intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hiến Quảng Ngãi, xưa và nay

Chia sẻ: Nghuyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chúng tôi được biết qua bài tham luận của Giáo sư Hoàng Chương, và của nhiều đại biểu khác, rằng Quảng Ngãi là một vùng Địa linh nhân kiệt. Bao nhiêu danh nhân, danh tướng xuất thân tại vùng nầy. Mà cũng là một trong những cái «nôi» của dân ca, âm nhạc và kịch nghệ truyền thống. I.- Vị trí của Quảng Ngãi trong lĩnh vực dân ca và âm nhạc kịch nghệ truyền thống Việt Nam. Trong toàn cõi Việt Nam, người Kinh có 4 vùng lớn trong đó âm nhạc và kịch nghệ rất dồi dào, phong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hiến Quảng Ngãi, xưa và nay

  1. Văn hiến Quảng Ngãi, xưa và nay Mở đầu : Chúng tôi được biết qua bài tham luận của Giáo sư Hoàng Chương, và của nhiều đại biểu khác, rằng Quảng Ngãi là một vùng Địa linh nhân kiệt. Bao nhi êu danh nhân, danh tướng xuất thân tại vùng nầy. Mà cũng là một trong những cái «nôi» của dân ca, âm nhạc và kịch nghệ truyền thống. I.- Vị trí của Quảng Ngãi trong lĩnh vực dân ca và âm nhạc kịch nghệ truyền thống Việt Nam. Trong toàn cõi Việt Nam, người Kinh có 4 vùng lớn trong đó âm nhạc và kịch nghệ rất dồi dào, phong phú, có mặt trong những giai đoạn quan trọng của một đời người, trong những sinh hoạt lao động, những lễ hội . 1° Miền Bắc : Lưu vực sông Hồng, Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá. Trong dân gian, có nhiều loại như:
  2. Hát ví, hát đúm, hát xoan, hát ghẹo, Quan họ Bắc Ninh, Ví dặm, Hát giặm Nghệ Tĩnh, Hò sông Mã Thanh Hoá. Trong loại thính phòng và kịch nghệ, có: Ca trù , Hát chèo. 2° Miền Trung: Huế (Thừa Thiên ) Trên sông Hương, các cô lái đò cất cao tiếng để Hò mái nhì Hò mái đẩy , Đêm đêm, cùng với tiếng chày nện trên cối, nông dân nam nữ đua sức thi tài qua những câu Hò giã gạo. Trong những tiệc vui, trong phòng khách của tư nhân hay cả trong cung phủ Đại nội, ban Ngũ tuyệt trổi những bản theo giọng Khách giọng Nam của những bài Ca Huế. Trong các lễ lớn của Triều đình hai đội Đại Nhạc, Tiểu Nhạc, tấu những bản Nhạc cung đình. Trong rạp Duyệt thị đường, có diễn những tuồng hát bội (hay hát bộ, hát tuồng) với những đào kép giỏi được tuyển lựa. Có đội Ba Vũ biểu diễn các vũ khúc ít được thấy trong dân gian.
  3. 3° Ở Nam Trung bộ (Liên khu 5) Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi , cả một vùng, “lưng dựa Trường Sơn, mắt nhìn ra Biển Đông ”, có rât nhiều loại dân ca độc đáo: Hát ru, nhiều loại Hò, đặc biệt là Hò Khoan, Hò đưa linh, Hát bả trạo. Kịch nghệ rất phong phú và nổi bật hai loại Hát bài chòi và Hát tuồng (Hát bội hay Hát bộ ) 4° Miền Nam ( lưu vực sông Cửu Long ). Trong dân gian có những câu Hát ru. Trong đồng ruộng sâu đầy nước, trong những mùa cấy vang lên những câu Hò lẽ, nông dân nam nữ người buông kẻ bắt những câu Hò giao duyên, Hò quốc sự, hát cho nhau những điệu Lý duyên dáng, tình tứ. Trên các con rạch nhỏ sông dài, từ những con thuyền, người chèo cất lên những câu hò chèo thuyền, Hò đối đáp. Trong những đêm trăng, hay nhân dịp đám hỏi đám cuới, có những nhóm đờn ca tài tử thu hút nhiều thính giả mộ điệu. Những gánh hát bội, hát cải lương, đi khắp lục tỉnh diễn những vở tuồng theo nhiều loại, và người xem luôn đến chật rạp.
  4. II Dân ca, âm nhạc kịch nghệ truyền thống vùng miền Nam Trung bộ rất phong phú Nhiều dân ca dính liền với đời sống con người từ lúc sơ sanh đến lúc trở về với cát bụi: Hát ru (khác hẳn 3 miền Bắc Trung Nam,) Hò lao động, Hát đối ca Nam nữ, Hò đưa linh. Đặc biệt trong vùng nầy có loại Hò khoan , khác lối Hò khoan các vùng khác, bao gồm những điệu hò đặc biệt từ câu Hò nghé ngọ, dẫn trâu đi cày, đuổi trâu về chuồng, Hò đi liền theo các công việc đồng áng, cấy lúa, đập lúa, xay lúa giã gạo, công việc trên cạn hay dưới nước, Hò đua ghe. Hò cái, hò con, tiếng buông tiếng bắt câu Kể câu Xô, theo nhiều thể thơ, hay câu văn biền ngẫu, nét nhạc bổng trầm, nhịp buông lơi hay dồn dập, tùy theo công việc nặng nhẹ, trên cạn hay dưới sông, những câu hò khoan, đa dạng với nhiều đề tài phong phú đã từng làm cho nông dân Quảng Ngãi, nhờ câu hò mà quên mệt nhọc, hăng hái làm việc, năng suất cao, và trong những dịp gặp nhau, có thể qua câu hò trao đá đổi vàng, đi đến việc gắn bó lâu dài, kết nghĩa trăm năm. Bài chòi là một trò chơi tiêu khiển trong mấy ngày Xuân, một trò chơi mang tính cách nghệ thuật. Trước khi Hát bài chòi «từ đất lên giàn», trở thành một nghệ thuật sân khấu, bài chòi từ trò chơi đã trở thành một bộ môn nghệ thuật rất độc đáo: chỉ một diễn viên, không cần dặm măt, xiêm áo lộng lẫy, động tác ước lệ, một mình đóng cả các vai trong tích truyện Thoại Khanh Châu Tuấn, và chỉ có một cây đàn nhị và
  5. sanh sứa phụ hoạ. Nét nhạc chuyển từ điệu Cổ bản tươi vui qua điệu Xuân nữ buồn thảm, với nhịp ba bỏ một và tiếng sanh sứa đặc biệt, như tiếng ve gọi hè. Các bạn tại Bình định cho tôi nghe các loại bài chòi và tôi có dịp nghe một nghệ nhân một mình đóng nhiều vai trong trích đọan Thoại Khanh Châu Tuấn. Tôi có may mắn về nước đi diền dã, dự được Hội thảo về Bài chòi tại Thuận Hải và có dịp biết Chị Lệ Thi. Trên thế giới, người hâm mộ kịch nghệ đang say mê Pansori của Triều Tiên. Mà Pansori là một loại kịch nghệ sân khấu mà người phương Tây gọi là «Opéra à un seul acteur»( Đại ca kịch mà chỉ có một diễn viên). Nữ hay nam cũng được, nhưng thường là nữ. Một diễn viên đóng nhiều vai mà chỉ có trên tay một cây quạt, hát nhìều điệu, nhiều hơi khác nhau và tiết tấu thay đổi chuyển từ chậm sang mau, mà người Triều Tiên gọi là «Chang dan» (Trường đoản= dài, ngắn). Nhạc cụ phụ hoạ chỉ có một cái trống Puk (trống thùng hai da), người cầm trống dùng một dùi khi đánh vào mặt trống, khi gõ vào tang trống, khúc nào hát hay có thể vừa đánh trống vừa la lên « Hay quá !» Trước kia, chỉ ở trong nước Triều Tiên mới có người thưởng thức Pansori. Ngày nay, sau khi Pansori được đem trình diễn bên Pháp, Đức, Mỹ, Pansori có sức hấp dẫn khán thính giả, mặc dầu, những người nầy không hiểu tiếng Triều Tiên. Quảng Ngãi cái nôi của Hát bài chòi, nơi sinh ra NSND Lệ Thi, một nghệ nhân xuất sắc về Hát bài chòi, và có những nghệ nhân khác gốc Quảng Ngãi
  6. nhưng nghe đâu đang hành nghề ở nơi khác. Rất mong Quảng Ngãi tạo điều kiện cho nghệ thuật bài chòi sống lại và phát triển tại đây, để một ngày trong tương lai, nghệ thuật bài chòi có thể được người Việt trong và ngoài nước biết và cả người nước ngoài thưởng thức như nghệ thuật Pansori của Triều Tiên. Nghệ thuật hát tuồng (hát bội hay hát bộ tùy theo các chuyên gia hay gọi) cũng là một ưu điểm trong kịch nghệ sân khấu của Quảng Ngãi, cùng với Bình Định và Quảng Nam. Giáo sư Hoàng Chương đã nhắc lại tên những nghệ nhân danh tiếng trong nghệ thuật Tuồng như Bầu Sáu, Bầu Bảy, Chánh Ca Huy Lệ Thi, Nguyễn thị Thời, Nguyễn Kim Hùng. Tôi thấy rằng khi về nước đi diền dã, khi tìm hiểu về nghệ thuật Tuồng và Bài chòi tôi chỉ được hướng dẫn đến Bình Định gặp các nghệ nhân trong Nhà Hát tuồng Đào Tấn, đặc biệt NSND Võ sĩ Thừa, được Giáo Sư Hoàng Chương tạo cơ hội cho tôi đến Quảng Nam trong lần Hội thảo về nhà hoạt động Tuồng lỗi lạc Nguyễn Hiển Dĩnh, và tôi được làm quen với các nghệ nhân nghệ sĩ trong Nhà Hát Nguyễn Hiển Dĩnh. Trong só nghệ nhân tôi đã gặp có mấy bạn nói rằng mình gốc ở Quảng Ngãi.
  7. III Cộng việc sưu tầm, giữ gìn và phát triển truyền thống trên thế giới và hướng đi của Quảng Ngãi ngày nay. Nhìn vào công việc sưu tầm, giữ gìn phát triển truyền thống âm nhạc kịch nghệ trên thế giới, chúng ta thử tìm hướng đi cho Quảng Ngãi trong lĩnh vực nầy. Tại châu Âu, đặc biệt tại Pháp, Bảo tàng Viện Nghệ thuật và Truyền thống dân gian ( Musée des Arts et Traditons populaires ) vẫn c òn cho người đi diền dã để ghi lại những truyền thống dân gian trong toàn nước Pháp còn được thịnh hành hay sắp bị chìm vào quên lãng. Và có những phòng đặt máy rọi hình dương bản, chiếu phim video những truyền thống mới thâu thập đ ược cho sinh viên khoa dân tộc học, chuyên gia nghiên cứu âm nhạc dân gian, hay cho học sinh các trường xem. Đài Fr3 mỗi sáng chủ nhựt có chương trình ca vũ nhạc dân gian, giới thiệu y phục, âm nhạc, vũ điệu các dân tộc các vùng Bretagne, Alsace, Provence v.v…Ở vùng Bretagne có 3 bà cụ Tri Yan mặc quần áo theo dân tộc Breton, hát những bài dân ca đặc biệt bằng thổ ngữ Breton mà được người Pháp hoan nghinh. Dĩa hát của Tri Yan bán khá nhiều. Ngoài ra có cậu Alain Stivel người Breton dùng kèn dăm đôi, đàn harpe (hạc cầm) dân gian , «kèn bị» theo phong cách mới được giới thanh niên cả nước Pháp hoan nghinh.
  8. Ở Tây Âu, Trung Âu, Đông Âu đều có những cơ quan hay Hội nghiên cứu ca vũ nhạc dân gian, và thỉnh thoảng có liên hoan giữa các nước để tìm hiểu nhau về mặt văn hoá dân tộc . Ở châu Á cũng có nhiều nước đang tìm trở lại những sinh hoạt ngày xưa, nay có cơ bi chùm vào quên lãng. Trung quốc, về mặt văn nghệ dân gian, từ lâu đã quên truyền thống âm nhạc kịch nghệ Triều châu. Từ hai ba năm nay truyền thống đó được phục hồi và có nhiều tiết mục về dân ca, nhạc thính phòng, và nghệ thuật sân khấu được dựng lại. Chúng ta và mọi người trên thế giới chỉ có dịp xem những vở Jing xi (Kinh kịch) Nhưng có một kịch nghệ xưa hơn Kinh Kịch là Gun ku (Côn khúc) thịnh hành từ đời Minh (thế kỷ thứ 15) nhưng bắt ngưồn từ lâu hơn nữa, được chánh quyền và nhiều cơ quan nghiên cứu kịch nghệ Trung quốc quan tâm đến việc trùng tu và phục hưng lại. Nay có 6, 7 nơi dạy Côn khúc và đã dựng lại mấy vở xưa, mỗi hai năm có Liên hoan Côn khúc. Chánh quyền Trung quốc lập hồ sơ giới thiệu Côn khúc cho Unesco và cách đây 4 năm, bộ môn nầy đã được Unesco vinh danh Kiệt tác Văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Từ năm 1987, lúc tôi sang dự Hội nghị âm nhạc tại Bắc Kinh, Viện nghiên cứu âm nhạc của Thành phố có giới thiệu với tôi nhiều bài dân ca trong số
  9. 20000 bài đã được ký âm, trong số gần 50000 bài đã thâu thanh, dọc theo sông Hoàng Hà ! Ấn độ, có rất nhiều bài dân ca đủ các vùng văn hoá lớn, tàng trữ tại Sangeet Natak Akademi (Hàn lâm viện Ca Vũ Nhạc Ấn độ) Tân Đề ly (New Delhi) Miền Nam Ấn độ có một loại nhạc kịch Kathakali được thế giới hoan nghinh đón mời. Nhưng hơn 6 năm nay, chánh quyền và các hội nghiên cứu kịch nghệ miền Nam Ấn độ đã nghiên cứu và phục hưng một loại nhạc kịch cổ truyền, Kuttiyattam, lời trong kịch bản bằng tiếng Phạn (sanscrit) nhạc và múa rất độc đáo, có người cho đó là tiền thân của nhạc kịch Kathakali. Và cũng cách đây 4 năm Kuttiyattam được chánh phủ Ấn độ lập hồ sơ trình bày cho Unesco và cũng đã được Unesco tuyên dương là Kiệt tác Văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Nhựt bổn tuy rất tiến bộ trong các loại nhạc phương Tây, Giao hưởng, Nhạc nhẹ, Ca múa nhạc nhưng cũng tôn trọng ca vũ nhạc kịch dân gian và truyền thống. Hằng năm có lễ hội dân gian gọi là « bon» được tổ chức tại nhiều tỉnh, tại Tokyo còn mấy trăm người Thầy dạy đàn Koto theo hai truyền thống xưa Ikuta ryu ( Sanh điền lưu) và Yamada ryu ( Sơn điền lưu). Còn nhiều nghệ nhân dạy nhạc cổ đàn shamisen, (loại đàn tam) trống hát Nô ( ca vũ nhạc kịch cổ truyền) được Chánh quyền Nhựt bổn tặng danh hiệu «Quốc gia chi bửu».
  10. Nhã nhạc cung đình được tấu mỗi năm vào dịp Tết và ngày sanh của Thiên Hoàng. Năm 2002 Nhưt bổn đã lập hồ sơ giới thiệu Hát Nô, một loại ca vũ kịch truyền thống từ thế kỷ thứ 15 cho Unesco và đã được Unesco tuyên dương Kiệt tác Văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Cách đây vài năm, trước nguy cơ do sự lan tràn ồ ạt nhạc phươngTây tại Indonesia, chánh phủ đã định chống lại bằng cách tổ chức đưa nhạc dân gian truyền thống vào trong chương trình giáo dục âm nhạc trong học đường. Nhìn những sự kiện đó ở nước người, vị trí của một nơi gặp gỡ ba luồn văn hoá lớn, Sa huỳnh, Chăm pa, Đại Việt, chúng tôi thấy rằng tỉnh Quảng Ngãi có khả năng làm sống lại những sinh hoạt văn hoá thời xưa, có thể sưu tầm những loại dân ca, những bài Hò hoan cổ, đặt hững bài Hò khoan mới theo phong cách cổ, với nội dung mới, triệu tập các nghệ nhân gốc Quảng Ngãi từ các nơi về qui tụ tại Quảng Ngãi, truyền nghề cho thanh niên, đào tạo một thế hệ mới cho dân ca kịch nghệ truyền thống, để cho người Việt trong và ngoài nước, người nước ngoài không phải chỉ nhìn Quảng Ngãi như một vùng địa linh nhân kiệt, nơi sanh trưởng của nhiều chánh khách, danh tướng, mà còn là cái nôi của dân ca, kịch nghệ truyền thống độc đáo, với sự đóng góp của nhiều nghệ nhân lỗi lạc xuất thân từ Quảng Ngãi hiện đang sống tại nhiều nơi trong đất nước.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2