intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ sở lý luận về phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định cơ sở lý luận về phát triển bền vững của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, để hình thành lý luận về phát triển bền vững, tìm ra những nhóm giải pháp đồng bộ vừa mang tính toàn cầu nhưng vẫn đảm bảo được những đặc trưng riêng của Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình phát triển bền vững phù hợp, ứng dụng vào thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện lý luận và mô hình phát triển bền vững trong từng giai đoạn phát triển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững

  1. 242 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân(1) TÓM TẮT: Phát triển bền vững là một xu thế mang tính quốc tế, đây là một chủ đề đã được nghiên cứu từ khá lâu ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, tuy nhiên chưa có những nghiên cứu mang tính tổng quan về cơ sở lý luận của vấn đề này, chưa có tính cập nhật thường xuyên, liên tục. Thực tế, xu thế toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển của khoa học kỹ thuật,... mô hình phát triển bền vững toàn cầu và các quốc gia đạt được nhiều lợi ích nhưng cũng gặp phải những thách thức tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sự phát triển của con người và đất nước. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp lôgic, lịch sử, kết hợp lịch sử với lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, liên ngành khoa học xã hội và nhân văn để xác định cơ sở lý luận về phát triển bền vững đối với quốc tế và ở Việt Nam một cách hệ thống, đồng thời đề xuất một số kiến nghị góp phần xây dựng mô hình phát triển bền vững, phù hợp với thực tiễn của dân tộc và nhân loại, tất cả do con người và vì con người. Từ khóa: Phát triển, phát triển bền vững, cơ sở lý thuyết tập ABSTRACTS: Sustainable development is an international trend, this is a topic that has been studied for a long time in many different countries around the world. However, there are still not many studies which provide an overview of the theoretical basis of this issue and are constantly updated. In fact, the trend of economic globalization, the development of science and technology... the global and national sustainable development model has achieved many benefits but also faced challenges that directly affect the quality of life, the development of people and the country. 1. Trường Đại học Kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng.
  2. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 243 In this study, the author uses logical methods; history; combine history with logic; analysis; synthetic; compare; interdisciplinary social sciences and humanities to identify the theoretical basis for sustainable development internationally and in Vietnam systematically and propose some suggestions to contribute to building a model of sustainable development which is consistent with the reality of the nation and humanity, all by man and for man. Keywords: Develop, sustainable development, theoretical framework. 1. Lý do chọn chủ đề nghiên cứu Phát triển bền vững là một xu thế mang tính toàn cầu, để ứng dụng được mô hình phát triển bền vững với những mục tiêu phù hợp với thực tiễn mỗi quốc gia thì xác định các cơ sở hình thành mô hình đó là rất cần thiết và quan trọng, trong đó có cơ sở lý luận. Xã hội ngày càng phát triển cùng với sự tác động của nhiều yếu tố khách quan, cơ sở lý luận và mô hình phát triển bền vững của các nước trên thế giới và Việt Nam không ngừng được cập nhật, bổ sung để phù hợp với thực tiễn. Phát triển bền vững là một chủ đề đã được nghiên cứu từ khá lâu ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Đa số các nghiên cứu đã thể hiện tổng quan lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững tuy nhiên chưa mang tính toàn cầu, chưa cập nhật mới... Những năm 70 của thế kỷ XX, lý thuyết kinh tế môi trường tân cổ điển quan niệm rằng: “Coi việc bảo vệ môi trường (bao gồm cả việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên) là một nhiệm vụ trung tâm, vì chỉ có thế giới mới có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên qua nhiều thế hệ. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được xem là vấn đề thuần túy kinh tế” (Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, 2015). Ở Việt Nam, tác giả Võ Thị Hoa (2019) đã nghiên cứu, tổng hợp và đúc kết nhận xét về nội dung phát triển bền vững: “Phát triển bền vững có nghĩa là cả ba khía cạnh chủ yếu liên quan đến đời sống của nhân loại là kinh tế, xã hội, môi trường phải được tổng hòa, kết hợp, lồng ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các chính sách, cơ chế, công cụ và qua quá trình thực hiện chính sách. Phát triển bền vững là con đường phát triển tất yếu của cả nhân loại. Sự thành công của nó phụ thuộc không chỉ vào các nỗ lực hành động của từng quốc gia mà còn cần cả sự phối hợp hành động của toàn thế giới” (Võ Thị Hoa, 2019). Hiện nay, cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, sự phát triển đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ thông tin,... phát triển bền vững vừa tạo ra nhiều lợi ích nhưng cũng gặp không ít những thách thức như: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, lũ lụt, hạn hán, suy đồi về văn hóa, đạo đức, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng, nghèo đói, dịch bệnh. Để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, mọi người dân đều được sống trong môi trường trong lành, đảm bảo an sinh xã hội, giao lưu, tiếp cận được tinh hoa của nhân loại trên mọi lĩnh vực, các quốc gia một mặt
  3. 244 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA tranh thủ lợi ích, mặt khác, chủ động chấp nhận, vượt qua thách thức. Để vượt qua những thách thức của sự phát triển bền vững thì cần phải có những nghiên cứu về cơ sở lý luận của phát triển bền vững mang tính toàn cầu, được cập nhật liên tục, từ đó hình thành lý luận về phát triển bền vững và xây dựng mô hình phát triển bền vững phù hợp, rút ra bài học kinh nghiệm và tìm ra những nhóm giải pháp chung, đồng bộ cho tất cả các quốc gia và các giải pháp mang tính đặc thù, đặc trưng riêng của từng đất nước, trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển bền vững là vấn đề mang tính cấp thiết cao trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định cơ sở lý luận về phát triển bền vững của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, để hình thành lý luận về phát triển bền vững, tìm ra những nhóm giải pháp đồng bộ vừa mang tính toàn cầu nhưng vẫn đảm bảo được những đặc trưng riêng của Việt Nam, từ đó xây dựng mô hình phát triển bền vững phù hợp, ứng dụng vào thực tiễn, rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục hoàn thiện lý luận và mô hình phát triển bền vững trong từng giai đoạn phát triển. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở phương pháp luận 3.1.1. Trên thế giới Phát triển bền vững dựa trên cơ sở lý luận của lý thuyết kinh tế môi trường tân cổ điển ở Thụy Điển, lý thuyết kinh tế sinh thái (Ecological economics) ở Hoa Kỳ, “Báo cáo Brundtland” hay còn gọi là “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của WCED, Chương trình nghị sự cho thế kỷ XXI của Liên Hợp Quốc (Agenda 21), tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố phù hợp với nội dung về phát triển bền vững của các nhà khoa học quốc tế. 3.1.2. Ở Việt Nam Phát triển bền vững dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về phát triển bền vững; đồng thời tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố phù hợp với nội dung về phát triển bền vững của các nhà khoa học trong nước. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nội dung của bài báo dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển bền vững, trong đó sử dụng các phương pháp sau: 3.2.1. Tổng hợp các phương pháp: Lôgic, lịch sử, kết hợp lịch sử với lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh. 3.2.2. Phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn.
  4. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 245 4. Kết quả và đánh giá 4.1. Kết quả 4.1.1. Trên thế giới 4.1.1.1. Các khái niệm * Khái niệm phát triển - Theo từ điển điện tử Cambridge, “phát triển là quá trình bao gồm ai đó (someone) hoặc thứ gì đó (something) phát triển hoặc thay đổi theo chiều hướng tiên tiến hơn” (Cambridge Dictionary). * Khái niệm phát triển bền vững - Theo “Báo cáo Brundtland” hay còn gọi là “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của WCED, cho rằng: “Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo, tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật” (Trương Quang Học, 2008). 4.1.1.2. Những quan niệm và mô hình phát triển bền vững - Những những năm 60 của thế kỷ XX, có nhiều quốc gia thực hiện mô hình tăng trưởng nhanh, nhưng quá trình đó đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, năng lượng khan hiếm, cuối những năm 1960, môi trường đã xuất hiện những biểu hiện xấu, nguồn tài nguyên cạn kiệt; năm 1973, khủng hoảng dầu mỏ. Như vậy, từ những năm 70 của thế kỷ XX, thế giới đã nhận thấy tác hại của mô hình tăng trưởng nhanh đến tài nguyên môi trường nên từ sức ép của các nhà khoa học, cùng với thực tiễn, Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị về môi trường và xác nhận môi trường toàn thế giới đang xấu đi, kêu gọi nhân loại hãy cứu lấy cái nôi của sự sống, cứu lấy trái đất tại Stockholm (Thụy Điển). Thời gian này, lý thuyết kinh tế môi trường tân cổ điển ra đời với quan điểm chung: “Coi việc bảo vệ môi trường (bao gồm cả việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên) là một nhiệm vụ trung tâm, vì chỉ có thế giới mới có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên qua nhiều thế hệ. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên được xem là vấn đề thuần túy kinh tế. Phương châm của lý thuyết này là: sử dụng lượng tài nguyên hạn chế mà vẫn có thể nâng cao mức sống và phúc lợi cho dân cư” (Ngô Thắng Lợi - Vũ Thành Hưởng, 2015). Năm 1983, Liên Hợp Quốc đã thành lập Hội đồng thế giới về Môi trường và phát triển. - Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, lý thuyết kinh tế sinh thái (Ecological economics) được hình thành đầu tiên ở Hoa Kỳ; năm 1987, thành lập Hiệp hội quốc tế về kinh tế sinh thái; năm 1989 tờ báo Kinh tế sinh thái được phát hành, sau đó đã
  5. 246 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA xuất bản một số cuốn sách về kinh tế sinh thái, lý thuyết kinh tế sinh thái với quan niệm: “Kinh tế sinh thái đại diện cho quan điểm trái đất là một hệ thống nhiệt động học đóng và không tăng thêm về vật chất, trong đó nền kinh tế là một hệ thống con. Điều này có ý nghĩa giới hạn trong khai thác tài nguyên. Phải phấn đấu mẫu hình chủ đạo của hệ thống xã hội bền vững với chất lượng cuộc sống cao cho tất cả mọi người đang sống trên trái đất, trong khuôn khổ những giới hạn thiên nhiên. Kinh tế sinh thái thừa nhận rằng, việc phân tích các hệ thống phức tạp như hệ thống của trái đất là mang tính bất an toàn cao. Một số quá trình là không thể đảo ngược và do đó đòi hỏi việc thực hiện các nguyên tắc phòng ngừa. Cần có chính sách chỉ đạo (thích ứng) hơn là giảm thiểu” (Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, 2015). - Những năm 1990, lý thuyết kinh tế học bền vững được hình thành và quan niệm về phát triển bền vững: “là quá trình phát triển đạt được tiêu chuẩn đủ cao về sinh thái, kinh tế và văn hóa - xã hội cho thế hệ hiện tại và tương lai trong khả năng chịu đựng của thiên nhiên” (Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, 2015). - Năm 1992, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự cho thế kỷ XXI, trong đó phát triển bền vững được xác định là: “một sự phát triển không làm hại đến những nhu cầu của thế hệ tương lai. Ở đây, cũng xác định 3 trụ cột phát triển bền vững là: (1) Bền vững về mặt kinh tế, (2) Bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người (ưu tiên nhất là thực hiện tiến bộ, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, (3) Bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường” (Đinh Thị Lan Anh, 2020). Liên Hợp Quốc đã nêu ra 17 mục tiêu phát triển bền vững: 1: Xóa nghèo; 2: Xóa đói; 3: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh; 4: Đảm bảo chất lượng giáo dục; 5: Bình đẳng giới; 6: Nước sạch và vệ sinh; 7: Năng lượng sạch và bền vững; 8: Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế; 9: Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng; 10: Giảm bất bình đẳng giữa các quốc gia; 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững; 12: Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm; 13: Hành động về khí hậu; 14: Bảo tồn tài nguyên và môi trường biển; 15: Bảo tồn Tài nguyên và môi trường đất; 16: Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ; 17: Quan hệ đối tác vì các mục tiêu. Với quan niệm này bên cạnh nhấn mạnh vấn đề môi trường, tài nguyên thiên nhiên là nhấn mạnh yếu tố xã hội, yếu tố con người. Thế kỷ XXI, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu đã trở nên mạnh mẽ và diễn biến nhanh hơn dự báo và tác động lớn đến sự phát triển bền vững
  6. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 247 của các quốc gia. Các tổ chức khu vực và quốc tế xuất hiện nhiều cam kết và các quy định chặt chẽ trên toàn thế giới. - Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững (WSSD) họp tại Johannesburg (Nam Phi) tiếp tục khẳng định việc lựa chọn con đường phát triển bền vững với quan niệm: “bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế ổn định trong mối quan hệ với thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống” (Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, 2015). - Năm 2015, tại COP 18, các nguyên thủ quốc gia đã ký nhiều thỏa thuận đặt nền móng cho hiệp ước toàn cầu mới về biến đổi khí hậu. 4.1.2. Ở Việt Nam 4.1.2.1. Các khái niệm * Khái niệm phát triển: - Trong cuốn sách Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới, hội nhập và phát triển, tác giả Phạm Ngọc Anh và Bùi Đình Phong cho rằng: “Phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển cũng có thể hiểu là sự “mở mang rộng ra, làm cho mạnh hơn lên, tốt hơn lên” (Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong, 2018). Với khái niệm này, các tác giả đã đề cập khái quát về phát triển. - Trong Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Minh Thu với đề tài “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam” cho rằng: “Nếu coi phát triển là đối lập với nghèo khổ thì phát triển là quá trình giảm dần, đi đến loại bỏ nạn đói ăn, bệnh tật, mù chữ, tình trạng mất vệ sinh, thất nghiệp và bất bình đẳng” (Nguyễn Minh Thu, 2013). Với khái niệm này, tác giả đã coi phát triển là sự đối lập với những vấn đề an sinh xã hội cụ thể. Từ các khái niệm trên, theo tác giả phát triển là quá trình thay đổi từ thấp đến cao, từ chưa toàn diện đến toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Khái niệm phát triển bền vững: - Trong cuốn sách Phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, tác giả Ngô Thắng Lợi và Vũ Thành Hưởng khẳng định: “Phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên kết hợp giữa nội lực của Việt Nam với sức mạnh của hội nhập quốc tế, nhằm tạo ra và duy trì được trước hết là sự bền vững trong tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, những thành quả đạt được của tăng trưởng kinh tế vừa có sự lan tỏa tích cực, vừa chịu sự ràng buộc bởi yêu cầu của các khía cạnh xã hội và môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển vì con người” (Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, 2015). Với khái niệm này, các tác giả đề cập đến
  7. 248 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA phát triển bền vững là sự kết hợp giữa nội lực với ngoại lực trong đó nhấn mạnh vai trò của tăng trưởng kinh tế, từ kinh tế sẽ tác động đến các vấn đề về xã hội. Từ quan niệm trên cho thấy: Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế gắn liền với các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, an sinh xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội ngay trong từng bước đi và từng chính sách phát triển, tất cả do con người và vì con người. 4.1.1.2. Những quan niệm và mô hình phát triển bền vững - Lịch sử dân tộc Việt Nam từ xa xưa đã bàn và có những quan niệm về một nền kinh tế mang những dấu hiệu của sự phát triển bền vững giữa xây dựng, phát triển kinh tế đi đôi với an dân: + Trong quan niệm, chủ trương trị quốc, an dân của các bậc minh quân của dân tộc Việt Nam cho rằng: “Dân lấy ăn làm trời, nếu không có ăn tức là không có trời...”. + Thời Vua Lý Thái Tông (1028 - 1058), đã tự mình đi cày, làm ruộng tịch điền trong nhiều năm để làm gương cho các quan phải chăm lo đến việc ruộng đồng. Qua đó cho thấy, vua của một nước có nền kinh tế nông nghiệp thì đầu tiên phải quan tâm đến nghề nông. Năm 1044, khi Vua Lê Thánh Tông đi đánh quân Chiêm thắng lợi trở về, là năm được mùa nên đã ra lệnh giảm một nửa thuế cho nông dân và khẳng định: “Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không no đủ” (Đại Việt sử ký toàn thư, 1993). Với các quan niệm trên đây chứa đựng nội dung: phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. - Những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển bền vững: Trong quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, với Hồ Chí Minh ý nghĩa của việc giành độc lập là để cho mọi người dân Việt Nam ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng có nhà ở và được học hành. Đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, đời sống văn hóa, tinh thần ngày một cao, nhằm mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, dân chủ, giàu mạnh, mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Chính vì vậy, từ lúc ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một xã hội mới, một cuộc sống mới ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có cuộc sống mới đó, trước tiên phải giành lại độc lập cho dân tộc, kế đó là phải xây dựng đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá. Người nêu rõ: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (Hồ Chí Minh, 2000). Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nội dung về phát triển bền vững, Người không trực tiếp sử dụng cụm từ phát triển bền vững, nhưng qua những bài viết, tư liệu cũng như
  8. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 249 thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Người những năm 20 của thế kỷ XX đã thể hiện một cách đầy đủ về phát triển bền vững, trong đó có những nội dung mới, mang tính khoa học, phù hợp với quan niệm về phát triển bền vững của thế kỷ XXI. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển bền vững là hệ thống quan điểm, quan niệm của Người về phát triển đất nước, trong đó 4 lĩnh vực để phát triển xã hội: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội luôn có mối quan hệ hài hòa, tác động lẫn nhau gắn với mục tiêu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường góp phần “xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”, “không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân”, “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam”, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Những quan niệm này được thể hiện qua: - Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Người đã chỉ thị cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến quốc: “Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn. 2. Làm cho dân có mặc. 3. Làm cho dân có chỗ ở. 4. Làm cho dân có học hành” (Hồ Chí Minh, 2000). - Ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” - “đó là sự thống nhất giữa độc lập về chính trị với sự phồn vinh về kinh tế, giải phóng dân tộc đi liền với chấn hưng đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh” (Song Thành, 2009). - “Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc”, là làm sao cho dân giàu, nước mạnh (Hồ Chí Minh, 2011). Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” (Hồ Chí Minh, 2000). Như vậy, mục tiêu dân giàu, nước mạnh, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành là điểm trọng tâm trong tư tưởng chiến lược kinh tế của Hồ Chí Minh. Là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, một chiến lược gia tài tình và nhạy cảm, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm ra những giải pháp thích hợp nhất cho từng thời kỳ cách mạng, vừa phù hợp với những điều kiện cụ thể của tình thế cách mạng, vừa phù hợp với logic phát triển của toàn bộ tiến trình lịch sử. - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: + Ngày 25/6/1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
  9. 250 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA với quan niệm: “Bảo vệ môi trường phải gắn liền và là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững đất nước”. Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế của Đảng được xác định là: + Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng định: “Ổn định và phát triển gắn liền với nhau trong quá trình vận động tiến lên, ổn định để phát triển và có ổn định mới phát triển được” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010). + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, năm 1991, đã thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, nhằm bình ổn xã hội, phát triển đất nước, đưa đất nước thoát ra khỏi khó khăn và được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII năm 1996, điều chỉnh trọng tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010). “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2010). “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001). + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, năm 2011, Đảng ta đã phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 - 2015) và định hướng phấn đấu đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Giai đoạn 2011 - 2015, định hướng cơ bản về kinh tế: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.
  10. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 251 Từ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1991) với 6 đặc trưng: chính trị, kinh tế, văn hóa, con người, quan hệ dân tộc, quan hệ quốc tế, đến 8 đặc trưng trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011) chính là định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: (1. Xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; 2. Do nhân dân làm chủ; 3. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; 4. Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; 5. Con người được giải phóng khỏi áp bức bất công, có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc, phát triển toàn diện; 6. Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; 7. Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; 8. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.) Những đặc trưng trên là mô hình chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng, từ đó có thể khẳng định rằng định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới sự phát triển bền vững. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016). Đại hội đưa ra quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, như sau: “Đảm bảo phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế phải gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm quốc phòng - an ninh và giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam,2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường,... tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021). - Chính sách của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ngày 12/6/1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 187-CT thông qua Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, giai đoạn 1991 - 2000. Ngày 17/8/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21)
  11. 252 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020. Theo đó, hệ thống chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đưa ra, gồm 30 chỉ tiêu với nguồn số liệu và lộ trình thực hiện. Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững gồm 5 quan điểm: (1) Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. (2) Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân. Huy động mọi nguồn lực xã hội; tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. (3) Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đất nước. (4) Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau. Không để ai bị bỏ lại phía sau, tiếp cận những đối tượng khó tiếp cận nhất trước, bao gồm trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người nghèo, người khuyết tật, đồng bào vùng sâu, vùng xa và những đối tượng dễ bị tổn thương khác. (5) Khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực cho phát triển bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất. Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững (nghị quyết được ban hành trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và tác động của
  12. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 253 nó trên toàn cầu), nhằm góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam trong các ngành, các cấp, các địa phương từ nay đến năm 2030. Nghị quyết số 136/NQ-CP, ngày 25/9/2020, nêu rõ, năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 - 2020, tạo đà cho việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021 - 2030. Năm 2020, cũng là năm chứng kiến đại dịch COVID-19 và tác động của nó đến nhiều quốc gia trên thế giới, có nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế, xã hội ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển và chậm phát triển, làm tăng rủi ro không hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030 ở nhiều nước. Đại dịch cũng là một dịp để chúng ta suy nghĩ lại về con đường tăng trưởng kinh tế và tầm quan trọng của phát triển bền vững. Ngày 14/7/ 2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 841/QĐ-TTg, nêu rõ các mục tiêu thực hiện phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 như sau: 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; 5. Đạt được bình đẳng về giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái; 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người; 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người; 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người; 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới; 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội; 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng; 12. Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và thiên tai; 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững; 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất; 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình, công bằng, bình đẳng vì phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp; 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững (Thủ tướng Chính phủ, 2023). 4.2. Kết luận Phát triển bền vững là vấn đề rất quan trọng của cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng, để có các mô hình phát triển bền vững mà các quốc gia xây dựng
  13. 254 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA và ứng dụng trong thực tiễn đều xuất phát từ những lý thuyết, học thuyết, quan niệm, chủ trương, đường lối, chiến lược, quyết định, kế hoạch của các quốc gia qua các giai đoạn phát triển. Đối với thế giới, từ cơ sở lý luận của các lý thuyết và mô hình phát triển của các quốc gia, quan niệm: phát triển bền vững là vấn đề mang tính toàn cầu, trong đó 2 yếu tố chi phối sự phát triển bền vững chính là toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu. Ở trong nước, thời kỳ phong kiến, các quan niệm của các minh quân cho thấy, bên cạnh sự chăm lo phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất là việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân vì dân là gốc. Đến thời đại Hồ Chí Minh, mặc dù trong quan niệm, tư tưởng của Người không trực tiếp sử dụng cụm từ phát triển bền vững, nhưng qua những bài viết, bài nói và thực tiễn lãnh đạo cách mạng của Người đã thể hiện một cách đầy đủ về phát triển bền vững. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng chế độ xã hội mới bao gồm các mặt, là một sự biến đổi mang tính cách mạng trên mọi phương diện: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và con người trong đó xây dựng nền kinh tế là tiền đề phát triển của các mặt khác. Đối với Đảng và Nhà nước ta, đã đề ra các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, quyết định về vấn đề phát triển bền vững với tinh thần để đảm bảo phát triển nhanh, bền vững cần ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh; gắn phát triển kinh tế với chính trị, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh, quốc phòng; giữ vững hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân. Như vậy, từ những quan niệm, lý luận của các mô hình phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam, về cơ bản đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi của các mô hình phát triển bền vững và các yếu tố tác động đến phát triển bền vững, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là toàn cầu hóa về kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ nhanh như vũ bão. Một mặt tạo ra những lợi ích, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đời sống của nhân dân (vật chất và tinh thần) được nâng cao, các quốc gia thuận lợi trong việc hợp tác, đoàn kết để cùng nhau giải quyết những vấn đề toàn cầu,... nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những thách thức gây cản trở đến sự phát triển bền vững như tình trạng cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, khan hiếm năng lượng, phá vỡ sự cân bằng môi trường sinh thái và sự tăng trưởng, phát triển kinh tế không đi đôi với tiến bộ và phát triển xã hội, bất bình đẳng,... Để xây dựng được lý luận và mô hình phát triển bền vững phù hợp, các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng cần tận dụng các lợi lích từ phát triển bền vững mang lại, chủ động đối phó với những thách thức.
  14. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 255 5. Kiến nghị Phát triển bền vững mang tính tất yếu và là mục tiêu cao cả của quá trình phát triển, là mối quan tâm của toàn thế giới cũng như của Việt Nam. Để góp phần hình thành nên lý luận và những mô hình phát triển bền vững phù hợp với thực tiễn, tác giả xin có một số kiến nghị như sau: 5.1. Đối với các quốc gia trên thế giới - Lý luận và mô hình về phát triển bền vững của mỗi quốc gia cần phải không ngừng được bổ sung, cập nhật cho phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. - Cần phải có sự điều tiết giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, tăng cường hơn nữa các hoạt động khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu. - Luôn đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, tăng cường đoàn kết quốc tế đặc biệt là hợp tác chặt chẽ trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu (những vấn đề cấp bách của thời đại ngày nay). - Xem phát triển bền vững là một phương thức phát triển tổng hợp liên ngành, đa ngành, tạo thành chương trình hành động với nhiều tiêu chí ngày càng được bổ sung, cập nhật cụ thể, rõ nét cho phù hợp giữa lý luận và thực tiễn. 5.2. Đối với Việt Nam - Chủ động đón nhận thời cơ, tận dụng lợi ích, đưa ra nhiều nhóm giải pháp mang tầm chiến lược để thực hiện tốt các mục tiêu về phát triển bền vững đã đưa ra, chủ động vượt qua thách thức, phát triển cả chiều sâu lẫn chiều rộng, đi đôi với tăng trưởng kinh tế cần gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. - Phát triển kinh tế phải đi đôi với an dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc, phát huy quyền dân chủ đích thực của nhân dân. - Thực hiện tốt các vấn đề an sinh xã hội vì dân có cường thì quốc mới thịnh. - Tăng cường hơn nữa đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để tạo sức mạnh tổng hợp, ra sức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. - Đề ra, thực hiện tốt những giải pháp tích cực góp phần hạn chế hậu quả của biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thời kỳ hậu COVID-19 để phát triển toàn diện, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân,... để nhân dân đáp ứng được sứ mệnh vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển góp phần xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
  15. 256 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Thị Lan Anh (2020), “Đánh giá phát triển bền vững về xã hội của người Dao ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ khoa học bền vững, Hà Nội, tr.4. 2. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (2018), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới, hội nhập và phát triển, Nxb Lao động, tr.259. 3. Cambridge Dictionary, ttps://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/ development. 4. Cổng thông tin điện tử Chính phủ, (2012), “Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2020”. 5. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 136/NQ-CP về phát triển bền vững. 6. Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr.261. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, P.I, tr.40, 126, 128. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.24. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.76, 270. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội, tr.114. 11. Võ Thị Hoa (2019), Giáo trình Chính trị học phát triển, Nxb Lý luận Chính trị, tr.96. 12. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tập 4, tr.152, tập 7, tr.56, tập 12, tr.511. 13. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 1, tập 10, tr.390, tập 12, tr.415 14. Trương Quang Học (2008), “Từ phát triển đến phát triển bền vững: nhìn từ góc độ giáo dục và nghiên cứu khoa học. Khoa học phát triển: Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội, tr.210. 15. Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng (2015), Phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.15, 16, 23, 27, 29, 105.
  16. Vai trò của cơ sở giáo dục và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững 257 16. Liên Hợp Quốc (1992), Chương trình nghị sự cho thế kỷ XXI. 17. Song Thành (2009), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.341, 342. 18. Nguyễn Minh Thu (2013), “Nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội, tr.6. 19. Thủ tướng Chính phủ (1991), Quyết định số 187-CT thông qua Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển bền vững, giai đoạn 1991 - 2000. 20. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg về Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). 21. Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định số 622/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. 22. Thủ tướng Chính phủ, (2020), Quyết định số 316/QĐ-TTg về Phát triển bền vững. 23. Thủ tướng Chính phủ, (2023), Quyết định số 841/QĐ-TTg, ban hành lộ trình thực hiện phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2