intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa Nõ Nường : Lý giải Thái Trắng Thái Đen qua văn hóa của họ

Chia sẻ: Thai Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

88
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thư tịch của Trung Quốc như sách Man thư và Tân Đường thư trong phần mô tả về người phương Nam Bách Việt ở vùng Vân Nam xưa, có đoạn ghi về người Man như sau “Ô Man Đông Thoán và bạch Man Tây Thoán” (ô là đen, bạch và trắng), sự đen trắng này không phải ở da người mà ở trang phục – có nghĩa ô Man Đông Thoán là người Man ở phía Đông có trang phục màu đen, còn bạch Man Tây Thoán là người Man ở phía Tây có trang phục màu trắng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa Nõ Nường : Lý giải Thái Trắng Thái Đen qua văn hóa của họ

  1. Văn hóa Nõ Nường : Lý giải Thái Trắng Thái Đen qua văn hóa của họ
  2. Trích cuốn “Văn hóa Nõ Nường” – Dương Đình Minh Sơn Thư tịch của Trung Quốc như sách Man thư và Tân Đường thư trong phần mô tả về người phương Nam Bách Việt ở vùng Vân Nam xưa, có đoạn ghi về người Man như sau “Ô Man Đông Thoán và bạch Man Tây Thoán” (ô là đen, bạch và trắng), sự đen trắng này không phải ở da người mà ở trang phục – có nghĩa ô Man Đông Thoán là người Man ở phía Đông có trang phục màu đen, còn bạch Man Tây Thoán là người Man ở phía Tây có trang phục màu trắng. Ở đây đều là người Man cả, nhưng người Man ở phía Đông thì mặc trang phục màu đen, còn người Man ở phía Tây thì mặc trang phục màu trắng. Tại sao như vậy? Đây là quan niệm về phạm trù lưỡng hợp âm dương trong sinh học. Quan niệm này chi phối nhận thức trong đời sống của người
  3. phương Nam – Bách Việt, cơ sở cho sự hình thành các cặp “đực cái” và hiện vật lưỡng hợp – âm dương. Tư tưởng này ngày nay vẫn còn thấy tiềm tàng, đậm nét trong tâm thức của các cư dân sinh sống ở đây, song có sự đậm nhạt khác nhau qua các hình thái biểu hiện văn hóa của từng dân tộc. Còn việc phân đôi dân tộc thành hai nghành thì nay vẫn còn thấy trong trang phục của một số dân tộc như người Mèo và đặc biệt là người Thái ở Tây Bắc. Vì thế, việc tìm hiểu người Thái Trắng và người Thái Đen ở Tây Bắc là điều cần thiết. Tuy nhiên việc nghiên cứu này là ở yếu tố văn hóa học. Dân tộc Thái ở Tây Bắc phân làm hai ngành Thái Trắng – Thái Đen. Đây là một vấn đề đặt ra cho ngành Thái học của cả khu vực Đông Nam Á – nơi có người Thái sinh sống. Song cho đến nay, vấn đề đó vẫn chưa thấy giả thuyết nào có sức thuyết phục.
  4. Theo tác giả Cầm Trọng, ngành Thái Trắng và ngành Thái Đen thuộc phạm vi cư trú rất rộng: ngành Thái Trắng sang cả người Tày ở Việt Bắc, song nay họ đã là một cộng đồng riêng, nhưng vẫn là bộ phận trong nhóm nói tiếng Thái thuộc ngành “Trắng” (trao đổi riêng). Do đó ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến ngành Thái Trắng và ngành Thái đen cư trú ở Tây Bắc nước ta. Có ý cho rằng Thái Đen là nhóm người có nước da hơi đen và ngược lại, nhưng qua trực quan, chúng tôi thấy không phải thế, và lâu nay cũng không thấy khoa Nhân chủng học nói đến điều đó. Vì thế, việc có hai ngành Thái Trắng và Thái Đen ở đây không phải do vấn đề màu sắc sinh học, mà do tâm lý xã hội tạo nên. Chúng tôi đã thẩm thức vấn đề này ở vùng Thái Tây Bắc từ năm 1958 và sau này, khi đang chuẩn bị tư liệu cho cuốn
  5. sách Văn hóa Nõ Nường (sinh thực) qua những cổ vật: tượng, phù điêu và hoa văn thổ cẩm biểu tượng “âm dương” của người Kinh và người Thái thì thấy rằng việc có hai ngành Thái Trắng, Thái Đen ở dân tộc Thái, đó là sự phân chia một “nửa” của cha và một “nửa” của mẹ, về những người con trong cùng một dân tộc. Tư tưởng ấy được người Thái xưa ký thác lại trong ba biểu tượng sau đây: Một là “quả trứng” tâm linh, tiếng Thái gọi là “Xay mo”, cùng hai hoa văn thổ cẩm khác là “Xai Peng” (Tơ Hồng) và “Kút Piêu” (ngọn lửa sự sống). Ba biểu tượng này mô tả về chất “nguyên khí” của Po Me (Bố Mẹ) – chất đã “sinh ra” con người – người Thái. Ba biểu tượng hoa văn đó được thêu vào khăn Piêu để phụ nữ đội lên đầu cất giữ (xem tiếp kỳ 7: Khăn Piêu của người Thái). Ngay từ thuở ban sơ, các dân tộc nói chung và người Thái nói riêng đã đặt câu hỏi về nòi giống, gốc nguồn của dân tộc
  6. mình: con người ở đâu mà ra, và quá trình sinh ra đó như thế nào? Trả lời – Qua trực quan họ thấy: Người Thái sinh ra từ hai chất “nguyên khí” của Po Me: chất của Po màu “trắng”, chất của Me màu “đỏ” của kinh nguyệt, khi có thai thì không có kinh nữa. Vậy phần của cha (Po) ký hiệu màu “trắng” Thái Trắng, trang phục màu trắng; phần của mẹ (Me) ký hiệu màu “đỏ” Thái Đỏ, trang phục màu đỏ. Vậy ngành Thái Đỏ có trước, về sau ngành Thái Đỏ chuyển thành ngành Thái Đen. Hình 1: Thái Trắng
  7. Sự phân định màu sắc về Thái Trắng, Thái Đen ấy ngày nay nhìn lại là phù hợp với người phương Đông, trong quan niệm về ngũ sắc thì màu “đen” và các màu “sẫm” là thuộc tính “Âm”, còn màu “trắng” và các màu “sáng” là thuộc tính “Dương”. Theo tập tính của loài người thì giới mày râu (Po) nghiêng về sức vóc cường tráng, còn giới đàn bà (Me) thuộc phái yếu, làm đẹp. Vậy nên nhóm phần của mẹ - Thái Đen, phụ nữ được trưng diện thỏa sức với các gam màu sặc sỡ theo huyết khí của mẹ là màu đỏ, mà chiếc khăn “Piêu” đội đầu của phụ nữ Thái Đen là một điển hình.
  8. Hình 2: Thái Đen Những hoa văn trên khăn “Piêu” đội đầu của phụ nữ Thái đen, với ý nghĩa chịu trách nhiệm mang tải những tư tưởng ban đầu của người Thái về việc sinh thành, phát triển và bảo vệ từng thành viên của dân tộc. Còn phụ nữ ngành Thái Trắng tuy cũng là phái yếu, thuộc diện làm đẹp nhưng theo ký hiệu của cha (Po) màu “trắng”, cho nên chỉ được trưng diện ở các gam màu “trắng” và “sáng”, không có gam màu
  9. sặc sỡ. Như vậy, việc Thái “Trắng” và Thái “đen” là thuộc phạm trù tâm thức, quan niệm về sinh học giống nòi, còn sắc phục chỉ phần thứ yếu bên ngoài. Dù vậy cả hai ngành Thái đều cùng một cội nguồn (cha mẹ) cho nên mỗi ngành đều giữ lại những kỷ vật màu sắc của ngành kia. Hiện tượng ấy người Trung Quốc gọi là cất giữ ngọc bội. Đó là việc ngành Thái Trắng vào những ngày cũng giỗ Tổ Tiên người ta lại ăn vận đồ “đen” và phụ nữ hàng ngày mặc áo ngắn (xửa cóm) thì nẹp viền cổ và lề áo cũng phải màu “đen” rồi trên đó mới đơm hàng cúc bướm bạc, vì thé ngạn ngữ có câu “áo rách giữ lấy lề” cho nên người ta lấy lề áo làm vật “ngọc bội” là có dụng ý. Còn phụ nữ ngành Thái Đen thì trên lề áo đen cũng đơm hàng cúc bướm bạc và đeo xà tích bằng bạc bên thắt lưng trái. Trong các dấu hiệu về trao đổi màu sắc (ngọc bội này) của hai ngành Thái vừa nêu ở trên thì dấu hiệu mặc áo đen trong dịp cúng lễ Tổ tiên của ngành Thái Trắng là có ý nghĩa hơn
  10. cả, hoặc dùng “lề áo” màu đen vòng qua cổ, rồi thõng xuống hai đường trước ngực cũng là một biểu hiện có ý nghĩa. Ngoài ra việc ngành Thái Đen dùng màu “đen” và màu “trắng” để làm bao bì đóng gói quà biếu giữa hai nhà thông gia, cũng là tín hiệu có sức thuyết phục cao. Ở ngành Thái Đen, con gái đi lấy chồng, sau thời gian gia thất yên ổn, con cái đã lớn khôn, có tục về tạ ơn cha mẹ đẻ. Lễ vật mang theo gồm: 5 sải vải trắng và 4 sải vải đen, cùng 6 đồng và 4 hào bạc trắng. Phân thành các lễ: dùng một sải vải trắng gói 4 hào bạc biếu người làm mối, dùng 4 sải vải trắng gói 2 đồng bạc biếu bố vợ, dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc biếu mẹ vợ và dùng 2 sải vải đen gói 2 đồng bạc trả lại cho vợ chồng con đem về lại quả bên gia đình nhà chồng. Nghi thức dùng màu sắc để đóng gói quà biếu ở đây là có dụng ý (chỉ diễn ra ở hai gia đình thông gia – tức là tượng trưng cho nên nửa của cha nhà “trai” và bên nửa của mẹ nhà
  11. “gái”), gói vải màu “trắng” biếu cho “bố” vợ, gói vải màu “đen” biếu cho “mẹ” vợ và gói quà của nhà “gái” lại quả thì gói vào vải màu “đen”, còn gói quà của nhà “trai” biếu cho người làm mối thì gói vào tấm vải màu “trắng”: ở đây màu “trắng” thì bên nam (bố vợ, nhà trai), còn màu “đen” thì bên nữ (mẹ vợ, nhà gái). Đó là những tín hiệu tự nó đã giải mã cái tâm thức truyền kỳ về Thái Trắng “phần” của cha và Thái Đen “phần” của mẹ ở người Thái cho hậu thế. Từ hai chất “nguyên khí” của Po Me có màu “trắng” và màu “đỏ” người xưa đã lấy quả trứng gà cũng có hai mầu “trắng” – “đỏ” và nở thành gà con, làm vật biểu tượng so sánh, đối chứng và được coi như quá trình thai nghén của một hài nhi trong bụng mẹ - tức là “quả trứng tín ngưỡng” biểu tượng về nguồn cội sinh thành ra người Thái. Cho nên quả trứng tâm linh được họ tôn vinh thành “vật linh” thờ phụng mà việc phân đôi hai ngành Thái Trắng và Thái Đen là điển hình cho việc tôn vinh, thờ phụng đó. Vì vậy, giới thầy Mo trong nghề
  12. bói toán đã lấy quả trứng “tâm linh” (âm, dương) này để làm lễ vật môi giới, thỉnh cầu đến đấng siêu nhiên, thánh thần, tổ tiên: thì điềm lành, điềm dữ ứng nghiệm tức thì ở vỏ quả trứng, hoặc trứng đã ấp dở, còn non thì đập vỡ quả trứng ra nhìn hai đường máu mà đoán định sự việc lành hay dữ, trong nghề bói toán. Do đó, quả trứng tâm linh được người Thái trân trọng tôn thờ cả trong tín ngưỡng và ngoài đời thường. Ngoài đời thường, trong bữa ăn tươi khi có khách, theo tục, trên mâm trước chỗ ngồi của chủ nhà đặt chiếc đĩa nhỏ đựng hai quả trứng và hai cốc rượu hai bên. Đó là lễ vật tưởng nhớ đến Tổ tiên, gọi là “xay – Po Me đẳm” (trứng ông bà); vào bữa, chủ nhà khấn mấy lời, rồi chủ khách mới nâng cốc chúc nhau. Cũng cần nói thêm: có thể ban đầu chỉ có hai ngành: Thái Trắng và Thái Đỏ, theo trực quan qua mầu sắc “nguyên khí” của Po Me, về sau, khi xác lập mầu trắng là Dương và màu
  13. đen là Âm thì nhóm Thái mầu Đỏ chuyển sang nhóm Thái màu Đen. Do đó mà có ngành Thái Trắng và Thái Đen, nhưng nhóm Thái Đỏ vẫn còn tồn tại, song mờ nhạt dần. Như vậy, quả trứng “tâm linh” là thành quả của cả quá trình tiên niệm trực quan, mà tư duy trực quan là thuộc về thời tiền sử, mọi điều lớn lao đều được bắt đầu từ đó – từ cái phôi thai của một sự sống của con người. Ở người Văn Lang – Giao Chỉ, tâm thức phân đôi các con trong cùng dân tộc được thể hiện trong văn hóa tâm linh qua truyền thuyết Mẹ Âu Cơ đẻ bọc trứng nở trăm người con: năm mươi người theo mẹ lên rừng, năm mươi người theo cha xuống biển. Tư tưởng này được thể hiện trong các hình thái sinh hoạt của đời sống văn hóa và phong tục tập quán, song ở đây chỉ nói riêng phần màu sắc trang phục. Trang phục của người Kinh bao giờ cũng thể hiện theo hai phần và hai màu. Đó là bộ áo “kép” của người đàn ông: trong
  14. áo trắng, ngoài áo xanh lam, còn bộ áo “tứ thân” của phụ nữ thì “mớ ba” “bớ bảy” và hai màu, hoặc phụ nữ miền Trung thì áo “vá vai” nửa trên màu trắng, nửa dưới màu nâu. Người miền Trung ngày nay (như ở Quảng Trị), chúng tôi thấy khi ra khỏi nhà đi chợ, đi làm, đều mặc hai áo cộc (kép) – hai áo kiểu như nhau, chỉ khác là áo trong cài cúc, áo ngoài để hở. Hồ Chủ Tịch có bức ảnh hai áo đại cán (chiếc mặc trong, chiếc khoác ngoài) là từ tâm thức áo “kép” này của dân tộc. Như vậy tư tưởng phân đôi “phần” của cha và “phần” của mẹ - những người con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành ký hiệu trang phục “trắng” “đen” chỉ còn lại trong dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam. Còn tư tưởng này ở người Phương Nam Bách Việt nay chỉ tiềm tàng, sâu sắc trong tư tưởng phân đôi Âm Dương mà thôi, được thể hiện trong ý niệm và các hình thái phong tục tập quán v.v… Ở đây, việc dùng trang phục hai mầu thì hầu như là tập tục
  15. của nhân loại, phải chăng cũng được bắt nguồn từ tư tưởng phân đôi phần của cha và phần của mẹ những người con trong cùng dân tộc. Vì tư tưởng “âm dương” là của nhân loại và cái mách bảo cho nhân loại biết về “âm dương” là chất “nguyên khí” của sinh thực. Tóm lại, tu tưởng nhân đôi “phần” của cha và “phần” của mẹ - những người con trong cùng một dân tộc, thành hai ngành ký hiệu trang phục “trắng” “đen”, “Âm” “Dương”. Đó là tư tưởng chủ đạo của người phương Nam Bách Việt, trung tâm là người Văn Lang Giao Chỉ. Tư tưởng này chi phối toàn bộ phong tục tập quán sinh hoạt đời sống của xã hội: từ đồ dùng vật dụng, chúng đều mang tính “đực” “cái”, như ở người Kinh, ngay đôi phách gõ nhịp của ả đào trong Hát thờ cũng có ý phiếm chỉ cái “âm” cái “dương” và âm nhạc thì tiếng trong, tiếng đục, hoặc chiếc trống cũng trống đực, trống cái v.v…nghĩa là, tư tưởng Âm Dương chủ đạo trong ý niệm và
  16. các hình thái hoạt động xã hội của người phương Nam Bách Việt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0