Mai Văn Cẩn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
98(10): 85 - 89<br />
<br />
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI ANH<br />
THỂ HIỆN TRONG GIÁO TRÌNH NEW HEADWAY – INTERMEDIATE<br />
Mai Văn Cẩn*<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Giáo trình New Headway – Intermediate là một giáo trình hay đang được dùng làm sách học tiếng<br />
Anh phổ biến ở Việt Nam. Nó không chỉ cung cấp cho người học các chất liệu ngôn ngữ như ngữ<br />
âm, từ vựng, ngữ pháp mà còn một loạt các giá trị văn hóa và tư tưởng. Đó là thông tin về sự phát<br />
triển khoa học kỹ thuật, phương pháp giáo dục thế hệ trẻ về lối sống, giữ gìn phát huy bản sắc văn<br />
hóa dân tộc và cách bảo vệ môi trường sống an toàn, quan niệm về hạnh phúc và một loạt các vấn<br />
đề phát sinh trong cuộc sống đến sự quyến rũ tai hại của đồng tiền đối với con người. Sử dụng<br />
cuốn sách này, giáo viên nên hướng dẫn sinh viên đi khai thác các giá trị đó để mà họ có thể hiểu<br />
được chiều sâu ngôn ngữ và cái hay, cái đẹp của xã hội Anh đương thời.<br />
Từ khóa: Giá trị văn hóa, tư tưởng của người Anh, giáo trình New Headway<br />
<br />
Bước vào thời kỳ hội nhập với các nước trong<br />
khu vực và trên toàn thế giới, sinh viên Việt<br />
Nam đã và đang học tiếng Anh để có phương<br />
tiện giao tiếp cũng như để tiếp cận với thế<br />
giới khoa học. Nắm bắt được nhu cầu này,<br />
một loạt sách học tiếng Anh đã được nhập<br />
vào Việt Nam và trở thành nguồn tư liệu có<br />
giá trị. Một trong những giáo trình để dạy phổ<br />
biến cho sinh viên Việt Nam và học viên cao<br />
học trong trường đại học hiện nay là giáo<br />
trình New Heaway. Mỗi giáo trình không chỉ<br />
là một nguồn để dạy ngữ âm, từ vựng, ngữ<br />
pháp mà đằng sau nó còn chứa đựng biết bao<br />
giá trị khác nữa. Để tìm ra những giá trị này,<br />
phạm vi nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ<br />
không còn dừng lại ở cấp độ câu mà là cả bài<br />
khóa. Theo Halliday, Hasan(2), Gerot (1)…,<br />
việc phân tích bài khóa không chỉ nhằm tìm<br />
ra cấu trúc của nó, mà còn chỉ ra giá trị văn<br />
hóa, tư tưởng và một loạt các mối quan hệ xã<br />
hội được thể hiện trong bài. Khi người học đã<br />
đạt đến một trình độ nhất định (trình độ B và<br />
C theo khung tham chiếu Châu ÂU)(5), người<br />
thầy cần hướng dẫn họ đi tìm hiểu và khai<br />
thác được những giá trị này để thấy hết được<br />
chiều sâu ngôn ngữ, cái hay cái đẹp của xã<br />
hội nói thứ tiếng đó. Đồng thời, họ có thể<br />
rút ra bài học cho riêng mình và có quan<br />
điểm về thế giới quan, nhân sinh quan<br />
tương đối rõ ràng.*<br />
*<br />
<br />
Tel: 0914 833765, Email: maivcan@gmail.com<br />
<br />
Tập New Headway – Intermediate(4) là giáo<br />
trình mang đến cho cả người dạy và người<br />
học nhiều điều thú vị, đặc biệt là phần bài<br />
khóa (được dùng cho kỹ năng đọc hiểu). Với<br />
bài khóa số một, tác giả cho rằng 7 kỳ quan<br />
của thế giới cổ đại chỉ là những tòa nhà hay<br />
bức tượng và 7 kỳ quan của thế giới hiện đại<br />
là sản phẩm của khoa học kỹ thuật, cụ thể là<br />
máy tính, tàu du hành vũ trụ, thành tựu phát<br />
triển y học, phương tiện giao thông, thế vận<br />
hội Ô-lim-píc, sự phát triển nông nghiệp và<br />
bom nguyên tử. Đằng sau việc cung cấp<br />
thông tin này, tác giả muốn chỉ ra vai trò của<br />
khoa học kỹ thuật. Chính nó làm cho cuộc<br />
sống của chúng ta tồn tại, phát triển và trở nên<br />
hiện đại, an toàn hơn, mang tính người nhiều<br />
hơn. Xã hội con người đã phát triển từ chỗ<br />
thiếu ăn, cả làng ở Pháp chết đói vào năm<br />
1709, đến nay họ không thể ăn hết được<br />
lương thực mà họ sản xuất ra. Ngay đầu thế<br />
kỷ 20, tuổi thọ trung bình ở châu Âu chỉ là 50<br />
thì nay đã tăng lên 75 nhờ có thuốc và một số<br />
căn bệnh gây tử vong đã được kiểm soát.<br />
Trong bao thế kỷ, việc đi trên mặt trăng chỉ là<br />
mơ ước thì nay đã trở thành hiện thực. Nhờ<br />
có phương tiện giao thông hiện đại, người ta<br />
có thể đi hết nước này đến nước khác trong<br />
ngày nghỉ và sống ở quốc gia này nhưng làm<br />
việc ở quốc gia khác…. Tất cả đều nhờ có<br />
khoa học kỹ thuật, sản phẩm của con người.<br />
Thông điệp ở đây cần rút ra là mỗi chúng ta<br />
hãy làm việc, nghiên cứu và động não để góp<br />
85<br />
<br />
Mai Văn Cẩn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
phần xây dựng thế giới hiện đại hơn, an toàn<br />
hơn và làm chủ cuộc sống của mình, biến ước<br />
mơ tưởng như không thể đến hiện thực.<br />
Hình ảnh đẹp về người Anh hiện đại cũng<br />
được khắc họa trong giáo trình này (trong<br />
các bài khóa số hai). Hạnh phúc là niềm khát<br />
khao của toàn nhân loại. Theo số liệu điều<br />
tra trong xã hội Anh, Mr Happy (người hạnh<br />
phúc) là người có độ tuổi nằm giữa 35 và 54,<br />
có nghề nghiệp ổn định, có nhà riêng, có gia<br />
đình và hai con, được thư giãn giải trí vào<br />
thời gian rỗi, sau khi làm việc hết mình được<br />
giao lưu với bạn bè và chăm sóc các con vật<br />
nuôi, hàng năm được đi nước ngoài hai ba<br />
lần. Trong gia đình họ, người chồng là trụ<br />
cột chính làm kinh tế còn người vợ có làm<br />
việc nhưng phải quán xuyến việc gia đình,<br />
trông nom con cái và chịu thiệt thòi. Một<br />
người Anh khác nữa là bà sơ Beckett, một<br />
con chiên ngoan đạo tuyệt đối trung thành<br />
với Chúa. Ở độ tuổi 65 rồi mà không biểu<br />
hiện chút già nua chậm chạp, vẫn đi các<br />
nước để tìm hiểu văn hóa nghệ thuật và làm<br />
chương trình cho đài truyền hình BBC. Cái<br />
mà ta đáng học ở bà là lòng trung thành, đức<br />
tin và sự say sưa miệt mài, yêu lao động<br />
sáng tạo và lòng từ thiện.<br />
Mỗi nhân vật ta gặp trong bài khóa số ba xuất<br />
thân trong những gia đình khác nhau. Có<br />
người rơi vào hoàn cảnh éo le trắc trở, có<br />
người được bố mẹ cưng chiều từ nhỏ, nhưng<br />
họ đều trở thành những người nổi tiếng. Đó là<br />
Agatha Christie, Pablo Picasso và Scott<br />
Joplin.Tiểu thuyết gia vĩ đại Agatha Christie,<br />
sinh ra trong một gia đình nghèo khó và mồ<br />
côi bố từ khi 11 tuổi, đã sản sinh được 79<br />
cuốn tiểu thuyết về đề tài trinh thám. Những<br />
lúc u ám nhất trong cuộc đời bà thì lại là thời<br />
điểm bà viết ra những cuốn tiểu thuyết kiệt<br />
tác. Hơn nữa, bà còn thành lập riêng một nhà<br />
hát kịch ở Luân Đôn mà hiện nay vẫn đang<br />
diễn những vở để đời của bà. Pablo Picasso<br />
(người Tây Ban Nha), nhà vẽ tranh thiên tài<br />
của thế giới, không bị cuốn hút vào dòng vẽ<br />
tranh truyền thống mà tự sáng tạo ra một kiểu<br />
vẽ tranh của riêng mình. Yêu hòa bình, phê<br />
phán chiến tranh, cảnh báo cho cả thế giới<br />
biết về sự tàn phá của chiến tranh, ông đã làm<br />
86<br />
<br />
98(10): 85 - 99<br />
<br />
kiệt tác Gernica năm 1937. Với trên 6000 bức<br />
tranh do ông để lại có giá một bức cũng vài<br />
triệu bảng Anh thì ta có thể thấy gia tài của<br />
ông lớn đến mức nào. Scott (người Mỹ gốc<br />
Phi), một thần đồng âm nhạc, sinh ra trong<br />
một gia đình âm nhạc nghèo khó, lại mồ côi<br />
mẹ khi 14 tuổi và phải tự bươn chải cuộc sống<br />
từ đây. Trong môi trường đầy phức tạp của<br />
mặt sông Mississippi, xứ giang hồ của kẻ<br />
đánh bạc, thủy thủ và côn đồ, tính mạng của<br />
người lương thiện có thể bị đe dọa vào bất kỳ<br />
thời điểm nào khi người ta giải quyết mọi vấn<br />
đề đều bằng bạo lực lại là nơi chàng trai trẻ<br />
thể hiện tài hoa âm nhạc. Ông đã sáng tác ra<br />
dòng nhạc của riêng mình có tên Ragtime, là<br />
sự pha trộn 2 dòng nhạc (1 của người da trắng<br />
và 1 của người da đen). Dòng nhạc này đã<br />
làm cuộc đời ông rạng rỡ và ông trở thành<br />
người độc nhất vô nhị có thể xua đi bạo lực<br />
trên mặt Sông mỗi khi người ta nghe thấy<br />
tiếng nhạc của ông, xóa nhòa đi sự phân biệt<br />
chủng tộc và đưa những người khác nhau về<br />
màu da đến gần nhau hơn. Tất cả những<br />
người nổi danh này đều có một điểm giống<br />
nhau là yêu lao động, say sưa miệt mài với<br />
nghề nghiệp của mình và hướng thiện. Chính<br />
họ đã dùng nghệ thuật để chinh phục lòng<br />
người, cảm hóa con người, đưa con người tiến<br />
tới thế giới hòa bình.<br />
Bài khóa số 4 (A World Guide to Good<br />
Manners – How not to behave badly abroad)<br />
lại chỉ ra sai sót của người Anh khi chủ quan<br />
cho rằng họ không cần học về văn hóa của<br />
các nước khác khi ngôn ngữ của họ đã trở<br />
thành ngôn ngữ khá phổ biến và hầu hết<br />
người học đều biết về văn hóa Anh, nhưng rồi<br />
họ đã phải thay đổi suy nghĩ của mình khi<br />
ngày càng nhiều nước gia nhập vào khối<br />
EEC. Trọng tâm của bài chỉ ra rằng, để hội<br />
nhập với các nước trong khu vực cũng như<br />
toàn thế giới, ta cần hiểu biết về nền văn hóa<br />
của họ, tôn trọng bản sắc văn hóa của họ là<br />
tôn trọng con người họ. Người Đức có thói<br />
quen rất đúng giờ, người Mỹ thì hay đến<br />
trước thời điểm đã hẹn hay người Nhật thì đề<br />
cao chuyện môn đăng hậu đối (seniority),<br />
không có thói quen bắt tay khi gặp nhau mà<br />
<br />
Mai Văn Cẩn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
thay bằng cúi chào để thể hiện sự tôn kính,<br />
đón nhận mọi thứ đều dùng hai tay… Kết<br />
thúc bài này là một loạt những điều dạy ta<br />
“nhập gia tùy tục”. Đây thực sự là những điều<br />
bổ ích đối với người Việt vì chúng ta đang<br />
trong giai đoạn hội nhập. Chúng ta cần làm<br />
bạn với tất cả các nước, cần tránh những cú<br />
sốc không đáng có trong giao tiếp ứng sử.<br />
Bài 5 có hình ảnh đôi vợ chồng người Anh<br />
dắt một chú chim cánh cụt đi chơi trên phố.<br />
Hình ảnh này cho thấy người ta yêu con vật,<br />
tôn trọng những động vật và quý chúng như<br />
trẻ con. Đây cũng là hình ảnh nhắc ta cần bảo<br />
vệ môi trường qua hành động cụ thể. Còn<br />
phần đọc hiểu nói về một gia đình người Mỹ<br />
đến châu Âu du lịch lần đầu tiên thì nó mang<br />
màu sắc văn hóa Mỹ, chúng tôi không muốn<br />
bàn đến trong bài viết này.<br />
Bài khóa trong bài 6 là lời than phiền rằng:<br />
Các món ăn cũng là một phần bản sắc văn hóa<br />
dân tộc nhưng người Anh đã bị mất các món<br />
ăn truyền thống của mình và trên đất Anh<br />
hiện nay tràn ngập các nhà hàng của người<br />
nước ngoài và gần như không có nhà hàng<br />
nào của người Anh. Tác giả giải thích điều<br />
này đã xảy ra vì từ thời La Mã đến giờ, nước<br />
Anh đều mua lương thực của nước ngoài và<br />
nước Anh nằm ở nơi đất đai màu mỡ, quanh<br />
năm cây cỏ xanh tươi, họ có thể sản xuất<br />
được thịt, rau hoa quả có chất lượng tốt nhất,<br />
không cần phải cho thêm gia vị nào để ngụy<br />
trang món ăn truyền thống của mình, nhưng<br />
khi Chiến tranh Thế giới thứ II nổ ra, không<br />
quốc gia nào bán lương thực cho nước Anh và<br />
người Anh phải tự sản xuất lương thực cho<br />
mình, họ đã đánh mất cách nấu ăn truyền<br />
thống xưa kia để thích nghi với thời gian khó,<br />
thắt lưng buộc bụng. Vốn là đất nước chỉ<br />
quen phát triển công nghiệp suốt hai thế kỷ<br />
qua, họ không thể sản xuất đủ được nhu<br />
lương thực thay thế cho ngoại nhập. Họ đã<br />
phải chứng kiến cảnh các món ăn của người<br />
nước ngoài bán tràn ngập trên đất Anh và họ<br />
đã mất bản sắc dân tộc về ẩm thực truyền<br />
thống. Đây là hồi chuông cảnh báo cho bất kỳ<br />
quốc gia nào về hậu quả của chiến tranh và<br />
vấn đề an ninh lương thực.<br />
<br />
98(10): 85 - 89<br />
<br />
Ở bài khóa 7, chúng ta được gặp 3 người Anh<br />
đại diện cho giới trẻ hiện nay có xu hướng tự<br />
tìm việc cho bản thân dựa vào sở thích và<br />
năng lực cá nhân của mình. Họ là những<br />
người sinh ra trong những gia đình khá giả,<br />
bố mẹ có vị trí trong xã hội và muốn con cái<br />
đi theo nghề của mình, học đại học ở những<br />
trường có tiếng nhưng họ đều không thể thay<br />
đổi những quyết định chọn nghề của con<br />
mình. Cuối cùng, họ đều phải thừa nhận thế<br />
hệ trẻ ngày nay năng động, biết làm chủ cuộc<br />
đời chứ không nhất thiết cứ phải theo sự sắp<br />
đặt của bố mẹ và nếp nghĩ của bố mẹ không<br />
còn phù hợp với thời đại. Họ vui khi con cái<br />
họ đều có việc làm và nhìn thấy con mình yêu<br />
nghề đã chọn. Bài học ở đây cần rút ra là cần<br />
để cho thế hệ trẻ được làm chủ bản thân, tự<br />
quyết định cuộc đời khi đến tuổi trưởng<br />
thành. Nét văn hóa của giới trẻ ngày nay là<br />
độc lập trong suy nghĩ, có bản lĩnh vững vàng<br />
và ý thức được quyền công dân của mình.<br />
Sang bài 8 với tiêu đề: “Who wants to be a<br />
millionaire?”, là bài học mang tính giáo dục<br />
về nhìn nhận vấn đề đồng tiền sao cho đúng.<br />
Ai cũng muốn trở nên giàu có và khi đạt được<br />
mà quên một điều rằng mình là ai, đứng ở vị<br />
trí nào trong xã hội, coi đồng tiền là trên hết<br />
thì đều phải chịu bất hạnh và lại ước ao giá<br />
mà trở lại được điểm xuất phát ban đầu. Bài<br />
khóa này đã chỉ ra rằng cuộc sống của chúng<br />
ta gồm rất nhiều thành tố: việc làm, nhà ở,<br />
bạn bè, trò giải trí… Tất cả đều có tầm quan<br />
trọng như nhau, không hơn không kém. Khi<br />
ta đề cao cái này mà hạ thấp cái kia là ta đang<br />
tự phá vỡ cuộc sống của mình. Tiền chỉ là<br />
phương tiện phục vụ cuộc sống nhưng không<br />
quyết định được tất cả mọi thứ cần thiết cho<br />
cuộc sống. Trong bài chúng ta cũng gặp<br />
những người nghĩ rằng có tiền thì có tất cả và<br />
họ có thể đổi đời một cách nhanh chóng sau<br />
một lần trúng xổ số, nhưng ngược lại, chỉ sau<br />
một thời gian ngắn, họ đã mất tất cả. Lại có<br />
một nhân vật mà trúng xổ số nhưng không<br />
muốn thay đổi cuộc sống của mình trong khi<br />
các thành viên khác của gia đình đều đã dự<br />
định mua cái này cái nọ và ông ta rơi vào<br />
cảnh bị cô lập, mọi người xa lánh.<br />
87<br />
<br />
Mai Văn Cẩn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Bài khóa số 9, nói về một người chăn cừu ở<br />
dãy An-Pơ một mình lang thang ở một nơi vô<br />
cùng khắc nghiệt, không cây gì sống được<br />
ngoài cỏ dại. Ông đã cải tạo vùng xa mạc này<br />
bằng cách hàng ngày đi gieo hạt sồi vào trong<br />
đất. Cho dù con số nảy mầm và phát triển<br />
thành cây là rất ít, với sự cần cù, theo thời<br />
gian mấy chục năm, các cây của ông phát<br />
triển thành khu rừng che phủ diện tích hàng<br />
chục cây số vuông. Người đàn ông này yêu<br />
rừng đến mức khi biết đàn cừu phá cây non,<br />
ông đã bán hết cừu đi để bảo vệ cây. Khi có<br />
khu rừng xum xuê thì không còn cảnh hoang<br />
mạc ngày xưa, có nước và một số gia đình<br />
đến định cư nơi mà đã từng là đất chết. Như<br />
vậy, ông đã mang lại hạnh phúc cho bao<br />
người. Đây thực sự là bài học có giá trị, dạy<br />
chúng ta tích cực trồng cây để bảo vệ môi<br />
trường, góp phần mang lại sự sống cho cộng<br />
đồng và cho thế hệ con cháu về sau. Đằng sau<br />
câu chuyện này còn ẩn chứa một ý nghĩa nhân<br />
văn sâu sắc rằng con người hoàn toàn có thể<br />
bảo vệ được mình, tránh được hiểm họa thiên<br />
tai đe dọa như hạn hán, lũ lụt khi biết cùng<br />
nhau hành động đúng ngay từ hôm nay trước<br />
khi vấn đề bảo vệ môi trường trở nên vô<br />
phương cứu chữa.<br />
Đến bài 10, chúng ta thấy ở nước Anh có<br />
được bằng lái ô tô là một điều vô cùng khó.<br />
Peter đã học đi học lại suốt 17 năm mới có<br />
được. Một vấn đề xã hội khác được bàn đến<br />
trong bài là chủ đề hút thuốc lá. Ai cũng biết<br />
hút thuốc là có hại cho sức khỏe, nhưng<br />
không có quốc gia nào đóng cửa tất cả các<br />
nhà máy thuốc lá của mình bởi lẽ các nhà<br />
máy này đều mang lại nguồn thu lớn về thuế<br />
cho chính phủ và họ còn tài trợ cho các hoạt<br />
động xã hội khác trong lĩnh vực thể thao.<br />
Người nghiện thuốc lá cũng khảng định rằng<br />
việc hút thuốc là quyền và sở thích của họ.<br />
Như vậy hút thuốc hay không là sự lựa chọn<br />
của mỗi cá nhân. Chi tiết này cho thấy người<br />
Anh có tư tưởng bảo thủ, rất khó có thể từ bỏ<br />
một thói quen hay sở thích của mình dù biết<br />
nó có hại cho sức khỏe của bản thân.<br />
Bài đọc trong bài 11, cung cấp thông tin khoa<br />
học và lý giải một số hiện tượng xã hội trong<br />
cuộc sống: Tại sao nữ có tuổi thọ cao hơn<br />
88<br />
<br />
98(10): 85 - 99<br />
<br />
nam, những cái gì trên trái đất có thể nhìn<br />
thấy được từ trong vũ trụ, cá heo thông minh<br />
đến mức nào, lý giải một số điều mê tín trong<br />
cuộc sống…hay tại sao ở nước Anh người ta<br />
đi ở bên trái.<br />
Bài 12 tập trung vào chủ đề gia đình. Gia đình<br />
người Anh thường có hai thế hệ sống cùng<br />
nhau: bố mẹ và con cái. Khi bố mẹ có những<br />
bất hòa và to tiếng mà hàng xóm biết được thì<br />
họ thể hiện sự khó chịu và chỉ muốn gia đình<br />
đó tan vỡ. Bài học ở đây là những gì thuộc về<br />
riêng tư thì không nên để hàng xóm biết và<br />
không nên để những người xung quanh mình<br />
thành nạn nhân chịu đựng. Lời bình: Qua 12<br />
bài trên, ta thấy được phần nào về văn hóa<br />
của người Anh. Yếu tố con người là chủ nhân<br />
của mọi nền văn hóa. Văn hóa được biểu hiện<br />
ở đây là nếp nghĩ, niềm tin, hành vi ứng xử và<br />
cách nhìn nhận mọi vấn đề phát sinh trong<br />
cuộc sống hiện tại. Cộng đồng người Anh là<br />
một trong những cộng đồng sớm có ý thức về<br />
việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân<br />
tộc. Mỗi bài học trong tập giáo trình này đều<br />
làm cho người học cảm thấy hồn dân tộc<br />
trong con người Anh. Đọng lại cho học viên<br />
sau khi học xong tập giáo trình này là niềm<br />
tin vào sức mạnh của khoa học kỹ thuật mà<br />
người Anh tôn thờ và thể hiện sự ngưỡng mộ<br />
của mình. Những thứ mà chúng ta có được<br />
trong thế giới hiện đại này là sản phẩm thực<br />
sự của khoa học kỹ thuật. Nó có thể kéo dài<br />
tuổi thọ của con người, làm cho con người trở<br />
nên gần gũi và gắn kết với nhau hơn. Con<br />
người với sự hiểu biết của mình có thể quyết<br />
định sự tồn tại hay diệt vong của toàn nhân<br />
loại. Khi người ta đã đạt đến một giai đoạn<br />
phát triển nhất định, thì cái mà họ cần có là<br />
hạnh phúc gia đình. Đó là gia đình hạt nhân<br />
chỉ hai thế hệ cùng chung sống và người<br />
chồng giữ vai trò vô cùng quan trọng, là chỗ<br />
dựa cả về vật chất và tinh thần cho vợ con.<br />
Đối với người Anh, họ quan niệm việc giáo<br />
dục các con cũng không kém phần quan trọng<br />
so với kiếm tiền để trang trải cuộc sống. Họ<br />
có quan điểm dạy con cái tự vượt lên mọi<br />
gian khó để trưởng thành, để tự quyết định<br />
cuộc đời, mặc dù vẫn có một số người Anh<br />
bảo thủ, quan niệm rằng con cứ nhất thiết<br />
nghe theo bố mẹ mới được coi là ngoan<br />
<br />
Mai Văn Cẩn<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nhưng giữa các thế hệ thì không thể tránh<br />
khỏi sự khác biệt về suy nghĩ. Người Anh<br />
thường hướng dẫn cho thế hệ sau biết bảo vệ<br />
môi trường sống thông qua việc thể hiện sự<br />
quan tâm đến các con vật và tái sinh rừng.<br />
Dạy con mình họ sử dụng hình ảnh người thật<br />
việc thật và những tấm gương tiêu biểu, họ<br />
truyền lại về kinh nghiệm sống, cách cư xử để<br />
hòa nhập với cộng đồng và ý thức xây dựng<br />
cộng đồng. Khi hòa nhập với người nước<br />
ngoài, người Anh cũng sẵn sàng nhìn lại mình<br />
và biết nhận ra những thiếu sót của bản thân,<br />
nhưng trong lòng họ vẫn có sự tự tôn và tự<br />
hào dân tộc mà đôi khi bị người nước ngoài<br />
coi là bảo thủ, không cởi mở.<br />
Những bài học sư phạm cần rút ra:<br />
Khi dạy một giáo trình ngôn ngữ, ta không<br />
chỉ dạy chất liệu ngôn ngữ mà còn hướng dẫn<br />
người học đi khai thác bản sắc văn hóa, giá trị<br />
nhân văn tiềm ẩn trong từng bài học. Để làm<br />
được điều này, ta phải nghiên cứu và tìm ra<br />
mục đích và thái độ của tác giả thông qua việc<br />
sử dụng từ ngữ, đồng thời kết hợp với khả<br />
năng cảm nhận và phán đoán của ta. Ngoài<br />
<br />
98(10): 85 - 89<br />
<br />
việc học viên nắm chắc được nội dung của<br />
bài, ta cần yêu cầu họ đưa ra lời nhận xét về<br />
từng nhân vật thông qua cử chỉ, hành động và<br />
lời nói trong bài, đánh giá về giá trị nội dung<br />
của bài.<br />
- Yêu cầu họ tìm hiểu mục đích của tác giả<br />
được thể hiện trong bài đọc.<br />
- Yêu cầu họ rút ra bài học cho bản thân từ<br />
những vấn đề đã nêu trong bài học.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Gerot, Linda, Making sense of text, (1995),<br />
Fishpond Australia.<br />
[2]. Halliday, M.A.K and Hasan, (1985),<br />
Language, context, and text: Aspects of language<br />
in a social-semiotic perspective, Deakin<br />
University.<br />
[3]. Johnston, B, Values in English Language<br />
Teaching,<br />
Lawrence<br />
Erlbaum<br />
Associates,<br />
Publishers, Mahwah, New Jersy, London, 2003.<br />
[4]. Liz và John Soars, (2003), New Headway<br />
Intermediate, OUP, Oxford.<br />
[5]. Oxford Guide to British and American<br />
Culture, (2005).<br />
<br />
SUMMARY<br />
THE VALUE OF BRITISH CULTURE AND IDEOLOGY<br />
EXPRESSED IN NEW HEADWAY – INTERMEDIATE BOOK<br />
Mai Van Can*<br />
College of Education - TNU<br />
<br />
New Headway – Intermediate is an interesting document which is used popularly in Viet Nam as a<br />
textbook. Not only does it provide learners with English phonetics, vocabulary, grammar but also a<br />
series of values of culture and ideology. It is the information about the development of science and<br />
technology, methods of educating the young how to live, maintain their national cultural aspects<br />
and keep the environment safe, viewpoints on happiness and a series of problems arising from life,<br />
and the harmful temptation of money to individuals. Using this book, teachers should guide<br />
students to explore those values so that they can understand the depth of language, the beauty and<br />
interest of contemporary British society.<br />
Key words: cultural value, Bristish ideology, New Headway – Intermediate book<br />
<br />
Ngày nhận bài: 08/9/2012, ngày phản biện: 05/10/2012, ngày duyệt đăng:12/11/2012<br />
*<br />
<br />
Tel: 0914 833765, Email: maivcan@gmail.com<br />
<br />
89<br />
<br />