Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết "Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay" đã hệ thống hóa những quan điểm của Hồ Chí Minh về môi trường mà đặc biệt là môi trường sống và môi trường sinh thái. Từ thực trạng của công tác bảo vệ môi trường hiện nay, tác giả đi sâu phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. Từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng trong việc bảo vệ môi trường hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Thị Kim Dung Tóm tắt: Bài viết đã hệ thống hóa những quan điểm của Hồ Chí Minh về môi trường mà đặc biệt là môi trường sống và môi trường sinh thái. Từ thực trạng của công tác bảo vệ môi trường hiện nay, tác giả đi sâu phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. Từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính định hướng trong việc bảo vệ môi trường hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ khoá: Hồ Chí Minh, bảo vệ môi trường, môi trường. 1. MỞ ĐẦU Là một nhà cách mạng chuyên nghiệp, nhà chính trị lão luyện, Hồ Chí Minh rất yêu thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên và có tầm nhìn xa, rộng về bảo vệ môi trường. Những quan niệm của Người môi trường và bảo vệ môi trường đến nay vẫn con nguyên giá trị, nhất là khi môi trường sinh thái, môi trường sống của con người đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng bởi những tác động tiêu cực từ sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế giới. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, các nguồn lực tự nhiên bị khai thác quá mức cho phép, sự ô nhiễm nặng về tiếng ồn, ánh sáng, khói bụi … gây nhiều ảnh hưởng cho đời sống và sự sức khỏe của con người cũng như sự sống của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên. Vì vậy, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về môi trường và bảo vệ môi trường là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong giai đoạn hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường Trong quá trình đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh người dân các nước thuộc địa bị chủ nghĩa đế quốc xâm lược và huỷ hoại môi trường sống của mình, đặc biệt là những điều mà đế quốc, thực dân đã làm đối với nhân dân Việt Nam. Người đã có những bài viết phê phán chế độ thực dân, đế quốc khai thác tài nguyên, huỷ hoại môi trường ở các nước thuộc địa. Người viết: “Người ta không bao giờ muốn nói xâm chiếm thuộc địa là việc đốt nhà, tàn sát hay cướp bóc và cũng không muốn nói đó là việc làm cho kiệt quệ một đất nước chỉ mong muốn được phát triển. Mà đó là sự triệt hạ sự sống của một vùng khi đặt nó vào tay một vài ông lớn chứ không phải để cho dân chúng canh tác trên mảnh đất đó”1. Sau này khi giành được độc lập, khai sinh ra Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đặc biệt là khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh luôn quan tâm, nhắc nhở, đòi hỏi và động viên mọi ngành, mọi người tích cực tham gia bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường. Đó ThS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.169. 135
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Môi trường sống là những vấn đề liên quan đến lối sống, nếp sống của con người, như ăn, mặc, ở, đi lại, phong tục tập quán… Hồ Chí Minh cho rằng, để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình, con người cần phải bảo vệ và xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất, rừng, biển; ăn ở hợp vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, phòng chống bệnh tật, bài trừ các phong tục tập quán lạc hậu. Để cho nhân dân hiểu được việc bảo vệ môi trường sống là rất cần thiết Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phải tuyên truyền một cách thiết thực và rộng khắp trong nhân dân… làm cho đồng bào hiểu rõ: phải giữ gìn vệ sinh, ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch”1. Người còn hướng dẫn cho nhân dân cách vệ sinh môi trường sống sao cho sạch sẽ “...đường xá phải sạch sẽ, ao tắm giặt, giếng nước uống phải phân biệt và chăm sóc cẩn thận. Những ao hồ không cần thì lấp đi, cho đỡ muỗi. Phải có cầu xia chung, hoặc cầu xia riêng cho từng nhà”2. Mặt khác, Hồ Chí Minh nhận thấy môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người và ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vì “Người ốm đau thì sức lao động bị giảm sút, công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá bị hạn chế”3. Vậy nên “muốn lao động sản xuất tốt thì phải giữ gìn sức khỏe. Muốn giữ gìn sức khỏe thì phải ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch”4. Có thể nói, Hồ Chí Minh là người rất quan tâm, chăm lo đến môi trường sống để bảo vệ sức khoẻ của con người và bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để tuyên truyền cho việc bảo vệ và nâng cao môi trường sống Người đã viết tác phẩm “Đời sống mới”(1947), nhằm tuyên truyền, vận động toàn dân thực hiện đời sống văn hóa mới. Hồ Chí Minh là người khởi xướng nhiều phong trào thi đua xây dựng đời sống mới, được nhân dân cả nước hưởng ứng nhiệt liệt, như: phong trào “vệ sinh yêu nước”, phong trào “ba xây, ba chống”. Là người luôn quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống của nhân dân, ngay trong Di chúc của mình Người căn dặn: “Sau khi tôi đã qua đời...... Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện thì “điện táng” càng tốt hơn”5. Như vậy, Hồ Chí Minh đã có những tư tưởng, suy nghĩ rất tiến bộ trong cách mai táng người đã khuất. Điều đó cho thấy, Người luôn chăm lo đến môi trường sống của nhân dân, để làm sao cho nhân dân có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Không chỉ chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường sống để nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minh còn rất chú ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, trong đó có việc bảo vệ rừng. Bởi vì rừng giữ vai trò điều hòa khí hậu, giữ đất, giữ nước, cân bằng môi trường tự nhiên; rừng được coi là “lá phổi” của trái đất. Nhận thức rõ về lợi ích của cây trồng, Hồ Chí Minh khẳng định: “trồng cây nhiều và tốt để lấy gỗ... Cây ăn quả, cây làm củi, cây công nghiệp cũng là nguồn lợi to lớn. Cũng nên ra sức trồng cây để chống gió cát, bảo vệ ruộng, chống xói mòn...”6 hay “Trồng cây sẽ có gỗ để làm nhà. Cây cối còn làm cho đất nước tươi đẹp, người đi đường 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.8. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.119. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.487. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.105-106. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.615. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.357. 136
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững có cây cao bóng mát để nghỉ ngơi. Cây cối còn ảnh hưởng tốt tới khí hậu và sức khỏe của nhân dân”1. Bởi vì, “rừng vàng, biển bạc”. Rừng là vàng nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý”2; “nếu rừng kiệt sẽ không còn gỗ và mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây ra lũ lụt và hạn hán” 3. Như vậy, rừng, cây xanh rất có ích đối với cuộc sống của con người. Trồng nhiều cây xanh giúp giảm bớt các thiệt hại do thiên tai mang lại; giúp giảm nhiệt và làm cho không khí mát mẻ, trong lành hơn và cải thiện sự cân bằng hệ thống sinh học. Việc chặt phá rừng bừa bãi sẽ ảnh hưởng đến môi trường, đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì thế, Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ bảo vệ và tu bổ rừng, khai thác rừng phải đi đôi với bảo vệ, trồng cây gây rừng. Bởi vì, “Trồng cây gây rừng là rất quan trọng”4. “Cây và rừng là nguồn lợi lớn... Gây rừng và bảo vệ rừng là rất cần thiết”5. Người chỉ rõ: “Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít thì rất tai hại. Phá rừng thì dễ, nhưng gây lại rừng phải mất hàng chục năm. Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến đến sản xuất, đời sống rất nhiều”6. Do vậy, “Khai thác gỗ đi đôi với tu bổ và bảo vệ rừng; chú ý trồng cây gây rừng”7. Hồ Chí Minh còn cho rằng việc bảo vệ rừng là công việc của tất cả mọi người từ miền núi đến miền xuôi, của mọi giới, mọi ngành nghề: “đồng bào miền núi và trung du cũng như đồng bào miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế ở đây cũng phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình”8. Nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng cây, gây rừng, Hồ Chí Minh đã phát động toàn dân trồng cây gây rừng góp phần làm trong sạch, lành mạnh môi trường. Người nói: “Vì lợi ích rõ rệt, cho nên nhân dân hăng hái hưởng ứng và ở nhiều nơi đã thành một phong trào quần chúng”9. Đặc biệt vào các dịp Tết, Hồ Chí Minh là người khởi sướng và duy trì phong trào Tết trồng cây. Người cho rằng trồng cây vừa có tính kinh tế, an ninh, quốc phòng, vừa mang tầm chiến lược lâu dài. Ngày 27/1/1963 với bút danh T.L, Hồ Chí Minh đã viết bài báo “Tết trồng cây” trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh: “Tết trồng cây chẳng những có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa chính trị to lớn khi Mỹ - Diệm dùng thuốc độc phá hoại cây cối núi rừng miền Nam, ta trồng cây cho ta và cho cả miền Nam nữa”10. Sáng 5/2/1961, khi tham gia trồng cây tại vườn hoa Thanh niên Công viên Thống Nhất, Người nhắc nhở thanh niên: “Nếu mỗi cháu thanh niên một năm trồng ba cây chăm sóc thật tốt, thì tám triệu thanh niên miền Bắc sẽ trồng được 24 triệu cây. Năm năm liền, các cháu sẽ trồng được 120 triệu cây. Nếu các cháu đem 120 triệu cây ấy trồng trên con đường nối liền Hà Nội - Matxcơva thì con đường từ Chủ nghĩa xã hội đến Chủ nghĩa cộng sản thêm xanh tươi”. Trước khi về cõi vĩnh hằng, trong Di chúc của mình Người căn dặn: “... Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”. Có thể nói, những lời căn dặn của Hồ Chí Minh về giữ gìn, bảo vệ môi truờng sinh thái có ý nghĩa khoa học và mang tầm thời đại. 1 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.472. 2 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.165. 3 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.294. 4 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.255. 5 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.180. 6 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.165. 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.213. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.294. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.445. 10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.20-21. 137
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2.2. Bảo vệ môi trường theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế đang ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá, kinh tế xã hội Việt Nam đã vươn lên và trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế trung bình 6,5%/năm và thuộc vào nhóm nước có tốc độ phát triển mạnh nhất khu vực. Nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng hiện đại. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nhanh lại đi liền nguy cơ ô nhiễm môi trường lại đang là tác nhân đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước. Thực hiện lời dạy của Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường cùng với việc nhận thức rõ vai trò của môi trường và bảo vệ môi trường, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chủ trương, đường lối nhằm bảo vệ môi trường sống của con người. Chính Phủ đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường vào năm 2005 và 2014 cùng với một số Nghị định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như Nghị định số 25/2009/NĐ- CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, Nghị định số 19/2015/NĐ- CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường… Cùng với việc Ban hành Luật Bảo vệ môi trường, các Chỉ thị, Nghị định, Nghị quyết về bảo vệ môi trường Chính phủ Việt Nam cũng đã tham gia ký kết hầu hết các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường, tiêu biểu như: Công ước đa dạng sinh học; Công ước di sản; Công ước Ramsar; các Công ước MARPOL, SOLAS, COLREG... Đặc biệt ngày 23-6-1994, Việt Nam đã tham gia ký Công ước Luật biển 1982. Những văn bản trên cùng với những văn bản liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường còn hiệu lực đã tạo thành hệ thống pháp lý vững chắc, thể chế hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường. Nhờ đó, trong thời kỳ đổi mới, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những kết quả quan trọng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhận định: “Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục được hoàn thiện. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực thi và xử lý vi phạm được chú trọng. Việc quản lý, sử dụng đất đai, nguồn nước, khoáng sản chặt chẽ và hiệu quả hơn. Công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, định giá tài nguyên có bước tiến bộ; khai thác, sử dụng phù hợp hơn theo cơ chế thị trường và được giám sát chặt chẽ hơn. Quan tâm khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo và vật liệu thay thế, thân thiện với môi trường”1. Có thể nói, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà trong thời gian qua các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng ngừa và xử lý cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng được tích cực thực hiện. Tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại đạt khoảng 75%; chất thải rắn y tế đạt 80%; tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 90% vào năm 2015. Quan tâm bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng; tỉ lệ che phủ rừng tăng, đạt khoảng 40,7% vào năm 2015. Tỉ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 82%, tỉ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86% vào năm 2015. Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai được chú trọng, đạt nhiều kết quả. Năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai được tăng cường, chất lượng có bước được nâng lên. Nhiều dự án ứng phó với biến đổi khí 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.241-242. 138
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững hậu kết hợp phòng, chống thiên tai được triển khai, tranh thủ được sự hợp tác, hỗ trợ của nhiều đối tác1. Đây là những kết quả thiết thực, đáng khích lệ trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, thực tế môi trường ở Việt Nam hiện nay có nơi, có lúc đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh; không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không bảo đảm. Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận người dân và doanh nghiệp chưa cao. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng dân số trong khi mật độ dân số đã quá cao; tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, miền núi; các thảm hoạ do thiên tai và những diễn biến xấu về khí hậu toàn cầu đang tăng. Tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch; Đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và đời sống nhân dân; nhiều hệ sinh thái tự nhiên, nhất là hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, thảm thực vật biển giảm cả về diện tích và chất lượng. Công tác bảo vệ rừng còn bất cập, tình trạng chặt phá và cháy rừng còn xảy ra. Nhiều loài sinh vật, nguồn gen quý đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Việc khắc phục hậu quả về ô nhiễm môi trường do chiến tranh để lại còn nhiều khó khăn… Chất lượng công tác dự báo và quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng; chưa rõ trọng tâm, trọng điểm và nguồn lực thực hiện. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng; thiên tai ngày càng bất thường, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản. Bảo vệ môi trường đã và đang là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện được mục tiêu trên cần kết hợp một cách đồng bộ các giải pháp cơ bản sau: Một là, đẩy mạnh, đa dạng hoá công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến trong hành động của các tổ chức Đảng, Mặt trận, các tổ chức - chính trị xã hội..., các cấp chính quyền và trong nhân dân. Xây dựng thói quen, nếp sống và tạo thành các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Xây dựng tiêu chí, chuẩn mực về môi trường để đánh giá mức độ bảo vệ môi trường của từng cơ quan, gia đình, làng, khu phố. Hai là, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường. Phân công rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường giữa các ngành, các cấp; Xây dựng và phát triển các cơ chế giải quyết vấn đề môi trường liên ngành, liên vùng; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác bảo vệ môi trường; Xử phạt nghiêm, đúng mức mọi hành vi vi phạm về môi trường. Ba là, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường. Khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường; Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường; Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường; Đề cao trách nhiệm, tăng cường sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong hoạt động bảo vệ môi trường; Phát hiện các điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.242. 139
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất hàng năm; Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Bốn là, đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho môi trường; Phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường; Khuyến khích các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư bảo vệ môi trường, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho bảo vệ môi trường; tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Năm là, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường. Xây dựng đồng bộ và nâng cao năng lực các cơ quan nghiên cứu phát triển về môi trường. Hiện đại hoá trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá về bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công tác bảo vệ môi trường tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu. Sáu là, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường. Tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế và khu vực về môi trường. Thực hiện đầy đủ các Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia. Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia. Nâng cao vị thế của nước ta trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu về môi trường. Tranh thủ tối đa nguồn hỗ trợ tài chính, kỹ thuật từ các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường. Bảy là, bảo vệ nghiêm ngặt rừng tự nhiên, đặc biệt là đối với các khu rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn. Hạn chế đến mức thấp nhất việc mở đường giao thông và các hoạt động gây tổn hại đến tài nguyên rừng. Đẩy mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc và khôi phục rừng ngập mặn; phát triển kỹ thuật canh tác trên đất dốc có lợi cho bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn tình trạng thoái hoá đất và sa mạc hoá đất đai. Tám là, đẩy mạnh thực hiện “kinh tế hóa” trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, áp dụng hình thức đấu thầu quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá mỏ để tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Lựa chọn các tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm tham gia hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản để bảo đảm vừa khai thác, thăm dò vừa bảo vệ môi trường; nâng cao thống nhất, tránh chồng chéo trong quản lý. Chín là, khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên, năng lượng; sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các sản phẩm và bao bì sản phẩm không gây hại hoặc ít gây hại đến môi trường; tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế. Mười là, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu. Phát huy vai trò, đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các lực lượng vũ trang, cộng đồng, doanh nghiệp và tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. 3. KẾT LUẬN Như vậy, những quan niệm về môi trường và bảo vệ môi trường đã được hình thành từ rất sớm trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh nhằm mục đích đem lại cho Nhân dân cuộc 140
- Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững sống ấm no, tươi vui, hạnh phúc. Mặt trái của sự phát triển của đời sống kinh tế, xã hội hiện nay đã kéo theo một loạt những hệ lụy đối với môi trường sống, môi trường sinh thái. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Vì thế, bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Xác định phương hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; quản lý khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”1. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (Tài liệu sử dụng tại Đại hội Chi bộ, đảng bộ cơ sở), Lưu hành nội bộ, Hà Nội, tr.14. 3. TS. Nguyễn Đình Hòa, Sự vượt trước trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường sống. (http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Mac-Lenin/Su-vuot-truoc- trong-tu-tuong-Ho-Chi-Minh-ve-bao-ve-moi-truong-song-167.html) 4. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,. 5. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (Tài liệu sử dụng tại Đại hội Chi bộ, đảng bộ cơ sở), Lưu hành nội bộ, Hà Nội, tr.15. 141
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng cho thành phố Hồ Chí Minh
12 p | 13 | 5
-
Đánh giá nồng độ bụi mịn (PM2.5) tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021
10 p | 22 | 4
-
Tạp chí Khí tượng thủy văn: Số 691/2018
71 p | 60 | 4
-
Ứng dụng ảnh viễn thám khảo sát nhiệt độ bề mặt tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016–2020
11 p | 87 | 4
-
Đánh giá mức độ sẵn lòng trả cho sử dụng nước sạch của người dân huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
7 p | 83 | 4
-
Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước trong hệ thống kênh, rạch nội đô thành phố Hồ Chí Minh dựa trên kết quả quan trắc
15 p | 14 | 3
-
Xây dựng hệ thống dự báo chất lượng nước tự động trên kênh, rạch nội đô thành phố Hồ Chí Minh
18 p | 23 | 3
-
Dự báo mưa trên lưu vực hồ Dầu Tiếng từ tài liệu dự báo thời tiết toàn cầu phục vụ dự báo dòng chảy lũ đến và điều tiết hồ trong mùa lũ
9 p | 58 | 3
-
Đánh giá xâm nhập mặn vùng ven biển Bắc Bộ ứng với các kịch bản cấp nước thời kỳ đổ ải vụ Đông Xuân trên hệ thống sông Hồng và đề xuất tiết kiệm nguồn nước từ các hồ chứa
16 p | 40 | 3
-
Nghiên cứu tương quan giữa đặc tính mây và mưa lớn cho khu vực Hồ Chí Minh bằng dữ liệu vệ tinh HIMAWARI-8 và GSMAP
10 p | 45 | 3
-
Xây dựng khung chất lượng và các chỉ tiêu chất lượng tại Cục Thống kê Lao động
13 p | 75 | 3
-
Đề xuất phân vùng chức năng vùng bờ thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 47 | 2
-
Đánh giá hoạt động của hệ thống thu và xử lý nước thải sinh hoạt nhằm đề xuất phương án thu phí nước thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 46 | 2
-
Tạp chí Khí tượng thủy văn: Số 685/2018
67 p | 41 | 2
-
Đánh giá sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Thành phố Hồ Chí Minh bằng mô hình WRF
7 p | 81 | 2
-
Giới thiệu phần mềm hỗ trợ ra bản tin cảnh báo, dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt cho sông Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị
5 p | 65 | 1
-
Xây dựng chương trình quản lý tự động hồ sơ hệ thống trạm khí tượng thủy văn
6 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn