3 thành<br />
phần cơ bản theo quan điểm quá trình giáo dục tổng thể từ Đầu vào (Input) – Quá trình (Process)<br />
đến Đầu ra (Output) trong bối cảnh cụ thể của môi trường kinh tế - xã hội địa phương (Context).<br />
<br />
Sơ đồ 1. Mô hình đảm bảo chất lượng CIPO<br />
Chất lượng của một nhà trường hoặc của một cơ sở đào tạo được hình thành từ chất lượng<br />
của 03 thành phần cơ bản trên trong ngữ cảnh cụ thể. Có thể biểu diễn mô hình đảm bảo chất lượng<br />
CIPO ở Sơ đồ 2:<br />
<br />
Sơ đồ 2. Các thành tố của mô hình CIPO<br />
Theo mô hình CIPO, chất lượng của một cơ sở đào tạo là chất lượng quản lí 3 thành tố:<br />
Đầu vào, Quá trình và Đầu ra đặt trong Ngữ cảnh của nhà trường: Chất lượng của Đầu vào (Input)<br />
bao gồm tuyển sinh, nội dung chương trình đào tạo, giáo viên với trình độ phù hợp, quản lí (nhân<br />
lực), cơ sở vật chất, tài chính, thông tin (vật lực, tài lực, thông tin lực); Chất lượng của Quá trình<br />
(Process) bao gồm: phương pháp dạy, phương pháp học, thời lượng dạy và học, phương pháp kiểm<br />
23<br />
<br />