intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng tiếp cận CIPO vào quản lí dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo hướng xây dựng xã hội học tập

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

177
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo trình bày tóm lược về mô hình CIPO, một số gợi ý để vận dụng mô hình này trong quản lí dạy học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo hướng xây dựng xã hội học tập. Kết quả nghiên cứu lí luận là cơ sở khảo sát thực tiễn và xây dựng các biện pháp quản lí dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, xây dựng xã hội học tập ở địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng tiếp cận CIPO vào quản lí dạy học ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo hướng xây dựng xã hội học tập

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 8-11<br /> <br /> VẬN DỤNG TIẾP CẬN CIPO VÀO QUẢN LÍ DẠY HỌC<br /> Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN<br /> THEO HƯỚNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP<br /> Trần Thị Quỳnh Loan - Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tỉnh Phú Thọ<br /> Nguyễn Xuân Thức - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Ngày nhận bài: 24/10/2017; ngày sửa chữa: 08/12/2017; ngày duyệt đăng: 13/12/2017.<br /> Abstract: This article mentions the CIPO (Context - Input - Process - Output) approach and gives<br /> some suggestions to apply this model in teaching management in vocational education-continuing<br /> education centers towards building a learning society. The results of theoretical research are the<br /> bases for practical surveys and the development of teaching management measures to improve the<br /> quality of teaching and to build a learning society in the locality.<br /> Keywords: CIPO model, management, vocational education center, continuing education.<br /> 1. Mở đầu<br /> Nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu cao nhất ở các<br /> cơ sở giáo dục phổ thông, đại học và trung tâm giáo dục<br /> nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX).<br /> Hiện nay, có rất nhiều mô hình đào tạo theo các tiếp cận<br /> khác nhau để nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo<br /> dục. Bài viết trình bày một cách tiếp cận theo mô hình đào<br /> tạo CIPO và sự vận dụng vào quản lí (QL) đào tạo (dạy học)<br /> ở trung tâm GDNN-GDTX. Qua đó có thể khẳng định sự<br /> phù hợp của mô hình đào tạo CIPO ở trung tâm GDNNGDTX và quản lí dạy học (QLDH) ở trung tâm GDNNGDTX theo CIPO sẽ nâng cao được chất lượng dạy học và<br /> góp phần xây dựng xã hội học tập (XHHT) tại trung tâm<br /> GDNN-GDTX cũng như địa phương.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Mô hình đào tạo theo tiếp cận CIPO<br /> Chất lượng giáo dục (dạy học) của cơ sở giáo dục<br /> được đánh giá qua 10 yếu tố: Người học khỏe mạnh được<br /> nuôi dưỡng tốt, được khuyến khích thường xuyên để có<br /> động cơ học tập chủ động; giáo viên (GV) thành thạo<br /> nghề nghiệp và được động viên đúng mức; Phương pháp<br /> dạy học tích cực; Chương trình dạy học thích hợp với<br /> người học và người dạy; Trang thiết bị, phương tiện, tài<br /> liệu dạy học phù hợp; Môi trường dạy học tốt; Hệ thống<br /> đánh giá chất lượng giáo dục thích hợp; Hệ thống QL<br /> giáo dục tốt; Thu hút được nguồn lực của địa phương và<br /> cộng đồng; Chính sách phù hợp với giáo dục [1]. Mười<br /> yếu tố trên được sắp xếp trong 04 thành phần cơ bản của<br /> giáo dục: đầu vào (Input), quá trình (Process), đầu ra<br /> (Output) và bối cảnh cụ thể (Context) (xem sơ đồ 1).<br /> Ưu thế của việc vận dụng tiếp cận CIPO vào QLDH ở<br /> Trung tâm GDNN-GDTX theo hướng xây dựng XHHT:<br /> Một là, với cách tiếp cận này đảm bảo sự toàn diện các<br /> mặt trong QL đối với hướng xây dựng XHHT; hai là,<br /> mọi người, mọi lực lượng đều là chủ thể và đều là sản<br /> <br /> phẩm trong mô hình XHHT; ba là, với cách tiếp cận này,<br /> vừa làm rõ được đặc trưng QLDH ở Trung tâm GDNNGDTX, vừa làm rõ được đặc trưng của XHHT và các<br /> điều kiện xây dựng XHHT; bốn là, sẽ làm rõ được mối<br /> quan hệ giữa QLDH với xây dựng XHHT mà các cách<br /> tiếp cận khác khó có thể làm rõ được; năm là, làm rõ<br /> được dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX như là con<br /> đường để xây dựng và tiến đến XHHT; sáu là, với loại<br /> hình Trung tâm GDNN-GDTX sẽ có các yếu tố đầu vào,<br /> đầu ra và bối cảnh đặc trưng so với các cơ sở giáo dục<br /> nhà trường chính quy gắn với XHHT hơn và sẽ được thể<br /> hiện theo tiếp cận này.<br /> <br /> Sơ đồ 1. Đào tạo theo quá trình CIPO<br /> 2.2. Vận dụng mô hình CIPO trong QLDH ở Trung<br /> tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên<br /> theo hướng xây dựng xã hội học tập<br /> QLDH ở Trung tâm GDNN-GDTX theo hướng xây<br /> dựng XHHT là tác động có mục đích, định hướng của<br /> các nhà QL (Ban giám đốc trung tâm) thông qua QL đầu<br /> vào, quá trình, đầu ra trong một bối cảnh cụ thể đến đối<br /> <br /> 8<br /> <br /> Email: thucnguyenxuan78@gmail.com<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 8-11<br /> <br /> 2.2.1.4. QL tài chính, phương tiện cơ sở vật chất (các<br /> điều kiện đảm bảo cho dạy học): - Khảo sát, đánh giá<br /> thực trạng nguồn vật lực (tài chính, phương tiện, cơ sở<br /> vật chất, phòng học, nhà xưởng...), để lập kế hoạch sử<br /> dụng nguồn vật lực phục vụ dạy học theo đúng hướng,<br /> đúng mục đích xây dựng XHHT; - Tổ chức sử dụng<br /> kinh phí tài chính, cơ sở vật chất đúng mục đích, tạo<br /> điều kiện cho việc tổ chức tốt hoạt động dạy của GV,<br /> học của người học,... theo định hướng xây dựng<br /> XHHT (chẳng hạn như đầu tư cho hệ thống máy tính,<br /> học liệu mở, ...); - Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng tài<br /> chính, phương tiện dạy học có làm được theo mục đích<br /> tạo cơ hội cho người học được học tập nhiều nhất và<br /> tốt nhất; - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV trong việc<br /> sử dụng phương tiện dạy học, để tổ chức dạy học theo<br /> hướng phát huy tính tích cực của người học.<br /> 2.2.2. QL quá trình dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX<br /> theo hướng xây dựng XHHT<br /> 2.2.2.1. QL quá trình dạy học: - Xác định rõ và quán<br /> triệt cho GV mục tiêu của dạy học ở Trung tâm GDNNGDTX, trong đó có mục tiêu xây dựng XHHT để GV<br /> có định hướng thực hiện trong hoạt động; - Chỉ đạo đổi<br /> mới phương pháp dạy học trên lớp của GV lấy người<br /> học làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động,<br /> sáng tạo cao nhất của người học là cần thiết; - Chỉ đạo<br /> GV gắn bài giảng với thực tiễn và nhu cầu của địa<br /> phương, đáp ứng nhu cầu đào tạo; - Chỉ đạo giảng dạy<br /> của GV theo hướng hình thành được cho người học<br /> phương pháp tự học, tự bồi dưỡng để có điều kiện học<br /> tập suốt đời và học tập ở mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh;<br /> - Tổ chức bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phương tiện dạy<br /> học mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy;<br /> - Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn ở Trung tâm GDNNGDTX theo hướng nghiên cứu bài học nhằm mục đích<br /> phát triển nghề nghiệp GV; - Tổ chức mối liên hệ chặt<br /> chẽ giữa hoạt động dạy học của GV với thực tiễn địa<br /> phương, doanh nghiệp, đơn vị tại địa phương; - Tổ chức<br /> dạy học khai thác và phát huy hết các điều kiện chủ<br /> quan của người học trong quá trình dạy học.<br /> 2.2.2.2. QL quá trình học tập của người học: - Xác định<br /> các nội dung học tập (theo quy định Bộ GD-ĐT) và đặc<br /> biệt nội dung học tập của các chuyên đề nghề nghiệp phù<br /> hợp với đối tượng học tập (lứa tuổi, nhu cầu, trình độ...)<br /> và theo nhu cầu thực tiễn của từng vùng miền; - Tổ chức<br /> các hoạt động học tập cho người học xuất phát từ nhu cầu<br /> của người học và phù hợp với trình độ, đặc điểm của<br /> người học; - Trong quá trình tổ chức học tập chú ý bên<br /> cạnh việc lĩnh hội tri thức cần hình thành động cơ, thái<br /> độ và nhu cầu học tập suốt đời cho người học; - Đổi mới<br /> cách thức tổ chức học tập, phương pháp học tập lấy người<br /> học làm trung tâm, hình thành phương pháp tự học; - Chỉ<br /> <br /> tượng QL (quá trình dạy học cùng GV và người học)<br /> nhằm đạt được mục đích nâng cao chất lượng dạy học ở<br /> trung tâm theo hướng xây dựng XHHT.<br /> 2.2.1. QL các yếu tố đầu vào của dạy học ở trung tâm<br /> GDNN-GDTX theo hướng xây dựng XHHT<br /> 2.2.1.1. QL chương trình dạy học: - Cụ thể hóa mục<br /> tiêu của chương trình theo hướng xây dựng XHHT; Quán triệt tới các lực lượng thực hiện chương trình dạy<br /> học, cụ thể hóa bằng nội dung dạy học với mục tiêu là<br /> theo hướng và phục vụ xây dựng XHHT; - Với chương<br /> trình dạy học theo hướng xây dựng XHHT sẽ bao gồm<br /> chương trình dạy học (phần cứng theo chương trình của<br /> Bộ GD-ĐT) còn có tỉ lệ phần trăm được cải tiến, bổ<br /> sung, điều chỉnh. Nhà QL cần chỉ đạo GV khi thực hiện<br /> chương trình bên cạnh việc tuân thủ chương trình dạy<br /> học (phần cứng) cần “mềm hóa” chương trình bằng các<br /> chương trình phụ, các chuyên đề gắn với nhu cầu, thực<br /> tiễn địa phương cụ thể và phù hợp với đối tượng học<br /> tập; - Với bản chất của XHHT là phục vụ mọi người và<br /> xã hội hóa giáo dục, học tập nên khi “thiết kế” chương<br /> trình dạy học bằng các nội dung dạy học cụ thể cần có<br /> sự tham gia, đóng góp ý kiến của cán bộ QL và GV của<br /> Trung tâm GDNN-GDTX và các tổ chức xã hội, các<br /> chuyên gia nghề nghiệp khác nhau ở các cơ sở tuyển<br /> dụng, sử dụng sản phẩm dạy học của Trung tâm GDNNGDTX; - Chương trình nội dung dạy học cần được rà<br /> soát, cập nhật và bổ sung nhằm đáp ứng với nhu cầu thực<br /> tiễn địa phương và phù hợp với nhu cầu của người học ở<br /> các loại đối tượng, lứa tuổi học tập khác nhau.<br /> 2.2.1.2. QL người dạy: - Tổ chức bồi dưỡng nâng cao<br /> trình độ người dạy nhằm tăng cường, đảm bảo nhân lực<br /> xây dựng XHHT; - Tạo điều kiện phối hợp giữa người<br /> dạy - người học - nội dung chương trình dạy học theo<br /> hướng xây dựng XHHT; - Đa dạng hóa, xã hội hóa người<br /> dạy ở Trung tâm GDNN-GDTX theo chuyên đề tạo điều<br /> kiện cho người học học được các chuyên đề chuyên sâu<br /> phục vụ nhu cầu xã hội.<br /> 2.2.1.3. QL người học: - Khảo sát đánh giá chất lượng<br /> đầu vào của người học, nhu cầu, trình độ người học để<br /> tạo điều kiện cho người dạy dạy sát đối tượng, phù hợp<br /> với người học và tôn trọng người học trong quá trình dạy<br /> học, khai thác được vốn kinh nghiệm sống, vốn tri thức<br /> của người học nhằm dạy tốt hơn và học tốt hơn; - Đánh<br /> giá chất lượng người học nhằm tạo ra sự phù hợp giữa<br /> người học với chuyên ngành, chuyên đề học vận dụng<br /> vào thực tế cuộc sống đáp ứng nhu cầu cá nhân, nhu cầu<br /> xã hội; - Khảo sát nhu cầu nguyện vọng người học tạo<br /> điều kiện, tạo cơ hội cho người học học tập suốt đời;<br /> - Hình thành phương pháp tự học, tự bồi dưỡng để người<br /> học có cơ hội tự học, có nhiều điều kiện phát huy vai trò<br /> cá nhân với xã hội và học tập suốt đời.<br /> <br /> 9<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 8-11<br /> <br /> đạo xây dựng gắn hoạt động học tập của người học với<br /> thực tiễn địa phương và nhu cầu xã hội; - Tổ chức kiểm<br /> tra, đánh giá học tập của người học theo hướng xây dựng<br /> XHHT (vận dụng kiến thức, nhu cầu hoàn thiện cá nhân,<br /> nhu cầu học tập và phương pháp tự học... cho người học).<br /> 2.2.2.3. QL kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người<br /> học: - Xác định mục tiêu, các tiêu chí kiểm tra, đánh giá<br /> dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX theo hướng xây<br /> dựng XHHT; - Tổ chức bộ máy nhân sự (lực lượng tham<br /> gia kiểm tra, đánh giá, cơ chế phối hợp làm việc) không<br /> chỉ là cán bộ, GV cơ hữu của trung tâm mà còn có các<br /> lực lượng xã hội khác (các chuyên gia thuộc các lĩnh vực<br /> nghề nghiệp khác nhau) tham gia vào kiểm tra, đánh giá<br /> người học và giúp người dạy, học vận dụng kiến thức vào<br /> thực tiễn; - Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá người học theo<br /> hướng nhấn mạnh đến hình thành phương pháp tự học<br /> của người học và nhu cầu thực tiễn của xã hội; - Đánh<br /> giá người học theo hướng tạo điều kiện cho người học có<br /> cơ hội tham gia tiếp tục học tập và học tập suốt đời; - Xác<br /> định các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá cụ thể phù hợp với<br /> thực tiễn địa phương; - Gắn việc ra đề thi kiểm tra, đánh<br /> giá, xây dựng ngân hàng đề thi với thực tiễn địa phương<br /> và theo hướng XHHT.<br /> 2.2.3. QL đầu ra của dạy học ở Trung tâm GDNNGDTX theo hướng xây dựng XHHT<br /> 2.2.3.1. QL cấp phát văn bằng chứng chỉ: - Tạo cơ hội<br /> việc làm cho người học bằng cách có kế hoạch cấp phát<br /> văn bằng, chứng chỉ kết quả học tập cho người học đúng<br /> kế hoạch, đúng quy định “thời cơ”, phù hợp với cơ hội<br /> việc làm của người học, có như vậy sẽ kích thích nhu<br /> cầu học tập và giúp người học chớp được các cơ hội học<br /> tập, việc làm trong cuộc đời cá nhân; - Căn cứ vào nhu<br /> cầu, thực tiễn ngành nghề của địa phương mà xác định<br /> các loại chứng chỉ phù hợp để tạo điều kiện cho người<br /> học áp dụng kiến thức vào thực tiễn phục vụ được tốt<br /> nhất cho xã hội, địa phương.<br /> 2.2.3.2. QL thông tin đầu ra của dạy học: - Tổ chức hội<br /> nghị khách hàng với các cơ sở sử dụng lao động để đánh<br /> giá mức độ đáp ứng của học viên với nhu cầu lao động;<br /> - Thiết lập mối quan hệ giữa trung tâm và các cơ sở giáo<br /> dục sử dụng nhân lực của trung tâm để đánh giá đầu ra,<br /> điều chỉnh chương trình đào tạo; - QL kết quả học tập<br /> (đối chiếu sản phẩm với mục tiêu, chuẩn kiến thức, kĩ<br /> năng của chương trình đào tạo); - Chỉ đạo điều chỉnh<br /> nội dung, hình thức dạy học cho phù hợp với chuẩn đầu<br /> ra của người học; - Tổ chức cho người học tự đánh giá<br /> trình độ và có nhu cầu học tiếp tục đáp ứng nhu cầu của<br /> địa phương.<br /> 2.2.3.3. QL phản hồi từ cơ sở sử dụng lao động: - Khảo<br /> sát thực trạng các thông tin phản hồi đối với sản phẩm<br /> <br /> của dạy học ở trung tâm từ phía cơ sở sử dụng lao động<br /> và học viên; - Đánh giá tác động của thông tin phản hồi<br /> để nghiên cứu, điều chỉnh quá trình đào tạo.<br /> + QL phản hồi của các cơ sở sử dụng sản phẩm đào<br /> tạo của Trung tâm GDNN-GDTX: Cơ sở sử dụng khi tiếp<br /> nhận sản phẩm của Trung tâm GDNN-GDTX thông<br /> thường có các phản hồi về sản phẩm ở các khía cạnh:<br /> phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người học; các kĩ<br /> năng, năng lực nghề nghiệp cơ bản của người học đem<br /> ra sử dụng trong thực tiễn hành nghề đạt mức độ nào và<br /> có phù hợp với hoạt động nghề nghiệp, đem lại hiệu quả<br /> cho hoạt động nghề nghiệp đến đâu; đánh giá phản hồi<br /> về mức độ đáp ứng của sản phẩm của Trung tâm GDNNGDTX với thị trường lao động sử dụng sản phẩm.<br /> + QL sự phản hồi của ý kiến học viên đã tốt nghiệp<br /> đối với dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX: QL sự phản<br /> hồi ý kiến của học viên về dạy học ở Trung tâm GDNNGDTX có thể bao gồm: Mức độ đáp ứng được với yêu<br /> cầu của các cơ sở lao động; mức độ thỏa mãn và hài lòng<br /> với những điều đã học được; cảm giác áp lực công việc<br /> đến mức độ nào để cần tiếp tục học tập và nguyện vọng,<br /> mong muốn học tiếp ở trung tâm.<br /> + Tổ chức các vấn đề cần học thêm của người học:<br /> Những vấn đề cần học thêm của người học mà thực tiễn<br /> đặt ra: Tri thức lí luận và đặc biệt là tri thức ngành nghề<br /> chuyên sâu về một nghề nghiệp; hình thành các kĩ năng,<br /> năng lực chung, chủ yếu là các kĩ năng nghề nghiệp để<br /> hành nghề tốt hơn, phù hợp với thực tiễn.<br /> 2.2.4. QL tác động của bối cảnh đến QLDH ở Trung tâm<br /> GDNN-GDTX theo hướng xây dựng XHHT<br /> 2.2.4.1. Tác động của các yếu tố về chủ trương chính sách,<br /> cơ chế QL của nhà nước với Trung tâm GDNN-GDTX:<br /> Chủ trương chính sách và cơ chế chính sách QL của<br /> Nhà nước đối với loại hình Trung tâm GDNN-GDTX là<br /> yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động<br /> dạy học ở trung tâm theo hướng xây dựng XHHT. Sự<br /> phát triển của trung tâm nói chung và các hoạt động cơ<br /> bản của trung tâm luôn gắn liền và chịu sự chỉ đạo trực<br /> tiếp từ các văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ GD-ĐT.<br /> Thiếu các văn bản đó hoặc hiểu chưa đúng sẽ dẫn đến<br /> việc tổ chức hoạt động nói chung và dạy học nói riêng ở<br /> trung tâm đi không đúng hướng sự phát triển của đất<br /> nước, theo mục đích hành động của trung tâm và<br /> hạn chế chất lượng, hiệu quả hoạt động ở Trung tâm<br /> GDNN-GDTX.<br /> 2.2.4.2. Tác động của sự phát triển khoa học công nghệ<br /> trong giai đoạn hiện nay và sự áp dụng tiến bộ khoa học<br /> kĩ thuật hiện đại vào QL, kinh tế, xã hội<br /> Đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự phát triển<br /> mạnh của công nghệ thông tin vào các lĩnh vực trong đó<br /> <br /> 10<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 422 (Kì 2 - 1/2018), tr 8-11<br /> <br /> có giáo dục; sự phát triển của khoa học kĩ thuật và những<br /> ứng dụng của nó ở tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp. Điều<br /> này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến QLDH ở trung tâm với nội<br /> dung QL các chương trình học dài hạn và ngắn hạn đem<br /> lại các kiến thức nghề nghiệp trực tiếp cho người học, sẽ<br /> giúp cho người học lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vận<br /> dụng được các kiến thức nghề nghiệp trực tiếp vào thực<br /> tiễn cuộc sống đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhờ vậy<br /> việc QLDH theo hướng XHHT sẽ có chất lượng và hiệu<br /> quả hơn.<br /> 2.2.4.3. Tác động của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội<br /> địa phương:<br /> Điều kiện kinh tế văn hóa, xã hội ở địa phương; nhu<br /> cầu của địa phương về ngành nghề xã hội; sự ủng hộ và<br /> mối quan hệ gắn kết của các cấp chính quyền địa<br /> phương với trung tâm giáo dục thường xuyên; trình độ<br /> dân trí và nhu cầu học tập của cộng đồng dân cư là các<br /> yếu tố khách quan trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động<br /> của Trung tâm GDNN-GDTX, đặc biệt là dạy học và<br /> QLDH theo hướng xây dựng XHHT. Do vậy, cần có<br /> những đánh giá về tác động này để có những điều chỉnh,<br /> đổi mới từ hình thức, phương pháp dạy học, phương<br /> tiện dạy học và cơ sở vật chất phục vụ dạy học, chất<br /> lượng dạy học để đạt được các mục tiêu: phát triển<br /> người học tốt nhất, đưa tri thức vào thực tiễn nhanh<br /> nhất; dạy học phù hợp với người học, với địa phương<br /> và động viên mọi người đi học, hình thành nhu cầu học<br /> tập suốt đời cho mỗi thành viên của xã hội.<br /> 2.2.4.4. Tác động của các yếu tố thuộc về Trung tâm<br /> GDNN-GDTX:<br /> - Điều đầu tiên bàn đến lãnh đạo của các nhà QL<br /> ở Trung tâm GDNN-GDTX: nhận thức của các nhà<br /> QL ở Trung tâm GDNN-GDTX về QLDH theo hướng<br /> xây dựng XHHT trong việc nâng cao chất lượng dạy<br /> học và xây dựng XHHT. Tri thức, kinh nghiệm QL,<br /> kĩ năng và năng lực QLDH của nhà QL. Ở đây cán<br /> bộ Trung tâm GDNN-GDTX phải có các phẩm chất<br /> nghề nghiệp của các nhà: nhà QL - nhà sư phạm - nhà<br /> hoạt động xã hội. Sự nhanh nhạy, đánh giá và phân<br /> tích tình hình, định hướng chiến lược và quyết đoán,<br /> năng động của người lãnh đạo sẽ hạn chế được những<br /> mặt tồn tại nhất định của đơn vị mình, nâng cao được<br /> chất lượng QLDH.<br /> - Yếu tố môi trường có thể chỉ ra là: môi trường<br /> tâm lí, sự hợp tác làm việc, sự đồng thuận của cán<br /> bộ, GV ở Trung tâm GDNN-GDTX với lãnh đạo<br /> <br /> trung tâm trong việc QLDH theo hướng xây dựng<br /> XHHT; môi trường làm việc; văn hóa tổ chức;...<br /> 2.2.4.5. Tác động từ mối quan hệ giữa Trung tâm<br /> GDNN-GDTX với các cơ sở giáo dục: Xây dựng mối<br /> quan hệ tốt giữa trung tâm với các cơ sở giáo dục, cơ sở<br /> lao động địa phương có ảnh hưởng rất nhiều đến chất<br /> lượng dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX theo hướng<br /> XHHT như: tạo nguồn đầu vào (người học); đa dạng hóa<br /> người dạy; đáp ứng nhu cầu đào tạo; điều chỉnh nội dung,<br /> chương trình dạy học cho phù hợp với người học, nhu<br /> cầu thực tiễn địa phương;...<br /> 3. Kết luận<br /> QLDH ở Trung tâm GDNN-GDTX theo mô hình<br /> đào tạo CIPO cần thực hiện đồng bộ QL các khâu của<br /> quá trình dạy học: QL các yếu tố đầu vào; QL quá trình<br /> dạy học; QL các yếu tố đầu ra và QL, điều tiết các yếu tố<br /> bối cảnh mà quá trình dạy học diễn ra. Việc QL toàn diện<br /> quá trình dạy học này sẽ có cơ hội và khả năng thu được<br /> những hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy học<br /> tại Trung tâm GDNN-GDTX. Cơ sở lí luận về QLDH<br /> ở trung tâm GDNN-GDTX theo mô hình đào tạo CIPO<br /> là cơ sở khoa học để khảo sát và đánh giá thực tiễn,<br /> từ đó xây dựng các biện pháp QLDH nhằm nâng cao<br /> chất lượng dạy học, góp phần xã hội hóa giáo dục,<br /> xây dựng XHHT.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn<br /> nhân lực trong thế kỉ XXI. NXB Giáo dục Việt Nam.<br /> [2] Harold Kootz - Cyriodonnell - Heinz Weihrich<br /> (1997). Những vấn đề cốt yếu về quản lí. NXB Khoa<br /> học kĩ thuật.<br /> [3] Nguyễn Khắc Hùng (2010). Giáo dục thường xuyên<br /> trong xã hội học tập ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc<br /> gia TP. Hồ Chí Minh.<br /> [4] Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012). Giáo trình<br /> khoa học quản lí và quản lí giáo dục đại cương.<br /> NXB Đại học Sư phạm.<br /> [5] Nguyễn Đức Thắng (2017). Quy trình triển khai hệ<br /> thống chất lượng theo tiếp cận CIPO trong quản lí<br /> thiết bị đào tạo của các trường đại học kĩ thuật trong<br /> quân đội. Tạp chí Giáo dục, số 419, tr 62-64.<br /> [6] Nguyễn Trọng Sơn (2017). Cơ sở khoa học về quản<br /> lí đào tạo nghề theo hướng chuẩn đầu ra đáp ứng<br /> nhu cầu nhân lực. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt<br /> tháng 5/2016, tr 86-89.<br /> [7] Quốc hội (2014). Luật Giáo dục nghề nghiệp. NXB<br /> Tài chính.<br /> <br /> 11<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0