intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” vào dạy học ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” vào dạy học ở trường trung học phổ thông" giới thiệu về mô hình “lớp học đảo ngược” và cách thức vận dụng vào việc dạy học ở bậc Trung học Phổ Thông (THPT) nhằm kích thích năng lực tư duy cho học sinh phù hợp với xu hướng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” vào dạy học ở trường trung học phổ thông

  1. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” THE APPLICATION OF THE “FLIPPED CLASSROOM” MODEL IN ONLINE TEACHING IN HIGH SCHOOL Abstract: Flipped classroom is a new teaching model born about 10-15 years ago in the US, widely applied in many schools, from elementary to university, has reversed the way of organization. Traditional classroom teaching. In this teaching model, teachers have many opportunities to observe and interact to guide and evaluate each student, creating space for students to be more active in acquiring knowledge. Cooperate with friends and evaluate their own learning results, improve self-study and self-assessment capacity. The scientific basis of the flipped classroom is based on 6 levels including memorization, comprehension, application, analysis, synthesis and evaluation. In the traditional classroom, class time is limited, which is a constant, teachers can only guide students with lesson content at the first three levels of awareness: memorization, understanding and application. To reach the following levels, students have to make efforts to study and research at home and that is a big obstacle for most students. The new model "reverses" the traditional model, the first three levels are done by students at home thanks to video tapes of teacher instructions. During class time, teachers and students will work together, exchange exercises, projects, students have the opportunity to ask more deeply about the content of the lecture they have watched and participate in practical activities to test their ability. Students' ability to apply knowledge. This model helps students have more interest in learning the lesson, promoting skills, and allows teachers more time to consolidate knowledge, go deeper into the content of the lesson. Therefore, the article introduces the "Flipped classroom" model and how to apply it to teaching at the high school level in order to stimulate thinking ability for students in line with the trend of teaching. Education according to the current capacity development orientation. Keywords: Teaching, online classroom, Flipped classroom. VẬN DỤNG MÔ HÌNH “LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC” VÀO DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Hằng 1 Tóm tắt: Lớp học đảo ngược (Flipped classroom) là một mô hình dạy học mới ra đời trong khoảng 10 - 15 năm nay ở Mỹ, được áp dụng rộng rãi trong nhiều trường học, từ tiểu học đến đại học, đã đảo ngược cách tổ chức dạy học theo lớp học truyền thống. Trong mô hình dạy học này, giáo viên (GV) có nhiều cơ hội trong quan sát, tiếp xúc để 1 Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ Văn (lớp DH21NV), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: nthang_21nv@student.agu.edu.vn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 117
  2. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” hướng dẫn, đánh giá từng học sinh (HS), tạo không gian để HS năng động hơn trong việc thu nhận kiến thức, hợp tác bạn bè và đánh giá được kết quả học tập của bản thân, nâng cao năng lực tự học, tự đánh giá. Cơ sở khoa học của lớp học đảo ngược là dựa trên 6 bậc gồm ghi nhớ, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Trong lớp học truyền thống, thời gian ở lớp bị giới hạn, là một hằng số, GV chỉ có thể hướng dẫn HS nội dung bài học ở ba mức độ đầu của nhận thức là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng. Để đạt đến các mức độ sau, HS phải nỗ lực tự học tập và nghiên cứu ở nhà và đó là một trở ngại lớn với đa số HS. Mô hình mới “đảo ngược” mô hình truyền thống, ba mức độ đầu được HS thực hiện ở nhà nhờ những băng ghi hình hướng dẫn của GV. Thời gian ở lớp, GV và HS sẽ cùng làm việc, trao đổi các bài tập, đồ án, học sinh có cơ hội hỏi sâu hơn về nội dung bài giảng đã xem và tham gia vào các hoạt động thực hành nhằm kiểm tra khả năng áp dụng kiến thức của học sinh. Mô hình này giúp học sinh có thêm sự hứng thú trong việc tìm hiểu bài, phát huy các kỹ năng, đồng thời cho phép giáo viên có thêm thời gian để củng cố kiến thức, đi sâu hơn vào nội dung bài học. Vì thế, bài viết giới thiệu về mô hình “lớp học đảo ngược” và cách thức vận dụng vào việc dạy học ở bậc Trung học Phổ Thông (THPT) nhằm kích thích năng lực tư duy cho học sinh phù hợp với xu hướng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực hiện nay. Từ khóa: Dạy học, lớp học trực tuyến, lớp học đảo ngược, Flipped classroom. 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ thì việc dạy học kết hợp sử dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy quá trình học tập bên ngoài lớp học là một xu thế đã và đang ngày càng phổ biến trong giáo dục trên thế giới. Tại Việt Nam, giáo dục cũng đang chuyển mình, các phương pháp giảng dạy truyền thống dần nhường chỗ cho các phương pháp dạy học mới. Theo định hướng phát triển Giáo dục và Đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định cụ thể đến năm 2020: “Cần tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục, tiếp tục đổi mới chương trình, đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều; Phát huy PPDH tích cực, sáng tạo, hợp tác, giảm thời gian giảng dạy lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh.” Chính vì vậy, trong bài viết này tôi xin được giới thiệu. Mô hình “Lớp học đảo ngược” trong việc dạy học bậc THPT để mọi người có cái nhìn, tiếp cận mới và áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả. 2. Nội dung 2.1. Mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược là một phương pháp dạy học kết hợp. Mô hình này khai thác triệt để những ưu điểm của công nghệ thông tin và góp phần giải quyết được những hạn chế của mô hình dạy học truyền thống bằng cách “đảo ngược” quá trình dạy học so với mô hình dạy học truyền thống. Sự “đảo ngược” ở đây được hiểu là sự thay TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 118
  3. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” đổi với các dụng ý và chiến lược sư phạm thể hiện ở cách triển khai các nội dung, mục tiêu dạy học và các hoạt động dạy học khác với mô hình dạy học truyền thống trước đây của người dạy và người học [1]. Trong mô hình lớp học đảo ngược, các hoạt động “Học ở lớp, làm bài tập ở nhà” (trong mô hình lớp học truyền thống) được chuyển thành các hoạt động tự học ở nhà qua video bài giảng, học trực tuyến, nghiên cứu bài học qua Internet và khi đến lớp người học sẽ làm bài tập, trao đổi, chia sẻ các nội dung của bài học, giải quyết các vấn đề, tình huống do GV đặt ra. Người học sẽ phải làm việc với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các phương tiện hỗ trợ như các clip, bản trình chiếu cũng như tìm kiếm, khai thác các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu bài học. Bài giảng của GV được gửi trước cho HS và trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động định hướng GV, nghe các người học báo cáo, trao đổi, chia sẻ phần chuẩn bị của mình trước khi GV củng cố và chính thức chốt lại các nội dung của bài học. 2.2. Bản chất của phương pháp lớp học đảo ngược Theo Lage [2] thì “Đảo ngược/đảo trình lớp học là chuyển đổi những hoạt động trong lớp ra ngoài lớp và ngược lại”. Lớp học đảo ngược làm thay đổi vai trò của người dạy và người học. Bản chất của mô hình lớp học đảo ngược là hướng đến mục tiêu hoạt động hóa việc học của người học, chú trọng sự tương tác giữa người học và môi trường học tập nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức từ kiến thức vốn có của HS đến kiến thức cần chiếm lĩnh. GV phải tạo được môi trường để thúc đẩy sự sáng tạo trong tiếp thu kiến thức của người học cũng như tạo cơ hội để rèn luyện, phát triển tư duy cho người học. Với phương pháp lớp học đảo ngược, GV cần xác định rõ việc dạy học phải lấy hoạt động học của HS làm trung tâm [3]. Phương pháp này dựa trên cơ sở lý thuyết về học tập tích cực (active learning). Cụ thể là quan điểm dạy học chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tương tác. Phương pháp này cũng giúp tạo ra môi trường khuyến khích tính tự chủ trong học tập vì người học có cơ hội học tập theo nhịp độ của riêng mình và trở nên có trách nhiệm với việc xây dựng kiến thức thay vì chờ sự truyền đạt tri thức của thầy cô. Nếu nhìn từ góc độ nhận thức theo thang cấp độ nhận thức của Bloom thì phương thức dạy học này giúp người học phát triển nhận thức qua từng cấp bậc, ghi nhớ, hiểu (giai đoạn xử lý thông tin, xây dựng kiến thức thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức trên lớp). TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 119
  4. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hình 1. Minh hoạ thang bậc nhận thức của Bloom theo các mô hình dạy học. 2.3. Tiến trình thực hiện một bài giảng theo mô hình lớp học đảo ngược - Trước giờ học trên lớp: Bước 1: Lên kế hoạch Xác định những tiết học cụ thể sẽ thực hiện lớp học đảo ngược. Vạch ra những kết quả cơ bản cho học sinh phải đạt được khi lớp học kết thúc. Bước 2: Xây dựng bài giảng cho HS tự học tại nhà Giáo viên lựa chọn chủ đề dạy học phù hợp. Giáo viên thiết kế bài giảng, video, share các tài liệu tham khảo trên mạng. Học sinh xem bài giảng, tài liệu, video ở nhà. Lưu ý: - Kịch bản và giáo án của GV gồm 2 phần chính: Video bài giảng truyền thống và các tình huống GV tương tác với học trên nền tảng học online. Đồng thời, video bài TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 120
  5. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” giảng của giáo viên phải có sự thống nhất giữa nội dung video bài giảng cho học sinh xem trước ở nhà với nội dung thảo luận trên lớp. Không ngừng cập nhật những nội dung mới, những tình huống mới trong thực tế để đưa vào bài giảng video để bài giảng luôn được tươi mới và phù hợp với thực tiễn. - Học sinh phải có kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ năng tìm kiếm kiến thức trên mạng, kỹ năng tự học và cá nhân hóa việc học tập của cá nhân. Học sinh chủ động nghiên cứu các đoạn video bài giảng tại nhà để hình thành những ý kiến riêng, các câu hỏi xung quanh nội dung, và trước khi đến lớp đã có những hiểu biết xung quanh khái niệm liên quan. Bước 3: Chia sẻ Chia sẻ bài giảng với học sinh của mình thông qua các trang web điện tử youtube, phần mềm MS TEAM, Google Classroom, schoology hoặc trang web online của trường…. - Trong giờ học trên lớp: Bước 4: Kiểm tra Người GV sẽ tiến hành trao đổi, thảo luận và kiểm tra đánh giá từng HS tại lớp học. Giáo viên chủ yếu hướng dẫn các HS làm bài tập, giải đáp các thắc mắc của HS, tìm ra những cách thức, những phương hướng mới cho HS để HS có thể giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Bước 5: Thiết kế hoạt động học tập trên lớp Hoạt động học tập trên lớp của GV và học sinh, đó là: Giáo viên hướng dẫn HS, tổ chức các hoạt động nhằm đào sâu kiến thức (Phương pháp đặt vấn đề, phương pháp gợi tìm, phương pháp làm việc nhóm…) và HS tích cực tham gia hoạt động do GV tổ chức, thực hành vận dụng các khái niệm chính, nội dung kiến thức đã học qua bài giảng ở nhà để luyện tập kiến thức, phát triển tư duy. - Sau giờ học trên lớp: Bước 6: Thiết kế hoạt động học tập sau giờ học trên lớp Các bài tập sau giờ học trên lớp là những bài tập nâng cao (mức độ sáng tạo theo thang bậc nhận thức của Bloom) Giáo viên theo dõi, đánh giá kết quả học tập của HS. Lưu ý: Sau khi thu được kết quả làm bài tập của HS. Người GV quay lại bước 1 để tạo video bài giảng mới hoặc bổ sung video bài giảng cũ sao cho phù hợp với trình độ tiếp thu bài giảng của HS ở hiện tại. HS cũng chuyển về bước 1 để nghiên cứu video bài giảng mới của giáo viên. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 121
  6. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 2.4. Thực tế việc ứng dụng phương pháp “lớp học đảo ngược” 2.4.1. Thuận lợi Mô hình lớp học đảo ngược là phương pháp tổ chức dạy học đã và đang chứng tỏ sự phù hợp, có nhiều ưu thế trong tổ chức dạy học ở các nhà trường hiện nay [4]. Theo như nghiên cứu, một số ưu điểm chính của phương pháp tổ chức dạy học này là: 2.4.1.1. Đối với người giáo viên + Khai thác được thế mạnh của mô hình để tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả. + Tăng thời gian giao tiếp, làm việc với người học (không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học). + Hệ thống bài giảng, học liệu dùng cho giảng dạy được sử dụng, khai thác khoa học, hiệu quả hơn, có thể sử dụng học liệu dùng chung, học liệu mở cho các môn học. 2.4.1.2. Đối với người học + Phương pháp dạy học này phù hợp với sự phát triển tư duy của người học. + Giúp người học chủ động trong học tập, phát triển năng lực vốn có và kiểm soát việc học của bản thân. + Sử dụng hiệu quả thời gian học tập tại nhà và trên lớp học. + Giúp nâng cao năng lực phát hiện - giải quyết vấn đề và rèn luyện các kỹ năng cho người học (kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, thuyết trình, đọc, nghiên cứu tài liệu,...) 2.4.2. Khó khăn - Trở ngại đầu tiên là đối với HS, không phải tất cả gia đình các em đều có cơ sở hạ tầng về truyền thông đồng đều. Nhiều HS khó khăn không có máy tính, điện thoại thông minh để tham gia lớp học. Hơn nữa, đường truyền Internet cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của các giờ lên lớp. - Không phải nội dung nào chúng ta cũng sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược. Những nội dung đòi hỏi học sinh cần có nhiều thời gian nghiên cứu và chuẩn bị trước sẽ phù hợp hơn những nội dung đơn giản. - Việc vận hành lớp học đảo ngược sẽ làm tăng thêm lượng công việc cho giáo viên, bởi nó đòi hỏi sự tích hợp rất cẩn thận để lớp học được duy trì và phát triển. Các nhiệm vụ như ghi âm, đóng gói và đăng tải các bài giảng đều là những công việc cần thời gian và kỹ năng chưa kể đến việc việc giáo viên giới thiệu các hoạt động trong lớp học liên quan đến bộ môn trong video như thế nào để thúc đẩy học sinh tham gia và chuẩn bị trước khi học. 2.5. Những yêu cầu khi vận dụng mô hình “lớp học đảo ngược” 2.5.1. Đối với giáo viên TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 122
  7. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” - Giáo viên lựa chọn nội dung, bài dạy thích hợp, thiết kế các bài giảng, video, chia sẻ các tài liệu đồng thời giao các nhiệm vụ học tập cần thực hiện cho HS (như tìm hiểu các vấn đề học tập; bài tập phát triển năng lực; bài báo cáo kèm sản phẩm báo cáo…) - Giáo viên chủ trì tổ chức hoạt động đưa ra ý kiến, thảo luận, trao đổi các nội dung bài học giữa HS với HS sau đó kết luận các vấn đề chính của bài dạy học khi thực hiện giờ giảng theo thời gian thực. - Giáo viên tiếp tục hỗ trợ, trao đổi, giải đáp thắc mắc của người học về nội dung đã học trên không gian lớp học qua mạng đã được tạo ra sau khi kết thúc giờ học trực tiếp cũng như thực hiện kiểm tra, đánh giá việc tiếp nhận kiến thức, kỹ năng. 2.5.2. Đối với học sinh - HS bắt buộc phải xem/nghiên cứu bài giảng, tài liệu, video ở nhà và hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giáo viên giao trước khi vào học trực tiếp ở trường. - HS dành thời gian để thảo luận nhóm, trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên (các HS khác vẫn theo dõi được) khi vào học trực tiếp. - HS làm bài tập và thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên giao sau mỗi buổi học. Đồng thời, HS cũng chủ động xem lại video để ôn tập lại kiến thức, nghiên cứu tài liệu có liên quan, cập nhật bài giảng để phát triển năng lực tự học. 2.6. Đánh giá sự phát triển năng lực tự học của học sinh sau khi được học bằng mô hình lớp học đảo ngược [5] Thực nghiệm sư phạm được tiến hành từ tháng 2/2017 đến tháng 4/2017 tại trường Phổ thông liên cấp Olympia - Hà Nội với một lớp đối chứng 10M2 (dạy bằng phương pháp truyền thống) và một lớp thực nghiệm 10M1 (dạy bằng phương pháp mô hình lớp học đảo ngược). Lớp đối chứng và thực nghiệm, mỗi lớp đều gồm 25 học sinh. Nội dung thực nghiệm: 3 chủ đề quang hợp, hô hấp, phân bào. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 123
  8. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Bảng 2. Mức độ phát triển năng lực tự học của học sinh. Trong đó: Mức 1: Thực hiện được một phần kế hoạch; Mức 2: Thực hiện được kế hoạch nhưng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp; Mức 3: Thực hiện tốt kế hoạch cho kết quả mong muốn. Từ Bảng 2, dễ dàng nhận thấy trước thực nghiệm và sau thực nghiệm đã có một số thay đổi về khả năng tự học của học sinh. Điển hình như: trước thực nghiệm, tỉ lệ học sinh chưa xác định được nhiệm vụ học tập hoặc xác định chưa đầy đủ, chưa hợp lý là 87,5%, chỉ có 12,5% học sinh xác định được đầy đủ và hợp lý nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được. Tuy nhiên, sau khi áp dụng dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược, tỉ lệ học sinh có khả năng xác định đầy đủ và hợp lý nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được tăng lên mức 20%. Trước thực nghiệm, chỉ có 15% học sinh lập được kế hoạch học tập cụ thể, chi tiết và sau thực nghiệm, tỉ lệ này đã tăng thêm 2,5% đạt mức 17,5%. Tương tự như vậy, tỉ lệ học sinh biết sử dụng thư viện, chọn các tài liệu và làm thư mục cho từng chủ đề học tập một cách khoa học và biết suy ngẫm về cách học, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cách học phù hợp trong tình huống mới cũng tăng lên sau khi áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào giảng dạy (27,5% → 32,5%, 20% → 22,5%). Nhìn chung, có thể thấy rằng thông qua dạy học bằng mô hình lớp học đảo ngược, khả năng tự học của học sinh đã có sự thay đổi tích cực hơn so với thời điểm trước khi thực nghiệm. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 124
  9. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” 3. Kết luận Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược là hình thức dạy học hiện đại và ngày càng phổ biến. Lớp học đảo ngược trong dạy học trực tuyến với sự hỗ trợ của phần mềm quản lý chuyên nghiệp sẽ giúp cho hiệu quả của hoạt động dạy học tốt hơn, người học hứng thú và chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, rèn cho bản thân học sinh được nhiều kỹ năng. Đồng thời, giáo viên cũng dành được nhiều thời gian trên lớp học (khi giảng dạy theo thời gian thực) để trao đổi, kiểm tra, nắm bắt tình hình học tập của HS cũng như có điều kiện để khai thác, mở rộng vấn đề cần nghiên cứu là cơ hội phát triển năng lực, phát hiện tiềm năng, bồi dưỡng năng khiếu ở HS. Bên cạnh đó, trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đòi hỏi phải phát triển nhiều năng lực cho học sinh, trong đó có năng lực tự học nên việc áp dụng phương pháp “Lớp học đảo ngược” sẽ phù hợp với xu hướng và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Chính (2016). Dạy học theo mô hình Flipped Classroom. Báo Tia Sáng - Bộ Khoa học và Công nghệ, số ra ngày 4/4/2016. [2] Lage M. J., Platt G. J. & Treglia M. (2000). Inverting the classroom: A gateway to creating an inclusive learning environment. The Journal of Economic Education, 31(1), 30-43. [3] Nguyễn Ngọc Tuấn, Bùi Thị Hạnh & Trần Trung Ninh (2020). Thiết kế khung đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho sinh viên thông qua dạy học theo mô hình “lớp học đảo ngược” phần hóa học đại cương ở trường đại học kỹ thuật. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 65(1), 204-214. [4] Nguyễn Thế Dũng (2015). Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược: những khó khăn, thách thức và khả năng ứng dụng. Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội, 60 (8D), 85-92. [5] Lê Thị Phượng, Bùi Phương Anh (2017). Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh. Tạp chí quản lý giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 10, 7-8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2