intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi của Hồ Chí Minh: Phần 2

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:134

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, phần 2 tài liệu đưa tới bạn 2 nội dung đó là Chương 3: Dưới ánh sáng văn hóa Hồ Chí Minh và chương 4: Thế giới tôn vinh nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh. Hy vọng tài liệu góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn, cách tiếp cận về nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi của Hồ Chí Minh: Phần 2

Chương 3<br /> <br /> duoi ánh sáng<br /> văn hóa hô chi minh<br /> “Văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng<br /> tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời phải làm thế nào<br /> cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích<br /> chung mà quên lợi ích riêng mình. Đối với xã hội,<br /> văn hóa phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt<br /> Nam, từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu<br /> nhiệm vụ của mình và biết hạnh phúc của mình nên<br /> được hưởng. Số phận dân ta là ở trong tay ta. Văn hóa<br /> phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo<br /> quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”.<br /> (Hồ Chí Minh)<br /> <br /> VĂN HÓA NÓI,<br /> VIẾT VÀ LÀM<br /> <br /> K<br /> <br /> hông phải ngẫu nhiên mà trong những bài viết,<br /> bài nói của mình, Bác Hồ lại thường xuyên nhắc<br /> nhở chúng ta phải nói thật, viết thật và làm thật. Bởi vì đối<br /> lập với thật là giả dối, bản chất của giai cấp bóc lột. Bác<br /> dạy phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự<br /> cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; phải giữ gìn Đảng ta<br /> thật trong sạch; phải xứng đáng là người lãnh đạo, người<br /> đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Phải thật sự thực<br /> hành dân chủ; thật thà, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê<br /> bình, v.v..<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở và phê phán<br /> bệnh “hữu danh vô thực” mà một biểu hiện rõ nét là nói<br /> dối, viết dối, làm dối. Người viết: “Làm việc không thiết<br /> thực, không từ chỗ gốc, chỗ chính, không từ dưới lên.<br /> Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. Làm được ít suýt ra nhiều,<br /> 141<br /> <br /> để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng<br /> tuếch”(1). Người còn chỉ rõ trong báo cáo thì làng nào,<br /> huyện nào, tỉnh nào cũng có. Có hàng vạn hàng ức người.<br /> Nhưng khi hỏi lại rõ ràng, cụ thể có bao nhiêu người, bao<br /> nhiêu tổ chức làm được việc gì, thì chưa có gì thiết thực<br /> cả. Người phê bình: làm việc không thiết thực, báo cáo<br /> không thật thà là có tội với Đảng, với dân, là một bệnh rất<br /> nguy hiểm.<br /> Dối trá được Bác Hồ cảnh báo từ thập kỷ 40 là một<br /> bệnh rất nguy hiểm, đến thập kỷ 80 trở thành một trong<br /> những nguyên nhân dẫn đến tai họa đối với Liên Xô, nhà<br /> nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Suy thoái đạo<br /> đức và dối trá góp phần đưa Liên Xô đến sụp đổ. Theo bài<br /> viết Mọi điều người ta cho rằng mình biết về sự sụp đổ của<br /> Liên Xô đều sai lầm đăng tải trên Tạp chí Foreign Policy<br /> (Mỹ) số tháng 7 – 8-2001, cho thấy sự sụp đổ của Liên Xô<br /> không hẳn vì lý do kinh tế, quân sự, chính trị hay sức ép<br /> từ bên ngoài, … mà có nguyên nhân sâu xa từ sự suy thoái<br /> đạo đức và dối trá. Vì thế, khi được châm ngòi, nó sẽ tạo<br /> ra sự công phá khủng khiếp từ bên trong. Nhân sự kiện<br /> 20 năm Liên Xô sụp đổ (1991 - 2011), từ nguồn tin của<br /> Thông tấn xã Việt Nam, Ban Biên tập Tài liệu tham khảo<br /> đặc biệt phục vụ công tác lãnh đạo, quản lý của Ban Tuyên<br /> giáo Thành ủy Hà Nội đã tóm lược bài báo nói trên, trong<br /> 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 5, tr. 256 - 257.<br /> <br /> 142<br /> <br /> đó có đoạn: “Theo Thủ tướng Nikolai Ryzhkov (dưới thời<br /> Gorbachev), “tình trạng đạo đức của xã hội” vào năm<br /> 1985 là nét đặc trưng “kinh hoàng nhất”: (Chúng ta) đánh<br /> cắp của chính chúng ta, nhận đưa hối lộ, nói dối trong<br /> các báo cáo, trên báo chí, từ những bục giảng, đắm mình<br /> trong những lời dối trá của chúng ta, đeo huy chương cho<br /> nhau. Và tất cả điều này đã diễn ra - từ trên xuống dưới và<br /> từ dưới lên trên”(1).<br /> Từ cảnh báo của Bác Hồ đến thực tiễn Liên Xô, hôm<br /> nay xã hội ta vẫn đầy rẫy chuyện nói dối, viết dối, làm dối.<br /> Đây không còn là câu chuyện dư luận, vỉa hè, chuyện dân<br /> gian, hò, vè - mặc dù dân gian là vô cùng quý giá - mà đã<br /> được nói đến trong nghị quyết của Đảng, trong phát biểu<br /> của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian<br /> qua. Các văn kiện của Đảng viết về việc “chạy chức, chạy<br /> quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy huân chương, chạy<br /> dự án” là nói đến sự dối trá. Ông Nguyễn Bá Thanh lại nói<br /> một cách hóm hỉnh: Chúng ta có nghị quyết “không này,<br /> không kia” nhưng sợ nhất là nghị quyết “không làm”. Thật<br /> ra, điều Nguyễn Bá Thanh nói cũng chỉ là nhắc lại nghị<br /> quyết của Đảng ở Đại hội XI: “Cuộc vận động “Học tập và<br /> làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” chưa thật sự<br /> đi vào chiều sâu, ở một số nơi còn mang tính hình thức,<br /> 1 Thành ủy Hà Nội - Ban Tuyên giáo: Tài liệu tham khảo đặc biệt phục vụ công tác<br /> lãnh đạo, quản lý, số tháng 9-2011, tr. 23.<br /> <br /> 143<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2