Vận dụng tư tưởng “hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky vào nâng cao chất lượng bài giảng ở các trường Đại học Quân đội hiện nay
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày những nội dung cơ bản trong tư tưởng “Hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky; Vận dụng tư tưởng “Hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky vào nâng cao chất lượng bài giảng ở các nhà trường quân đội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng tư tưởng “hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky vào nâng cao chất lượng bài giảng ở các trường Đại học Quân đội hiện nay
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 73-76 ISSN: 2354-0753 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG “HỆ THỐNG LỚP - BÀI” CỦA J.A. KOMENSKY VÀO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI GIẢNG Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUÂN ĐỘI HIỆN NAY Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng Nguyễn Xuân Sinh Email: sinh74spqs@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 25/3/2020 J.A Komensky's “Class - Lesson System” is of great significance in both Accepted: 15/4/2020 theoretical and practical terms; help learners have good observing methods, Published: 08/5/2020 ability to present problems and apply practical knowledge to learning practice. This teaching method will best promote students' activeness and initiative, Keywords opposing dogmatic experience teaching methods. Therefore, generalizing “Class - Unit system”, J.A Komensky’s class - unit system is the basic to offer solutions to enhance the Komensky, the form of the quality of lectures in the universities in the Army. The paper also generalizes lecture, universities in the the basic contents in Komensky’s class - unit system and offers solutions to Army. enhance the quality of lectures in the universities in the Army. 1. Mở đầu Để đạt được mục đích dạy học, người dạy và người học đều phải phát huy các yếu tố chủ quan của cá nhân (phẩm chất, năng lực…) để xác định nội dung, lựa chọn phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học, trong đó bài giảng là hình thức dạy học cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến các hình thức dạy học khác. Bài giảng được xem là một trong những phương thức truyền tải thông tin hiệu quả và thông dụng nhất tại các nhà trường hiện nay. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học nói riêng, Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (khóa XI) xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” (Ban Chấp hành Trung ương, 2013, tr 124). Quán triệt tư tưởng đó, các cơ sở giáo dục đại học nói chung, các trường đại học trong quân đội nói riêng đã tập trung đổi mới toàn diện và đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học, trong đó thực hiện đa dạng hóa các hình thức dạy học, đổi mới và nâng cao chất lượng bài giảng. Bài giảng và quá trình chuẩn bị bài giảng của giảng viên (GV) là khâu quan trọng nhất, đó là quá trình lao động sáng tạo của từng GV, thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, phương pháp giáo dục, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng học viên (HV). Bài viết nghiên cứu và vận dụng tư tưởng “Hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky vào quá trình nâng cao chất lượng bài giảng ở các nhà trường quân đội hiện nay. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng “Hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky J. A. Komensky (1592-1670), nhà giáo dục Tiệp Khắc, người đã được các chuyên gia sư phạm cho là có công đặt nền móng cho lí luận giáo dục tiên tiến hiện đại và được coi là “nhà giáo của các dân tộc”. Hệ thống tư tưởng về giáo dục của J.A. Komensky đã đặt nền móng cho một nền giáo dục tiên tiến và có ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới; đó cũng là dấu mốc đưa giáo dục trở thành một khoa học độc lập vào thế kỉ XVII. Những tư tưởng giáo dục của J.A. Komensky được trình bày trong tác phẩm “Khoa sư phạm vĩ đại” vẫn còn nguyên giá trị, điều này đòi hỏi các nhà sư phạm phải tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và vận dụng những tư tưởng đó vào công cuộc đổi mới GD-ĐT, giáo dục con người phát triển toàn diện trong thời đại ngày nay. Trong hệ thống tư tưởng của J.A. Komensky, “Hệ thống lớp - bài” là tư tưởng có giá trị to lớn. Kiểu tổ chức dạy học này đòi hỏi chia học sinh thành từng lớp, nội dung theo độ tuổi, lớp có số lượng học sinh nhất định, thời gian học được sắp xếp theo thời khoá biểu, phương pháp lên lớp chủ yếu bằng lời của người dạy cho cả lớp. Kiểu tổ chức dạy học này lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục được Komenski nêu ra là một bước tiến về chất so với kiểu tổ chức dạy học cá nhân trước đó, mà ngày nay chính là hình thức tổ chức dạy học lên lớp. 73
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 73-76 ISSN: 2354-0753 Tư tưởng về “Hệ thống lớp - bài” được J.A. Komensky xác định trong chương XVII của tác phẩm “Phép dạy học vĩ đại” (Khoa sư phạm vĩ đại). Ông khẳng định: “Tạo hóa không phát triển nhảy vọt mà tuần tự từng bước” (Phạm Minh Thụ, 2013, tr 75). Theo ông, hình thức cơ bản nhất của quá trình dạy học chính là hình thức lên lớp hay còn gọi là hình thức lớp - bài. Khi đó, những tiết học được tiến hành trong những khoảng thời gian và không gian xác định như: lên lớp là hình thức tổ chức dạy học theo đơn vị lớp, mỗi lớp 35-40 học sinh cùng lứa tuổi, cùng trình độ, một tiết học kéo dài 45 phút, học sinh ngồi học trong lớp với phương tiện là bàn, ghế, bảng. Tư tưởng về “Hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky tập trung chủ yếu vào những nội dung sau: - Phân chia bài - mục một cách chính xác theo từng lớp, cái gì trước, cái gì sau, cái trước soi đường cho cái sau. J.A. Komensky cho rằng, các lớp học được phân chia theo tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh, gồm những trẻ có sự tương đồng: sinh lí, tâm lí, trình độ, sự phát triển. Ông phân chia bài học (trình độ nội dung) theo đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh. Một chương trình gồm nhiều bài học; một môn học gồm một số bài (“Bài” là đơn vị tri thức của các môn học). Như vậy, đầu vào học như nhau, cùng học một chương trình, học xong có đánh giá kết quả, tạo điều kiện nghỉ giữa kì và cuối năm. - Ông phân chia thời gian biểu hết sức chi li để mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ đều có nhiệm vụ, mục tiêu rõ ràng. Ông cho rằng: “Tôi cam đoan chúng ta sẽ tìm được cái mẹo chẳng những nhằm giúp cho con người biết mình đã học được những gì, mà còn biết xa hơn những điều đã học được, tức là nhanh chóng thâu tóm những lời nói của thầy giáo và các nhà văn, để rồi từ đó, con người biết tự mình phán đoán sự việc” (Phạm Khắc Chương, 2008, tr 39). Vì vậy, ông cũng đặt ra yêu cầu: Chỉ giảng dạy những nội dung có chọn lọc và thật sự bổ ích; Bài vở soạn thảo trên những nên tảng vững vàng; Tất cả những gì học tiếp đều dựa trên những nền kiến thức sẵn có; Tất cả những gì có sự khác nhau đều được lí giải kĩ lưỡng; Tất cả những gì tiếp theo sau đều gắn liền với những điều cơ bản trước đó; Tất cả những gì liên quan, đều phải có sự gắn bó; Mọi nội dung đều được sắp xếp theo mức độ hiểu biết, trí nhớ và ngôn ngữ. Cống hiến lớn nhất của J.A. Komensky là những cuốn sách viết về phương pháp dạy học mà sau này chúng ta gọi là “lí luận sư phạm”. Xuất phát từ những kinh nghiệm thực tiễn và quan niệm triết lí về giáo dục của mình, J.A. Komensky đã tạo ra một hệ thống giáo dục khép kín bao gồm: phương hướng, nội dung cơ bản và những bước đi tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó trong công việc giáo dục con người từ bé đến khi trưởng thành. Theo ông, con người sinh ra mà không được học, không được sự giáo dục của nhà trường và xã hội thì lớn lên chẳng khác nào những cây mọc hoang dại, sẽ không có khả năng hành động theo đúng mục tiêu của lẽ sống, sẽ không nhìn rõ cái thiện và dễ sa vào cái ác, cái tội lỗi… Cho dù con người là một sinh vật khôn ngoan nhất trong thế giới vạn vật, nhưng nếu không được học hành sẽ không có ánh sáng trí tuệ soi đường - cái mà tạo hóa đã ban cho con người. Tư tưởng về “Hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky có ý nghĩa to lớn về cả phương diện lí luận và thực tiễn. Tư tưởng đó thể hiện việc phân chia độ tuổi tương ứng với các cấp học, chứng tỏ sự hiểu biết sâu sắc của ông đối với đặc điểm tâm - sinh lí học sinh và sự phân chia ấy cũng rất sát hợp với sự phân chia lứa tuổi học sinh trong nền giáo dục hiện đại. 2.2. Vận dụng tư tưởng “Hệ thống lớp - bài” của J.A. Komensky vào nâng cao chất lượng bài giảng ở các nhà trường quân đội Vận dụng tư tưởng giáo dục của J.A. Komensky vào nâng cao chất lượng bài giảng ở các trường đại học trong quân đội là việc đem tư tưởng áp dụng vào thực tiễn quá trình dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, hướng tới mục tiêu tổ chức quá trình dạy học đạt hiệu quả cao. Để vận dụng tư tưởng “Hệ thống lớp - bài” có hiệu quả, các trường đại học quân đội cần tập trung làm tốt những biện pháp sau: 2.2.1. Nâng cao nhận thức của các lực lượng sư phạm về hình thức bài giảng Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu, bởi nhận thức là cơ sở của hành động, nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm ở các nhà trường quân đội, nhất là đội ngũ GV, HV là việc làm cần thiết đầu tiên. Việc thực hiện tốt hình thức bài giảng chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi đội ngũ GV, HV ở các trường đại học quân đội nhận thức được đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của bài giảng, đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm trong tự bồi dưỡng nâng cao hiểu biết của mình về hình thức dạy học quan trọng này. Thực hiện nâng cao chất lượng lên lớp với bước đi, lộ trình và biện pháp cụ thể, đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện, thống nhất cả về nhận thức và hành động, cả GV và HV. Bài giảng là một hình thức chủ yếu ở các nhà trường quân đội. Vì vậy, hiện nay các nhà trường như: Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Đại học Chính trị… đã tập trung nâng cao chất lượng bài giảng. Các nhà trường đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của GV trong việc nâng cao chất lượng bài 74
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 73-76 ISSN: 2354-0753 giảng. Ví dụ, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo án, bài giảng, tạo chuyển biến trong từng GV, các bộ môn. Mỗi GV phải tự lựa chọn cho riêng mình mỗi năm một bài giảng chuyên sâu để Khoa, các bộ môn phát huy vai trò trong thông qua giáo án, dự giờ, kiểm tra giảng… nhằm từng bước nâng cao chất lượng bài giảng. 2.2.2. Chỉ đạo bồi dưỡng kĩ năng thiết kế bài giảng cho đội ngũ giảng viên Bồi dưỡng kĩ năng thiết kế bài giảng cho đội ngũ GV được hiểu là những thao tác thuần thục của GV khi tiến hành thiết kế bài giảng. Mỗi bài giảng, GV chú ý thiết kế mục tiêu về nhận thức, mục tiêu kĩ năng và thái độ; chú ý nhấn mạnh các mục tiêu lĩnh hội kiến thức ở nhiều môn học và các kĩ năng xuyên môn (sử dụng kiến thức kĩ năng của nhiều môn học để giải quyết các tình huống trong thực tiễn) và quan tâm đến phát triển các kĩ năng xã hội cho người học. Nội dung của bài giảng đề cập đến cả chiều rộng lẫn chiều sâu của các vấn đề nghiên cứu; từ lịch sử vấn đề, đến các quan điểm khác nhau, những thành tựu mới nhất của khoa học, kể cả những vấn đề đang tranh luận; những vấn đề đặt ra trong thực tiễn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu... Trong bài giảng, GV nên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó chú trọng các phương pháp dạy học tích cực như: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận, tranh luận trong phạm vi cả lớp, đặc biệt là theo nhóm. Hiện nay, việc giảng dạy của GV được xác định là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các nhà trường quân đội. GV giảng gì và giảng như thế nào phải được thiết kế rõ trong giáo án bài giảng. Ví dụ, trong giáo án bài giảng Tư tưởng J.A. Komensky về giáo dục, GV có thể thiết kế phần tiểu sử và những cống hiến của ông bằng phương pháp cho HV xem clip ngắn về cuộc đời của ông; phần tìm hiểu tư tưởng có tư tưởng dùng cách phân tích; có tư tưởng định hướng cho HV tự nghiên cứu hoặc phân chia ra các nhóm học tập và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu sâu về tư tưởng của J.A. Komensky. 2.2.3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong tổ chức thực hiện bài giảng chuyên đề ở Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Các khoa giáo viên cần tổ chức thực hiện giảng dạy theo chương trình đã được phê duyệt, chỉ đạo các Bộ môn và từng GV đổi mới nội dung dạy học của bộ môn, soạn giáo án theo hướng phát triển năng lực cho HV. Tổ chức quán triệt, bồi dưỡng cho GV trong khoa về đổi mới phương pháp dạy học. Duy trì nghiêm chế độ thông qua bài giảng cả về nội dung, phương pháp dạy học, những bài giảng chưa đạt, nội dung còn nặng về cung cấp kiến thức đơn thuần, phương pháp dạy học “xuôi chiều” yêu cầu GV chuẩn bị lại. Thực hiện seminar khoa học, thông tin khoa học theo kế hoạch, tập trung vào các vấn đề đổi mới nội dung dạy học theo hướng phát triển năng lực, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng bồi dưỡng phương pháp học tập cho HV. Bộ môn chịu trách nhiệm trước Khoa về việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc GV trong bộ môn thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo sự chỉ đạo của Khoa, bám sát chương trình đã được phê duyệt. GV phải phát huy tính tích cực, chủ động trên cơ sở nắm chắc mục đích, yêu cầu đào tạo, chương trình đã được phê duyệt và đối tượng HV nghiên cứu, tìm tòi đổi mới nội dung, phương pháp dạy học trong từng chuyên đề bài giảng, từng hình thức dạy học nhằm kích thích tính tích cực nhận thức, phát triển tối đa năng lực, bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV. Bài giảng là hình thức dạy học mà trong đó thể hiện vai trò của GV và HV trong sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học. Vì vậy, các chủ thể quản lí ở các nhà trường cần phát huy vai trò của từng lực lượng sư phạm, đặc biệt là GV và HV trong phối hợp, tương tác dạy và học. Ví dụ, nếu các chủ thể vận dụng phương pháp dạy học nhóm trong hình thức bài giảng, cần phát huy vai trò của GV trong thiết kế giáo án, lựa chọn nội dung cho các nhóm, phân chia và giao nhiệm vụ cho các nhóm. HV phải tích cực tự nghiên cứu, tìm tòi nội dung theo sự phân công của GV; phát biểu ý kiến để hoàn thiện nội dung, đồng thời tích cực phản biện các nội dung của nhóm khác. 2.2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV theo hướng đánh giá năng lực và tính sáng tạo - Đổi mới khâu ra đề thi và đáp án thi: Các trường đại học quân đội cần chỉ đạo các Khoa đổi mới cách ra đề thi và đáp án chấm thi theo hướng đánh giá quá trình và khả năng vận dụng kiến thức, tư duy sáng tạo của HV. Các Khoa, bộ môn và GV chịu trách nhiệm ra đề thi theo hướng tổng hợp, không ra đề thi dạng các câu hỏi tái hiện kiến thức; câu hỏi thi cần có phần vận dụng sáng tạo của HV. Đáp án thi không nên tập trung điểm ở phần kiến thức cơ bản, nên có điểm vận dụng tương đương với điểm kiến thức cơ bản và có điểm đánh giá cách trình bày sáng tạo của HV. - Đổi mới cách đánh giá kết quả học tập: Các trường đại học quân đội cần tổ chức đánh giá chính xác kết quả học tập của HV qua nhiều kênh thông tin khác nhau: thông qua theo dõi, nắm bắt của đội ngũ cán bộ quản lí; thông qua thông tin ngược từ HV; thông qua phản ánh của cơ quan và các khoa giáo viên. Những HV có kết quả học tập tốt cần được báo cáo trước toàn Hệ về kinh nghiệm thực hiện học theo bài giảng chuyên đề. Các khoa giáo viên chỉ 75
- VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 73-76 ISSN: 2354-0753 đạo GV có quan điểm đúng trong đánh giá kết quả học tập của HV. Các bài thi của HV trình bày tuy không đúng theo đáp án nhưng có sự sáng tạo thì có thể khuyến khích... Việc đổi mới cách ra đề, cách chấm thi, đánh giá kết quả học tập của HV phải đồng bộ. Ví dụ, khi ra đề thi “mở”: Phân tích hoặc lập luận để phản bác các ý kiến sai trái như: Có quan điểm cho rằng, nhà trường đứng ngoài chính trị. Bằng lí luận về tính giai cấp của giáo dục, đồng chí hãy phản bác quan điểm trên? hoặc: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn/Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Đồng chí hãy chứng minh nhận định trên?, GV sẽ đánh giá được sự sáng tạo, phân tích lập luận chặt chẽ; không đánh giá kiến thức đơn giản mà đánh giá sự vận dụng, sự sáng tạo của HV. 3. Kết luận Để phát huy cao nhất tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HV, hình thành và phát triển hệ thống kĩ năng tự học, kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của xã hội… đòi hỏi GV phải thường xuyên nâng cao chất lượng bài giảng. Những tư tưởng giáo dục của J.A. Komensky không chỉ có giá trị trong lịch sử mà còn có những giá trị trong thực tiễn hiện nay. Để nâng cao chất lượng dạy học, các trường đại học quân đội lựa cần chọn nhiều khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng GD-ĐT, trong đó phải vận dụng những tư tưởng có giá trị của các nhà giáo dục trong dạy học. Việc khái quát và khẳng định giá trị tư tưởng giáo dục của J.A. Komensky như trên là cơ sở để đề xuất các giải pháp vận dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hình thức bài giảng ở các trường đại học trong quân đội nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cao của hệ thống GD-ĐT hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi GV phải thường xuyên cải tiến bài giảng, hàng năm, GV phải xây dựng bài giảng mới cho môn học; đảm bảo bài giảng phải thể hiện được mọi hoạt động của GV; nội dung kiến thức đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính vừa sức, khai thác sâu, mở rộng kiến thức trọng tâm; hệ thống câu hỏi vừa sức, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, có tính gợi mở, định hướng rõ ràng, câu hỏi ngắn gọn, không mập mờ và phải đảm bảo tính kích thích tư duy sáng tạo của HV. Tài liệu tham khảo Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bộ Quốc phòng (2013). Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011-2020. NXB Quân đội nhân dân. Bộ Quốc phòng (2016). Điều lệ Công tác nhà trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân. Bộ Tổng Tham mưu, Cục Nhà trường (2006). Từ điển Giáo dục học quân sự. NXB Quân đội nhân dân. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Nguyễn Quốc Trị (2013). Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Đại học Sư phạm. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2004). Lí luận dạy học đại học. NXB Đại học Sư phạm. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (2007). Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Đại học Sư phạm. John Vũ (2016). Giáo dục trong thời đại tri thức. NXB Lao động. Nguyễn Công Khanh (chủ biên, 2016). Giáo trình Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. Nguyễn Lân (1958). Lịch sử giáo dục thế giới. NXB Giáo dục. Nguyễn Thị Tuyết (2008). Tiêu chí đánh giá giảng viên. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 24, tr 131-135. Phạm Khắc Chương (2008). J.A. Komensky - Ông tổ của nền giáo dục hiện đại. NXB Đại học Sư phạm. Phạm Minh Hạc, Thái Duy Tuyên (2012). Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kì đổi mới và hội nhập. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật. Phạm Minh Thụ (2013). Lịch sử giáo dục thế giới và Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân. Thái Duy Tuyên (1999). Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. NXB Giáo dục. Trần Thị Bích Liễu (2007). Đánh giá chất lượng giáo dục: Nội dung - Phương pháp - Kĩ thuật. NXB Đại học Sư phạm. 76
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành
73 p | 11488 | 3105
-
TIỀU LUẬN "ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY"
15 p | 1530 | 614
-
TIỂU LUẬN "VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM"
6 p | 1684 | 545
-
BÀI TIỂU LUẬN: ĐỊNH HƯỚNG VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÊ VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI HIỆN NAY
15 p | 365 | 129
-
Nhà nước và pháp luật - Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 1
81 p | 202 | 41
-
Nhà nước và pháp luật - Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 2
28 p | 212 | 32
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay
7 p | 59 | 15
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và sự vận dụng trong xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay: Phần 2
142 p | 15 | 9
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, công chức trong bối cảnh mới
7 p | 21 | 9
-
Giá trị văn hóa tư tưởng của người anh thể hiện trong giáo trình New Headway - Intermediate
5 p | 191 | 6
-
Vận dụng tư tưởng của V.I. Lênin trong việc hoàn thiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay
10 p | 80 | 5
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức và ý nghĩa trong việc sử dụng, đào tạo đội ngũ trí thức ở việt nam hiện nay
7 p | 64 | 5
-
Bàn thêm về nội dung dân chủ trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh và việc vận dụng nội dung đó trong dự thảo Hiến pháp (năm 2013) ở nước ta hiện nay
8 p | 83 | 4
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên trong giáo dục sinh viên tại trường Cao đẳng Kinh tế Tài chính Thái Nguyên
8 p | 57 | 3
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật: Phần 2
28 p | 6 | 3
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục vào việc rèn luyện tư duy phản biện của sinh viên hiện nay
6 p | 7 | 3
-
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay
9 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn